Những câu hỏi liên quan
YN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
DL
2 tháng 2 2023 lúc 18:44

Dàn bài cho bạn nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu người bạn đó.

Mẫu: Bạn ... là một học sinh mà thầy cô nào dạy lớp em cũng khen là chăm ngoan học giỏi.

Thân bài:

- Miêu tả bạn:

+ Dáng người.

+ Làn da.

+ Tính cách của bạn:

-> hòa đồng.

-> hay giúp đỡ mọi người.

-> chăm học.

- Bạn học giỏi môn gì nhất?

+ Trong tiết học, biểu hiện của bạn ntn?

-> Chăm chỉ nghe giảng.

-> Thường xuyên giơ tay phát biểu.

-> ...

+ Khi ra chơi, bạn thường làm gì?

-> Có thể là hay chỉ bài giúp các bạn,..

- Hoàn cảnh gia đình bạn ntn? (kể nếu em biết nhé).

- Tình cảm em dành cho tấm gương tốt của lớp đó:

+ ngưỡng mộ, tự nhủ cũng phải học hành như bạn.

+ muốn chơi thân hơn với bạn.

+ ...

- Đánh giá:

+ Bạn tốt bụng thường hay giúp đỡ người khác.

-> VD như lúc tổ khác k kịp trực nhật, bạn trực giúp.

+ Bạn học hành chăm chỉ, tài năng.

+ ...

Kết bài:

- Tổng kết lại.

Bình luận (0)
MN
2 tháng 2 2023 lúc 18:46

Gợi ý cho em các ý: 

MB: Giới thiệu về tấm gương đó (Em có thể mở bài gián tiếp)\

TB:

Em hãy nêu ra:

+ Tấm gương đó có hoàn cảnh như thế nào? (Hoàn cảnh gia đình)

+ Tấm gương đó đã nỗ lực như thế nào?

+ Tấm gương đó đã làm được những gì?

+ Những thành tích mà người đó đạt được?

+ Tình cảm mà mọi người dành cho người đó?

KB: Nêu suy nghĩ của em về tấm gương đó

_mingnguyet.hoc24_

Bình luận (0)
VA
Xem chi tiết
EJ
3 tháng 8 2017 lúc 16:13

Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều. Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở… Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Bình luận (0)
H24
3 tháng 8 2017 lúc 16:18

Lan là một cô con gái lớn trong một gia đình nghèo có tới 5 chị em. Mẹ Lan là người ốm yếu bệnh tật, người trụ cột trong gia đình là cha cũng chỉ kiếm được vài chục nghìn một ngày để nuôi sống cả gia đình.Là chị lớn trong gia đình nên lan cũng phải lo toan mọi việc trong gia đình. Tan trường về nhà, Lan dọn dẹp mọi việc cho cha mẹ rồi đi bán vé số để tăng thu nhập cho gia đình. Cuộc sống của gia đình Lan vốn dĩ đã khó khăn, nay càng khó khăn hơn. Vào một ngày giá rét, ba của Lan đã đột ngột ra đi, gánh nặng gia đình đổ hết lên đôi vai nhỏ bé của mẹ quanh năm đau yếu. Khó khăn là thế nhưng Lan không hề quỵ ngã trước sự nghiệt ngã của số phận. Tan học, Lan đào khoai về luộc và đi bán khắp các con hẻm. Khách mua khoai rất đông và phần lớn toàn lao động nghèo quanh khu ga xe lửa. Vừa học, vừa lao động kiếm sống nhưng Lan học rất giỏi, có thể xếp vào hàng nhất nhì của lớp. Cuộc sống của Lan luôn gắn liền với nỗi lo cơm áo gạo tiền, vậy mà không hề ảnh hưởng tới kết quả học tập của bạn. Từ lớp 6 cho tới tận bây giờ bạn luôn là học sinh xuất sắc nhất của lớp tôi.Đó là môt tấm gương sáng vượt khó trong muôn vàn tấm gương về học tập, chúng ta phải biết trân trọng và noi theo những tấm gương đó, phải kiên trì vươt lên hoàn cảnh, bất chấp số phận nghiệt ngã, không ngừng cố gắng học tập để đưa gia đình qua khỏi cảnh nghèo khổ, cực nhọc.

