nêu cảm nhận của em về hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng
Nhanh lên nhé
nêu cảm nhận về hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lác cuối cùng
Lượm là một trong các tác phẩm nổi tiếng của Tố Hữu. Bài thơ kể một chú bé liên lạc nhỏ dũng cảm và oai phong " Vì nước mà quên thân". Tác giả đã dùng những lời thơ giàu cảm xúc nhất để nói về chuyến đi liên lạc cuối cùng ấy. Chuyến đi mà cái chết và sự sống của chú bé đang đứng ở bờ vực chênh vênh không biết ngã về đâu. Ngay cái phút cuối cùng ấy mà chú bé vẫn dũng cảm, Giữa những cánh đồng lúa vàng ươm thơm mùi sữa mẹ có ai chăng hay biết rằng Lượm đang cười, nụ cười mãn nguyện, nụ cười hồn nhiên ấy vẫn nở trên môi chú bé. Dòng máu đỏ tươi của chú bé đang hòa quện vào đất mẹ, cái đất mà cậu đã đánh đổi tất cả để đem lại hòa bình cho nơi đây.Vẫn còn vương vẩn đâu đây linh hồn bất khuất của chú bé anh hùng nhỏ tuổi ấy. Cái tên Lượm vẫn mãi mãi khắc ghi trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
Hãy miêu tả lại hoàn cảnh chuyến đi liên lạc cuối cùng của Lượm. Những hình ảnh cuối cùng của Lượm trước khi hi sinh gợi cho em cảm xúc gì?
Bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu đã khắc họa hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên, vui tươi, lạc quan, yêu đời và có tinh thần dũng cảm, Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em vẫn còn mãi trên quê hương, đất nước và trong lòng người đăth. Em hãy viết 1 đoạn văn khoảng 10 đến 15 câu về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm.
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…
đang chạy trên đồng lúa
Xác định kiểu câu theo mục đích nói trong đoạn văn sau:
Ma-ri-ô và Giu-li-ét-ta, hai tay ôm chặt cột buồm, khiếp sợ nhìn mặt biển. Mặt biển đã yên hơn. Nhưng con tàu vẫn tiếp tục chìm.
Chiếc xuồng cuối cùng được thả xuống. Ai đó kêu lên: "Còn chỗ cho một đứa bé." Hai đứa trẻ sực tỉnh, lao ra.
- Đứa nhỏ thôi! Nặng lắm rồi. - Một người nói.
Nghe thế, Giu-li-ét-ta sững sờ, buông thõng hai tay, đôi mắt thẫn thờ tuyệt vọng.
Helppp ak !
Một ý nghĩ vụt đến, Ma-ri-ô hét to: "Giu-li-ét-ta, xuống đi! Bạn còn bố mẹ..."
Nói rồi, cậu ôm ngang lưng Giu-li-ét-ta thả xuống nước. Người ta nắm tay cô lôi lên xuồng.
Chiếc xuồng bơi ra xa. Giu-li-ét-ta bàng hoàng nhìn Ma-ri-ô đang đứng bên mạn tàu, đầu ngửng cao, tóc bay trước gió. Cô bật khóc nức nở, giơ tay về phía cậu: "Vĩnh biệt Ma-ri-ô!"
Nhà thơ đã hình dung miêu tả chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh Lượm như thế nào? Hình ảnh Lượm gợi cho em cảm xúc gì?
Trong đoạn thơ này có những câu thơ và khổ thơ được cấu tạo đặc biệt. Em tìm những câu thơ và khổ thơ ấy, nêu tác dụng của nó trong việc biểu hiện cảm của tác giả.
- Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm: đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách
- Nhiệm vụ của Lượm quan trọng, khẩn cấp: thư đề thượng khẩn
- Tâm thế: Lượm bình tĩnh, gan dạ ( sợ chi hiểm nghèo)
- Hình ảnh Lượm anh dũng hi sinh, ngã xuống như một phần của đất mẹ:
+ Nằm trên lúa
+ Lúa thơm mùi sữa
+ Hồn bay giữa đồng
→ Hình ảnh Lượm ngã xuống khiến ta khâm phục, xúc động.
