Hướng dẫn soạn bài " Mây và sóng" - Ta go - Văn lớp 9
Hướng dẫn soạn bài " Sóng" - Xuân Quỳnh - Văn lớp 12
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
– Xuân Quỳnh tên đầy đủ là Nguyễn Thị Xuân Quỳnh (1942-1988)
– Quê ở làng La Khê- Hà Đông- Hà Tây
– Xuân Quỳnh có một tuổi thơ thiếu thốn tình thương
• Mẹ mất sớm
• Không được ở với cha
-> Có lẽ chính điều này đã tác động rất lớn đến Xuân Quỳnh khiến cho nhà thơ luôn luôn khao khát má
-> ấm gia đình, thơ bà thì dạt dào cảm xúc yêu thương
– Ban đâu Xuân Quỳnh chưa đến sự nghiệp văn chương mà là một diễn viên múa. Bà yêu một người bạn đồng nghiệp sau đó họ chia tay vì không hợp nhau
– Sau này Xuân Quỳnh chuyển sang làm thơ và nên duyên vợ chồng với nhà viết kịch nổi tiếng lưu Quang Vũ. Cả hai người đã có những phút giây hạnh phúc bên nhau mặc dù cả hai đều có con riêng. Thế nhưng hạnh phúc chẳng được bao lâu thì gia đình họ gặp phải một tai nạn kinh hoàng. Và tai nạn ấy đã cướp đi tính mạng của tất cả gia đình họ
– Xuân Quỳnh là một người phụ nữ có cuộc đời đa đoan nhiều lo âu vậy nên bà rất biết quý trọng và nâng niu hạnh phúc gia đình
b. Sự nghiệp
– Xuân Quỳnh là một nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kì kháng chiến chống Mỹ cứu nước
– Tác phẩm chính của bà: tự hát, hoa dọc chiến hào, tiếng gà trưa…
– Phong cách nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh: Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của người phụ nữ giàu tình yêu thương, vừa hồn nhiên tươi tắn, vừa chân thành đằm thắm, đầy mãnh liệt và khát khao trong tình yêu. Vừa lo âu về sự tàn phai đỗ vỡ cũng như dự cảm bất trắc.
2. Bài thơ
a. Hoàn cảnh sáng tác
– Bài thơ được sáng tác vào năm 1967 trong chuyến đi công tác vùng biển Diêm Điền. Bài thơ ra đời khi nhà thơ đã phải niếm trải những đỗ vỡ của cuộc hôn nhân thứ nhất. Đây là một bài thơ biểu hiện cho phong cách nghệ thuật của Xuân Quỳnh
– Bài thơ được in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào
b. Bố cục: 3 phần
– Hai khổ đầu: sóng và tình yêu
– Bốn khổ sau: tình yêu và nỗi nhớ
– Còn lại: tình yêu và khát vọng
c. Hình tượng
– Có hai hình tượng luôn song hành cùng nhau đó là sóng và em. Có lúc phản ánh lẫn nhau, có lúc tách rời có lúc lại hòa vào làm một => hình tượng này tuy hai mà một
II. Đọc hiểu chi tiết
1. Sóng biển và tình yêu
– Nhà thơ mở đầu bằng những đối lập của sóng biển:
“dữ dội” >< “dịu êm”
“ồn ào” >< “lặng lẽ”
-> Sóng biển được diễn tả dưới nhiều cung bậc hình thức, nghệ thuật đối lập để thấy được những trạng thái của sóng biển. Và đồng thời nó cũng ẩn dụ cho hình tượng người em gái đang yêu. Khi yêu con gái thường có những cung bậc cảm xúc khác nhau lúc yêu thương nhưng lúc lại giận hờn vu vơ
– Nghệ thuật đối lập “sông” >< “bể” cho thấy giới hạn, tình yêu thì không thể giới hạn người con trai không hiểu được người con gái thì người con gái sẽ tìm đến một người có tấm lòng rộng lớn hơn đủ hiểu người con gái là được
-> Bốn câu thơ thể hiện được quan niệm mới mẻ trong tình yêu của Xuân Quỳnh. Người con gái không phải chờ đợi mà tự có thể đi tìm lấy hạnh phúc của mình, quyết đình rời xa sông để tìm đến bể. quy luật của sóng từ trước đến nay vẫn thế cũng như quy luật của tình yêu cũng luôn mãi dạt dào trong trái tim trẻ.
2. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ
– Đã yêu là phải nhớ nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết:
“Đố ai sống được mà không yêu không nhớ không thương một kẻ nào”
– Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh của sóng để cắt nghĩa tình yêu tuy nhiên nhà thơ lại không thể lí giải được. Nhà thơ tự mình đặt ra hàng loạt những câu hỏi tu từ nhưng cuối cùng lại trả lời trong một cái lắc đầu đáng yêu “em cũng không biết nữa khi nào ta yêu nhau”
– Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ, con sóng ngoài kia ngày đêm vỗ vào bờ, dù là con sóng dưới lòng sông, con sóng trên mặt nước, dẫu có muôn với cách trở thì con sóng vẫn nhớ bờ mà vỗ về tha thiết, còn người con gái thì nhớ đến anh cả trong mơ vẫn cứ tưởng là vẫn thức
-> Như vậy hình tượng sóng để bộc lộ cho nỗi nhớ của mình. Đó là nỗi nhớ cháy bỏng, nhớ da diết không thể nào nguôi
– Nhà thơ chọn cách nói ngược để thấy được sự yêu thương ấy. dẫu tình yêu có ngang trái đến mức nào thì em cũng chỉ nghĩ về phương anh mà thôi
Hướng dẫn soạn bài "Phép phân tích và tổng hợp" - văn lớp 9
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Văn bản sau đây có mấy phần? Nội dung của từng phần là gì?
TRANG PHỤC
Không kể trên đường tuần tra, nơi rừng rậm hay suối sâu,… phải cởi giày ra đi chân đất, thông thường trong doanh trại hay nơi công cộng, có lẽ không ai mặc quần áo chỉnh tề mà lại đi chân đất, hoặc đi giày có bít tất đầy đủ nhưng phanh hết cúc áo, lộ cả da thịt ra trước mặt mọi người.
Người ta nói: “Ăn cho mình, mặc cho người”, có lẽ nhiều phần đúng. Cô gái một mình trong hang sâu chắc không váy xoè váy ngắn, không mắt xanh môi đỏ, không tô đỏ chót móng chân móng tay. Anh thanh niên đi tát nước hay câu cá ngoài cánh đồng vắng chắc không chải đầu mượt bằng sáp thơm, áo sơ-mi là phẳng tắp… Trang phục không có pháp luật nào can thiệp, nhưng có những quy tắc ngầm phải tuân thủ, đó là văn hoá xã hội. Đi đám cưới không thể lôi thôi lếch thếch, mặt nhọ nhem, chân tay lấm bùn. Đi dự đám tang không được mặc áo quần loè loẹt, nói cười oang oang.
Người xưa đã dạy: “Y phục xứng kì đức”. Ăn mặc sao cũng phải phù hợp với hoàn cảnh riêng của mình và hoàn cảnh chung nơi công cộng hay toàn xã hội. Dù mặc đẹp đến đâu, sang đến đâu mà không phù hợp thì cũng chỉ làm trò cười cho thiên hạ, làm mình tự xấu đi mà thôi. Xưa nay, cái đẹp bao giờ cũng đi với cái giản dị, nhất là phù hợp với môi trường. Người có văn hoá, biết ứng xử chính là người biết tự hoà mình vào cộng đồng như thế, không kể hình thức còn phải đi với nội dung, tức là con người phải có trình độ, có hiểu biết. Một nhà văn đã nói: “Nếu có một cô gái khen tôi chỉ vì bộ quần áo đẹp mà không khen tôi có bộ óc thông minh thì tôi chẳng có gì đáng hãnh diện”. Chí lí thay!
Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp.
(Theo Băng Sơn, Giao tiếp đời thường)
Gợi ý: Bài văn trên được bố cục thành 3 phần. Ở phần đầu (Mở bài), tác giả nêu ra đòi hỏi của việc cân nhắc trong ăn mặc ở cộng đồng xã hội. Ở hai đoạn tiếp (Thân bài), tác giả bàn đến vấn đề phải ăn mặc sao cho hợp văn hoá, đạo đức, hợp với môi trường. Trong câu cuối bài (Kết bài), tác giả rút ra nhận định về trang phục đẹp.
2. Ở đoạn mở đầu, tác giả nêu ra một loạt dẫn chứng về cách ăn mặc nhằm nói lên điều gì?
Gợi ý: Tác giả nêu ra các dẫn chứng về ăn mặc nhằm gợi ra vấn đề về tính chỉnh tề, đồng bộ, thích hợp trong sử dụng trang phục.
3. Xác định 2 luận điểm chính của văn bản. Tác giả đã làm như thế nào để diễn đạt hai luận điểm đó?
Gợi ý: Hai luận điểm chính của bài văn là:
(1) Ăn mặc phải phù hợp với hoàn cảnh chung và thích hợp với từng công việc, từng hoàn cảnh cụ thể.
(2) Ăn mặc phải phù hợp với đạo đức, giản dị, hoà mình với cộng đồng.
Các luận điểm trên được diễn đạt bằng phép lập luận phân tích.
4. Tác giả đã phân tích những biểu hiện khác nhau của “quy tắc ngầm” trong sử dụng trang phục từ đó kết luận vấn đề. Hãy cho biết tác giả đã triển khai kết luận bằng cách nào?
Gợi ý: Từ việc phân tích những biểu hiện cụ thể của những “quy tắc ngầm” trong ăn mặc, tác giả đã kết lại vấn đề bằng phương thức lập luận tổng hợp: Thế mới biết, trang phục hợp văn hoá, hợp đạo đức, hợp môi trường mới là trang phục đẹp. Phần lập luận tổng hợp thường được đặt ở cuối đoạn hoặc cuối bài.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc lại văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm, chú ý việc sử dụng phép lập luận phân tích của tác giả.
2. Tác giả đã phân tích như thế nào để làm rõ luận điểm: “Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”?
Gợi ý: Nhận xét về việc trình bày các ý phân tích theo trình tự chặt chẽ. Để trả lời câu hỏi “Tại sao đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn?”, tác giả đã lần lượt triển khai phân tích các ý:
- Học vấn là của nhân loại;
- Học vấn được tích luỹ, lưu truyền trong sách;
- Muốn tiến lên thì phải nắm vững những học vấn đã được lưu truyền;
- Nếu không tận dụng những thành quả đã được lưu truyền thì sẽ lạc hậu, tụt hậu.
3. Nhận xét về việc phân tích lí do phải chọn sách mà đọc của tác giả.
Gợi ý: Tác giả đã phân tích lí do phải chọn sách mà đọc bằng các ý:
- Số lượng sách nhiều, chất lượng lại khác nhau;
- Sức người có hạn;
- Có sách chuyên môn, có sách thường thức; giữa tri thức chuyên môn và tri thức thường thức lại có quan hệ với nhau.
4. Tầm quan trọng của cách đọc sách được tác giả phân tích như thế nào?
Gợi ý: Các ý trong lập luận phân tích của tác giả:
- Đọc sách thì mới có điểm xuất phát cao;
- Muốn tiếp cận tri thức một cách nhanh nhất thì phải đọc sách.
- Đọc sách mà không chọn lọc thì đọc không xuể, kém hiệu quả.
- Đọc kĩ mới có hiệu quả.
