Hướng dẫn soạn bài : " Số phận con người" - Sô Lô Khốp
Ý kiến tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Số phận con người của Sô-lô-khốp.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả tinh tế, sâu sắc nội tâm, diễn biến tâm trạng nhân vật
+ Lời kể chuyện giản dị, sinh động, giàu sức hấp dẫn
+ Nhiều đoạn trữ tình ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc
- Ý nghĩa đoạn trích ngoại đề gây xúc động mạnh cho người đọc
+ Con người bằng ý chí, nghị lực, niềm tin vào tương lai, cần vượt qua chiến tranh, bi kịch của số phận
+ Cảm thông, chia sẻ với những đau thương mất mát, di chứng chiến tranh, cùng những khó khăn trong cuộc mưu sinh thường nhật
+ Lên án bão tố chiến tranh phi nghĩa, sức tàn phá của nó
+ Khát vọng hòa bình, tin tưởng vào ý chí, nghị lực
Theo anh (chị), qua đoạn trích này, Sô-lô-khốp nghĩ gì về số phận con người?
Gợi ý tên truyện nguyên văn bằng tiếng Nga là Sutba delveka có nghĩa là "số phận một con người". Vậy đề tài của truyện là phản ánh số phận một con người cụ thể: cậu bé Va-ni-a hoặc Xô-cô-lốp chứ không phải số phận con người nói chung. Tuy nhiên, đây là tác phẩm viết về thời hậu chiến, nên những nỗi đau mất mát quá lớn của con người sau chiến tranh cũng là chủ đề cửa truyện ngắn này. Sô-lô-khốp đã trăn trở về vấn đề cuộc sống, sinh mạng con người, cũng như vấn đề hạnh phúc của những người sống sót sau chiến tranh.
- Sô-lô-khốp suy nghĩ sâu sắc về số phận con người, tin tưởng vào nghị lực phi thường của cách mạng có thể vượt qua số phận.
Hướng dẫn soạn bài "Người trong bao" của A.P.Sê-Khốp
I. Tác giả - tác phẩm
1. Tác giả
An-tôn Páp -lô-vich Sê-khốp (1860-1904) là một trong những đại biểu cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga, bước vào lịch sử văn học Nga như một nhà cách tân thiên tài trong lĩnh vực truyện ngắn và kịch nói. A.Sê-khốp sinh ra và lớn lên trong một gia đình buôn bán nhỏ ở thị trấn Ta-gan-rốc, bên bờ biển A-dốp, miền nam nước Nga.
Sau khi tốt nghiệp Đại học Y, Sê-khốp vừa làm bác sĩ nông thôn vừa viết báo, viết văn đồng thời tham gia nhiều công việc xã hội, giáo dục, văn hóa; nổi bật là chuyến đi thăm đảo Xa-kha-lin (1890) - nơi đày ải các tù nhân Nga.
Năm 1887, Sê-khốp được nhận giải thưởng Pu-skin của Viện Hàn lâm khoa học Nga; năm 1890 ông được bầu làm việc sĩ danh dự Viện Hàn lâm khoa học Nga. Năm 1904, Sê khốp ốm nằng và qua đời ở Đức.
2. Tác phẩm
Người trong bao (1898) là truyện ngắn nổi tiếng của Sê - khốp, được sáng tác trong thời gian nhà văn dưỡng bện ở thành phố I-an-ta, trên bán đảo Crum, biển Đen. Đây là một trong ba truyện ngắn có chung chủ đề phê phán lối sống tầm thường, dung tục tiểu tư sản, lối sống của một kiểu người, một bộ phận trí thức xã hội Nga những năm cuối thế kí XIX.
Trong truyện ngắn Người trong bao, qua cuộc trò chuyện của hai người bạn: thầy giáo trường làng Bu-rơ-kin và bác sĩ thú y Ivan I Va nứt, qua khắc họa chân dung nhân vật thầy giáo dạy tiếng Hi Lạp cổ Bê li cốp, tác giả muốn khắc họa chân chủ đề người trí thức Nga, lối sống mê si an(tiểu tư sản) ở Nga, lối sống tầm thường, hủ lậu, hèn nhát, cá nhân và ích kỉ, máy móc và giáo điều, đê tiện và dung tục.
II. Trả lời câu hỏi
1. Hình tượng nhân vật Bê - li - cốp
- Chân dung Bê li cốp được vẽ bằng những nét khá cụ thể và đặc biệt rất kỳ dị: cặp kính đen trên gương mặt nhợt nhạt, nhỏ bé, choắt lại như mặt chồn... Đến ý nghĩa của mình, y cũng cố giấu vào bao. Y không bao giờ dám có ý kiến riêng về bất cứ một vấn đề nhỏ to nào,...
