Những câu hỏi liên quan
NQ
Xem chi tiết
MN
30 tháng 9 2021 lúc 19:44

Em tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
H24
15 tháng 9 2021 lúc 10:52

Tham khảo:

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.

 

Bình luận (0)
VH
Xem chi tiết
DT
28 tháng 10 2021 lúc 21:07

Hoàng Lê nhất thống chí là tác phẩm tiêu biểu nhất trong bộ sách Ngô gia văn phái. Chỉ có nghĩa là ghi chép (như báo chí, tạp chí). Hoàng Lê nhất thống chí có nghĩa là ghi chép sự nghiệp thống nhất đất nước của nhà Lê (chấm dứt cảnh Đàng Ngoài, Đàng Trong chia cắt đất nước). Tác phẩm được viết dưới hình thức như một cuốn tiểu thuyết chương hồi (có 17 hồi) kể lại những biến cố lịch sử sôi động như Trịnh Sâm lên ngôi chúa, Đặng Thị Huệ được sủng ái trở thành nguyên phi, loạn kiêu binh, Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ nhất, cơ nghiệp họ Trịnh sụp đổ tan tành, Lê Chiêu Thống rước 29 vạn quân Thanh sang xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh, Tôn Sĩ Nghị đại bại, Tây Sơn suy vong rồi bị Nguyễn Ánh diệt, một triều đại mới ra đời: nhà Nguyễn Gia Long.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HT
Xem chi tiết
CL
8 tháng 10 2021 lúc 18:12

tham thảo :

 

Nguyễn Huệ - người anh hùng áo vải ở đất Tây Sơn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. Người anh hùng áo vải ấy với thiên tài quân sự của mình đã đánh tan hai mươi chín vạn quân Thanh xâm lược, khiến cho bọn bán nước cầu vinh ê chề nhục nhã. Có thể nói Hồi thứ mười bốn trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí của nhóm Ngô gia văn phái đã phản ánh khá đầy đủ chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ. Càng đọc chúng ta càng khâm phục tài năng xuất chúng của người anh hùng áo vải đất Tây Sơn ấy.

Chân dung người anh hùng Nguyễn Huệ, trước hết được miêu tả gián tiếp qua lời người con gái hầu hạ trong cung vua, tâu với bà hoàng thái hậu. Mặc dù vẫn xem Nguyễn Huệ là “giặc”, gọi Nguyễn Huệ bằng “hắn”' nhưng người cung nhân ấy cũng không giấu được sự thán phục của mình trước tài năng xuất chúng của Nguyễn Huệ. Đây là một đoạn trong lời tâu của cung nhân:" Nguyễn Huệ là một tay anh hùng lão luyện dũng mãnh và có tài cầm quân. Xem hắn ra Bắc vào Nam ẩn hiện như quỷ thần không ai có thể lường hết. Hắn bắt Hữu Chỉnh như bắt trẻ con, giết Văn Nhậm như giết con lợn...". Trong khi nói những lời ấy chắc người cung nhân đã chọn lời lẽ vừa phải, thích hợp, chưa dám bộc lộ hết ý nghĩ của mình về Nguyễn Huệ, nhưng một người vốn xem Nguyễn Huệ là “giặc" thán phục đến như thế đủ biết Nguyễn Huệ tài năng đến mức nào.


 
Ngay những người thuộc nhóm Ngô gia văn phái vốn theo “chính thống” phần nào bị quan điểm “chính thống” chi phối, trước thiên tài của Nguyễn Huệ vẫn phải ca ngợi Nguyễn Huệ một cách trung thực, khách quan. Qua việc miêu tả trực tiếp cuộc hành quân thần tốc, tác giả đã cho mọi người thấy tài năng quân sự xuất chúng của người anh hùng áo vải Tây Sơn. Được tin quân Thanh kéo vào Thăng Long, Nguyễn Huệ giận lắm, định cầm quân đi ngay. Nhưng Nguyễn Huệ đã biết nghe theo lời khuyên của mọi người, cho đắp đàn ở núi Bân tế cáo trời đất cùng các thần sông, thần núi lên ngôi hoàng đế lấy niên hiệu Quang Trung. Lễ xong mới hạ lệnh xuất quân. Điều này chứng tỏ mặc dù tài năng hơn người nhưng Nguyễn Huệ rất biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến người khác.

