Đặt các câu bằng tiếng anh có từ Could .Nói về những chuyện được làm ở trường.
Năm nay, cu Tí đạt danh hiệu học sinh xuất sắc và được đi dự Đại hội đại biểu
thiếu nhi Quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Sau Đại hội có chương trình tham quan dã
ngoại và các học sinh được sinh hoạt theo nhóm. Tí được phân vào nhóm có 5 bạn:
Tom, Jerry, Mummy, Tony và chính Tí. Nhưng mọi chuyện rắc rối đã xảy ra vì lý do bất đồng về ngôn ngữ.
Trong đó:
Tom nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Việt.
Jerry nói được tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh.
Mummy nói được Tiếng Anh và tiếng Việt.
Tony nói được tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha.
Tí nói được tiếng Việt và tiếng Pháp.
Để chương trình tham quan dã ngoại đạt kết quả, em hãy giúp các bạn trong
nhóm trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Bạn nào có khả năng làm phiên dịch khi hai bạn Tony và Mummy nói
chuyện với nhau?
Câu 2. Ngoài Tí, những bạn nào có thể nói chuyện với bạn Tony mà không
cần phiên dịch?
Câu 3. Trong số những ngôn ngữ được sử dụng tại nhóm bạn này, ngôn ngữ
nào được sử dụng ít phổ biến nhất?
Câu 4. Nếu có thêm một bạn nữa vào nhập cuộc trong nhóm, để bạn này có
thể nói chuyện được với cả nhóm thì bạn ấy tối thiểu cần phải nói được những ngoại ngữ gì?
câu 1 Jerry
Câu 2 jerry và tony
câu 3 Anh và Pháp
câu 4 Anh và Pháp
Câu 1 : Jerry có khả năng phiên dịch Tony và Mummy nói chuyện với nhau
Câu 2 : Tom và Jerry có thể nói chuyện với Tony mà không cần phiên dịch
Câu 3 : tiếng Phap
Cau 4 : Tieng phap va anh
Hai ban tra loi sai roi.Chiu kho tra loi lai nhe
DẠY TIẾNG ANH Ở VIỆT NAM: ĐỪNG SỢ SAI, CŨNG ĐỪNG THAM TRÌNH DIỄN...
Cameron Shingleton là tác giả cuốn sách "Những điều bạn chưa viết về trai Tây" (NXB Trẻ 2017) được viết bằng tiếng Việt. Sinh ở Melbourne, Australia, anh tốt nghiệp tiến sĩ ở Đại học Melbourne. Trong 5 năm sống ở TP.HCM, Cameron đã học tiếng Việt và tìm hiểu sự khác biệt trong văn hóa Đông - Tây.
Nghe nói đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 đã gây rắc rối cho nhiều thí sinh và đọc báo thấy nói điểm thấp “thê thảm”, tôi quyết định tự mình làm thử. Tôi là người Australia, có bằng tiến sĩ triết học ở Đại học Melbourne nên làm xong chỉ mất 30 phút. Tuy thế, chưa chắc tôi đã được điểm tuyệt đối.
Ai từng trải qua chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam cũng biết nó khá nặng về ngữ pháp. Nhưng đề thi năm nay không đầy ắp câu trắc nghiệm ngữ pháp khô khan. Vấn đề ở đây là các câu hỏi kiểm tra kiến thức từ vựng, kiểu chọn từ gần đồng nghĩa nhất với từ gạch dưới trong câu sau.
Người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.
Vài câu hỏi có 2 phương án trả lời đủ đồng nghĩa với từ gạch dưới mà tôi phân vân không biết chọn đáp án nào. Một số câu hỏi khác khiến tôi tự nhủ: Không biết học sinh cấp ba ở Australia có chắc chắn biết cụm từ “disseminate knowledge" (phổ biến kiến thức) hay “broach a subject" (động đến vấn đề nhạy cảm) là gì không.
