Giải thích câu tục ngữ " Học ăn, học nói, học gói, học mở "
Hãy giải thích nghĩa của câu tục ngữ: Học ăn, học nói, học gói, học mở
học ăn học nói học gói học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở,giao tiếp ,cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự ,tế nhị,văn minh.
-học ăn:học những phép lịch sự trong ăn uống.
-học nói:học nói những điều hay lẽ phải
-học gói học cách tiết kiệm,giữ gìn ,không lãng phí
-học mở:học tính rộng lượng bao dung,sẵn sàng giúp đỡ người khác
-học gói , học mở:cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước , cái gì sau,chỉ chung sự khéo léo trong công việc,cách đối nhân xử thế trong cuộc sống hàng ngày
Gỉai thích: Câu tục ngữ nhắc nhở con người ta phải học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, xã hội để hoàn thiện bản thân. Học ăn, học nói là cách ăn uống hợp vệ sinh, nói năng lịch sự, rõ ràng, học gói, học mở là thể hiện sự thành thạo, khéo léo.
Câu tục ngữ: “ Ăn vóc // học hay” chỉ có 4 chữ, chia thành 2 vế đối nhau; chữ “vóc” vần với chữ “học”. ‘Vóc” nghĩa là sức vóc, tầm vóc. Người cao lớn, nở nang, là người có tầm vóc. Người khỏe mạnh, cường tráng là người có sức vóc. “Hay” nghĩa là hiểu biết; biết đọc, biết viết, biết điều hay lẽ phải, có văn hóa, có kĩ thuật, biết ngoại ngữ. Câu tục ngữ thật giản dị, dễ hiểu: có ăn mới khỏe, mới lớn, mới có sức vóc mà lao động, mà làm ăn; có học mới hiểu biết, mới nên người. Không ăn, không có mà ăn thì chết đói cũng như không học thì dốt nát, ngu đần, chỉ làm đày tớ cho thiên hạ.
Chúc bạn học tốt~~~
GIẢI THÍCH CÂU TỤC NGỮ HỌC ĂN HỌC NÓI HỌC GÓI HỌC MỞ
Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh. ... Chủ nhà cũng thuộc diện nghèo khó không đủ điều kiện tiếp đãi đầy đủ, chỉ tiện mời bữa ăn.
Em hãy giải thích câu tục ngữ của nhân dân ta: Học ăn, học nói, học gói, học mở.
Câu tục ngữ tuy ngắn gọn, giản dị nhưng ẩn chứa bài học về cách ứng xử sao cho chuẩn mực của con người trong cuộc sống. Chữ “học” được lặp lại bốn lần, điều đó nhấn mạnh, chúng ta cần luôn học hỏi mọi điều trong cuộc sống, dù là những điều nhỏ nhất. Thứ nhất là học cách ăn uống, cần biết các phép tắc ăn uống lịch sự, tế nhị. Văn hóa Việt Nam coi trọng cách ăn tập thể, đông người, tính cách con người được thể hiện qua văn hóa ăn uống và ứng xử bên mâm cơm. Thứ hai là học cách nói năng, lễ độ với người lớn tuổi và hòa đồng với bạn bè cùng trang lứa. Lời nói cần nhẹ nhàng, nói những điều hay lẽ phải bởi “lời nói chẳng mất tiền mua”. Tuy nhiên cần tránh những lời giả dối, xu nịnh hay nói xấu, nói sai cho người khác. Học hỏi từ cuộc sống, chúng ta cần cả “học gói, học mở”, biết làm theo thứ tự trước – sau cho đúng, biết sắp xếp công việc cho hợp lí. Theo cách hiểu khác, học gói còn học cách tiết kiệm chi tiêu, không lãng phí tiền bạc còn học mở là học cách mở lòng để bao dung và giúp đỡ người khác. Như vậy, chỉ với câu tục ngữ ngắn gọn nhưng đã truyền tải bao bài học ứng xử sâu sắc, là lời nhắc nhở với mỗi chúng ta cần luôn cố gắng học hỏi từ cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình hơn.