Riêng phẩm chất ấy của ông cũng đáng để chúng ta kính nể, học tập. Việc Nguyễn Huệ tự mình đốc suất đại binh tiến ra Thăng Long vào đúng thời điểm Tết Nguyên đán cũng chứng tỏ phần nào tài năng quân sự của ông. Bời vì đó là thời điểm kẻ thù ít đề phòng nhất, dễ lơ là cảnh giác nhất. Nguyễn Huệ rất hiểu sức mạnh tinh thần, ông không chỉ có tài cầm quân mà còn có tài hùng biện. Trong lời dụ của mình, ông đã khích lệ được lòng yêu nước, căm thù giặc, truyền thống chống ngoại xâm cho tướng sĩ:" Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long các ngươi đã biết chưa?... Người phương Bắc không phải giống nòi nước ta bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.

Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc...". Lời dụ của Quang Trung có sức thuyết phục không kém Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn. Một điều mà các tác giả Hoàng Lê nhất thống chí hết sức khâm phục Nguyễn Huệ là tài dùng người. Tiêu biểu là việc cài Ngô Thời Nhậm ở lại làm việc với các tướng Sở và Lân. Sự việc diễn ra đúng như dự đoán của Nguyễn Huệ. Ngô Thời Nhậm đã phát huy vai trò của mình "Biết nín nhịn để tránh mũi nhọn", "bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài thì làm cho giặc kiêu căng’ .


 
Nguyễn Huệ còn dự đoán chính xác những sự việc sắp xảy ra. Ông là một người đầy tự tin: "Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn, chẳng qua mười ngày có thể đuổi được người Thanh". Nhưng ông cũng luôn luôn để phòng hậu hoạ: “ Quân Thanh thua trận ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế việc binh đao không bao giờ dứt". Và ông đã dự định chọn người “khéo lời lẽ' để "dẹp việc binh đao” đó cũng là Ngô Thời Nhậm. Qua cách nghĩ của vua Quang Trung thấy ông không chỉ nhìn xa trông rộng mà còn hết lòng vì dân. Ông không muốn dân phải luôn luôn chịu cảnh binh đao xương rơi máu chảy. Trong khi tiến quân ông cũng chọn cách tránh cho quân sĩ đỡ phải tổn thất: “Vua truyền lấy sáu chục tấm ván, cứ ghép liền ba tấm làm một bức, bên ngoài lấy rơm dấp nước phủ kín. Quân thanh nổ súng bắn ra chẳng trúng người nào cả". Đó là cái giỏi cũng là cái tâm của người cầm quân.

Đoạn thuật lại việc Quang Trung đại phá quân Thanh trong Hồi thứ mười bốn (Hoàng Lê nhất thống chí) của nhóm Ngô gia văn phái hết sức sinh động. Qua đó người đọc có thể hình dung được chân dung của người anh hùng áo vải Quang Trung không chỉ là nhà quân sự thiên tài “xuất quỷ, nhập thần" mà còn là một tướng quân giàu lòng yêu nước, có ý thức dân tộc hết sức sâu sắc. Ông là hình ảnh đối lập với những tên vua bán nước, hèn nhát. Quang Trung mãi mãi được mọi người kính phục, yêu mến.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
25 tháng 9 2017 lúc 5:55
Bình luận (0)
BT
Xem chi tiết
BC
22 tháng 2 2016 lúc 15:54

Bài thứ nhất

I- Gợi ý

1.Xuất xứ:

Phong cách Hồ Chí Minh là một phần bài viết "Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản dị" của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách "Hồ Chí Minh và văn hóa Việt Nam", Viện Văn hóa xuất bản, Hà Nội, 1990.