Câu hỏi đặt ra: Phần lớn người bản ngữ còn chưa chắc rõ những từ này thì người trẻ Việt Nam sắp vào đại học biết để làm gì?
Một trong những thách thức ngành giáo dục đang phải đối mặt trong năm học 2018-2019 chính là nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Trả lời báo chí ngày 4/9, Bộ trưởng GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ khẳng định: "Chúng tôi cũng tập trung thực hiện nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt tiếng Anh theo hướng không chỉ giáo dục trong, mà còn ngoài nhà trường, để làm sao đề án mà trước kia là 2020, giờ trình Chính phủ điều chỉnh lại là đề án 2080, theo hướng thiết thực, hiệu quả".
Ở Việt Nam, người ta đã nói nhiều đến việc phải rèn cả 4 kỹ năng (nghe, nói, đọc, viết), phải chú trọng việc giao tiếp thực tế, thì mới có khả năng dùng đến tiếng Anh một cách toàn diện ở ngoài đời. Người ta nói những điều này rất nhiều, rất đúng và cũng từ rất lâu rồi.
HIỂU CHẾT LIỀN'
Đề thi tiếng Anh THPT quốc gia 2018 năm nay (chắc như đề thi mấy năm trước) chỉ kiểm tra khả năng đọc hiểu, không yêu cầu thí sinh viết nguyên câu, không cần bày tỏ ý kiến hay tóm tắt lại thông tin, và tất nhiên không có phần nào liên quan giao tiếp.
Nếu mục đích là kiểm tra KIẾN THỨC VỀ tiếng Anh (bao gồm một số điểm khá nâng cao) thì đề thi này tuyệt vời. Thế nhưng, nếu mục đích là kiểm tra KHẢ NĂNG DÙNG tiếng Anh thì giá trị của nó hầu như rất ít.
Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hòa nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hóa.
Có nhiều thí sinh bị rớt môn tiếng Anh là chuyện không hề nhỏ. Nhưng vấn đề lớn hơn là ngay cả đối với những thí sinh vượt ải, thậm chí điểm cao chót vót, thì khi vào đại học vẫn chưa chắc có thể sử dụng tiếng Anh thành thục.
Tôi có thể đưa ra rất nhiều ví dụ, vừa đáng cười vừa đáng buồn, về tiếng Anh kém cỏi của những học sinh tôi đã dạy (một số đã thi tốt nghiệp cấp ba với điểm tiếng Anh kha khá).
Đã dạy ở 2, 3 trường đại học lớn ở Việt Nam, tôi nhận ra cái thiếu rất rõ ràng là bài thi không kiểm tra những kỹ năng tiếng Anh học sinh thực sự cần để học đại học một cách hiệu quả, huống chi là để hoà nhập vào thị trường lao động và thành công ở thế giới ngày càng toàn cầu hoá.
Ở một trường đại học tôi dạy môn tiếng Anh giao tiếp năm thứ hai, sinh viên được yêu cầu nộp bài viết về những yếu tố chính của một bài thuyết trình thu hút và thuyết phục khán giả. Đọc xong 4, 5 bài, tôi gần như bị chóng mặt. Tiếng Anh viết của sinh viên thì không tự nhiên, đến độ mất ý nghĩa. Suy nghĩ lại một chút, tôi mới nhận ra tại sao: Phần lớn sinh viên đã viết bài bằng tiếng Việt và nhờ Google dịch giúp vì không có khả năng viết bài đơn giản bằng ngôn ngữ họ đang học.
Ở một trường đại học khác, tôi dạy khóa trang bị những kỹ năng tiếng Anh cần thiết cho sinh viên khi vào đại học. Mặc dù sinh viên tham dự đã đậu bài kiểm tra 4 kỹ năng, trong 20 phút đầu, tôi có cảm giác nhiều bạn theo không kịp những điều mình nói bằng một thứ tiếng Anh rõ ràng và thông thường nhất có thể.
