Những câu hỏi liên quan
HL
Xem chi tiết
NK
16 tháng 1 lúc 23:24

Ai đó đã từng nói rằng:” Bạn có biết một cuốn sách hay trên giá sách là một người bạn dù quay lưng lại nhưng vẫn là bạn tốt”. Đúng thật là như vậy đấy dù thời gian có phai nhoà đi thì chỉ có sách vẫn mãi bên chúng ta, lại xuân rồi hạ đến thu rồi lại đông có tình bạn nào sẽ là mãi mãi đâu, chỉ riêng sách thì chũng vẫn mãi mãi bên ta dù ta có quay lưng với chúng. Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản của nhân loại, cũng có thể đó là cột mốc đánh dấu trên con đường học thuật, không có sách thì cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa mà thôi. Đọc sách chắc chắn không giàu nhưng không đọc, chắc chắn là kẻ nghèo. Ta có thể dùng tiền để mua được hạnh phúc nhưng không thể mua được tri thức. Những người dù có giàu gì đi nữa mà không biết sách là gì, hay những người chỉ đọc một cách để trang trí thì  chẳng khác nào một kẻ trọc phú khoe của cải. Vậy nên chỉ có học vấn thì mới có thể cứu rỗi chúng ta trong cuộc sống hiện nay, quan trọng hơn cả đó chính là việc đọc của ta.

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
LS
24 tháng 2 2022 lúc 19:46

Tham khảo

 

Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống.

 

Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn.

 

Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
PT
Xem chi tiết
MN
21 tháng 2 2021 lúc 22:29

Em tham khảo nhé 

 

Tự lập là một trong những phẩm chất cần có ở mỗi con người. Tự lập có nghĩa là biết tự làm lấy, tự giải quyết công việc của mình, tự lo liệu, tạo dựng cho cuộc sống của mình; không trông chờ, dựa dẫm phụ thuộc vào người khác. Người có đức tính tự lập luôn tự tin,ả giàu bản lĩnh, có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì bền bỉ dám vượt khó khăn gian khổ để thành công. Người có tính tự lập thường gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống. Họ xứng đáng được mọi người kính trọng. Người không biết tự lập, lúc nào cũng ỷ lại, dựa dẫm vào người khác, tránh việc khó, chọn việc dễ, thoái thác trách nhiệm trong công việc. Những người như thế thưởng bị khinh ghét, thất bại trong cuộc sống. Là học sinh, cần phải rèn luyện đức tính tự lập trong học tập và trong cuộc sống ngay từ nhỏ. Có tính tự lập, học sinh sẽ tự giác học tập, tự mình vượt qua khó khăn, trở ngại đạt thành tích cao. Muốn tự lập, trước hết phải tự tin và dũng cảm đối mặt với khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, tự lập không có nghĩa là không được tìm kiếm sự hỗ trợ, giúp đỡ chính đáng của những người tin cậy khi gặp khó khăn. Bằng sự giúp đỡ của người khác, bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hoàn thành công việc một cách tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích cho bản thân và cộng đồng. Biết tự lập là tự mở ra cánh cửa bước tới thành công cho cuộc đời mình mà không cần phải chờ đợi hay cầu mong từ người khác.

 
Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
HS
Xem chi tiết
H24
8 tháng 4 2018 lúc 11:42

Công việc học tập đang từng ngày được xã hội hoá, nhà nhà học tập, người người học tập. Nhưng đến với công việc này, mỗi người có một cách thức học tập, một mục đích học tập khác nhau. Vậy cần nhìn nhận vấn đề học tập ngày nay như thế nào?

Học tập là một quá trình dài, là một cách để con người tiếp cận tri thức, nâng cao trình độ, mở mang trí óc để khám phá những điều hay lẽ phải. Học là việc cần thiết suốt đời bởi tri thức nhân loại là một kho tàng vô cùng phong phú, nó như biển cả mênh mông mà sự hiểu biết của con người lại có hạn. Đâu phải chỉ cần thời gian mà con người có thể hiểu biết được mọi điều trong cuộc sống. Con người ta khi sinh ra, chưa có hiểu biết về cuộc sống, chưa biết làm gì cả, vì vậy phải học từ việc nhỏ nhất, đơn giản nhất trở đi. Lớn lên đến trường phải học đọc, học viết, học những kiến thức tự nhiên và xã hội để trang bị cho mình những trí thức cần thiết trong cuộc sống nhằm giúp mình sau này có thể làm việc tốt bởi trẻ mà không học thì sẽ rất khó để chúng ta có thể vào đời một cách vững vàng. Khi trưởng thành lại cần phải học. Những kiến thức ta được học trong trường không chỉ là nền tảng cơ bản trong cuộc sống, khi bắt tay vào công việc thường nảy sinh ra nhiều vấn đề. Để giải quyết được ta phải tự học, tự nâng cao kiến thức. Hiện nay trình độ khoa học kỹ thuật, văn hoá tri thức ngày càng phát triển, càng có nhu cầu đòi hỏi cao đối với con người. Nếu chúng ta ngừng học tập thì sẽ bị lạc hậu, tụt lùi, không đảm đương được các công việc được giao, không hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Không ngừng học tập thì mới trở thành người có ích cho gia đình và cho xã hội.

