Những câu hỏi liên quan
VK
Xem chi tiết
NN
11 tháng 3 2016 lúc 11:41

DÀN BÀI

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và quan trọng là giới thiệu đoạn thơ cần phân tích.

2. Đại ý: Đoạn thơ miêu tả hình ảnh người mẹ gánh chịu những hậu quả thảm khốc, nặng nề của chiến tranh

3. “Bên kia sông Đuống” là một trạng ngữ chỉ nơi chốn -> Chỉ quê hương Kinh Bắc. Đồng thời cụm từ này vừa cho ta thấy tâm thế ngóng vọng về quê hương của tác giả -> Tình yêu quê hương của tác giả. ( Lưu ý: cụm từ này lặp lại nhiều lần trong bài và thường xuất hiện ở đầu các đoạn thơ viết về Kinh Bắc )

4. Hình ảnh người mẹ: “Mẹ già ... sương sớm”

            - “Mẹ già nua ... hàng rong”: ngôn ngữ câu thơ giàu chất tạo hình và gợi cảm, giúp ta hình dung hình ảnh già nua, gầy guộc của người mẹ, đồng thời cảm nhận cái gian khổ vất vả cả một đời của mẹ. Thế nhưng tuổi già mẹ phải tư bương chải kiếm ăn “gánh hàng rong”.

            - Các số từ chỉ số ít : dăm, mấy, vài -> gánh hàng ít ỏi, gia tài của mẹ chỉ vỏn vẹn chừng đó thôi.

- Hình ảnh “đầm hoen sương sớm” là hình ảnh vừa tả thực, vừa đẫm chất thơ, có khả năng khơi gợi mạnh mẽ. Giấy hoen sương cũng chính là mẹ hoen sương!

=> Hình ảnh người mẹ vát vả, nghèo khổ đáng thương.

5. Hình ảnh và tội ác của bọn giặc:

            - “Chợt”: Sự xuất hiện bất ngờ , gây hoảng sợ cho mẹ

            - Hình ảnh bọn giặc: Lũ quỷ mắt xanh ...-. gớm ghiếc, đáng sợ.

            - Tội ác: các động từ khua, đạp, cướp bóc, cùng với nghệ thuật tương phản hình ảnh bọn giác với người mẹ, đoạn thơ cho ta nhận thức sâu sắc về tội ác dã man, vô nhân đạo của kẻ thù.

=> Tiếng nói căm thù và đau xót của tác giả.

6. Hậu quả ở phiên chợ nghèo (2 câu cuối )

            - Sử dụng thể thơ lục bát: chậm, trĩu nặng nỗi buồn -> tìm về cái hồn dân tộc rong thơ Hoàng Cầm.

            - Câu thơ có 4 sự kết thúc: Đời người (máu), đời lá (lác đác), một ngày (chiều), một năm (đông) => ấm hưởng buồn tẻ, khung cảnh tang thương.

            - Câu cuối: ngôn ngữ thơ vừa có tính cụ thể, vừa có khả năng khái quát “ máu loang - chiều mùa đông”

7. Đoạn thơ thể hiện niềm đau xót của tác giả  trước hình ảnh người mẹ phải gánh chụi những hậu quả nặng nề của chiến tranh, đồng thời qua đó tác giả bày tỏ niềm căm thù giặc sâu sắc.

 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
20 tháng 12 2019 lúc 17:08

Chọn đáp án: B

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
NM
18 tháng 3 2016 lúc 10:18

Gợi ý phần thân bài

1. Đại ý: Đoạn thơ là một cái nhìn toàn cảnh về quê hương Kinh Bắc từ quá khứ đến hiện tại

2. Hai câu đầu:Cần khai thác:

- Giọng điệu câu thơ như một lời an ủi vỗ về, lời hứa hẹn trở về quê hương.

- Nhân vật “em” là một hình tượng nghệ thuật, là sự phân thân của tác giả để tạo ra đối thoại nhằm mục đích để tác giả bày tỏ nỗi buồn trước hoàn cảnh quê  hương bị giặc tàn phá.

- Hình ảnh sông Đuống vừa mang ý nghĩa tả thực chỉ con sông ở Kinh Bắc vừa mang ý nghĩa biểu trưng chỉ quê hương Kinh Bắc.

- Nghệ thuật phối thanh: Sử dụng chủ yếu thanh bằng, nhạc điệu nhẹ nhàng phù hợp để an ủi vỗ về nỗi buồn.