Sinh viên thì nhiệt tình, ham học nhưng không khí vẫn nghẹt thở. Rõ ràng là, mặc dù cũng có thể họ đã luyện nghe khá nhiều, có lẽ gần như chưa bao giờ nghe một người bản ngữ nói tiếng Anh một cách bình thường. Tôi thử đổi sang tiếng Việt: “Các bạn hiểu chết liền đúng không?” Cả lớp cười to. Nhờ vậy, không khí trong lớp mới bớt căng thẳng chút.
SỢ SAI, SỢ "QUÊ", SỢ HỎI
Cách học tiếng Anh không thực tế dẫn đến những vấn đề vô cùng lớn, gây ra nhiều hệ quả khác nhau. Và mọi vấn đề này đều xuất phát từ những nỗi sợ cố hữu của người Việt: sợ sai, sợ “quê” và sợ hỏi.
Thứ nhất là tâm lý sợ sai. Đã nhiều lần bắt chuyện với người Việt bằng tiếng Anh, có khi là người thông minh đã học tiếng Anh nhiều năm, tôi để ý thấy khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt thường biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.
Đối với tôi, nỗi “sợ người nước ngoài” này đặc biệt khó hiểu: Khi qua Việt Nam, đại đa số người bản ngữ không quan tâm người Việt nói sai ngữ pháp hay phát âm chưa chuẩn, mà chủ yếu để ý đến nội dung chính người nói muốn truyền đạt. Bất kỳ ai tự học một ngoại ngữ khác thì đủ “bầm mình” để hiểu rõ việc nói tiếng nước ngoài khó như thế nào.
Nếu tự ý thức chút nữa, họ càng phải hiểu tầm quan trọng của việc “nói sai”: Trong lớp là nơi thầy cô có thể sửa lỗi, “ngoài đường" là nơi mình phát hiện ra cách nói tiếng Anh nào dễ hiểu, thực dụng và dễ sử dụng nhất.
Khi bị bắt buộc phải dùng tiếng Anh, thái độ lạc quan, yêu đời của người Việt biến mất rất nhanh. Ở trường, họ sợ mắc lỗi thì bị thầy cô, bạn bè chê cười. Về sau, họ sợ nói sai vì không muốn mất mặt trước người nước ngoài.
Vấn đề tiếp theo là cái có thể gọi là rối loạn lo âu khi phải đối đầu sự mập mờ, có ảnh hưởng đặc biệt đến khả năng nghe. Người Việt thường được khuyến khích hiểu bài học thông qua việc vận dụng các quy tắc ngữ pháp và tra từ điển. Kết quả là khi họ lâm vào tình trạng chỉ hiểu sơ sơ những gì một người bản ngữ nói - tức là ở tình thế rất bình thường khi đang học một sinh ngữ - thì đã cảm thấy hết sức khó chịu.
Nguyên nhân là phong cách dạy lỗi thời. Khi giao tiếp bằng tiếng Anh và khó nghe hiểu được, đúng ra người học phải bình tĩnh lại, thử nghe ra những từ khóa cần thiết để hiểu ý chính của người nói và, trong trường hợp vẫn “hiểu chết liền" thì hỏi lại: “Could you say that again?” (Làm ơn nhắc lại được không?)
Điều đáng nói là hệ thống dạy ngôn ngữ ở Việt Nam thì đã và đang âm thầm làm điều ngược lại: Nó vẫn khiến cho học trò quá rụt rè trong việc hỏi lại những gì họ chưa hiểu, thậm chí khi họ thực sự tò mò muốn biết.
