Những câu hỏi liên quan
DN
Xem chi tiết
ND
31 tháng 1 2018 lúc 6:36

1. Phân tích đề:

- Đây là dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề cần nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh

- Phương pháp: Sử dụng thao tác lập luận phân tích kết hợp với nêu cảm nghĩ

- Phạm vi dẫn chứng: văn bản Vào phủ chúa Trịnh là chủ yếu

2. Lập dàn ý

a. Mở bài

Giới thiệu văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

b. Thân bài

* Cuộc sống giàu sang, xa xỉ, thừa thãi, những lễ nghi rườm rà của chúa Trịnh:

- cây cối um tùm, chim hót líu lo

- Đồ đạc nhân gian chưa từng thấy. Toàn được son son, dát vàng

- Lầu son gác tía, rèm châu, hiên ngọc, sập vàng

- Đồ ăn toàn của ngon vật lạ

- Quan lính, kẻ hầu, người hạ tấp nập…

- Phủ chúa uy nghi, xa xỉ hơn cung vua…

- Vào phủ chúa phải đi qua nhiều cửa, qua nhiều dãy hành lang quanh co…

* Bức chân dung thế tử Trịnh Cán

- Là một cậu bé 5, 6 tuổi

- Vây quanh cậu bé bao nhiêu là gấm vóc lụa là, vàng, ngọc, sập, nến, đèn, hương hoa, màn trướng,…

- Người hầu hạ, cung tần, mĩ nữ, thái y đứng gần hoặc chực ở xa.

* Thái độ và dự cảm của tác giả

- Dửng dưng trước cuộc sống giàu sang, xa hoa, thừa thãi của phủ chúa

- Phê phán cuộc sống xa xỉ đó

- Việc khám bệnh cho thế tử Trịnh Cán thể hiện sự tận tâm, nhân cách của người thầy thuốc…

- Tác giả nhìn thấy trong sự xa hoa nơi phủ chúa có sự tàn tạ, lụi tàn…

c. Kết bài

- Nêu nhận xét của mình về giá trị của đoạn trích

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 4 2018 lúc 4:31

1. Phân tích đề

- Đề này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Yêu cầu về hình thức: Đây thuộc dạng bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng lấy chủ yếu từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Lập dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".

b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:

- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

   + Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

   + Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.

- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

 

Ví dụ: Đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
18 tháng 12 2018 lúc 4:06

1. Phân tích đề

- Đề này thuộc dạng đề định hướng rõ về nội dung và thao tác nghị luận.

- Vấn đề nghị luận: Giá trị hiện thực sâu sắc của đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

- Yêu cầu về hình thức: Đây thuộc dạng bài nghị luận văn học (phát biểu cảm nghĩ về giá trị hiện thực của văn bản). Dẫn chứng lấy chủ yếu từ đoạn trích Vào phủ chúa Trịnh.

2. Dàn ý

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm của đoạn trích (Nêu luận điểm của đề)

Ví dụ: Không chỉ là một danh y lỗi lạc, Lê Hữu Trác còn là một văn nhân văn nhân tài ba của nước ta ở TKXVIII. Nhắc đến ông không thể không nhắc đến "Thương kinh kí sự". Tác phẩm phản ánh hiện thực sâu sắc cuộc sống xa hoa, giàu sang, quyền uy tột bậc của nhà chúa. Giá trị ấy đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích "Vào phủ chúa Trịnh".

b. Thân bài: Cần triển khai rõ các ý sau:

- Bức tranh hiện thực về cuộc sống xa hoa nơi phủ chúa:

   + Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên cực kì xa hoa, tráng lệ và không kém phần tôn nghiêm. Cảnh nói lên uy quyền tột bậc của nhà chúa.

   + Cùng với sự xa hoa là cung cách sinh hoạt đầy kiểu cách.

- Từ bức tranh này, ta nhận thấy thái độ phê phán nhẹ nhàng mà thấm thía của tác giả, đồng thời dự cảm được sự duy tàn của giai cấp thống trị Lê – Trịnh thế kỉ XVIII đang tới gần.

c. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và liên hệ bản thân.