 

2. Tác phẩm:

Mặc dù am tường và ảnh hưởng nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị, điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.

3. Tóm tắt:

Viết về phong cách Hồ Chí Minh, tác giả đưa ra luận điểm then chốt: Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về quá trình hoạt động cách mạng, khả năng sử dụng ngôn ngữ và sự giản dị, thanh cao trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

 

II – Giá trị tác phẩm

Trong bài thơ Người đi tìm hình của nước, Chế Lan Viên viết:

Có nhớ chăng hỡi gió rét thành Ba Lê

Một viên gạch hồng, Bác chống lại cả một mùa băng giá…

Đó là những câu thơ viết về Bác trong thời gian đầu của cuộc hành trình cứu nước gian khổ. Câu thơ vừa mang nghĩa tả thực vừa có ý khái quát sâu xa. Sự đối lập giữa một viên gạch hồng giản dị với cả một mùa đông băng giá đã phần nào nói lên sức mạnh và phong thái của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Sau này, khi đã trở về Tổ quốc, sống giữa đồng bào, đồng chí, dường như chúng ta vẫn gặp đã con người đã từng bôn ba khắp thế giới ấy:

Nhớ Người những sáng tinh sương

Ung dung yên ngựa trên đường suối reo

Nhớ chân Người bước lên đèo

Người đi, rừng núi trông theo bóng Người.

(Việt Bắc – Tố Hữu)

Còn nhiều, rất nhiều những bài thơ, bài văn viết về cuộc đời hoạt động cũng như tình cảm của Bác đối với đất nước, nhân dân. Điểm chung nổi bật trong những tác phẩm ấy là phong thái ung dung, thanh thản của một người luôn biết cách làm chủ cuộc đời, là phong cách sống rất riêng: phong cách Hồ Chí Minh.

Với một hệ thống lập luận chặt chẽ và những dẫn chứng vừa cụ thể vừa giàu sức thuyết phục, bài nghị luận xã hội của Lê Anh Trà đã chỉ ra sự thống nhất, kết hợp hài hoà của các yếu tố: dân tộc và nhân loại, truyền thống và hiện đại để làm nên sự thống nhất giữa sự vĩ đại và giản dị trong phong cách của Người.

Cách gợi mở, dẫn dắt vấn đề của tác giả rất tự nhiên và hiệu quả. Để lí giải sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại, tác giả đã dẫn ra cuộc đời hoạt động đầy truân chuyên, tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới… Kết luận được đưa ra sau đó hoàn toàn hợp lô gích: "Có thể nói ít có vị lãnh tụ nào lại am hiểu nhiều về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới sâu sắc như Chủ tịch Hồ Chí Minh… Người cũng chịu ảnh hưởng tất cả các nền văn hoá, đã tiếp thu cái đẹp và cái hay…". Đó là những căn cứ xác đáng để lí giải về tính nhân loại, tính hiện đại – một vế của sự hoà hợp, thống nhất trong phong cách Hồ Chí Minh.

Ngay sau đó, tác giả lập luận: "Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại..".

Đây có thể coi là lập luận quan trọng nhất trong bài nhằm làm sáng tỏ luận điểm chính nói trên. Trong thực tế, các yếu tố "dân tộc" và "nhân loại", "truyền thống" và "hiện đại" luôn có xu hướng loại trừ nhau. Yếu tố này trội lên sẽ lấn át yếu tố kia. Sự kết hợp hài hoà của các yếu tố mang nhiều nét đối lập ấy trong một phong cách quả là điều kì diệu, chỉ có thể thực hiện được bởi một yếu tố vượt lên trên tất cả: đó là bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cộng sản, là tình cảm cách mạng được nung nấu bởi lòng yêu nước, thương dân vô bờ bến và tinh thần sẵn sàng quên mình vì sự nghiệp chung. Hồ Chí Minh là người hội tụ đầy đủ những phẩm chất đó.