Vấn đề thứ ba thấy rất rõ ràng khi xem qua đề thi tiếng Anh THPT năm nay là người Việt học tiếng Anh không chú tâm đầy đủ ngữ cảnh liên quan. Khi tôi được đào tạo dạy tiếng Anh cho người không phải bản ngữ, giáo viên hay nhắc các thầy cô tương lai về kết quả của một cuộc nghiên cứu ngôn ngữ học: Để nhớ lâu một từ mới, một học trò với trí nhớ trung bình cần “gặp” lại nó khoảng 7 lần trong 7 tình huống khác nhau.
Còn phương pháp dạy tiếng Anh phổ biến ở trường Việt Nam thì khác hẳn. Học trò vẫn bị bắt buộc học từ mới một cách máy móc, hiểu ra ý nghĩa từ 1, 2 ví dụ đơn điệu, tách biệt với tình huống cụ thể, không liên quan hành động thực tế nào giúp họ hiểu và nhớ. Kết quả của cách dạy và học này là bài thi phần lớn câu hỏi hoàn toàn thiếu ngữ cảnh.
CÔNG CỤ GIAO TIẾP HAY NGHỆ THUẬT TRÌNH DIỄN
Muốn phê phán thì phải có giải pháp khắc phục. Tới đây chắc sẽ có nhiều câu hỏi đặt ra: Một chương trình học Anh ngữ cấp 2, cấp 3 chất lượng cao thì ra sao? Một đề thi chất lượng cần kiểm tra cái gì và nên kiểm tra bằng cách nào?
Ngoài việc dạy và luyện cả 4 kỹ năng, cái cần được nhấn mạnh là học và hiểu qua bối cảnh, đồng thời khích lệ học trò DÙNG tiếng Anh một cách thiết thực, hiệu quả.
Dạy ngữ pháp hay từ vựng không có gì sai - dù gì vẫn có những điểm khi học một ngôn ngữ mới, học sinh vẫn phải học thuộc lòng hay lặp đi lặp lại nhiều lần. Nhưng phải công nhận là đại đa số học sinh sẽ không "tiêu hóa" được bài, nếu không có câu chuyện hay thông tin hấp dẫn đi kèm, hoặc không có trò chơi hay thử thách đủ để thu hút và giữ sự chú ý từ người học.
Khi học viết thì phải khuyến khích học sinh bày tỏ quan điểm của chính mình. Khi học nói phải kích thích học sinh mô tả thế giới xung quanh, những trải nghiệm của chính lứa tuổi teen. Khi học đọc thì phải cho học sinh mang lên lớp tài liệu giàu ý nghĩa được chính các em chọn lọc, chứ không phải bài đọc nghiêm nghị có giá trị giáo huấn nặng nề.
Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.
Tôi không có ý khuyên giáo viên gạt bỏ tất cả giáo trình qua một bên. Thế nhưng, đó phải là giáo trình tiếng Anh và thiết bị lớp học “thế hệ mới", cùng với giáo viên tiếng Anh - không cần thiết là người nói tiếng Anh hoàn hảo - được đào tạo trên tinh thần tận dụng nguồn tài liệu khổng lồ hữu ích trên Internet.
Đề thi tiếng Anh cần được thiết kế lại để có 4 phần riêng kiểm tra cả 4 kỹ năng, đi cùng với chương trình được mở rộng nói đại khái ở trên. Chuyện quan trọng không kém là cần thay đổi triệt để tiêu chí ra đề và chấm bài thi.
Nếu bài thi thuộc “thế hệ cũ" (như đề thi tiếng Anh THPT 2018) đòi hỏi trình độ hiểu biết về tiểu tiết cao đến mất ý nghĩa thực tế, tiêu chí mới cần xoáy sâu vào giao tiếp thành công, tiếp thụ thông tin hiệu quả hay giãi bày ý kiến mạch lạc, rõ ràng.
Nói tiếng Anh giọng Việt Nam hơi đặc sệt một chút cũng được, miễn là người nghe hiểu được ý. Viết cũng vậy: Email có sai ngữ pháp hay vụng về chút cũng ít khi thành vấn đề trên thực tế, vì vậy nó không nên bị quan trọng hoá khi ra đề hay chấm điểm.