Từ những nét vẽ rất thành công, nhà văn khái quát khát vọng mãnh liệt - kì dị của Bê li cốp: thu mình trong một cái vỏ, tạo cho mình một thứ bao để có thể ngăn cách, bảo vệ hắn khỏi những ảnh hưởng, tác động của cuộc sống bên ngoài. Bê li cop nhút nhát, ghê sợ hiện tại nhưng lại ngợi ca, tôn sùng quá khứ. Chính vì kiểu sống và tính cách như thế cho nên mối tình đầu muộn mằn của y với Va ren ca, khi y đã ngoài bốn mươi tuổi vãn không thành là điều dễ hiểu.
Bê li cốp luôn luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống cổ lỗ, hủ lậu kì quái của mình. Luôn tự tin ở cách sống đúng mực và vì thế y rất ngạc nhiên và không thể chịu đựng được cách sống của chị em Va ren ca.
Quả thật, Bê li cốp không hiểu mọi người xung quanh, không hiểu xã hội, cuộc sống đương thời. Y cứ nhởn nhơ, tự nhiên đắm chìm trong quá khứ, trong những xác tín cực kì lạc hậu, đen tối như cặp kính đen luôn gắn với đôi mắt nhỏ của mình.. Đó là một người trong bao, lối sống trong bao, tính cách trong bao hay người mang vỏ ốc.
- Lối sống và con người Bê li cốp đã ảnh hưởng mạnh mẽ và dai dẳng đến lối sống tinh thần của anh chị em trong trường nơi y làm việc, trong cả thanh phố nơi y sống. Mọi người ghét y, sợ y, tránh xa y, không muốn dây với y.
Đôi khi có một người cũng muốn tò mò thử thay đổi cách sống của y bằng cách gán ghép y với Va ren ca nhưng chẳng ăn thua gì. Có người như Cô va len cô khinh ghét ra mặt, gây gổ với y nhưng tất thảy chẳng những không thể làm gì thay đổi mà còn bị tính cahcs ấy ám ảnh. Ngya cả khi Bê li cốp chết tính cách và lối sống ấy vẫn tiếp tục tồn tại và gây ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống hiện tại và tương lai của thành phố.
2. Trong cấu trúc nghệ thuật của truyện, nhà văn đã để Bê li cốp chết một cách bất ngờ. Cái chết của nhân vật chính đã gây ra không ít những ngạc nhiên cho những người xung quanh. Bê li cốp với tạng người và các cách sống của y dẫn đến cái chết như thế là loogic.
Với mọi người, khi Bê li cốp còn sống họ sợ hãi, căm ghét y; khi y chết họ cảm thấy được thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng, thoải mái. Nhưng chưa được bao lâu, cuộc sống của họ lại diễn ra như cũ, như khi Bê li cốp còn sống: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng. Từ cách thể hiện nghệ thuật này nhà văn khái quát ảnh hưởng, tác động dai dẳng, nặng nề của kiểu người Bê li cốp, lối sống ấy đã ám ảnh, đầu đọc bầu không khí ngột ngạt, nặng nề của văn hóa, đạo đức xã hội nước Nga đương thời như thế nào.
3. Hình ảnh cái bao là một trong những sáng tạo độc đáo của tác giả. Nó bao hàm và gợi ra cho người đọc những ý nghĩa sau:
- Nghĩa đen: Vật dùng để bao, gói, đựng đồ ..
- Nghĩa bóng: Lối sống và tính cách của Bê li cốp
- Nghĩa tượng trưng: Kiểu người trong bao, lối sống trong bao - một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX mà còn có ý nghĩa phổ quát hơn nhiều.
Chủ đề tư tưởng của truyện: Người trong bao lên án mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao hèn nhát, cá nhân, ích kỉ, hủ lậu của một bộ phận trí thức Nga và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga.
4. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện được thể hiện ở:
- Cách chọn ngôi kể: Tác giả đồng thời sử dụng cả hai hình thức người kể chuyện và nhân vật kể chuyện. Nhân vật trong truyện đồng thời cũng là nhân vật kể chuyện (Bu rơ kin) ở ngôi thứ nhất (xưng tôi). Tác giả vẫn giữa ngôi thứ ba, kể lại câu chuyện của Bu rơ kin. Nhờ cách kể như vậy, tác giả vừa đảm bảo được tính khách quan vừa vẫn thể hiện được tính chủ quan, gây được cảm giác gần gũi và chân thật của câu chuyện.