Bình luận (0)
DN
Xem chi tiết
ND
28 tháng 9 2017 lúc 8:45

Chọn đáp án: A

Bình luận (0)
LA
4 tháng 10 2021 lúc 9:32

chọn cái gì thế ạ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NP
Xem chi tiết
NP
8 tháng 10 2020 lúc 20:19

các bạn giúp mình với mình với

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
HL
8 tháng 10 2020 lúc 20:33

CÔ GIÁO NGUYỄN THỊ BÍCH NGA – TỰ HÀO NGHỀ “TRỒNG NGƯỜI”

“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay

Người ta bảo là nghề trong sạch nhất

Có một nghề không trồng cây trên đất

Lại nở cho đời những đóa hoa thơm”

Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến, lòng tôi lại chùng xuống và nghĩ tới cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường THCS Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Miền quê – nơi nuôi dưỡng những ước mơ.

Sinh ra tại một vùng đất Hải Dương, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 60m về phía Tây, nơi gắn liền với những vị anh hùng dân tộc và những danh nhân văn hóa thế giới như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Chu Văn An, Mạc Đĩnh Chi…, sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, đam mê với nghề Sư phạm, cô Nguyễn Thị Bích Nga ngay từ nhỏ đã là một “cô giáo” cho lũ trẻ trong làng. Đâu những buổi chiều nắng tắt sau buổi hoàng hôn, bên ven sông, dưới rặng dừa xanh ngát, gió thổi mát rượi, ê a tiếng lũ trò đọc bài mà không ai khác chính là cô Nga, cô Nga đang say sưa truyền cảm hứng cho chúng. Đâu những buổi học tại mái trường đã gắn với tuổi ấu thơ của của, nơi đó luôn rúc rích tiếng cười, tiếng nói, tiếng lũ bạn hỏi cô bài: “Này, Nga ơi, lát hướng dẫn tớ học mấy bài Văn để ôn thi nhé!”, “Nga ơi, cậu sắp thi học sinh giỏi môn Văn à? Chúc mừng cậu nhé! Cố lên”…

Đến với vùng quê ấy, không ai không biết tới người có ảnh hưởng lớn đến cô Nga chính là người cha, người thầy của cô – Hiệu trưởng trường THCS trong xã. Người cha mẫu mực, nghiêm khắc ấy đã khiến cô luôn cố gắng học hỏi, đã thắp sáng ước mơ cháy bỏng rằng mai này cô sẽ được đứng trên bục giảng, dẫn các em học sinh đến với những chân trời tri thức, góp phần hình thành nhân cách, đạo đức tốt đẹp cho các em, để mai này những cô bé, cậu bé với đôi mắt tròn xoe, nụ cười tươi rói ấy sẽ trở thành những con người có ích, góp phần dựng xây quê hương, đất nước.

Nhiệt huyết, đam mê nơi trái tim ấy – nghề dạy học yêu quí!

Sau những năm miệt mài đèn sách, sau những tháng ngày “bên ánh đèn khuya, em đã thức bao đêm”, cô thiếu nữ năm nao tại miền quê của tỉnh Hải Dương ấy đã về công tác tại trường THCS Tây Sơn, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

Với lòng yêu nghề sâu sắc, “bông hoa” ấy đã tỏa cho đời hương thơm của những tiết dạy lí thú, bổ ích. Không chỉ là những tiết thi giáo viên giỏi cấp quận, cấp Thành phố, không chỉ là những tiết hội giảng, tiết chuyên đề mà ngay cả những tiết học hàng ngày, học sinh đều “bị” lôi cuốn vào những lời giảng nhẹ nhàng, truyền cảm, những cách tiếp cận bài giảng một cách đơn giản, đồng thời cũng khơi gợi để các em tìm hiểu sâu hơn nữa.