Việc phần lớn thí sinh trượt tiếng Anh THPT năm nay không hề có nghĩa là tiếng Anh trung bình của giới trẻ VN không có tiến bộ. Khảo sát so sánh trình độ tiếng Anh của các nước khác chỉ rõ Việt Nam đứng giữa danh sách và có xu hướng đi lên.
Việt Nam vẫn xếp sau Singapore và Philippines - nơi tiếng Anh là một trong số ngôn ngữ chính thức hay được công nhận là ngôn ngữ giảng dạy, nhưng vẫn trội hơn Nhật Bản. Lớp học tiếng Anh ở Nhật hay Hàn Quốc ép học sinh học gạo và tập trung vào những kiến thức về ngôn ngữ bị tách rời, chủ yếu vì chúng dễ kiểm tra, và đặc biệt thích hợp với tư tưởng bằng cấp.
Việt Nam có thể học từ ai nếu muốn tiến lên tiếp? Singapore cho học sinh thực hành nói bằng cách học diễn, kể chuyện. Đề thi tiếng Anh cấp ba bao gồm phần viết, nói và nghe; học sinh thi nói phải mô tả hình.
Ở Philippines, tiếng Anh không chỉ được coi là môn học mà là phương tiện truyền thông hàng ngày. Điều làm học sinh thấy thích thú là trọng tâm của lớp học. Ngoài giờ lên lớp, còn có chương trình tiếng Anh do chính người Philippines nói tiếng Anh lưu loát sản xuất và dẫn.
Mục đích của chương trình học nên là kỹ năng thực tế giúp học sinh giao tiếp với người nước ngoài, tự giới thiệu sơ qua về bản thân, tìm hiểu người nghe một chút, giao tiếp với họ một cách có hiệu quả. Hay nói một cách cụ thể hơn, để giúp người Việt sắp vào đời không ngại, không muốn chạy trốn, không sợ sai hay mất mặt khi có người nước ngoài đứng trước mặt và bắt chuyện.
Đương nhiên, vẫn sẽ có những người Việt cần đến kỹ năng tiếng Anh “hàn lâm" và phức tạp hơn. Nhưng chuyện đó không có nghĩa phải lấy từ ngữ “siêu cao cấp" làm trọng tâm của chương trình Anh Ngữ cấp ba. Mục đích rõ ràng, ngay cả của việc học đại học đối với đại đa số sinh viên ngày nay, là có bằng và đủ kiến thức để kiếm được một việc làm sau tốt nghiệp.
Khi vào đại học, sinh viên giỏi muốn học thật cao sẽ cặm cụi đọc hiểu, thảo luận tài liệu tiếng Anh liên quan chuyên môn của họ, trình bày sự kiện phức tạp và ý kiến tinh tế trong bài viết hay thuyết trình tiếng Anh. Nhưng, để đạt đến trình độ học vấn tiếng Anh cao như vậy, chắc chắn người học không thể bỏ qua cái nền cơ bản: Khả năng dùng tiếng Anh cho những mục đích hàng ngày, như nghe hai người bản ngữ nói chuyện về thời tiết hay bày tỏ quan điểm của mình về iPhone đời mới nhất.
Nếu đi theo hướng đó, Việt Nam cần phải thay đổi trước tiên định hướng cốt lõi của việc dạy và học tiếng Anh: Phải bắt đầu coi tiếng Anh như công cụ để giao tiếp đạt hiệu quả cao nhất, chứ không phải môn nghệ thuật để trình diễn, để đánh đố nhau bằng những từ tối nghĩa, bí ẩn và hầu như không người bản xứ nào sử dụng.
dài vậy trời
đọc mỏi mắt quá
Bài 1 : Em hãy viết 5 câu nói về những điều em thích ở thành phố em bằng tiếng anh ?