 

Để củng cố cho lập luận của mình, tác giả đưa ra hàng loạt dẫn chứng. Những chi tiết hết sức cụ thể, phổ biến: đó là ngôi nhà sàn, là chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp đã từng đi vào thơ ca như một huyền thoại, là cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, là tình cảm thắm thiết đối với đồng bào, nhất là với các em thiếu nhi… cũng đã trở thành huyền thoại trong lòng nhân dân Việt Nam. Với những dẫn chứng sống động ấy, thủ pháp liệt kê được sử dụng ở đây không những không gây nhàm chán, đơn điệu mà còn có tác dụng thuyết phục hơn hẳn những lời thuyết lí dài dòng.

Trong phần cuối bài, tác giả đã khiến cho bài viết thêm sâu sắc bằng cách kết nối giữa quá khứ với hiện tại. Từ nếp sống "giản dị và thanh đạm" của Bác, tác giả liên hệ đến Nguyễn Trãi, đến Nguyễn Bỉnh Khiêm – các vị "hiền triết" của non sông đất Việt:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao…

Đây cũng là một yếu tố trong hệ thống lập luận của tác giả. Dẫu các yếu tố so sánh không thật tương đồng (Bác là một chiến sĩ cách mạng, là Chủ tịch nước trong khi Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm được nói đến trong thời gian ở ẩn, xa lánh
cuộc sống sôi động bên ngoài) nhưng vẫn được vận dụng hợp lí nhờ cách lập luận có chiều sâu: "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

Bài văn nghị luận này giúp chúng ta hiểu sâu thêm về phong cách của Bác Hồ -vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, danh nhân văn hoá của thế giới.

Bình luận (0)
BC
22 tháng 2 2016 lúc 15:55

Bài 2

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga…;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

Hơn nữa, trong việc học hỏi, trau dồi vốn tri thức văn hoá, Hồ Chí Minh đã thể hiện một phương châm đúng đắn: “đã tiếp thu mọi cái đẹp và cái hay đồng thời với việc phê phán những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản,… Những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại”. Tức là chủ động lựa chọn, tiếp thu những thành tựu văn hoá của nhân loại một cách có phê phán dựa trên nền tảng căn bản của văn hoá dân tộc. Nói ở Bác Hồ có sự thống nhất giữa dân tộc và nhân loại là như thế.

2. Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: “chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao”, chiếc nhà sàn “chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ”;

 - Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

3. Lối sống của Hồ Chí Minh giản dị mà thanh cao một cách tự nhiên:

- Giản dị mà không kham khổ;

- Không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời mà xuất phát từ cốt cách, từ trong quan niệm thẩm mĩ thuần thục, tự nhiên của nhân cách Hồ Chí Minh.

4. Những biện pháp được sử dụng nhằm làm nổi bật phong cách Hồ Chí Minh trong bài văn:

- Sử dụng lập luận: tiêu biểu là ở đoạn nói về vốn tri thức văn hoá sâu rộng và phương châm học hỏi của Hồ Chí Minh;

- Phân tích thực tế: những biểu hiện cụ thể trong lối sống của Bác;

- Thủ pháp tương phản: chủ tịch nước - bình dị, mộc mạc; tri thức văn hoá phương Đông - tri thức văn hoá phương Tây; rất truyền thống, rất Việt Nam - rất hiện đại, nhân loại.

- So sánh: Hồ Chủ Tịch - vị tiên siêu phàm, các hiền triết ngày xưa (Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm).

II. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG

Viết về "phong cách Hồ Chí Minh", tác giả đưa ra luận điểm then chốt : Phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.

Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về những chặng đường hoạt động cách mạng, ngôn ngữ và về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.