Khổ thơ đặc biệt: “Ra thế/ Lượm ơi!...” diễn tả niềm thương xót, ngậm ngùi trước sự hi sinh đột ngột của Lượm.
Viết một bài văn miêu tả hình ảnh Lượm trong chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của chú bé.
Tham khảo:
Vào năm 1947 khi chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt, rất phù hợp với nhiệm vụ mà Lượm đảm nhận. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng vô tư, yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng dày cộm vì đống giấy tờ, trong đó có cả thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi để làm nhiệm vụ cậu phải dầm mình dưới nắng, vượt qua bao nhiêu con đường nguy hiểm khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Cũng vì lẽ đó mà mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, đĩnh đạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm người đối diện cảm nhận được rõ sự vui tươi, lạc quan của cậu bé. Lượm có đôi má gầy gò. Khi Lượm cười, cậu khoe ra hàm răng đã bị súng vài chỗ. Dù vậy nhưng lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm. Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi nhận thức được vị trí của mình trong cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Hằng ngày, khi làm nhiệm vụ đi liên lạc, cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không tỏ vẻ sợ sệt, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống rất khắc nghiệt.
Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa, tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.
Tham khảo
Nhiệm vụ của Lượm được giao hàng ngày đó là làm liên lạc, đảm bảo thông tin luôn được thông suốt. Hôm nay vẫn như mọi lần em nhận thư và giao đến các đơn vị, con đường đi của Lượm không bình yên khi phải băng qua những những mặt trận ác liệt được diễn tả bằng cảnh “đạn bay vèo vèo” nhưng chú vẫn can đảm “Sợ chi hiểm nghèo”, Chiếc đầu nhỏ nhắn đội mũ ca lô nhấp nhô trên sóng lúa mênh mông của những cánh đồng ruộng vàng, Lượm luôn dặn lòng phải dũng cảm vượt qua mọi hiểm nguy để hoàn thành nhiệm vụ. Bỗng từ đâu một viên đạn xuyên qua người, một dòng máu tươi tuôn ra, em đã trúng đạn. Đôi mắt nhắm nghiền, đôi tay vẫn còn nắm chặt những bông lúa thơm mùi sữa, em ngã xuống trên những bông lúa như một chiếc nệm êm đưa em vào giấc ngủ say nồng.
Cậu bé Lượm ngã xuống một sự hi sinh vì độc lập, sự hi sinh khi làm nhiệm vụ. Không còn cậu bé Lượm vui đùa, nhí nhảnh, đáng yêu không còn chú bé lượm với chiếc xắc xinh xinh sẵn sàng băng qua mưa bom bão đạn nữa.
Sự hi sinh cao cả của Lượm khi làm nhiệm vụ đó là tình yêu nước, sự dũng cảm, dù ngã xuống nhưng Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.
Những phẩm chất tốt đẹp nào của chú bé Lượm đã hiện lên trong chuyến đi liên lạc cuối cùng?
Qua đó đã khơi gợi cho em những cảm xúc gì?
????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????????
Thể hiện ở chỗ : Kẻ thù (đồng nghĩa với cái chết) thì tàn bạo, hiểm độc mà chú bé của chúng ta trong trẻo, thơ ngây như một tiên đồng. Cái hồn nhiên thần thánh ở nhân vật là ở chỗ: trước họng súng của kẻ thù, em vẫn không biết giấu mình, cứ lồ lộ, không hề quan tâm đến hiểm hoạ bao vây. Bởi vậy, khi cái chết ập đến, câu thơ như có gì vỡ ra thật đau đớn, nghẹn ngào. Giọng trần thuật không còn ở dạng thông thường. Thay thế cho nó là một tiếng kêu thảng thốt cất lên. Tâm trạng của nhà thơ qua câu: "Thôi rồi, Lượm ơi!" chẳng những như người bước hụt mà còn có gì như bâng khuâng nửa mê nửa tỉnh. Cảm giác không tin là có thật, vì bé Lượm, vì chú tiên đồng làm sao có thể chết?