5. Nhận xét về tác dụng của phép phân tích.
Gợi ý: Phép phân tích giúp chúng ta hiểu sâu sắc, cụ thể các đặc điểm của đối tượng mà chúng ta đang quan tâm. Kết quả của việc phân tích sẽ là cơ sở để tiến tới kết luận một vấn đề nào đó. Không có sự phân tích đúng đắn thì sẽ làm mất đi tính thuyết phục của kết luận.
Hướng dẫn soạn bài : " Khởi ngữ" - văn lớp 9
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Giúp HS nắm được đặc điểm và công dụng của khởi ngữ trong câu.
1. Xác định thành phần chủ ngữ trong các câu có từ ngữ in đậm dưới đây:
a) Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
b) Giàu, tôi cũng giàu rồi.
(Nguyễn Công Hoan, Bước đường cùng)
c) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp […]
(Phạm Văn Đồng, Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt)
Gợi ý:
Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. |
| ||||||
| CN |
|
| ||||
Giàu, tôi cũng giàu rồi. |
| ||||||
| CN |
|
| ||||
Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin ở tiếng ta | |||||||
| CN |
| |||||
2. So sánh giữa chủ ngữ trong các câu trên với những từ ngữ in đậm đứng trước nó.
Gợi ý:
- Về vị trí trong câu: các từ ngữ in đậm đứng trước chủ ngữ.
- Về quan hệ với vị ngữ: các từ ngữ in đậm không phải là chủ ngữ trong câu, không có quan hệ với thành phần vị ngữ như là chủ ngữ.
3. Các từ ngữ in đậm trong các câu trên là thành phần khởi ngữ. Như vậy, khởi ngữ đứng ở vị trí nào và có nhiệm vụ gì trong câu?
Gợi ý: Khởi ngữ đứng trước vị ngữ và có nhiệm vụ nêu lên đề tài được nói đến trong câu.
4. Những từ nào thường đứng kèm trước khởi ngữ?
Gợi ý: Đứng kèm trước khởi ngữ thường là các quan hệ từ như về, đối với.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích dưới đây:
a) Ông cứ đứng vờ vờ xem tranh ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết sức.
(Kim Lân, Làng)
b) – Vâng! Ông giáo dạy phải! Đối với chúng mình thì thế là sung sướng.
(Nam Cao, Lão Hạc)
c) Một mình thì anh bạn trên trạm đỉnh Phan-xi-păng ba nghìn một trăm bốn mươi hai mét kia mới một mình hơn cháu.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
d) Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
e) Đối với cháu, thật là đột ngột […].
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý:
- Chú ý vị trí của khởi ngữ để xác định, phân biệt với chủ ngữ: khởi ngữ đứng trước chủ ngữ.
- Các khởi ngữ: (a) - Điều này; (b) - Đối với chúng mình; (c) – Một mình; (d) – Làm khí tượng; (e) - Đối với cháu.
2. Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây đóng vai trò gì trong câu?
a) Anh ấy làm bài cẩn thận lắm.
b) Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được.
Gợi ý: Cụm từ làm bài trong câu (a), từ hiểu, giải trong câu (b) đóng vai trò trung tâm vị ngữ của câu.
3. Hãy viết lại hai câu trong bài tập trên bằng cách chuyển phần in đậm thành khởi ngữ (có thể thêm trợ từ thì).
Gợi ý:
- Làm bài, anh ấy cẩn thận lắm.
- Hiểu thì tôi hiểu rồi, nhưng giải thì tôi chưa giải được.
Hướng dẫn soạn bài : "Con cò " - Chế Lan Viên - Văn lớp 9
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Chế Lan Viên (1920-1989) tên khai sinh là Phan Ngọc Hoan, quê ở Cam Lộ - Quảng Trị. Trước Cách mạng tháng Tám Chế Lan Viên đã nổi tiếng trong phong trào Thơ mới qua tậpĐiêu tàn. Chế Lan Viên đã có những đóng góp lớn vào những thành tựu của văn học kháng chiến, ông là một trong những tên tuổi hàng đầu của nền thơ Việt Nam thế kỷ XX.
