. Trình bày nội dung của thuyết động học phân tử chất khí.
Trình bày những nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí.
- Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể coi mỗi phân tử như một chất điểm.
- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng (chuyển động nhiệt). Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian.
- Khi chuyển động mỗi phân tử va chạm với các phân tử khác và với thành bình. Giữa hai va chạm, phân tử gần như tự do và chuyển động thẳng đều. Khi phân tử này va chạm với phân tử khác thì cả hai phân tử tương tác làm thay đổi phương chuyển động và vận tốc của từng phân tử. Khi rất nhiều phân tử va chạm với thanh bình gây ra áp suất chất khí lên thành bình.
Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Nội dung chính của học thuyết Đacuyn:
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ có một số ít cá thể được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Quá trình CLTN đã chọn lọc những cá thể có biến dị di truyền thích nghi tốt hơn thì có khả năng sống sót và sinh sản cao hơn. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ tăng lên và số lượng cá thể có các biến dị không thích nghi sẽ ngày càng giảm.
Xét các tính chất sau của phân tử vật chất theo thuyết động học
(1). Chuyển động không ngừng.
(2). Coi như chất điểm.
(3). Tương tác hút và đẩy với các phân tử khác.
Các phân tử khí lý tưởng có các tính chất nào?
A. (1) + (2).
B. (2) + (3).
C. (1) + (3)
D. (1) + (2) + (3).
Trình bày nội dung và ý nghĩa của học thuyết tế bào.
Nội dung khái quát của học thuyết tế bào:
• Tất cả các sinh vật đều được cấu tạo bởi một hoặc nhiều tế bào.
• Tế bào là đơn vị cơ bản của sự sống.
• Các tế bào được sinh ra từ các tế bào có trước.
Sự ra đời của học thuyết tế bào có ý nghĩa làm thay đổi nhận thức của giới khoa học thời kì đó về cấu tạo của sinh vật và định hướng cho việc phát triển nghiên cứu chức năng của tế bào, cơ thể.
1.Diễn biến của nhiễm sắc thể trong các kì của quá trình nguyên phân, giảm phân?
2. Cấu tạo hóa học của phân tử ADN, ARN?
3.Trình bày nội dung phép lai 2 cặp tính trạng của Menđen. Nêu ý nghĩa quan trọng của quy luật phân li độc lập ?
4.Trình bày nội dung cơ bản của phương pháp phan tích các thế hệ lai của Menđen?
5.Trình bày nội dung của phép lai phân tích?
6. Theo em quan niệm người mẹ quyết định việc sinh con trai, con gái là đúng hay sai? Vì sao?
7.Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ 1:1?
7:+trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam,nữ xấp xỉ bằng nhau do sự phân li của cặp NST
XY trong phát sinh giao tử ra hai loại tinh trùng mang NST X và Y với tỉ lệ bằng nhau và bằng 1:1
Câu 2: Hãy trình bày nội dung chính của học thuyết Đacuyn.
Trả lời:
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN
- Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người
- Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (Đacuyn gọi là đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ một số ít cá thể sinh ra được sống sót qua mỗi thế hệ.
- Trong cuộc đấu tranh sinh tồn, những cá thể sinh vật nào có biến dị di truyền giúp chúng thích nghi tốt hơn dẫn đến khả năng sống sót và khả năng sinh sản hơn cá thể khác thì những cá thể đó sẽ để lại nhiều con hơn cho quần thể. Theo thời gian, số lượng cá thể có các biến dị thích nghi sẽ ngày một tăng và số lượng cá thế các biến dị không thích nghi sẽ ngày một giảm. Đacuyn gọi quá trình này là CLTN
- Quá trình CLTN về cơ bản cũng giống như quá trình chọn giống vật nuôi cây trồng của con người
Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.
Tham Khảo !
* Tôn Trung Sơn:
- Tôn Trung Sơn (1866 - 1925), sinh ra ở Quảng Đông, trong một gia đình khá giả.
- Ông học tiểu học và trung học tại Honolulu, thuộc tiểu bang Hawaii, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của phương Tây.
- Năm 1883, ông trở về nước, và năm 1886 ông học Trường Đại học Y khoa Hương Cảng và trở thành bác sĩ năm 1892. Ông là một trong 2 người được tốt nghiệp trong lớp 12 người. Tuy nhiên sau đó thấy tình cảnh đất nước bị các đế quốc xâu xé, ông bỏ nghề y theo con đường chính trị.
* Học thuyết Tam dân:
- Năm 1905, Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
- Nội dung của học thuyết Tam dân được trình bày qua 16 bài giảng của Tôn Trung Sơn từ tháng 1 đến tháng 8-1924.
Trình bày về Tôn Trung Sơn và nội dung Học thuyết Tam dân.
- Tôn Trung Sơn sinh năm 1866, mất năm 1925, quê ở Quảng Đông. Ông đã đi qua nhiều nước trên thế giới, tốt nghiệp bác sĩ y khoa ở Hồng Kông.
- Năm 1905, ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội với học thuyết Tam dân: Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Hãy dùng thuyết động học phân tử chất khí để giải thích tại sao chất khí gây áp suất lên thành bình và tại sao áp suất này lại tỉ lệ nghịch với thể tích chất khí.
Các phân tử khí trong thành bình chuyển động hoàn toàn hỗn độn. Khi va chạm với thành bình các phân tử khí bị phản xạ và truyền động lượng cho thành bình. Mỗi phân tử khí tác dụng lên thành bình một lực rất nhỏ, nhưng vô số phân tử khí cùng tác dụng lên thành bình sẽ gây ra một lực tác dụng đáng kể. Lực này tạo ra áp suất chất khí lên thành bình.
Áp suất chất khí tác dụng lên thành bình càng lớn khi càng có nhiều phân tử cùng tác dụng lên một đơn vị diện tích thành bình. Số các phân tử khí tác dụng lên một đơn vị diện tích thành binh phụ thuộc vào số phân tử khí có trong một đơn vị thể tích, nghĩa là phụ thuộc vào mật độ phân tử khí. Với một lượng khí nhất định thì mật độ khí tỉ lệ nghịch với thế tích khí (n = N/V, trong đó n là mật độ phân tử, N là số phân tử khí có trong thể tích V). Do đó, áp suất của chất khí tác dụng lên thành bình tỉ lệ nghịch với thể tích V.
(Chú ỷ : Áp suất chất khí tác dụng lên thành bình còn phụ thuộc các yếu tố khác mà chúng ta chưa xét ở đây).