Nhưng sự thực đau xót "Một dòng máu tươi" lại không thể không tin. Chỉ có điều kẻ thù cướp đi mạng sống mà không giết được cái thanh thản, hồn nhiên của một tâm hồn thơm mùi đồng quê gặt hái.
cảm súc của em là:
Hình ảnh Lượm trong bài thơ cùng tên của tác giả Tố Hữu đã để lại dư âm, ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Đó là một em bé hồn nhiên, tinh nghịch yêu đời nhưng cũng vô cùng dũng cảm, kiên cường. Gấp cuốn sách lại có lẽ không ai có thể quên được chân dung, tính cách, phẩm chất quý báu của cậu bé ấy.
Hình ảnh Lượm hiện lên thật hồn nhiên, tinh nghịch qua lời kể của người chiến sĩ, nét hồn nhiên ấy thấm đượm trong cả ngoại hình, trang phục và hành động. Hình ảnh hồn nhiên của chú bé luôn hiện hữu, nhảy nhót trước mắt người đọc với cái dáng loắt choắt, bé nhỏ, những bước chân thoăn thoắt đeo bên mình chiếc xắc để đựng những phong thư chuyển đi khắp các chiến tuyến:
Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:
"Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?"
Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Nhà thơ hình dung chuyến đi công tác cuối cùng của Lượm rất nguy hiểm, khó khăn: mặt trận, đạn bay vèo vèo, nhiệm vụ cấp bách, Lượm rất bình tĩnh vượt qua khó khăn:
"Vụt qua mặt trận
Sợ chi hiểm nghèo?"
Hi sinh: bọn giặc đã giết hại Lượm, đã bắn trúng em trên đồng quê vắng vẻ. Lượm đã ngã xuống như một thiên thần bé nhỏ, tay năm chặt bông mà hồn bay giữa đòng ngào ngạt mùi thơm sữa lúa:
"Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng"
=> Hình ảnh Lượm thật dũng cảm khiến cho mọi người thương mến, cảm phục.
Những câu, khổ thơ có cấu tạo đặc biệt:
"Ra thế
Lượm ơi !..."
=> Biểu hiện sự đau đớn, sửng sốt đến lặng người.
"Thôi rồi, Lượm ơi !"
=> Là một lời cảm thán. Tác giả như đang hồi hộp theo dõi chuyến đi của Lượm, tác giả nhìn thấy chớp đỏ từ họng súng kẻ thù và tuyệt vọng biết rằng Lượm không thoát được cái chết.
"Lượm ơi, còn không ?"
=> Một câu thơ được tách thành một khổ. Ta đọc chậm rãi để biểu hiện sự thảng thốt nghẹn ngào, không tin được dù đó là sự thật . Thực tế thì Lượm đã chết, người chú đã nghe kể tỉ mỉ. Nhưng vì thương và khâm phục cháu, vì ấn tượng sống động của lần gặp gỡ, vì hiểu rằng Lượm chết cho Tổ quốc là bất tử, cho nên người chú tin Lượm vẫn còn.
Sự lặp lại 2 khổ thơ ở đoạn cuối cho ta thấy Lượm vẫn tiếp tục làm liên lạc, Lượm vẫn như ngày nào. Giặc không thể giết được chú Lượm trong lòng người. Bài thơ vui hẳn lên, ta thấy Lượm đẹp hơn bởi chú bé vẫn đi trên đường vắng.
hãy viết cảm nhân khoảng 10-15 câu về hình ảnh Lượm trong lần đi liên lạc cuối cùng
Tham khảo nha em:
Vừa nhận được mệnh lệnh của cấp trên, Lượm bất chấp hiểm nguy, băng qua mặt trận đỏ lừ lửa đạn. Những viên đạn bay vèo vèo như muốn xới tung những thửa ruộng vàng rực trước mặt. Lượm thận trọng bỏ thư vào cái xách nhỏ vắt chéo ngang trước ngực rồi phóng như bay về phía trước. Kẻ thù tàn ác đã chĩa nòng súng theo hướng chiếc mũ ca lô nhấp nhô đang tiến lại gần. Một tiếng nổ vang dội cả đất trời, Lượm đã ngã xuống trên một cách đồng quê sực nức mùi lúa chín. Lượm đã hoá thân vào thiên nhiên và trở thành bất tử…