3.Hình ảnh quê hương trong quá khứ:

- Hình ảnh:cát trắng phẳng lì / lấp lánh ->miêu tả vẻ đẹp tươi tắn, rực rỡ của con sông

- Hình ảnh : trôi đi miêu tả dáng chảy êm đềm, gợi liên tưởng đến sự thanh bình yên ả của quê hương trong quá khứ.

- Các từ láy biêng biếc, xanh xanh cùng  với các từ liệt kê các cây hoa màu như ngô, khoai, mía, dâu gợi nên tính chất trù phú của vùng đất Kinh Bắc

=> Đoạn thơ thể hiện niềm tự hào của tác giả về Kinh Bắc trong quá khứ. Đó là một vừng đất tươi đẹp, thanh bình và trù phú.

4. Kinh Bắc trong hiện tại: Câu thơ “Sông Đuống nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ” đã sử dụng biện pháp nhân hóa, miêu tả con sông như một sinh thể sống động có hồn, có tâm trạng. Tư thế “Nằm nghiêng nghiêng” là một tư thế chứa đựng niềm lo âu, trăn trở của tác giả trước hiện tại của quê hương.

5. Tâm trạng tác giả: Tập trung thể hiện ở hai câu cuối.

- Thông qua việc sử dụng điệp câu hỏi tu từ, tác giả nhấn mạnh tâm trạng ngổn ngang : nhớ - tiếc - xót xa trước hoàn cảnh quê hương.

- Nghệ thuật so sánh “Xót xa như rụng bàn tay” nhằm cực tả nỗi đau, nỗi đau như cứa vào da thịt. Từ nỗi đau đó, ta cảm nhận quê hương là một phần trong đời sống của tác giả. Điều đó thể hiện tình cảm sâu sắc của Hoàng Cầm đối với quê hương.

 

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
8 tháng 8 2018 lúc 3:40

Đáp án B

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
TL
28 tháng 1 2019 lúc 12:55

ban oi viet la " Nguoi la cha la Bac la anh " moi dung

Bình luận (0)
NA
Xem chi tiết
CM
Xem chi tiết
H24
22 tháng 9 2021 lúc 19:59

Tham khảo:

- Dấu ngoặc kép dùng để đánh dấu từ ngữ mang nghĩa nhấn mạnh hình ảnh cầu Long Biên.

- Dấu ngoặc kép ở đây dùng để đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa mỉa mai, châm biếm

- Dấu ngoặc kép để đánh dấu tên tác phẩm kịch.



 

Bình luận (0)
MN
22 tháng 9 2021 lúc 20:01

1. Đánh dấu từ được dùng với nghĩa đặc biệt

2.  Dùng để trích dẫn tên tác phẩm

3. Đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Bình luận (0)
HA
Xem chi tiết
DL
11 tháng 3 2022 lúc 13:04

Câu 5: 

-->Miêu tả, tự sự, biểu cảm.

Câu 6:

--> khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu.

Câu 7:

 ---> Niềm tự hào về truyền thống văn hóa và tình yêu thiết tha với quê hương.

-  Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm.

-  Lòng căm thù quân xâm lược.

Câu 8: 

-->Tham khảo để làm rõ các nội dung này nha:

-  Tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay phải được thể hiện ở sự cố gắng gìn giữ những giá trị văn hóa, tinh thần của quê hương; học tập và lao động, xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh.

- Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ, bàng quan trước những vấn đề của quê hương; những biểu hiện của tình yêu quê hương chưa đúng đắn.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
KH

Câu 1 : 

* Biện pháp tu từ:

- Biện pháp so sánh: “Sao xót xa như rụng bàn tay”: gợi nỗi đau máu thịt. Mỗi con người là một phần của Tổ quốc, coi Tổ quốc là máu thịt của mình. Đất nước bị giàu xéo thì con người cũng xót xa như chính bản thân mình phải chịu đau đớn.

- Câu hỏi tu từ: “sao nhớ tiếc”, “sao xót xa như”… thể hiện sự nuối tiếc, đau đớn đến tột cùng.

* Cách sử dụng các từ láy: “lấp lánh”, “xanh xanh”, “biêng biếc”, “nghiêng nghiêng” góp phần gợi vẻ đẹp trù phú, tươi đẹp của quê hương bên dòng sông Đuống duyên dáng, thơ mộng.

Câu 2 : Thể thơ tự do giúp tác giả thể hiện tư tưởng, tình cảm của mình một cách chân thành, xúc động mà không bị gò bó, cảnh đẹp quê hương cũng hiện lên tự nhiên, sống động.

Bình luận (0)