Ví dụ: Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tàỉ quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sông xa hoa, quyền quý của chúa Trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường lợi danh của mình. Đối với ông thì không có gì quý bằng cuộc sống tự do nơi non xanh nước biếc chốn quê nhà, được đem hết tài năng, nhiệt huyết cống hiến cho y thuật và cứu nhân độ thế. Cuộc sống nơi cung vua, phủ chúa dẫu giàu sang phú quý tột bậc nhưng rốt cục cũng chỉ là vào luồn ra cúi, cá chậu chim lồng mà thôi.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
1 tháng 4 2018 lúc 5:21

Thượng kinh kí sự là những điều Lê Hữu Trác mắt thấy tai nghe trong chuyến đi từ Hương Sơn ra Thăng Long chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
10 tháng 1 2017 lúc 8:38

Khi khám bệnh, Lê Hữu Trác đưa ra nguyên nhân dẫn đến bệnh của thế tử:

“Là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

Đáp án cần chọn là: C

Bình luận (0)
TV
Xem chi tiết
MY
25 tháng 3 2018 lúc 11:01
Soạn bài: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh (Trích Vũ Trung tùy bút - Phạm Đình Hổ)

Xem thêm: Tóm tắt: Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Bố cục:

- Phần 1 (từ đầu đến "biết đó là triệu bất tường"): Cuộc sống xa hoa vô độ trong phủ Chúa.

- Phần 2 (đoạn còn lại): Sự tác oai tác quái, nhũng nhiễu dân chúng của bọn quan lại dưới quyền Chúa.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1: Thói ăn chơi xa xỉ, vô độ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận trong phủ được được miêu tả thông quan những cảnh và những việc cụ thể:

- Việc xây dựng đình đài và thú ngao du vô độ

- Miêu tả tỉ mỉ những cuộc bài trí dạo chơi của chúa Trịnh

- Việc thu sản vật, thứ quý; Việc bày vẽ trang trí trong phủ gây phiền nhiễu, tốn kém.

Tác giả kín đáo bộc lộ thái độ chủ quan của mình trước việc ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh khi miêu tả cảnh vườn trong phủ Chúa: "Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ đổ tan tành, kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường.". Cảm nhận của tác giả về cái "triệu bất tường" mang ý nghĩa như sự phê phán, cảnh báo về thói ăn chơi, hưởng lạc sa hoa trên mồ hôi, xương máu của nhân dân sẽ dẫn đến cảnh suy tàn, tan vỡ tang thương.

Câu 2:

Bọn quan hầu cận trong phủ chúa, I thé mà làm càn, tác oai tác quái trong nhân dân. Thủ đoạn của chúng là hành động vừa ăn cắp vừa la làng, người dân như thế là bị cướp của tới hai lần, bằng không thì phải tự tay hủy bỏ của quý của mình. Đó là điều hết sức vô lí, bất công.

Trong đoạn văn tác giả kể lại một sự việc đã xảy ran gay tại gia đình mình để tăng sức thuyết phục cho những chi tiết chân thực mà tác giả đã ghi chép ở trên, đồng thời cũng làm cho cách viết phong phú, sinh động. Cảm xúc của tác giả được gửi gắm qua sự việc một cách kín đáo.

Câu 3: Sự khác nhau giữa thể tùy bút và truyện là:

- Tuỳ bút là thể văn dùng để ghi chép những con người và sự việc cụ thể, có thực, qua đó người viết chú trọng bộc lộ thái độ, cảm xúc, suy tư, nhận thức đánh giá của mình về con người và cuộc sống. Truyện là thể văn phản ánh hiện thực qua bức tranh mở rộng của đời sống qua các sự kiện, biến cố xảy ra trong cuộc đời con người.