2. Bài thơ Con cò được sáng tác năm 1962, in trong tập thơ Hoa ngày thường, chim báo bão. Hình tượng con cò trong những câu hát ru đã thể hiện những suy nghĩ sắc sảo và chan chứa cảm xúc của tác giả về tình mẹ và lời ru.
3. Hình tượng bao trùm cả bài thơ là hình tượng con cò. Đó là con cò trong ca dao truyền thống, xuất hiện rất phổ biến và được dùng với nhiều ý nghĩa khác nhau, nhưng ý nghĩa phổ biến nhất là hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả, nhọc nhằn nhưng luôn thể hiện được những đức tính tốt đẹp và niềm vui sống.
4. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn:
- Đoạn 1: hình ảnh con cò qua những lời ru bắt đầu đến với tuổi ấu thơ.
- Đoạn 2: hình ảnh con cò đi vào tiềm thức của tuổi thơ, trở nên gần gũi và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.
- Đoạn 3: từ hình ảnh con cò, nhà thơ suy ngẫm và triết lý về ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đối với cuộc đời mỗi con người.
5. Trong đoạn đầu bài thơ, tác giả đã sử dụng những câu ca dao:
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cổng phủ, bay ra cánh đồng
- Con cò bay lả bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng
- Con cò mày đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao
Ông ơi ông vớt tôi nao
Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng
Có xáo thì xáo nước trong
Đừng xáo nước đục, đau lòng cò con.
Trong hai bài ca dao trước, hình ảnh con cò gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc, nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời xưa. Trong bài ca dao sau (Con cò mày đi ăn đêm...), hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người, nhất là người phụ nữ đang nhọc nhằn, vất vả để kiếm sống nuôi con.
6. Hình tượng trung tâm trong bài thơ là cánh cò nhưng cảm hứng chủ đạo lại là tình mẹ. Hình ảnh con cò đã gợi ý nghĩa biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ đầy dịu dàng của người mẹ. Bởi vậy, những câu thơ mang tính khái quát trong bài đều là những câu thơ chan chứa tình cảm yêu thương của người mẹ:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Đó là một quy luật tình cảm bền vững và sâu sắc, thể hiện tình cảm yêu thương vô bờ bến của người mẹ. Dù ở đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở.
Một con cò thôi
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Vỗ cánh qua nôi.
Lời ru cũng là khúc hát yêu thương. Sự hoá thân của người mẹ vào cánh cò mang nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn để những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
Dựa vào đặc điểm nghệ thuật của bài thơ, có thể nhận diện:
1. Về thể thơ:
Trong bài thơ này, tác giả sử dụng thể thơ tự do nhưng các đoạn thường được bắt đầu bằng những câu thơ ngắn, có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ lặp gợi âm điệu lời ru. Tuy nhiên, trong bài thơ, ta còn nhận thấy giọng suy ngẫm, triết lý.
2. Về hình ảnh:
Hình ảnh con cò trong ca dao trở thành điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng của tác giả. Những hình ảnh trong bài thơ vừa rất gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu ý nghĩa biểu tượng và sắc thái biểu cảm.
Hướng dẫn soạn bài : " Viếng lăng Bác" - Viễn Phương - Văn lớp 9
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.
2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.
3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...
4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:
- Hương ổi phả vào trong gió se.
- Gió thu giăng mắc chầm chậm.
- Dòng sông dềnh dàng trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).
- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".
- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...
Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.
5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.
Hướng dẫn soạn bài : " Các thành phần biệt lập" - văn lớp 9
Soạn bài: Các thành phần biệt lập
Hướng dẫn soạn văn, soạn bài, học tốt bài
CÁC THÀNH PHẦN BIỆT LẬP
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Thành phần tình thái
a) Những từ ngữ in đậm trong các câu sau (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) thể hiện điều gì?
(1) Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
(2) Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi.
Gợi ý: Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu.
- (1) – chắc: thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (ý nghĩ của nhân vật).