Ngày nay, mỗi con người đều có cách học riêng của mình. Nhiều bạn rất chăm chỉ, cần cù và giành được những thành công lớn. Đã có biết bao những bạn học sinh đạt thành tích cao trong học tập. Họ luôn lấy gương các vị danh nhân, các bậc cha anh đi trước để noi gương theo. Như Lênin với câu nói "Học, học nữa, học mãi" hay nhà bác học Đácuyn lừng danh cũng nói rằng: "Bác học không có nghĩa là ngừng học". Học tập là một yếu tố quan trọng, không những giúp cho chính bản thân mỗi học sinh chúng ta có một tương lai tốt đẹp mà còn giúp cho đất nước ngày một giàu mạnh. Có câu danh ngôn: "Đường đời là một chiếc thang không có nấc chốt và việc học là một quyển sách không có trang cuối cùng". Vì thế học sẽ không bao giờ là đủ và học tập là một việc vô cùng cần thiết đối với cuộc sống ngày càng phát triển như hiện nay.

Tuy nhiên vẫn có không ít những bạn học sinh mải chơi quên học, hoặc nếu có cũng chỉ là học vẹt, học đối phó. Đó quả thực là những hành động hết sức sai lầm. Các bạn hãy đến với những em nhỏ lang thang, hãy nhìn những khuôn mặt nhỏ bé, những đôi mắt thơ ngây luôn ao ước được một lần cắp sách tới trường như bao bạn nhỏ khác. Lúc đó các bạn sẽ nghĩ sao? Chúng ta được may mắn hơn các bạn bé nhỏ ấy, chúng ta được cha mẹ yêu thương, được thầy cô tận tình dạy dỗ, vậy mà chúng ta lại không học, lại coi thường việc học. Như vậy chảng phải thật đáng trách sao? Lúc ấu thơ, ngoài bản năng tự nhiên là khóc và ăn thì mọi thao tác còn lại đều phải trải qua một quá trình học tập. Những người cha, người mẹ là những người thầy đầu tiên của trẻ, dạy cho trẻ biết lẫy, biết bò. Vậy đấy, ngay từ khi còn nhỏ, khi chưa phải đến trường thì bất kỳ một đứa trẻ nào cũng phải học, phải trải qua một sự khổ công. Để rồi đến khi lớn lên, cắp sách tới trường, thầy cô dạy ta biết đọc biết viết, học những thao tác ngồi, cầm bút viết. Lớn hơn nữa, thầy cô lại dạy cho tà kiến thức theo từng cấp học phù hợp với khả năng nhận thức, để sau này có thể vận dụng vào cuộc sống, công việc. Tất cả những điều đó đều giúp chúng ta trở thành những con ngoan trò giỏi. Học là để trưởng thành, để hoà nhập với cuộc sống văn minh, có khả năng thích ứng với những tiến bộ khoa học.

Quả thật, tương lai là ở trong tay chúng ta, nó sáng sủa hay mờ mịt là phụ thuộc vào sự nỗ lực học tập của mỗi con người. Vì thế chúng ta đừng để phí hoài những gì đã học được ở ghế nhà trường, bởi "một bước lỡ, nghìn thu ân hận". Nếu mải chơi chúng ta sẽ làm lỡ mất một chuyến tàu đi đến tương lai. Chuyến tàu đó không hề đi đến một cái đích nào nhất định. Chuyến tàu đó rất đặc biệt bởi người lái tàu là chúng ta và hành khách cũng chính là chúng ta. Nó được chèo lái bởi chính đôi bàn tay của chúng ta. Kiến thức trong trường ta học là nền tảng cơ bản để ta làm việc. Nhưng nhiều khi chính những kiến thức ấy cũng không đáp ứng đủ được những yêu cầu của sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật. Nếu không tiếp tục học chúng ta sẽ không có đủ khả năng để đảm đương công việc.