- Truyện thường phải có cốt truyện và nhân vật; cốt truyện được trình bày có mở đầu, diễn biến, kết thúc; nhân vật được xây dựng có đặc điểm ngoại hình, chi tiết miêu tả nội tâm, diễn biến tâm lí,… Tuỳ bút là sự ghi chép tuỳ hứng, có khi tản mạn, không theo một cốt truyện nào mà chủ yếu nhằm bộc lộ tình cảm, thái độ của tác giả.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 63 SGK): Tình trạng đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII.

Đất nước ta vào thời vua Lê - chúa Trịnh cuối thế kỉ XVIII rơi vào tình cảnh vô cùng hỗn độn, lũng loạn. Vua chúa thì ăn chơi hưởng lạc, sống cuộc sống xa hoa. Trong phủ Chúa đầy đủ những loại chim quý, thú lạ, cây cổ thụ,... những thứ. Người đứng đầu triều đình không chăm lo triều chính, bỏ mặc nhân dân, bọn quan lại ỷ vào điều đó mà hành động ngang ngược, nhũng nhiễu. Đến cả những nhà giàu cũng không yên với chúng, phải bỏ của ra để thoát tội giấu vật cung phụng do chúng gán cho. Nhà có loài cây nào quý cũng đành phải chặt bỏ. Nhưng chưa hết, thời bấy giờ, cuộc sống của dân đen đói khổ tới mức có cả núi vàng cũng không mua nổi gạo mà ăn. Người không có tiền thì phải bỏ ruộng bỏ vườn, đi bóc vỏ cây, bắt chuột mà ăn. Đương lúc loạn lạc, người ta còn lấy cả thịt người để làm thức ăn đem bán. Thật khốn đốn vô cùng!

Ý nghĩa - Nhận xét

- Qua bài học, học sinh nhận thức được bối cảnh đất nước ta trong thời kì vua Lê - chúa Trịnh.

- Học sinh thấy được nét đặc sắc trong tùy bút của Phạm Đình Hổ như: bút pháp miêu tả, sự kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức miêu tả, trần thuật, tự sự,...

Bình luận (0)
KR
Xem chi tiết
MN
7 tháng 9 2021 lúc 20:38

Em tham khảo:

“Thượng kinh kí sự" là tập 65, tập cuối bộ “Y tông tâm lĩnh”. Tác giả viết bằng chữ Hán có điểm xuyết vào một số bài thơ, ghi lại một chuyến đi từ Hương Sơn, Hà Tĩnh ra Kinh đô Thăng Long chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán (con trai của Trịnh Sâm và nguyên phi Đặng Thị Huệ).

Nhận được chỉ triệu của Trịnh Sâm, ông tâm sự: “Cây kia có hoa nên bị hái, người ta có cái hư danh nên phải lụy về chữ danh”. Cuốn kí sự ghi lại những điều mắt thấy tai nghe khi tác giả đến Thăng Long, vào phủ chúa chữa bệnh cho Thế tử, kể lại những cuộc tiếp xúc với các công khanh, nho sĩ nơi đế đô kinh kì. Ý muốn trở về núi của ông cuối cùng được chấp nhận, ông vui vì tự thấy “thân tuy mắc vào vòng danh lợi nhưng không bị danh lợi mê hoặc. Ra đi thung dung, trở về ngất ngưởng”… Đoạn cuối tập kí sự ông kể việc ông từ Thăng Long về thăm làng Liêu Xá, nơi quê cha đất tổ sau mấy chục năm xa cách, trước khi về lại Hương Sơn.

“Thượng kinh kí sự” thể hiện nhân cách cao đẹp của một danh y: coi trọng việc cứu người, coi thường danh lợi, ưa cuộc sống thanh nhàn. Cảnh, việc, người được tác giả nói đến trong tập kí sự mang giá trị tư liệu lịch sử đáng quý. Một cách viết nhẹ nhàng, lôi cuốn, nhiều trang đầy chất thơ.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
15 tháng 11 2017 lúc 10:58

=> Đáp án D

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
4 tháng 12 2019 lúc 10:26

=> Đáp án D

Bình luận (0)