Cần chú ý đọc bài văn bằng giọng chậm rãi, trang trọng, chú ý nhấn mạnh những câu thể hiện chủ đề:

- "Trong cuộc đời đầy truân chuyên của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hoá nhièu nước, nhiều vùng trên thế giới, cả ở phương Đông và phương Tây".

- "một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới, rất hiện đại"...

 

- "Nếp sống giản dị và thanh đạm của Bác Hồ… là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn và thể xác".

Bình luận (0)
MY
25 tháng 3 2018 lúc 10:01
Soạn bài: Phong cách Hồ Chí Minh

Xem thêm: Tóm tắt: Phong cách Hồ Chí Minh

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến "rất mới, rất hiện đại"): Vẻ đẹp hài hòa giữa nhân loại và dân tộc trong phong cách Hồ Chí Minh.

- Phần 2 (tiếp theo đến hết): lối sống giản dị, thanh đạm mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

a. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá nhân loại sâu rộng. Đó là những hiểu biết uyên thâm về các dân tộc và nhân dân thế giới, văn hoá thế giới từ Đông sang Tây, từ văn hoá các nước châu Á, châu Âu cho đến châu Phi, châu Mĩ.

b. Để có được vốn tri thức văn hoá sâu rộng ấy, Người đã:

- Học tập để nói và viết thạo nhiều thứ tiếng nước ngoài như: Pháp, Anh, Hoa, Nga …;

- Đi nhiều nơi, làm nhiều nghề - tức là học hỏi từ thực tiễn và lao động;

- Tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của các khu vực khác nhau trên thế giới một cách sâu sắc, uyên thâm;

Điều quan trọng là Hồ Chí Minh đã tiếp thu tinh hoa văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, không ảnh hưởng thụ động. Người biết tiếp thu cái hay, cái đẹp đồng thời với việc phê phán những hạn chế, những tiêu cực của chủ nghĩa tư bản, trên nền tảng văn hóa dân tộc và ảnh hưởng quốc tế mà nhào nặn một nhân cách rất Việt Nam, rất bình dị, rất phương Đông và cũng rất hiện đại.

Câu 2: Những biểu hiện chứng tỏ lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh:

- Nơi ở và nơi làm việc rất mộc mạc đơn sơ: "chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao", chiếc nhà sàn "chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ";

- Trang phục hết sức giản dị: bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ;

- Ăn uống rất đạm bạc: cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa…

Câu 3: Lối sống của Bác là sự kết hợp giữa giản dị và thanh cao bởi lẽ:

- Đây không phải là lối sống kham khổ của những người tự tìm vui trong cảnh nghèo. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực.

- Từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung.

- Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng đã hòa nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn. Khao khát cống hiến cho tổ quốc bao nhiêu thì người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bấy nhiêu.

- Vẻ đẹp tâm hồn Người: rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.

Câu 4: Cảm nhận về những điểm đã tạo nên vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh:

- Con người Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa, trọn vẹn giữa truyền thống văn hóa dân tộc với văn hóa tinh hoa nhân loại.

- Lối sống rất dân tộc, rất Việt Nam của Bác gợi cho ta nhớ đến các vị hiền triết trong lịch sử như Nguyễn Trãi ở Côn Sơn với lối sống giản dị, thanh cao:

"Ao cạn vớt bèo cấy muống Đìa thanh phát cỏ ương sen" Luyện tập

Câu hỏi (trang 8 SGK): Một số câu chuyện về lối sống giản dị mà cao đẹp của chủ tịch Hồ Chí Minh:

Câu chuyện 1:

Vào những năm 1940 - 1941, đời sống người dân Pác Bó vô cùng cực khổ, lương thực chủ yếu chỉ là ngô. Có những gia đình thiếu đói, vào những ngày giáp hạt phải vào rừng để đào củ mài ăn qua ngày. Có những gia đình bốn đời truyền nhau một tấm áo chàm, miếng vá nọ chồng lên miếng cá kia. Bác Hô về nước trong thời điểm đó và chọn hang Cốc Bó làm nơi trú ẩn. Cuộc sống của người kham khổ đạm bạc, cũng chỉ cháo ngô và rau rừng như những đồng bào quanh vùng. Thấy Bác đã có tuổi, vất vả ngày đêm, lại phải ăn cháo ngô, sợ Người không đủ sức khỏe nên các đồng chí đã bàn nhau mua gạo để nấu riêng cho Bác. Biết vậy Người đã kiên quyết không đồng ý. Có lần ngô non xay lâu ngày mới dùng đến, nấu cháo bị chua. Các đồng chí lại đề nghị Bác cho nấu cháo gạo để Bác dùng mà Bác vẫn không nghe. Người hỏi các đồng chí :

- Có cách nào làm cho bắp non khỏi bị chua không?

Các đồng chí thưa:

- Nếu rang lên thì có thể ăn được nhưng không ngon.

Bác đáp lời:

- Không ngon cũng được, thế thì rang lên mà ăn, không nên bỏ phí. Một hạt bắp lúc này cũng quý.

Câu chuyện 2:

Lúc ở chiến khu, Người sống chung với cán bộ, nhân viên, cùng ăn ở, sinh hoạt như mọi người. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Bác cùng Trung ương Đảng trở về Hà Nội. Thể theo nguyện vọng của nhân dân, Đảng và nhà nước trân trọng mời Bác về ở tại tòa nhà của Toàn quyền Đông Dương trước kia, nhưng Bác đã từ chối. Bác đã chọn cho mình ngôi nhà nhỏ của một người thợ điện phục vụ Phủ Toàn quyền Đông Dương để ở và làm việc.

Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
HP
Xem chi tiết
VK
8 tháng 9 2024 lúc 11:58

Đọc “Hồi thứ 14” trong “Hoàng Lê nhất thống chí” của Ngô gia văn phái, ta thấy người anh hùng áo vải Quang Trung – Nguyễn Huệ là một bậc kì tài quân sự. Khi nghe được tin cấp báo quân Thanh sang xâm lược nước ta, ông đã tự mình vạch ra phương lược tiến đánh. Ông trực tiếp chỉ huy đại binh thần tốc, bí mật tiến ra Bắc, một cuộc tiến công chưa từng có trong lịch sử trước đó. Ông là người có tài điều binh khiển tướng, tài đó được thể hiện rõ nhất trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An và trong cách xử trí tướng sĩ. Lời hịch của ông là lời của non sông đất nước, kích thích lòng yêu nước, khơi gợi chí căm thù và khích lệ tinh thần xả thân cứu nước. Cách đánh giặc của Quang Trung đa dạng, linh hoạt, phong phú và luôn ở thế chủ động khiến quân giặc trở tay không kịp. Khi thì bí mật bao vây giặc ở đồn Hà Hồi; lúc thì áp sát đánh giặc dũng cảm, táo bạo ở đồn Ngọc Hồi; lúc đánh nghi binh ở đê Yên Duyên; khi mai phục ở Đầm Mực… Quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Quang Trung tiến quân như vũ bão khiến giặc đại bại “thây chất đầy đồng, máu trôi đỏ nước”, tướng Sầm Nghi Đống “thắt cổ tự vẫn”, Tôn Sĩ Nghị bỏ chạy về nước “ngựa không kịp đóng yên”… Quả thật, Quang Trung là bậc anh hùng lão luyện, là nhà quân sự đại tài mà lịch sử đời đời ghi nhớ, nhân dân ta đời đời biết ơn. Xây dựng và khắc họa hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ là một thành công đặc sắc của các văn sĩ trong Ngô gia văn phái. Nó làm cho trang văn “Hoàng Lê nhất thống chí” thấm đẫm chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng Đại Việt.

Bình luận (0)