- Tạo ra cấu trúc kể truyện lồng trong truyện
- Giọng kể: giọng mỉa mai, châm biềm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh và sâu.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Bê li cốp được khắc họa mộtt cách rất điển hình – một tính cách kì quái mà chân thực từ ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động đến tính cách, lối sống.
- Biện pháp đối lập giữa các kiểu người, các tính cách và lối sống trái ngược.
- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: Hình ảnh cái bao và lời nói “nhỡ lại xảy ra việc gì thì sao”. Hình ảnh và lời nói này đều vừa có ý nghĩa cụ thể vừa có ý nghĩa biểu tượng.
- Kết thúc truyện bằng cách trực tiếp phát biểu chủ đề qua một câu cảm thán gây ấn tượng mạnh với người đọc.
5. Người trong bao có ý nghĩa thời sự rộng rãi và sâu sắc với đương thời ở nước Nga. Không những thế, lối sống trong bao, kiểu người trong bao với những biến thể, dị bản khác nhau có ý nghĩa toàn thế giới, lâu dài cho đến tận ngày nay. Chỉ đến khi nào xã hội loài người trở nên trong sạch, lành mạnh, tự do, khi mỗi cá nhân ý thức được mục đích và cách sống thống nhất với chuẩn mực văn hóa, đạo đức của cộng đồng hiện đại, .. thì lối sống trong bao mới triệt để chấm dứt.
|
Xem thêm: /tuthienbao.com/forum/showthread.php?t=109274#.Vsa_UZAVWgs#ixzz40ayQDAxb
Em hãy viết một đoạn văn 300 chữ nêu suy nghĩ về số phận con người trước và sau chiến tranh qua hình tượng nhân vật xô lô khốp
Hướng dẫn soạn bài " Thơ Hai - Cư của Ba-Sô" - Văn lớp 10
Câu 1 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Tình cảm thân thiết của nhà thơ với thành phố Ê-đô và nỗi niềm hoài cảm về kinh đô Ki-ô-tô đẹp đẽ đầy kỉ niệm:
- Về bài 1: Ba-sô quê ở Mi-ê. Ông lên Ê-đô ở được mười năm mới về thăm quê. Ở Ê-đô, Ba-sô rất nhớ quê, nhưng về quê rồi rồi Ba-sô lại thấy nhớ Ê-đô. Có lẽ ông đã coi Ê-đô như quê hương mình, muốn gắn bó với mảnh đất ấy như nơi mình đã sinh ra.
- Về bài 2: Ba- sô có nhắc đến chim đỗ quyên ở bài thơ này. Đó là tiếng chim mà ông nghe được khi quay lại Ki-ô-tô sau hai mươi năm. Tiếng chim nghe rất thê thiết vậy nên khi nghe thấy tiếng chim này, nhà thơ lại hoài niệm, nhớ về một Ki-ô-tô của quá khứ, một Ki-ô-tô đã xa xôi.
Câu 2 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Tình cảm của tác giả đối với mẹ, với một em bé bị bỏ rơi:
- Bài 3: thấm đượm xót xa tình mẫu tử. Ông đau đớn khi không chăm sóc được cho mẹ lại không thể gặp mẹ lần cuối bởi vậy nên “lệ trào nóng hổi”. Dòng nước mắt của nỗi xót xa, đau đớn, tình yêu thương đối với người mẹ đã khuất. Làn sương thu ở đây là giọt lệ như sương, hay mái tóc của mẹ bạc như sương, hay cuộc đời như giọt sương, ngắn ngủi vô thường,… Sương – tóc – lệ tan hoà, tạo nên hình tượng thơ mờ ảo, đa nghĩa.
- Bài 4: Bài thơ gợi lại một sự thực nhói đau ở Nhật ngày xưa. Đó là vào những năm mất mùa, đói kém, có nhà không nuôi nổi con phải bỏ con vào rừng, thậm chí còn nhẫn tâm giết đứa trẻ. Bởi vậy khi nghe tiếng vượn hú ông lien tưởng đến tiếng trẻ con khóc. Trong mùa thu, tiếng gió thổi nghe như tiếng mùa thu than khóc cho nỗi buồn đau của con người. Tất cả những âm thanh ấy gợi lên nỗi niềm đau thương khôn nguôn.