- (2) – Có lẽ: cũng thể hiện độ tin cậy cao của người nói (người kể chuyện) đối với nội dung được nói đến trong câu (tâm trạng, cử chỉ của nhân vật), nhưng ở một mức độ không cao như từchắc.
b) Thử lược bỏ các từ ngữ in đậm (thành phần tình thái) trong những câu trên và cho biết nội dung cơ bản của câu có thay đổi không. Vì sao?
Gợi ý: Thànhphần tình thái không quyết định đến nghĩa sự việc của câu. Cho nên khi bỏ đi các từ ngữ chắc, có lẽ thì nội dung cơ bản của những câu trên không thay đổi.
2. Thành phần cảm thán
a) Các từ ngữ in đậm trong những câu dưới đây có chỉ sự vật hay sự việc gì không?
(1) Ồ, sao mà độ ấy vui thế.
(Kim Lân, Làng)
(2) Trời ơi, chỉ còn có năm phút!
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
Gợi ý: Các từ ngữ Ồ, Trời ơi trong hai câu này không chỉ sự vật hay sự việc cụ thể nào. Đây là thành phần cảm thán, có tác dụng bộc lộ tâm lí của người nói.
b) Căn cứ vào những từ ngữ nào trong câu để chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặctrời ơi?
Gợi ý: Nhờ những phần tiếp theo của câu mà chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa cảm thán của từng câu, rằng tại sao người nói lại kêu lên ồ và trời ơi.
3. Các thành phần tình thái và cảm thán không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu cho nên chúng được gọi là thành phần biệt lập.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Đọc các câu sau đây và chỉ ra những thành phần tình thái, cảm thán:
a) Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều.
(Kim Lân, Làng)
b) Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, nhưng hoàn thành sáng tác còn là một chặng đường dài.
(Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa)
c) Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như chỉ có tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược, đưa cho tôi và nhìn tôi một hồi lâu.
(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)
d) Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được.
(Kim Lân, Làng)
Gợi ý:
- Các thành phần tình thái: có lẽ, hình như, chả nhẽ
- Các thành phần cảm thán: chao ôi
2. Hãy sắp xếp các từ ngữ sau đây theo trình tự tăng dần độ tin cậy (hay độ chắc chắn):
chắc là, dường như, chắc chắn, có lẽ, chắc hẳn, hình như, có vẻ như.
Gợi ý: Có thể có những từ ngữ có mức độ tin cậy (hay chắc chắn) ngang hàng nhau, chỉ khác nhau về thói quen hay hoàn cảnh sử dụng.
- dường như / hình như / có vẻ như à có lẽ à chắc là à chắc hẳn à chắc chắn
3. Lần lượt thay các từ chắc / hình như / chắc chắn vào chỗ trống trong câu sau đây và cho biết với từ nào thì người nói phải chịu trách nhiệm cao nhất (và với từ nào thì trách nhiệm đó thấp nhất) về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra. Tại sao nhà văn Nguyễn Quang Sáng lại chọn từchắc?
Với lòng mong nhớ của anh, …… anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.
Gợi ý: Trong số 3 từ, với từ chắc chắn, người nói sẽ phải chịu trách nhiệm cao nhất về độ tin cậy của sự việc do mình nói ra; với từ hình như, trách nhiệm về độ tin cậy mà người nói phải chịu thấp nhất. Nhà văn chọn từ chắc là chính xác nhất. Đây là lời của người kể chuyện nói về suy nghĩ của nhân vật (anh). Cho nên, nếu dùng từ với mức độ tin cậy cao (như chắc chắn) thì sẽ giảm tính khách quan cho lời kể, bởi vì dù sao thì người kể và nhân vật cũng là những chủ thể khác nhau, chỉ có thể khẳng định chắc chắn khi suy nghĩ ấy là của chính mình. Nếu dùng từ hình như thì độ tin cậy không đủ để tạo ra sức thuyết phục cho lời kể, khi đó người kể hoàn toàn tách rời với nhân vật.