Cũng tại mái trường này, cô còn là người thầy “đặc biệt”, bởi cô không những phải làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải gánh trên vai bao trách nhiệm nặng nề nữa. Cô là một giáo viên chủ nhiệm giỏi, người giáo viên chủ nhiệm có “tâm” - là chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh… Trong nhiều tình huống, cô còn là người cha, người mẹ, người bạn, là chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, cô đã luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả to lớn. Chính vì vậy, nhiều học sinh sau khi trưởng thành vẫn tìm trở về với cô, vẫn luôn giãi bày tâm sự sẻ chia với cô, nhất là những học sinh “cá biệt”, những cô cậu có cái tên là “gấu”, nhờ sự quan tâm, động viên của cô giờ đã trở thành những con người có nghề nghiệp ổn định, có chỗ đứng trong xã hội, có một mái ấm gia đình bình yên thì không thể không nhớ tới công ơn của cô. Quả đúng là nếu chúng ta không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm như cô không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. Dẫu chưa có danh hiệu nào dành cho những giáo viên chủ nhiệm tận tụy thì sự trưởng thành của học trò sẽ là phần thưởng quí giá nhất dành cho những giáo viên chủ nhiệm hết lòng với học sinh – cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga.

Người quản lí có duyên với việc khó.

Nếu không kể tới vai trò của cô trong công tác của người chuyên viên phụ trách bộ môn Ngữ văn của quận Hai Bà Trưng, trong công tác của một phó Hiệu trưởng trường THCS Tây Sơn thì “người ta”, ai cũng biết tới cô với lòng ngưỡng mộ vô cùng kể từ khi cô được điều động về làm Hiệu trưởng của trường THCS Đoàn Kết, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội – tháng 7/2015.

Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác lần đầu gặp cô, khuôn mặt hiền từ, nước da trắng ngần và ấn tượng nhất là bởi nụ cười, nụ cười thật đôn hậu, nụ cười xóa tan khoảng cách giữa “Sếp” và nhân viên.

Về với trường của chúng tôi để công tác, để đảm nhận chức vụ lãnh đạo của người đứng đầu, khỏi phải nói, chúng tôi cũng biết cô sẽ gặp khó khăn thế nào. Làm thế nào để thu hút học sinh đây, làm thế nào để tạo dựng được sự tin tưởng để phụ huynh gửi gắm con cái trong khi chất lượng “đầu vào” thấp, chất lượng “đầu ra” cũng chưa được cao, trong khi xung quanh, bước ra khỏi cổng trường thôi là có biết bao trường có tên có tuổi như: Trưng Nhị, Lê Ngọc Hân, Tây Sơn….

Thế mà, người quản lí ấy không hề “nản” dẫu biết rằng đây thực sự là khó khăn lớn đối với nữ hiệu trưởng mới. Nhưng rất nhanh chóng, cô đã quyết định được hai vấn đề then chốt giúp thay đổi hình ảnh nhà trường, "kéo" học sinh quay lại trường học đúng tuyến, đó là: phải tham mưu tích cực, hiệu quả với địa phương cũng như các cơ quan, ban, ngành của quận trong công tác xây dựng cơ sở vật chất nhà trường; củng cố, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên…

Nỗ lực, cố gắng, xong khó khăn, nan giản nhất liên quan đến đội ngũ vì những gì là cố hữu, lối mòn trong suy nghĩ không dễ thay đổi. May mắn, đúng lúc đó, cô cũng thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn đổi mới về phương pháp và mời được những chuyên gia hàng đầu đến trường để hỗ trợ giáo viên về phương pháp.

Tôi còn nhớ: Thời gian đầu, giáo viên không tiếp nhận vì phải thay đổi hoàn toàn về mục tiêu cần hướng tới. Nếu như trước, giáo viên soạn bài, lên lớp giảng bài, hết giờ thì thôi, không cần biết sau giờ dạy có bao nhiêu học sinh hiểu bài, bao nhiêu học sinh không hiểu bài..., thì giờ đây, các thầy cô cần phải biết trong giờ dạy, học sinh học được gì; vì sao học sinh không học được để có những điều chỉnh phương pháp cho phù hợp với từng lớp, từng học sinh...

"Để làm được điều này, với sự quan tâm sát sao của mình, cô đã tăng cường chỉ đạo các buổi sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Nghĩa là, giáo viên thực hiện tiết dạy trên cơ sở mục tiêu học sinh học được gì sau giờ học; vì sao học sinh đó không học; vì sao học sinh đó chưa hiểu và người dự cũng quan sát quan sát như vậy.