Câu 3 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ qua bài 5:
Hình ảnh chú khỉ đơn độc trong bài thơ gợi lên hình ảnh người nông dân Nhật Bản, gợi hình ảnh những em bé nghèo đang co ro trong cơn lạnh. Bài thơ thể hiện long từ bi với những sinh vật tội nghiệp và tình thương yêu sâu sắc của nhà thơ đối với những kiếp người nghèo khổ.
Câu 4 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):Mối tương giao giữa các sự vật hiện tượng được thể hiện qua:
- Bài 6: miêu tả cảnh mùa xuân, mùa hoa anh đào nở. Tác giả liên tưởng hàng ngàn cánh hoa đào phớt hồng, mỏng manh như giấy, lả tả bay, rụng xuống hồ và làm mặt nước gợn sóng. Chính cảnh tượng đẹp đẽ này lại ẩn chứa một triết lí vô cùng sâu sắc: sự tương giao của mọi vật trong vũ tru, mọi vật trong thế giới này đều tác động qua lại lẫn nhau, không có vật thể nào tồn tại độc lập.
- Bài 7: Trong cái không gian im lăng, có chút gì đấy trầm buồn thì tiếng ve hiện lên. Không râm ran, nó rền rĩ để rồi thấm vào đá. Khung cảnh u tịch, vắng lặng mang chút buồn
Câu 5 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Khát vọng được tiếp tục lãng du của Ba-sô:
Bài thơ này Ba-sô viết ở Ô-sa-ka (năm 1694). Đây là bài thơ từ thế của ông. Trước đó, ông đã thấy mình yếu lắm rồi, như một cánh chim sắp sửa bay khuất vào chân trời vô tận. Thế nhưng trước cái chết, Ba-sô không hề bi lụy. Cả cuộc đời mình Ba- Sô đã lang thang, phiêu bạt khắp nơi. Vì thế ngay cả khi sắp từ giã cõi đời, ông vẫn còn lưu luyến lắm, vẫn còn muốn tiếp tục cuộc đi - đi bằng hồn mình. Bài thơ như là một bức thông điệp cho cái tâm nguyện ấy. Và đúng là đọc bài thơ, ta lại như thấy hồn Ba-Sô lang thang trên khắp những cánh đồng hoang vu.
Câu 6 (trang 160 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): “Quý ngữ” và cảm thức thẩm mĩ về cái Vắng lặng, Đơn sơ, U huyền trong các bài 6,7,8:
- Bài 6: quý ngữ là “cánh hoa anh đào”. Hình ảnh này gợi lên mùa xuân. Cảm thức thẩm mĩ về cái đơn sơ của bài hai-cư này chính là những triết lí sâu sắc rút ra được từ bức tranh mùa xuân tươi đẹp kia.
- Bài 7: quý ngữ nằm trong hình ảnh "tiếng ve ngâm". Đó là âm thanh vang vọng nhất của mùa hè. Và cảm thức thẩm mĩ của bài thơ nằm chính trong sự u huyền, tịch mịch của không gian khi mà tiếng ve rền rĩ kia như từng giọt âm thanh thấm sâu vào từng kẽ đá.
- Bài 8: "những cánh đồng hoang vu". Từ những cánh đồng hoang vu hiện lên trong giấc mơ khi tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như sắp lịm đi kia gợi lên một mùa thu hiu quạnh và cảm thức thẩm mĩ của bài hai-cư cũng ẩn sâu trong cái vắng lặng đó.
Nội dung sau về tác giả Sô – lô – khốp đúng hay sai?
“Sô – lô – khốp sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai- a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Lena”.
A. Đúng
B. Sai
Đáp án: B
Sô – lô – khốp sinh tại thị trấn Vi-ô-sen-xcai- a thuộc tỉnh Rô-xtốp trên vùng thảo nguyên sông Đông.
Sô – lô – khốp là nhà văn của nước nào?
A. Nga
B. Đức
C. Pháp
D. Ý
Hướng dẫn soạn bài " Tục ngữ về con người và xã hội" - Văn lớp 7
1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày.
2. Phân tích từng câu tục ngữ
Câu | Nghĩa của câu tục ngữ | Giá trị của kinh nghiệm |
1 | Con người quý hơn tiền bạc. | Đề cao giá trị của con người. |
2 | Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. | Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. |
3 | Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu. | Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. |
4 | Cần phải học cách ăn, nói,… đúng chuẩn mực. | Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. |
5 | Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. | Đề cao vị thế của người thầy. |
6 | Học thầy không bằng học bạn. | Đề cao việc học bạn. |
7 | Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. | Đề cao cách ứng xử nhân văn. |
8 | Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. | Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả. |
9 | Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. | Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. |
3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:
– Không thầy đố mày làm nên.