4. Viết một đoạn văn ngắn, có sử dụng câu chứa thành phần cảm thán hoặc tình thái, nói về cảm xúc của em khi được thưởng thức một tác phẩm văn nghệ (truyện, thơ, phim, ảnh, tượng,…).
Gợi ý:
- Những yếu tố tình thái thường được sử dụng: chắc chắn, chắc hẳn, chắc là, hình như, dường như, hầu như, có vẻ như…
- Những yếu tố cảm thán thường được sử dụng: ôi, chao ôi, than ôi, chà, trời ơi…
Hướng dẫn soạn bài " Làng" - Kim Lân - Văn lớp 9
Hướng dẫn soạn bài " Sang thu" - Nguyễn Hữu Thỉnh - Văn lớp 9
I. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Nhà thơ Hữu Thỉnh sinh năm 1942, quê ở huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Ông đã từng nhập ngũ, vào binh chủng Tăng - Thiết giáp rồi trở thành cán bộ văn hoá tuyên truyền của quân đội. Từ năm 2000, Hữu Thỉnh được bầu làm Tổng thư ký Hội Nhà văn Việt Nam.
Hữu Thỉnh rất gắn bó với cuộc sống nông thôn. Ông có nhiều bài thơ hay về con người và cuộc sống nông thôn.
2. Bài thơ Sang thu được tác giả sáng tác năm 1977.
3. Sự biến đổi của đất trời sang thu được nhà thơ cảm nhận bắt đầu từ những tín hiệu chuyển mùa: ngọn gió se mang theo hương ổi. Những sự biến đổi đó mang đến tâm trạng ngỡ ngàng, bâng khuâng được thể hiện qua các từ bỗng, hình như...
4. Sự biến chuyển của trời đất lúc thu sang được nhà thơ cảm nhận qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế:
- Hương ổi phả vào trong gió se.
- Gió thu giăng mắc chầm chậm.
- Dòng sông dềnh dàng trôi.
- Những cánh chim bắt đầu vội vã (chuẩn bị cho chuyến đi tránh rét).
- Đám mây mùa hạ đã "vắt nửa mình sang thu".
- Nắng cuối hạ vẫn còn nhiều nhưng đã vơi dần những cơn mưa...
Những từ ngữ diễn tả cảm giác, trạng thái (bỗng, phải vào, chùng chình, dềnh dàng, vắt nửa mình...) được nhà thơ sử dụng rất tinh tế. Một mặt, chúng cho thấy trạng thái biến đổi của sự vật, mặt khác, chúng diễn tả tâm trạng bâng khuâng, xôn xao của tâm hồn trong thời khắc biến chuyển của đất trời.
5. Hai câu thơ cuối có cách diễn tả thật độc đáo:
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.
Xét về ý nghĩa tả thực, hai câu thơ này có thể được hiểu rằng: Những tiếng sấm không còn bất ngờ nữa, thực chất là đã ít đi những tiếng sấm gắn liền với những cơn mưa mùa hạ quen thuộc. Một hiện tượng không có gì đặc biệt, thậm chí có thể coi là hiển nhiên nhưng cái hay của câu thơ nằm ở cách diễn đạt. Có cái gì đó thật ngộ nghĩnh, hồn nhiên trong cách cảm nhận và quan sát nhưng lại cũng rất già dặn, từng trải trong cách miêu tả và biểu hiện. Sấm là một hiện tượng thiên nhiên có tính bất thường. Trong hai câu này, dường như sấm còn là biểu tượng cho những vang động của cuộc sống sôi nổi. Mùa hè vốn đầy ắp âm thanh và màu sắc, mùa thu, trái lại, yên tĩnh và sâu lắng hơn. Chi tiết "sấm cũng bớt bất ngờ" cũng là một tín hiệu cho thấy mùa thu đang đến.