Việc học tập không phân biệt tuổi tác, trình độ, địa vị hay hoàn cảnh xã hội mà tuỳ theo ham muốn hiểu biết của mỗi con người. Khi còn nhỏ đang ở lứa tuổi cắp sách đến trường, thầy cô dạy cho ta rất nhiều kiến thức về tự nhiên, xã hội... vì vậy mà chúng ta phải không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi tri thức, tận dụng mọi cơ hội để học tập. Và đến tuổi trưởng thành chuẩn bị bước chân vào đời, để tự lập bằng vốn kiến thức của mình được trang bị trong nhà trường, chúng ta vẫn phải tìm tòi nghiên cứu không ngừng trong công việc, sách báo... để nâng cao tay nghề, trình độ. Thông thường một người trong nhà trường học giỏi thì ra trường cũng sẽ làm việc tốt, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vì vậy, chúng ta phải học ở mọi lúc mọi nơi, học ở những người đi trước mình, lớn tuổi hơn mình, những đồng nghiệp xung quanh mình để làm sao lấp đầy những khoảng trống mà mình thiếu sót trong quá trình học tập và làm việc...

Mỗi học sinh chúng ta cần phải nhận rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, trong thời kỳ đang sống nhờ vào gia đình và xã hội. Nhưng học bằng cách nào để đạt kết quả tốt. Phương pháp học tập có rất nhiều ta có thể học qua sách vở. Ở trường, ta được sự dạy dỗ của thầy cô và bạn bè nhưng cũng cần đọc thêm báo chí, để có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về xã hội ngày nay. Mỗi lúc vấp ngã ta đều phải tự biết rút cho mình những kinh nghiệm vì đó là những kiến thức thực tế quý báu, trang bị cho ta hành trang vào đời. Ở các thành phố hiện đại, việc học của học sinh, sinh viên được chăm lo đầy đủ nhưng ở các vùng quê nghèo thì việc học chưa được chú trọng. Người dân chưa nắm rõ được ý nghĩa lớn lao khi cho con em mình đến trường. Rất nhiều em học sinh phải bỏ dở việc học hành để sống cuộc sống "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" như cha ông họ. Thật là đáng tiếc thay khi có những học sinh được sự quan tâm của gia đình, xã hội được lo lắng đầy đủ vật chất lại không biết quý trọng. Đây là hiện tượng khá phổ biến của các học sinh "lười học". Đó không phải là những tấm gương "sáng". Chúng ta hãy học tập theo các thế hệ cha ông như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Lê Quý Đôn... những Lê Bá Khánh Trình, Tôn Thất Tùng, Đặng Thái Sơn... để trở thành con người có ích.

Ngày nay đất nước đã phát triển, việc học đã được chú trọng, tuy nhiên, việc học của học sinh vẫn còn nhiều hiện tượng gây bức xúc. Không chỉ có chuyện học lực kém của nhiều học sinh, mà còn nhiều vấn đề nữa rất đáng phải xem xét lại. Đó là tình trạng cận thị ở học đường. Do học quá nhiều, lại thêm chơi các trò chơi điện tử nên số lượng cận thị tăng lên rất nhanh. Một số học sinh có ý thức học tập rất kém, thường xuyên trốn tiết để đi chơi. Lười biếng và ham quậy phá, sẽ rất khó để họ trở thành những người có ích cho xã hội sau này. Đây là những "con sâu làm rầu nồi canh” cần được chinh đốn cách thức và mục đích học tập.

Việc học của học sinh thời nay là vô cùng cần thiết. Với xu thế hội nhập, học sinh ngày càng phải trau dồi vốn kiến thức hiểu biết của mình. Hành trang để vào đời chính là những kiến thức mà chúng ta tích luỹ được từ thuở ấu thơ, nó sẽ là vô giá nếu chúng ta tranh thủ học nhưng củng sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta mải chơi, lười học.



 

Bình luận (0)
H24
8 tháng 4 2018 lúc 11:42

Một trong những điều trọng yếu nhất của phương pháp học tập là "Học đi đôi với hành". Nguyên lí ấy đã được ông cha ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Trong bài tấu "Bàn luận về phép học" gửi vua Quang Trung, La Sơn Phu Tử cũng có viết, cần phải "theo điều học mà làm". Tuy vậy, nhiều người trong chúng ta còn chưa hiểu rõ, hiểu một cách đầy đủ nguyên lí ấy, chân lí ấy.