– Học thầy không tày học bạn.
Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.
4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:
* Diễn đạt bằng so sánh:
– Một mặt người bằng mười mặt của.
– Học thầy không tày học bạn.
– Thương người như thể thương thân.
Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh “bằng”, hai âm “ươi”(người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh “tày”, vần với âm “ay” trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh “như”. Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.
* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:
– ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành… Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân và việc lớn, việc khó… là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.
* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
– Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).
– Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.
– Ăn, nói, gói, mở… ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.
– Quả, kẻ trồng cây, cây, non… cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.
Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8
Trả lời câu hỏi
1. Đọc
2. Phân tích từng câu tục ngữ
- Câu 1 : đề cao giá trị của con người
- Câu 2 : Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người
- Câu 3 : Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp
- Câu 4 : Cần phải học các hành vi ứng xử văn hóa
- Câu 5 : Đề cao vị thế người thầy
- Câu 6 : Đề cao việc học bạn
- Câu 7 : Đề cao ứng xử nhân văn
- Câu 8 : Phải biết ơn với những người có công lao, giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả
- Câu 9 : Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết
3. Hau câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận và đánh giá vai trò của người thầy và xác định được việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết.
- Không thầy đố mày làm nê
- Học thầy không tày học bạn
Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ này đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học và học tập những điều hay lẽ phải, từ kinh nghiệm của bạn bè thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.
4. Các giá trị nổi bật của đặc điểm trong tục ngữ :
a) Diễn đạt bằng so sánh :
Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt, có tác dụng làm cho các câu tục ngữ dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải được ý tưởng một cách dễ dàng
b) Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ
Phép ẩn dụ có tác dụng làm mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu
c) Dùng từ và câu có nhiều nghĩa
Tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp
I. THỂ LOẠI
(Xem thêm trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất)
Ngoài các cách gieo vần tương tự như ở bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, các câu tục ngữ về con người và xã hội còn nổi bật ở những khía cạnh khác:
- Sử dụng các hình ảnh so sánh, hoán dụ, các phép đối,... hiệu quả.
- Đưa ra những câu tục ngữ có nghĩa đối lập nhưng không loại trừ nhau mà còn bổ sung cho nhau. Ví dụ như hai câu 5, 6:
Không thầy đố mày làm nên
Học thầy không tày học bạn.
Không nên căn cứ vào ý nghĩa của câu sau để phủ nhận vai trò của người thầy cũng như đề cao vai trò của bạn quá mức. Thực ra, đây chỉ là những cách nói hình ảnh. Nói đến "thầy" là nói đến nhà trường, đến những tri thức sách vở, còn nói đến "bạn" là nói đến thực tiễn đời sống muôn màu vẻ. Có câu "Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, còn cây đời mãi mãi xanh tươi", tri thức đời sống rất quan trọng nhưng không ai có thể phủ nhận vai trò của nhà trường, của tri thức sách vở trong việc mở mang vốn tri thức, bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách của con người. Tri thức sách vở và tri thức đời sống đều cần thiết, không loại trừ nhau, trái lại, phải bổ sung cho nhau để con người được hoàn thiện.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. Đọc kĩ văn bản và chú thích các từ mặt người và không tày.
2. Phân tích từng câu tục ngữ
Câu | Nghĩa của câu tục ngữ | Giá trị của kinh nghiệm |
1 | Con người quý hơn tiền bạc. | Đề cao giá trị của con người. |
2 | Răng và tóc là các phần thể hiện hình thức, tính nết con người. | Phải biết chăm chút từng yếu tố thể hiện hình thức, tính nết tốt đẹp của con người. |
3 | Dù khó khăn về vật chất, vẫn phải trong sạch, không làm điều xấu. | Dù nghèo khó vẫn phải biết giữ gìn nhân cách tốt đẹp. |
4 | Cần phải học cách ăn, nói,... đúng chuẩn mực. | Cần phải học các hành vi ứng xử văn hoá. |
5 | Muốn làm được việc gì cũng cần có người hướng dẫn. | Đề cao vị thế của người thầy. |
6 | Học thầy không bằng học bạn. | Đề cao việc học bạn. |
7 | Khuyên con người biết yêu người khác như chính bản thân mình. | Đề cao cách ứng xử nhân văn. |
8 | Được hưởng thành quả, phải nhớ ơn người tạo ra thành quả đó. | Phải biết ơn với người có công lao giúp đỡ, gây dựng, tạo nên thành quả. |
9 | Việc lớn, việc khó không thể do một người làm được, mà phải cần nhiều người hợp sức. | Khẳng định sức mạnh của tình đoàn kết. |
3.* Câu tục ngữ nêu mối quan hệ thầy trò, bình luận, đánh giá vai trò của người thầy và xác định việc tiếp thu học hỏi từ bạn bè được nhân dân đúc kết:
– Không thầy đố mày làm nên.