II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước biến thái thiên nhiên, do đó cần đọc bằng giọng nhẹ nhàng,
Hướng dẫn soạn bài : " Chó sói và cừu trong thơ ngụ ngôn của La Phông - ten" (trích) - văn lớp 9
1. Ngụ ngôn vốn là một thể loại văn học dân gian, thường dựng chuyện về loài vật để nói về con người. Các câu chuyện ngụ ngôn có ý nghĩa xã hội, ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc, chính vì vậy mà một số nhà văn cũng thường sáng tác theo thể loại này, tiêu biểu như E-dốp, La-phông-ten...
2. Hi-pô-lít Ten (1828-1893) là triết gia, sử gia đồng thời cũng là nhà nghiên cứu văn học nổi tiếng của Pháp, Viện sĩ Viện Hàn lâm Pháp. Ông đã dành nhiều thời gian nghiên cứu về truyện ngụ ngôn của La-phông-ten. Đây là một bài nghị luận văn chương, trích từ chương II, phần II của công trìnhLa-phông-ten và thơ ngụ ngôn của ông, in năm 1853.
3. Văn bản có bố cục hai phần:
- Phần một (từ đầu đến "tốt bụng như thế"): hình tượng con cừu trong thơ La-phông-ten.
- Phần hai (còn lại): hình tượng chó sói trong thơ La-phông-ten.
Trong cả hai đoạn, nhằm làm nổi bật các hình tượng con cừu và con chó sói trong thơ La-phông-ten, tác giả đều dẫn ra những dòng viết về hai con vật ấy của nhà khoa học Buy-phông. Mạch nghị luận trong cả hai phần cũng tương đối giống nhau, đều theo trật tự ba phần: dưới ngòi bút của La-phông-ten - dưới ngòi bút của Buy-phông - dưới ngòi bút của La-phông-ten. Trong phần một, hình ảnh cừu trong thơ La-phông-ten được thể hiện qua một đoạn thơ cụ thể. Cách viết như vậy khiến cho bài văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.
4. Buy-phông viết về loài cừu và loài chó sói từ quan điểm của một nhà khoa học, bởi vậy, các chi tiết đều giống như trong đời thực. Ông không nói đến "sự thân thương của loài cừu" cũng như "nỗi bất hạnh của loài sói" bởi vì đó không phải là đặc điểm tiêu biểu của chúng. Những đặc điểm đó do con người "gán" cho loài vật, không thể xuất hiện trong công trình nghiên cứu của một nhà khoa học.
5. Khi xây dựng hình tượng con cừu, trước hết, La-phông-ten đã đặt một chú cừu con trong một hoàn cảnh đặc biệt: đối mặt với chó sói bên dòng suối. Hoàn cảnh đó làm nổi bật lên tính chất hiền lành, nhút nhát - cũng là một đặc điểm tiêu biểu cho tính nết của loài cừu. Vì sáng tác theo thể loại ngụ ngôn nên La-phông-ten đã nhân cách hoá con cừu, miêu tả cả chó sói và cừu như những con người cụ thể.
6. Hình tượng chó sói trong truyện ngụ ngôn của La-phông-ten được xây dựng dựa trên đặc tính vốn có của loài sói, đó là săn mồi. Từ đó, tác giả nêu ra hai luận điểm:
- Chó sói là kẻ đáng cười (vì không kiếm nổi miếng ăn nên đói meo).
- Chó sói còn là một kẻ đáng ghét vì nó làm hại đến người khác.
Để làm sáng tỏ hai luận điểm trên, có thể phân tích hình tượng chó sói trong thơ ngụ ngôn của La-phông-ten theo những gợi ý sau:
+ Con chó sói được nói đến trong bài thơ là một con sói cụ thể, rất sinh động (gầy giơ xương, đi kiếm mồi, muốn ăn thịt cừu non...).
+ Con chó sói được nhân cách hoá như hình tượng cừu dưới ngòi bút phóng khoáng của nhà thơ và đặc trưng của thể loại ngụ ngôn.