Những câu hỏi liên quan
TL
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
ND
6 tháng 8 2019 lúc 3:40

1- Mở bài:

- Trong thời đại ngày nay, điều đáng lo ngại nhất của thế giới chính là cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân giữa các cường quốc.

- G. Mác-két là nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a. Ông đã viết bài “Đấu tranh cho một thế giới hòa bình” để kêu gọi toàn nhân loại đoàn kết ngăn chặn chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình và sự sống trên trái đất.

2- Thân bài:

a) Cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân :

- Tác giả đưa ra một con số khủng khiếp để cụ thể hóa nguy cơ đó :

   + Tính đến ngày 8/8/1986, 50.000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh.

   + Bình quân, mỗi người đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ.

   + Nếu tất cả nổ tung thì sẽ tan biến mọi dấu vết của sự sống trên trái đất.

b) Sự chi phí đến mức vô nhân đạo của cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân:

- Chứng minh bằng hệ thống dẫn chứng tiêu biểu và toàn diện, có tính chất tương phản rất rõ:

- Dự định của UNICEF về chương trình giải quyết các vấn đề cấp bách cho hơn 500 triệu trẻ em nghèo khổ trên khắp thế giới không thể thực hiện được vì không có đủ số tiền 100 tỉ đô la.

- Số tiền này chỉ gần bằng chi phí bỏ ra cho 500 máy bay ném bom chiến lược của Mĩ và 7000 tên lửa vượt đại châu.

- Giá 100 chiếc tàu sân bay mang vũ khí hạt nhân đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh trong 14 năm…

- Chỉ cần số tiền chế tạo 27 tên lửa MX là đủ cho các nước nghèo có thực phẩm dùng trong 4 năm …

- 2 chiếc tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân có giá trị tương đương với số tiền xóa nạn mù chữ cho toàn thế giới…

c) Lên án cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân là đi ngược lại lý trí của con người và quá trình tiến hóa của tự nhiên :

- Sự bức xúc cao độ của nhà văn thể hiện qua lập luận sắc bén, đầy sức thuyết phục.

- Từ lúc nhen nhóm sự sống trên trái đất cho đến nay, đã trải qua mấy trăm triệu năm.

- Chỉ cần nhấn một nút hạt nhân là cả quá trình tiến hóa vĩ đại ấy trở về điểm xuất phát đầu tiên, có nghĩa là sự sống hoàn toàn bị tiêu diệt.

d) Lời kêu gọi toàn nhân loại hãy đoàn kết chống chiến tranh hạt nhân :

- Mọi người hãy đoàn kết, đồng thanh phản đối chiến tranh hạt nhân, đòi hỏi một cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.

3- Kết bài:

- Bài viết chứa đựng ý nghĩa thời sự và nhân đạo to lớn, sâu sắc.

- Mác -két xứng đáng là người chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình của nhân loại.

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
MY
25 tháng 3 2018 lúc 10:54
Soạn bài: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Xem thêm: Tóm tắt: Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Bố cục

- Phần 1 (từ đầu đến "thu nhận thêm những kinh nghiệm mới"): phần mở đầu, khẳng định sự cấp thiết và cần thiết của hành động đảm bảo tương lại tốt đẹp cho tất cả trẻ em.

- Phần 2 (tiếp theo đến "phải đáp ứng"): Những thách thức mà nhiệm vụ này đặt ra.

- Phần 3 (tiếp theo đến "tái phan bổ các tài nguyên đó"): Những cơ hội cần nắm bắt để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

- Phần 4 (đoạn còn lại): Những nhiệm vụ cụ thể cần phải làm để thực hiện quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

I. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1. Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em gồm 17 mục, ngoài phần tuyên bố về mục đích tham dự Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em và nhận thức về nhu cầu, quyền được chăm sóc, phát triển của trẻ em, văn bản được bố cục thành ba phần:

- Phần Sự thách thức: phân tích thực trạng cuộc sống của trẻ em trên thế giới (trẻ em trước hiểm hoạ chiến tranh và bạo lực, trẻ em trong thảm hoạ đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, ma tuý…);

- Phần Cơ hội: Chỉ ra những điều kiện thuận lợi của bối cảnh quốc tế trong việc thúc đẩy việc chăm sóc, bảo vệ quyền trẻ em;

- Phần Nhiệm vụ: Xác định những nhiệm vụ cần phải thực hiện của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế vì sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Ba phần của văn bản này có quan hệ chặt chẽ với nhau. Hai phần trước là cơ sở, căn cứ để rút ra những nội dung ở phần sau.

Câu 2. Ở phần "sự thách thức", bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới một cách cụ thể, đầy đủ. Đó là tình trạng bị rơi vào hiểm họa, cuộc sống khổ cực nhiều mặt.

- Bị trở thành nạn nhân chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài.

- Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

- Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Câu 3. Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần "Cơ hội", cụ thể là:

- Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em;

- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

Câu 4. Phần "nhiệm vụ" của bản tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cộng đồng quốc tế cần phải nổ lực phối hợp hành động. Các nhiệm vụ được nêu ra có tính chất cụ thể, toàn diện: từ tăng sức khỏe và chế độ dinh dưỡng đến phát triển nền giáo dục cho trẻ em, từ các đối tượng cần quan tâm hàng đầu (trẻ tàn tật, hoàn cảnh đặc biệt khó khăn) đến trẻ em quyền bình đẳng nam nữ đến khuyến khích trẻ em tham gia vào sinh hoạt văn hóa xã hội.

Câu 5. Bản tuyên bố cho chúng ta thấy được tầm quan trọng, tính cấp bách, toàn cầu của nhiệm vụ vì sự sống còn, quyền được bảo vệ, phát triển của trẻ em. Trên tinh thần vì tương lai của nhân loại, bản Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cũng là chiến lược hành động một cách toàn diện cho từng quốc gia và cộng đồng quốc tế. Công việc này còn đòi hỏi sự quan tâm của từng gia đình, từng cá nhân trong mỗi cộng đồng.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 36 SGK): Ý kiến về sự quan tâm, chăm sóc của chính quyền địa phương, của các tổ chức xã hội nơi em ở hiện nay đối với trẻ em.

Học sinh liên hệ với thực tế ở địa phương để trả lời câu hỏi này.

Ý nghĩa - Nhận xét

Sau bài học, học sinh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ và chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay và sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với vấn đề này. Quan trọng hơn, học sinh ý thức được những quyền lợi mà bản thân các em được hưởng, biết quý trọng, yêu thương chính mình và bạn bè xung quanh.

Bình luận (0)
TA
30 tháng 8 2019 lúc 4:45

Câu 1: Văn bản này (gồm 17 mục) được chia làm mấy phần? Phân tích tính hợp lí, chặt chẽ của bố cục văn bản.

Có thể chia làm 3 phần: Phần 1: Sự thách thức: Những thảm họa bất hạnh đối với trẻ em trên thế giới. Phần 2: Cơ hội: Những thuận lợi để cải thiện tình hình, đảm bảo quyền lợi của trẻ em. Phần 3: Nhiệm vụ: Những đề xuất đảm bảo cho trẻ em được bảo vệ, chăm sóc và phát triển.

Câu 2: Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao? Nhận thức, tình cảm của em khi đọc phần này như thế nào?

Phần “Sự thách thức” nêu lên thực tế cuộc sống trẻ em thế giới: Luôn bị các hiểm họa đe dọa, là nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược. Là nạn nhân của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh. Nhiều trẻ em chết đói mỗi ngày do suy dinh dưỡng.

Câu 3: Qua phần “Cơ hội”, em thấy việc bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có những điều kiện thuận lợi gì?

Các điều kiện thuận lợi để cộng đồng quốc tế hiện nay có thể đẩy mạnh việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em là: Sự liên kết các quốc gia có ý thức cao của cộng đồng quốc tế. Đã ra công ước về quyền trẻ em làm cơ sở, tạo ra cơ hội mới. Các nước trên thế giới cần có sự hợp tác, đoàn kết trong nhiều lĩnh vực, phong trào giải trừ các tệ nạn, đẩy mạnh tạo điều kiện cải thiện kinh tế, phúc lợi xã hội.

Câu 4: Ở phần “Nhiệm vụ”, bản Tuyên bố đã nêu lên khá nhiều điểm mà từng quốc gia và cả cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực phối hợp hành động. Hãy phân tích tính chất toàn diện của nội dung phần này.

Bản tuyên bố đưa ra 8 nhiệm vụ cơ bản và cấp bách: Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng. Quan tâm đến trẻ em tàn tật và khó khăn. Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ. Chú trọng kế hoạch hóa gia đình. Bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Sự nỗ lực hợp tác quốc tế để thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao nhận thức của trẻ em về giá trị và nguồn gốc bản thân.

⇒ Những nhiệm vụ đề ra đề cập đến mọi vấn đề trong đời sống cả về tinh thần lẫn thể xác, trí tuệ.

Câu 5: Qua bản tuyên bố, em nhận thức như thế nào về tầm quan trọng của vấn đề bảo vệ chăm sóc trẻ em, về sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với vấn đề này.

Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế, liên quan trực tiếp đến tương lai nhân loại. Vấn đề này đang được quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ cụ thể, toàn diện.
Bình luận (0)
TP
30 tháng 8 2019 lúc 18:35

Câu 1 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Các phần trong văn bản hợp lí, chặt chẽ. Các phần trước làm cơ sở để phần cuối là kết luận rút ra. Các đề mục rõ ràng, có tên gọi cụ thể.

Câu 2 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Phần “Sự thách thức” nêu lên thực tế cuộc sống trẻ em thế giới :

+ Luôn bị các hiểm họa đe dọa, là nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, phân biệt chủng tộc, xâm lược.

+ Là nạn nhân của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, vô gia cư, dịch bệnh.

+ Nhiều trẻ em chết đói mỗi ngày do suy dinh dưỡng.

Câu 3 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Điều kiện thuận lợi của thế giới qua phần “Cơ hội” :

- Đã có công ước về quyền trẻ em.

- Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế ngày càng có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực.

- Phong trào giải trừ quân bị tạo điều kiện một số tài nguyên chuyển sang phục vụ mục tiêu phúc lợi xã hội.

Câu 4 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

Tính chất toàn diện của nội dung phần “Nhiệm vụ” :

- Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng.

- Quan tâm đến trẻ em tàn tật và khó khăn.

- Bảo đảm quyền bình đẳng nam nữ.

- Bảo đảm cho trẻ em được học hết bậc giáo dục cơ sở.

- Chú trọng kế hoạch hóa gia đình.

- Bảo đảm tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Nỗ lực hợp tác quốc tế.

- Nâng cao nhận thức trẻ em về giá trị và nguồn gốc bản thân.

=> Những nhiệm vụ toàn diện, đề cập đến mọi vấn đề trong đời sống, có tính khả thi.

Câu 5 (trang 35 sgk Ngữ Văn 9 Tập 1):

- Bảo vệ, chăm sóc trẻ em là nhiệm vụ có ý nghĩa quan trọng hàng đầu của từng quốc gia và cộng đồng quốc tế, liên quan trực tiếp đến tương lai nhân loại.

- Vấn đề này đang được quốc tế dành sự quan tâm thích đáng với các chủ trương, nhiệm vụ cụ thể, toàn diện.

Bình luận (0)
CT
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
HP
17 tháng 9 2021 lúc 20:17

em chụi thua

em ko tài nào ghi nổi

bài em dài quá

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TT
17 tháng 9 2021 lúc 20:47

bạn chụp rồi gửi sang 

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
DP
27 tháng 9 2021 lúc 15:50

Gác-xi-a Mác-két, nhà văn nổi tiếng của Cô-lôm-bi-a (được trao giải Nô-ben văn chương) đã viết một bài nghị luận lấy tên là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình để bày tỏ mối lo ngại sâu sắc của mình trước hiểm họa hạt nhân. Bằng lập luận sắc bén và hệ thống dẫn chứng cụ thể, chính xác, đầy sức thuyết phục, ông đã làm một công việc có ý nghĩa nhân đạo lớn lao là thức tỉnh loài người trước nguy cơ chiến tranh hạt nhân đang lơ lửng trên đầu, có thể trong nháy mắt hủy diệt toàn bộ sự sống trên trái đất. Nhà văn Mác-két đã lên án chiến tranh hạt nhân bằng cách nhấn mạnh sự tương phản ghê gớm giữa chi phí cho việc duy trì, phát triển sự sống và chi phí cho việc hủy diệt sự sống trên hành tinh. Bất kì ai đọc những dòng này đều phải nghiêm túc suy ngẫm và rút ra ý nghĩa thiết thực từ những so sánh có tính mục đích rõ ràng của nhà văn. Trình độ hiểu biết sâu rộng trên nhiều lĩnh vực kết hợp cùng tình cảm chân thành và mối quan tâm sâu sắc đối với con người, cuộc sống đã thúc đẩy nhà văn G. Mác-két viết nên những dòng chữ tràn đầy nhiệt huyết, làm rung động lòng người. Qua bài viết, ta hiểu thêm về những chi phí cũng như hậu quả nặng nề của chiến tranh, từ đó thôi thúc ta có ý thức bảo vệ nền hòa bình của nhân loại. Nhà văn Mác-két với những tác phẩm, những bài viết chứa đựng ý nghĩa nhân đạo to lớn, sâu sắc đã đóng góp không nhỏ vào phong trào hòa bình trên thế giới. Nhiều năm qua đi nhưng tác phẩm vẫn giữ những giá trị to lớn và là động lực quan trọng để con người hành động, bảo vệ thế giới.

Bình luận (1)
LN
18 tháng 9 2023 lúc 18:54

Quê em là một làng nhỏ ven sông cầu, phong cảnh rất nên thơ với cây đa, mái đình và những cánh đồng thẳng cánh cò bay. Mùa xuân ấm áp là những ngày đẹp nhất của làng xóm quê em.

Mùa xuân đến, cả đất trời như ngập tràn hạnh phúc. Cây cối đâm chồi nảy lộc xanh tươi. Những mầm non bừng tỉnh sau giấc ngủ đông dài dằng dặc, khẽ vươn vai vẫy lá chào đón gió xuân. Muôn loài hoa khoe sắc, khoe hương trong nắng mới.

 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
27 tháng 12 2018 lúc 4:49

Chọn đáp án: D

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
5 tháng 12 2019 lúc 17:05

Chọn đáp án: D.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
31 tháng 1 2017 lúc 4:56

- Tác phẩm được trích từ bài tham luận của G.G Mác - két trong buổi gặp gỡ lần thứ hai vào tháng 8 năm 1986 giữa nguyên thủ 6 nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi Lạp, Tan-da-ni-a tại Mê-hi-cô để cùng đưa ra một bản tuyên bố kêu gọi chấm dứt chạy đua vũ trang, thủ tiêu vũ khí hạt nhân để bảo vệ an ninh và hòa bình thế giới

Bình luận (0)