Bài 2 : Em hãy viết 5 câu nói vè những điều em ko thích ở thành phố em bằng tiếng anh ?
Bài 1
- The life in the city is very convenient
- The city has many interesting places , such as : park , museum , stadium , ....
- The buildings in the city centre is very modern- In the city , there are some park so we can walking , do exercise , play ...
- The street in city is cleaner than the street in countryside
Bài 2
+ The city is very noisy
+ The city's street hasn't a lot os trees
+ There are many means on the road , so the air is polluted
+ City is very cramped
+ I don't like to go anywhere because the city is too dirty by dust
<< Tick cho mình rồi khi nào mình lại giúp , cảm ơn ạ >>
Viết 1 bài văn tiếng anh nói về quyển sách vs nhân vật e yêu thik trong câu chuyện
(Gợi ý:Viết về bản thân, có thể giới thiệu trường hok, nói về quyển sách mik yêu thik, nhân vật chính trong câu chuyện là ai, có tính cách như thế nào, những nhân vật còn lại ra sao)
THANKS
Bạn tham khảo nhé :
Favorite book and then the series "Doraemon" by Fujiko Fujio. The series told the cat from the future into the past Doremon same friends and help Nobita in the security context miracle. The main character is Doremon with your group Nobita, Shizuka, Xeko, Chaien. Extremely interesting story, engage the reader with the hilarious, witty, and full of magic. But it is also part of suspense through risky adventure of your group. The series is divided into two categories: short stories and novels. I enjoyed the long story, it's about the adventures in a strange land or through time times exciting but dangerous, and the group must go through many difficulties and from there we saw noble friendship bunch of kids. When I read the story I kept imagining myself as the character in that book that I could not put down. And I learned a lot from it especially friendships! If you have not read it try to read offline sure you will it.
Bài dịch:
Cuốn sách yêu thích của tôi là bộ truyện " Doremon" của tác giả Fujiko Fujio. Bộ truyện nói về chú mèo máy đến từ tương lai Doremon trở về quá khứ cùng kết bạn và giúp đỡ Nobita bằng những bảo bối thần kỳ. Nhân vật chính là Doremon cùng với nhóm bạn Nobita, shizuka, Xeko, Chaien. Câu chuyện vô cùng thú vị, lôi cuốn người đọc bằng sự vui nhộn, hóm hỉnh, và đầy phép màu. Nhưng cũng không kém phần hồi hộp qua những chuyến phiêu lưu đầy mạo hiểm của nhóm bạn. Bộ truyện được phân ra làm hai loại: truyện ngắn và truyện dài. Tôi rất thích bộ truyện dài, nó viết về những cuộc phiêu lưu ở miền đất lạ hay những lần xuyên thời gian thú vị nhưng đầy nguy hiểm và cả nhóm phải trải qua nhiều khó khăn và từ đó chúng ta thấy được tình bạn cao quý của đám nhóc. Khi tôi đọc truyện tôi cứ tưởng tượng chính mình là nhân vật trong đó, cuốn truyện khiến tôi không thể bỏ xuống được. Và tôi học được nhiều điều từ nó nhất là tình bạn! Nếu như bạn chưa đọc nó hãy thử đọc nhé chắc chắn bạn sẽ thích nó.
Chúc bạn học tốt !
Bài tham khảo:
I am usually in habit of reading books. Addition to books that offer me much useful information, I also comic book. I am in fond of it for some following reasons.
To begin with, Comic books bring me a great deal of relaxation. One of them is Doremon story, which tells many funny short stories about 2 main characters, Doremon and Nobita,Who are close friends. The author of that comic creats so many amusing situations among characters that I can”t help laughing. It”s actually a hard-to-put-down book. It attracts not only children but also adults as me.
Another good point of it I want to mention about is creative imagination. I mean children need to have imaginative mindset, which helps them be more active in life.
By and large, comic book is worth reading after hard work. It is nice for everyone.