Sau giờ dự, thay vì nhận xét, đánh giá tiết dạy của giáo viên thì toàn thể giáo viên tham dự đi sâu phân tích các vấn đề quan sát được từ học sinh trong giờ học, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho những tiết dạy sau" - cô hiệu trưởng của chúng tôi đã chia sẻ cách làm như vậy đó.

Sau nhiều nỗ lực, cố gắng, giờ đây, chúng tôi đã thấy nụ cười trên môi của cô. Trường THCS Đoàn Kết, nhiều năm liền liên tục đạt danh hiệu trường Tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố, chất lượng dạy và học trong nhà trường được nâng cao, năm nào trường cũng có giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp Thành phố. Trường là địa chỉ tin cậy của phụ huynh và học sinh, là nơi chắp cánh ước mơ của biết bao thế hệ trẻ.

Người có duyên với thành tích giấy khen!

Có lẽ người giáo viên, người quản lí với biết bao nhiêu năm đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp Quận, cấp Thành phố, SKKN cấp Thành phố, chiến sĩ thi đua cấp Thành phố, bằng khen của Bộ Giáo dục về những đổi mới đóng góp cho sự nghiệm trồng người thì Cô giáo Nguyễn Thị Bích Nga đã rất xứng đáng khi được chọn là Nhà giáo Thủ đô tâm huyết sáng tạo năm 2018.

Hôm nay, khi nền giáo dục của nước nhà, của Thủ đô đang ngày một khởi sắc, chúng tôi bỗng cảm thấy vui hơn, ấm áp hơn khi đã được sống, được làm việc bên cạnh những con người đầy nhiệt huyết với nghề như vậy. Tự hứa với lòng sẽ cố gắng, cố gắng hơn để vườn hoa giáo dục luôn tỏa hương thơm ngát. Mai đây dù có đi đâu vẫn mãi nhớ về mái trường thân yêu, nhớ về người quản lí gần gũi, thân thương mà cũng rất đáng quí, đáng trọng ấy!

Hà Nội, ngày 12 tháng 3 năm 2019

Người viết

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TC
Xem chi tiết
LQ
4 tháng 5 2017 lúc 8:03

Em hãy tìm hiểm tấm gương hợp tác tốt của các bạn trong lớp, bạn lớp trưởng, lớp phó học tập, hay có thể là bác tổ dân phố.

Bình luận (0)
IC
Xem chi tiết
VT
9 tháng 1 2020 lúc 20:42

Câu 3:

"Bạn bè là nghĩa tương thân
Khó khăn, thuận lợi ân cần bên nhau"

Đó là suy nghĩ và hành động của tập thể lớp chúng em. Minh Hoàng là một trong những tấm gương tốt của lớp. Em cùng Minh Hoàng đã kề cận bên nhau suốt chặng đường tiểu học. Rồi lên lớp 6, chúng em lại cùng chung một lớp. Em hiểu bạn ấy rất nhiều.

Hoàng thông minh, hiếu học. Vì nhà nghèo, Hoàng phải phụ mẹ bán bánh mì ở hè phố. Tuy gian khổ nhưng Hoàng vẫn khắc phục mọi khó khăn để học tập. Hoàng luôn quan tâm đến bạn bè, nhất là những bạn yếu, những bạn có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hoàng không ngại kèm cặp để giúp đỡ bạn yếu cùng tiến. Hàng ngày, sau khi giúp bố mẹ làm xong mọi việc, Hoàng tranh thủ học bài, làm bài, thời gian còn lại Hoàng sang nhà các bạn yếu để động viên, giúp đỡ các bạn vượt qua những bài toán khó. Đến lớp, Hoàng kiên nhẫn giảng lại cho các bạn yếu từng bài tập làm văn, từng bài toán, lại hướng dẫn cả cách viết chính tả, cách trình bày bài vở... Có lúc em thầm nghĩ: Lớn lên bạn ấy làm thầy giáo là hợp lí nhất. Điều ấy đã khiến em càng mến phục Hoàng hơn.

Hoàng vẫn thầm lặng giúp cho bạn yếu vươn lên mỗi ngày, không cần đợi cô giáo nhờ vả. Hoàng rất tận tâm với bạn. Hoàng vui khi bạn bè tiến bộ, Hoàng buồn khi các bạn bị điểm kém hơn mình.