Vậy, thế nào là "học đi đôi với hành"? Thế nào là "theo điều học mà làm?". Học là học tập, học văn hóa, ngoại ngữ, học lí thuyết về khoa học kĩ thuật... Hành là hành động, là hoạt động. Học đi đôi với hành có nghĩa là vừa học văn hóa, lí thuyết vừa tập tành, vận dụng; lấy lí thuyết soi sáng thực hành, lấy thực hành củng cố lí thuyết; học tập phải gắn liền với sản xuất, với các hoạt động khác, nhất là hoạt động xã hội. "Theo điều học mà làm" có nghĩa là biến những kiến thức đã học được
thành kĩ năng kĩ xảo, vận dụng những điều đã học được để làm ăn, phải biết làm theo những điều đã học để phục vụ lao động sản xuất, để ứng dụng vào cuộc sống. Đúng như cụ Phan Bội Châu đã chỉ rõ: "Học là bắt chước, học là cầu cho biết, học là để mà làm".

Tại sao phải "học đi đôi với hành"? Tại sao lại phải "theo điều học mà làm”. Không học chay, học vẹt, học lí thuyết suông. Không thể học sáo rỗng, có thể đọc thiên kinh vạn quyển, "chữ chứa đầy bụng", nhưng khi bước vào đời thì ngu ngơ, rỗng tuếch, trở thành kẻ "thầy dở, thợ dốt". Vì không "học đi đôi với hành", vì không biết "theo điều học mà làm" nên nhiều người "đua học hình thức cầu danh lợi" như La Sơn đã chê trách. Cho nên học tập phải thiết thực và hữu ích.

Học luận lí là để bồi dưỡng phẩm hạnh, để trở thành con ngoan, trò giỏi, người công dân tốt. Học các môn khoa học xã hội nhân văn không chỉ để có những hiểu biết, những kiến thức về văn, sử, địa,... mà còn để bồi dưỡng tâm hồn,... Học ngoại ngữ phải tập nói, tập dịch, để đọc sách, để có thêm một công cụ mà làm ăn, mà tiến thủ, chứ đâu phải là để nói một vài câu tiếng Tây, tiếng Tàu, tiếng Anh, tiếng Nhật... cho oai! Nước ta đang trên dường phát triển và hội nhập quốc tế, cho nên "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là những phương châm giúp chúng ta cải tiến phương pháp học tập. Các môn khoa học tự nhiên là cực kì quan trọng, sẽ trang bị cho thanh thiếu nhi bao kiến thức khoa học, kĩ thuật hiện đại. Phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học bộ môn, nhất là phòng máy tính,... đã và đang được xây dựng, phát triển ở các trường tiểu học, trường phố thông trên phạm vi cả nước đã cho thấy việc "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" được ngành giáo dục và xã hội quan tâm, coi trọng như thế nào. Các phong trào mang tính xã hội rộng lớn của học sinh, sinh viên những năm gần đây như "phong trào tình nguyện", đóng góp quỹ từ thiện xóa đói giảm nghèo, giúp những người khuyết tật, những nạn nhân chiến tranh... không chỉ thể hiện tình tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, mà còn cho thấy trường học đã gắn liền với cuộc sống xã hội, phương châm "học đi đôi với hành" được hàng chục triệu thầy cô giáo và học sinh nhiệt liệt quán triệt, hưởng ứng.

Những hoạt động như cắm trại, tham quan, du lịch, sưu tầm văn học dân gian ở quê hương mình; những việc làm như trồng hoa, trồng cây, làm sạch trường, đẹp lớp,... là vô cùng thiết thực, đúng là "theo điều học mà làm". Quét nhà, lau nhà, nấu cơm, giặt quần áo trong gia đình là những công việc giúp tuổi trẻ trở nên tháo vát, khéo léo, biết yêu thương đỡ đần bố mẹ, sớm hình thành những đức tính tốt đẹp như siêng năng cần cù, yêu lao động và biết quý trọng người lao động.

"Học đi đôi với hành", biết "theo điều học mà làm" là rất thiết thực, bổ ích. Nhờ đó mà lí thuyết được khắc sâu, lí thuyết được thực hành soi sáng, vừa học vừa tập, vừa ôn vừa luyện, nên dễ hiểu, dễ nhớ. Học đi đôi với hành hướng học sinh, sinh viên biết tìm tòi, nghiên cứu, phát minh. Trong những kì thi "tuổi trẻ sáng tạo” ta thấy tuổi trẻ Việt Nam đã biết "theo điều học mà làm", có nhiều phát minh, ứng dụng trong lĩnh vực tin học và công nghệ thể hiện tài năng, trí tuệ Việt Nam.

"Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm" là phương châm, phương pháp giúp học sinh, sinh viên phát huy tinh thần chủ động, năng động trong học tập, sớm xác định được mục tiêu học tập đúng đắn. Học để mở mang tầm hiểu biết, để trở thành người lao động có kĩ thuật, có khoa học để phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Hiện tượng "học giả mà bằng thật", mua bán bằng giả hiện nay đâu chỉ là hội

chứng chạy theo bằng cấp, hư danh mà còn phản ánh một sự thật trong xã hội ta là nhiều người chưa hiểu "học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm".

Con đường học tập đi tới tương lai của tuổi trẻ Việt Nam vô cùng tươi sáng và rộng mở. "Học đi đôi với hành", "theo điều học mà làm", là những bài học thiết thực, bổ ích đối với chúng ta. Những lời Bác Hồ viết trong "Thư trung thu" - 1952, ngày nay đọc lại ta càng thấy thấm thía:

"Mong các cháu cố gắng

Thi đua học và hành;

Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,

Tuỳ theo sức của mình.

Để tham gia kháng chiến

Để gìn giữ hòa bình.

Các cháu hãy xứng đáng

Cháu Bác Hồ Chí Minh".


 

Bình luận (0)
NT
8 tháng 4 2018 lúc 12:08
tao deo bi tra loi day may lam gi duoc tao
Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
CH
3 tháng 1 2023 lúc 17:35

1. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý thức đối với sự thành công.

2. Thân đoạn:

- Ý thức là gì?

- Ý thức đối với sự thành công được thể hiện qua những khía cạnh nào? 

- Ý thức của mỗi người có tác động thế nào với sự thành công của người đó?

- Nếu không có ý thức đối với  sự thành công thì sẽ ra sao?

- Minh chứng.

3. Kết bài: Khái quát lại vấn đề nghị luận: ý thức đối với sự thành công; đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân.

Bình luận (0)
QK
Xem chi tiết
H24
25 tháng 1 2021 lúc 19:42

Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

*tk

Bình luận (0)
TL
25 tháng 1 2021 lúc 19:43

Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

Bình luận (0)
NM
26 tháng 1 2021 lúc 9:36

Trong cuộc sống của con người, văn nghệ luôn mang đến những tác động vô cùng kì diệu. Văn nghệ tạo cho con người niềm vui, niềm yêu thương, lòng nhân đạo, sự cảm thông giữa con người với con người. Trong trường hợp con người bị ngăn cách với cuộc sống thì văn nghệ nối họ với cuộc sống bên ngoài. Văn nghệ còn giúp cho tâm hồn thanh thản không chút phiền muộn, khiến ta quên đi những nỗi cơ cực, vất vả thường ngày. Không chỉ vậy, những tác phẩm văn nghệ còn nuôi dưỡng tinh thần, làm cho đời sống tình cảm của con người thêm phong phú, nó gây cho ta những tình cảm ta chưa có, đồng thời bồi đắp cho ta những tình cảm ta sẵn có. Qua đó, giúp con người trở nên lạc quan, biết rung động và biết ước mơ. Nhờ có văn nghệ mà ta được tiếp thu những bài học triết lí sâu sắc để mở rộng khả năng của tâm hồn, khiến mỗi người tự thay đổi bản thân để trở nên tốt hơn. Bên cạnh đó, văn nghệ còn là tiếng nói của cảm xúc, chứa đựng tất cả tình yêu ghét, niềm vui hay nỗi buồn. Văn nghệ góp phần làm cho đời sống của con người ngày càng đẹp đẽ, đáng yêu hơn. Một tác phẩm văn nghệ hay giúp con người cảm thấy tin yêu cuộc sống, có những nhận thức mới lạ và suy nghĩ sâu sắc. Đọc truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long, ta nào có thể quên được hình ảnh anh thanh niên trẻ tuổi hi sinh những năm tháng đẹp nhất đời mình, sống trên đỉnh núi cao để hết lòng với công việc thầm lặng nhưng có ích cho đất nước. Phẩm chất đẹp đẽ đó của anh khiến người đọc trân trọng, khâm phục, đồng thời thêm yêu, thêm quý những con người biết cống hiến hết mình phục vụ lí tưởng sống cao đẹp. Từ đó, mỗi người đều nhận thấy cần soi lại chính mình xem bản thân đã sống xứng đáng và đóng góp được gì cho đất nước hay chưa. Thế đấy, văn nghệ luôn có một sức mạnh kì diệu, lay động và lan tỏa đến mọi suy nghĩ, hành động và nhận thức của chúng ta. Có thể nói, cuộc sống của con người không thể thiếu văn nghệ và nó sẽ luôn đồng hành cùng ta trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.

 

Bình luận (0)
MH
Xem chi tiết