Bài dịch:
Tôi thường có thói quen đọc sách. Ngoài những cuốn sách mang lại cho tôi nhiều thông tin hữu ích, tôi còn rất thích truyện tranh. Tôi thích sự ngây thơ trong các cuốn truyện tranh và cũng vì những lý do sau đây nữa
Đầu tiên, truyện tranh giúp tôi thư giãn. Một trong số các cuốn truyện tôi thích là Doremon vì nó là tập hợp các truyện ngắn về hai nhân vật chính là Doremon và Nobita. Tác giả của những cuốn truyện tranh đã sáng tạo ra rất nhiều tình huống hài hước giúp đọc giả có thể cười một cách sảng khoái. Doremon thật sự là một cuốn sách mà bạn không thể đặt xuống. Nó thu hút không chỉ trẻ em mà còn người đã trưởng thành như tôi.
Một điểm tốt khác của cuốn truyện này mà tôi muốn đề cập đến đó là trí tưởng tượng sáng tạo. Tôi nghĩ là trẻ em cần phải có tư duy giàu trí tưởng tượng, giúp chúng chủ động hơn trong cuộc sống.
Truyện tranh là cuốn sách rất đáng để đọc sau khi đã làm việc vất vả!
Câu 1. Em hãy cho biết bài TĐN" Chiếc đèn ông sao được viết ở nhịp mấy? Về cao độ có những nốt nào? Về trường độ có hình nốt gì?
Câu 2. Lời ca trong bài TĐN" Chiếc đèn ông sao" nói lên điều gì? Trong bài TĐN chia làm mấy câu?
Các anh/ chị, thầy/ cô giúp em với ạ, em cảm ơn nhiều <3
Câu 1. Em hãy cho biết bài TĐN" Chiếc đèn ông sao được viết ở nhịp mấy? Về cao độ có những nốt nào? Về trường độ có hình nốt gì?
Đặt 5 câu bằng tiếng anh sử dụng từ think và find nói về sở thích
các chuyên gia giúp
- I find her hobby interesting.
- I think playing soccer boring.
- She finds the dress cheap.
- He finds the car expensive.
- My friend finds carving eggshells unusual.
- You find doing gardening interesting.
- My brother finds doing homework difficult.
chúc bạ học tốt ( nhớ k cho mình nha ) 😀😀😀😁😁😁😋😋😋
Trong những trường hợp nào sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương, trường hợp nào không.
a) Người nói chuyện với mình là người cùng địa phương. b) Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác. c) Khi phát biểu ý kiến ở lớp. d) Khi làm bài tập làm văn. e) Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo. g) Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt.Những trường hợp không nên sử dụng từ ngữ địa phương:
b, Người nói chuyện với mình là người ở địa phương khác
c, Khi phát biểu ý kiến ở trên lớp
d, Khi làm bài tập làm văn
e, Khi viết đơn từ, báo cáo gửi thầy giáo, cô giáo
g, Khi nói chuyện với người nước ngoài biết tiếng Việt
Đặt 5 câu bằng tiếng anh về bạn làm gì ở biển
I jump over the waves
I eat a lot of seafood
I stay in a big hotel
I build some beatiful sandcastles
I buy a lot of souvenir for my friends
What are you to do at beach
MAGICPENCIL CẦU XIN K
Các từ đế hỏi trong nhiều trường hợp được dùng để trỏ chung, ví dụ
Hôm ấy ở nhà, ai cũng vui.
Thế nào anh cũng đến nhé.
Dựa theo những cách nói trên, hãy đặt câu với mỗi từ: “ai”, “sao”, ‘bao nhiêu” đế trỏ chung.
- Sao em không ăn chè sầu riêng?
- Ai nấy đều rất vui vì thành tích Thủy đạt được trong kì thi bắn súng vừa qua.
- Bao nhiêu năm công tác giờ chú ấy mới được nghỉ hưu.