Lòng kiên nhẫn đã giúp Hoàng cùng cô giáo nâng được chất lượng của các bạn yếu trong lớp. Hoàng kiên trì giúp các bạn cùng tiến. Bởi lẽ đó, cô giáo cùng tập thể lớp rất quí mến Hoàng.

Noi gương Hoàng, tập thể lớp chúng em luôn nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái giúp đỡ nhau để cùng tiến bộ.

Chúng em yêu lớp, yêu trường, yêu thầy cô, bè bạn. Em lại càng tự hào khi có người bạn như Hoàng.

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
11 tháng 1 2020 lúc 20:29

banhqua

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
11 tháng 1 2020 lúc 20:30

Kính gửi:

- Các sở giáo dục và đào tạo
- Các trường trung học phổ thông trực thuộc

Thực hiện Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 về Về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 - 2020 của ngành Giáo dục; Quyết định số 2071/QĐ-BGDĐT ngày 16/6/2017 về việc Ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng từ năm học 2017-2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), giáo dục trung học tiếp tục triển khai thực hiện 09 nhóm nhiệm vụ chủ yếu và 05 giải pháp cơ bản của toàn ngành, trong đó tập trung phương hướng và thực hiện các nhiệm vụ sau:

A. PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG

Tăng cường quán triệt và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tiếp tục rà soát, quy hoạch mạng lưới trường, lớp giáo dục trung học theo hướng hợp lý và hiệu quả; tăng cường nền nếp, kỷ cương và chất lượng, hiệu quả giáo dục trong các cơ sở giáo dục trung học; chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, ý thức, trách nhiệm của công dân đối với xã hội, cộng đồng của học sinh; nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lí và giáo viên nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới1; tiếp tục điều chỉnh nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo hướng tinh giản, tiếp cận định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới; thực hiện thường xuyên, hiệu quả các phương pháp, hình thức và kĩ thuật dạy học tích cực; đổi mới phương thức đánh giá học sinh; tích cực đổi mới nội dung, phương thức giáo dục hướng nghiệp gắn với thực tiễn sản xuất, kinh doanh tại địa phương; tăng cường phân cấp quản lí, thực hiện quyền tự chủ của nhà trường trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3892/BGDĐT-GDTrH
V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019-2020

Hà Nội, ngày 28 tháng 08 năm 2019

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
Xem chi tiết
NA
12 tháng 10 2023 lúc 15:05

Tham Khảo:

Muốn vượt qua gian nan thử thách trên đường đời, con người không thể thiếu  nghị lực. Vậy nghị lực là gì? Đó là là ý chí, là bản lĩnh, lòng quyết tâm vươn lên trong cuộc sống. Người giàu nghị lực luôn có sức sống mạnh mẽ, dám đương đầu với mọi thử thách khó khăn, kiên trì vượt qua nghịch cảnh để đi đến thành công. Trong thực tế, ta có thể bắt gặp không ít con người như vậy. Nguyễn Ngọc Kí thiếu đi đôi tay nhưng không ngừng nỗ lực để trở thành một người thầy đáng kính, Nick Vujick sinh ra với tứ chi khiếm khuyết nhưng chưa một lần chịu thua số phận, Stephen Hawking bị bại liệt ở tuổi ngoài 20 và được ca ngợi là nhà vật lí học đương đại nổi tiếng nhất… Họ chính là những tấm gương sáng, đem đến cho ta bài học quý báu về giá trị của ý chí, nghị lực và sự quyết tâm. Vậy nhưng, trong xã hội vẫn có một số người có lối sống ỷ lại, dựa dẫm, không có tinh thần phấn đấu, ý chí tiến thủ. Không chỉ tự đưa mình vào ngõ cụt, những người như vậy còn kéo lùi dòng chảy văn minh của nhân loại, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hôi. Thế hệ trẻ hôm nay cần phê phán lối sống này, không ngừng rèn đức luyện, nỗ lực bằng tất cả khả năng để có thể vững vàng tiến về phía trước. Bởi đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói, “Tuổi trẻ là tuổi của tương lai. Muốn có tương lai tốt đẹp thì phải chiếm lấy bằng ý chí và nghị lực của chính bản thân”.

chúc bạn học giỏi

Bình luận (0)