Viết đoạn văn giải thích câu tục ngữ "Học ăn , học nói , học gói học mở (viết 8 câu )
!!!Chú ý văn giải thích
Tham khảo nhé :3
Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều cơ bản trong cuộc sống mà con người ta phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
(Từ cái này thì triển khai ra thành đoạn văn là OK)
Văn giải thích là thể loại văn j nghe lạ vậy bn? Mk lần đầu nghe tới đấy.
Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?
a. Vị ngữ.
b. Chủ ngữ.
c. Cả chủ ngữ và vị ngữ.
d. Trạng ngữ.
Câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở” rút gọn thành phần nào?
a. Chủ ngữ
b. Vị ngữ
c. Trạng ngữ
d. Phụ ngữ
giải thích ngắn gọn các câu tục ngữ sau :
a. Tấc đất , tấc vàng
b. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
c. Đói cho sạch , rách cho thơm
d. Học ăn , học gói , học nói , học mở
a)đất làm ra gạo,.. quý như vàng, hãy biết trân trọng đất gạo
b)phải biết ơn những người đã tạo ra thành quả đó
c)cho dù nghèo khỗ ko đc đánh mất đi đạo đức
Tấc đất tấc vàng"
- Đất quý giá, quan trọng được ví như vàng
- Đất quý giá vì nuôi sống con người, nơi con người được cư ngụ, bảo vệ
- Cảnh tỉnh sử dụng tài nguyên đất hợp lí, và đề cao giá trị của tài nguyên này.
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ hay nêu lên bài học về lòng biết ơn. “Ăn quả” là được hưởng thụ chất dẻo thơm, vị ngọt do người trồng cây vất vả làm ra. “Nhớ” là biểu thị lòng biết ơn. “Nhớ kẻ trồng cây” là nhớ ơn nhân dân lao động. “Quả” còn có nghĩa bóng như công ơn cha mẹ, ơn thầy, ơn Bác, ơn Đảng, ơn các anh hùng liệt sĩ, ơn nhân dân vĩ đại. Lòng biết ơn là bài học làm người. Không thể vong ân bội nghĩa.
Đói cho sạch, rách cho thơm”
Đói và rách là hoàn cảnh nghèo khổ, thiếu thốn, đói cơm rách áo. Sạch và thơm là cách sống không tham lam, lèm nhèm, biết giữ gìn phẩm giá, biết bảo vệ nhân cách. Hai chữ “cho” rất hay, có nghĩa là “giữ lấy”, “bảo vệ lấy”. Không vì nghèo đói mà sa ngã. Phải biết giữ gìn phẩm giá nhân cách đó là kinh nghiệm sống, là bài học làm người mà câu tục ngữ đã nêu lên. Một số quan chức tham nhũng, họ chẳng đói, chẳng rách nhưng họ chẳng sạch chẳng thơm một tí gì, vì tâm hồn đã sa đọa cùng cực ! Những kẻ vô liêm sỉ, đạo đức giả ấy bị nhân dân khinh bỉ.
- Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
- Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
- Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
- Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
- Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung sự khéo léo trong công việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
a, nghĩa là : đất rất quý vì trên đất ta có thể làm ra nhiều thứ vì vậy nên dât quý như vàng \
b, khi chúng ta được hưởng thành quả nào đó thì phải nhớ ơn tới người làm ra nó
c, dù có đói cũng không làm những điều xấu xa dủ nghèo đến đâu thì cũng phải luôn luôn giữ được một phẩm chất tốt
đ, chỉ trình tự những việc cần học trước là học ăn tiếp là học nói sau là học gói cuối cùng là học mở
Hai câu tục ngữ ăn học ăn học nói học gói học mở và lá lành đùm lá rách thuộc thể loại văn nào nào
Nêu suy nghĩ của em về câu tục ngữ “ Học ăn , Học nói , Học gói , Học mở ” (không chép mạng) mình cảm ơn