– Học thầy không tày học bạn.
Mới đọc tưởng chừng hai câu tục ngữ đối lập nhau nhưng thực chất lại bổ sung chặt chẽ cho nhau. Cả hai câu, câu nào cũng đề cao việc học, chỉ có học tập, biết tìm thầy mà học thì con người mới có thể thành tài, có khả năng đóng góp cho xã hội và sống mới có ý nghĩa.
4. Các giá trị nổi bật của các đặc điểm trong tục ngữ:
* Diễn đạt bằng so sánh:
– Một mặt người bằng mười mặt của.
– Học thầy không tày học bạn.
– Thương người như thể thương thân.
Phép so sánh được sử dụng rất đa dạng, linh hoạt. Trong câu thứ nhất, so sánh "bằng", hai âm "ươi" (người - mười) vần và đối nhau qua từ so sánh. Trong câu thứ hai cũng diễn đạt quan hệ đó, dân gian so sánh "tày", vần với âm "ay" trong vế đưa ra so sánh (thầy). Câu thứ ba dùng phép so sánh "như". Các cách sử dụng đó có tác dụng dễ thuộc, dễ nhớ, chuyển tải ý tưởng một cách dễ dàng.
* Diễn đạt bằng hình ảnh ẩn dụ:
– ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
– Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Hình ảnh ẩn dụ trong câu thứ nhất: từ quả – cây nghĩa đen chuyển sang thành quả và người có công giúp đỡ, sinh thành... Tương tự như vậy, cây và non chuyển sang nghĩa một cá nhân vàviệc lớn, việc khó... là những phép ẩn dụ có tác dụng mở rộng nghĩa, diễn đạt uyển chuyển các ý tưởng cần nêu.
* Dùng từ và câu có nhiều nghĩa:
– Cái răng, cái tóc (không những chỉ răng tóc cụ thể, mà còn chỉ các yếu tố hình thức nói chung – là những yếu tố nói lên hình thức, nhân cách con người).
– Đói, rách (không những chỉ đói và rách mà còn chỉ khó khăn, thiếu thốn nói chung); sạch, thơm chỉ việc giữ gìn tư cách, nhân phẩm tốt đẹp.
– Ăn, nói, gói, mở... ngoài nghĩa đen còn chỉ việc học cách giao tiếp, ứng xử nói chung.
– Quả, kẻ trồng cây, cây, non... cũng là những từ có nhiều nghĩa, như đã nói trong câu 3.
Các cách dùng từ này tạo ra các lớp nghĩa phong phú, thích ứng với nhiều tình huống diễn đạt và hoàn cảnh giao tiếp.8
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Cách đọc
Cách đọc tục ngữ cơ bản giống nhau, đều phải đảm bảo đọc đúng vần, đúng nhịp. Ngay cả với những câu tục ngữ có hình thức ca dao ("Một cây làm chẳng nên non...") thì tính chất đúc rút kinh nghiệm vẫn là chủ yếu, cần đọc rõ ràng, rành mạch, không cần chú ý nhiều đến yếu tố truyền cảm.
2. Tìm những câu tục ngữ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với những câu tục ngữ đã học trong bài này.
Gợi ý: Tham khảo các câu tục ngữ sau:
- Đồng nghĩa:
+ Người sống hơn đống vàng.
+ Lấy của che thân, không ai lấy thân che của.
+ Uống nước nhớ nguồn.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
+ Nhiễu điều phủ lấy giá gương.
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
- Trái nghĩa:
+ Của trọng hơn người.
+ Ăn cháo đá bát.
+ Được chim bẻ ná, đước cá quên nơm.
Sô – lô – khốp đã từng làm các công việc nào?
A. Đập đá
B. Khuân vác
C. Kế toán
D. Tất cả các đáp án trên
Cuối năm 1922, Sô-lô-khốp đến Mát-xcơ-va, làm nhiều nghề để kiếm sống như: đập đá, khuân vác, kế toán.
Đáp án cần chọn là: D