Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các
. . .
Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6
Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do
A. Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên
B. Ô nhiễm môi trường sống
C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào
D. Cả A, B, C đều đúng
Đáp án D
Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên, ô nhiễm môi trường sống, rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào
Nguyên nhân có thể dẫn đến các bệnh di truyền và tật bẩm sinh ở người là do:
A. Các tác nhân vật lí, hoá học trong tự nhiên
B. Ô nhiễm môi trường sống
C. Rối loạn hoạt động trao đổi chất bên trong tế bào
D. Cả A, B, C đều đúng
Phát biểu nào sau đây về các bệnh, tật di truyền là không đúng?A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể
B. Các bệnh, tật di truyền có thể truyền qua được các thế hệ
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường
D. Các bênh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền
A. Các bệnh, tật di truyền có thể phát sinh trong quá trình phát triển của cá thể
B. Các bệnh, tật di truyền có thể truyền qua được các thế hệ
C. Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền không phụ thuộc vào môi trường
D. Các bênh, tật di truyền đều có nguyên nhân là sự biến đổi trong bộ máy di truyền
Chọn C.
Sự biểu hiện của các bệnh, tật di truyền có thể phụ thuộc vào môi trường ví dụ như hiện tượng bệnh pheniketon niệu. Mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào chế độ ăn có chứa nhiều pheninalanin hay không.
Cho các phát biểu về sự di truyền một số bệnh ở người:
(1) Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen dạng thay thế một cặp nuclêôtit.
(2) Có túm lông ở tai và bệnh bạch tạng ở người có hiện tượng di truyền thẳng.
(3) Hội chứng Đao không phải là bệnh di truyền vì người bị Đao không sinh sản được.
(4) Ở người đã phát hiện các thể lệch bội như: Tơcnơ, Claiphentơ, Đao.
(5) Các bệnh Đao, mù màu, phêninkêtô niệu là các bệnh di truyền ở cấp độ phân tử.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
Chọn A.
Các phát biểu đúng: 1, 4
Bệnh bạch tạng là gen trên NST thường nên không phải di truyền thẳng như gen nằm trên Y( bệnh có túm lông ở tai)
Đao có liên quan đến đột biến vật chất di truyền (đột biến NST) nên là bệnh di truyền. Bệnh di truyền chỉ đơn giản là bệnh liên quan đến biến đổi vật chất di truyền chứ không nhất thiết cá thể đột biến sinh sản được và truyền lại cho thế hệ sau
Đao là bệnh di truyền cấp độ NST (tế bào)
Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gen trên ADN ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh nhưng các con của bà ta có người bị bệnh, có người không. Nguyên nhân có thể là do
A. Các gen trên ti thể dễ bị thay đổi về mức độ và cách thức biểu hiện
B. ADN dạng thắng và phân li không đều về tế bào con
C. Tế bào có nhiều bản sao của cùng một gen và chúng có thể không đươc phân li đồng đều về các tế bào con
D. ADN ti thể dạng vòng và phân li không đều về tế bào con
Đáp án: C
Nguyên nhân ở đây là do tế bào có nhiều bản sao của cùng một gen và chúng có thể không đươc phân li đồng đều về các tế bào con
Cho các bệnh di truyền sau: bệnh Đao, bệnh Tớcnơ, bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh.
a. Hãy cho biết nguyên nhân phát sinh mỗi loại bệnh di truyền trênb. Bệnh di truyền có phải là bệnh luôn được di truyền cho thế hệ sau không? Tại sao?
b. Bệnh di truyền có phải là bệnh luôn được di truyền cho thế hệ sau không? Tại sao?
a) - Bệnh Đao
+ Trong phát sinh giao tử : Cặp NST số 21 của bố hoặc mẹ không phân li tạo 2 loại giao tử, một loại chưá cả 2 chiếc của cặp (n+1), một loại không chứa chiếc nào của cặp (n-1)
+ Trong thụ tinh, giao tử (n+1) kết hợp n tạo thể 3 nhiễm 2n + 1 chứa 3 NST 21 gây bênh Đao
- Bệnh Tơcno
+ Trong phát sinh giao tử : Cặp NSTGT của bố hoặc mẹ không phân li tạo loại giao tử không chứa NSTGT nào (n-1)
+ Trong thụ tinh, giao tử (n-1) kết hợp n(X) tạo thể 1 nhiễm 2n - 1 (OX) gây bệnh Tocnơ
- bệnh bạch tạng và bệnh câm điếc bẩm sinh (do gen lặn trên NST thường quy định)
+ Đột biến gen trội thành gen lặn
+ Bố mẹ mang kiểu gen dị hợp về bệnh trên, con nhận giao tử mang alen lặn của cả bố và mẹ
Biện luận :
Vì bố mẹ đều bình thường nhưng lại sinh con bị bệnh => tính trạng bị bệnh là tính trạng lặn .
Quy ước gen :
Bị bệnh :a
Bình thường :A
Tìm KG :
Người con bị bệnh có KG là aa =>cả hai bên bố và mẹ đều cho một giao tử a
=> bố mẹ có kiểu gen dị hợp =>P:Aa xAa
b) Ta lại có
P :Aa xAa ----->F1 : 3/4 bình thường : 1/4 bị bệnh
Vậy xác suất bị bệnh là : 1/4=25/100
b) Bệnh di truyền không phải là bệnh luôn được di truyêfn cho thế hệ sau. Vì bệnh di truyền là bệnh do gen quy định, cơ thể mang gen quy định bệnh phải có đủ các điều kiện mới biểu hiện ra được kiểu hình (vd bệnh do alen lặn qui định phải ở trạng thái đồng hợp lặn thì mới bị bệnh)
Khi nói về đặc điểm của bệnh ở người, có các đặc điểm sau:
1. Cơ chế gây bệnh ở mức phân tử
2. Chủ yếu do đột biến gen
3. Do vi sinh vật gây nên
4. Có thể được di truyền qua các thế hệ
5. Không có khả năng chữa trị, chỉ có thể hạn chế bằng chế độ ăn kiêng
6. Có thể lây truyền ngang giữa người này với người khác qua tiếp xúc
7. Chữa trị bằng cách do dùng thuốc kháng sinh Số đặc điểm không đúng về bệnh di truyền phân tử
A.5
B.4
C.3
D.2
Bệnh phenikito niệu là bệnh di truyền nguyên nhân do:
A. Đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y
B. Đột biến gen trội nằm ở NST thường
C. Đột biến gen lặn nằm ở NST thường
D. Đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X
Đáp án C
Bệnh penylketo niệu là bệnh di truyền do đột biến gen lặn ở trên NST thường
Hầu hết các bệnh di truyền phân tử ở người là do đột biến gen gây nên. Có mấy lí do dưới đây dùng để giải thích nguyên nhân gây bệnh của gen đột biến?
(1) gen đột biến hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin.
(2) gen đột biến tổng hợp ra prôtêin bị biến đổi về chức năng.
(3) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá nhiều.
(4) gen đột biến tổng hợp số lượng prôtêin quá ít.
A. 3.
B. 1.
C. 4.
D. 2.