Trung thực là gì,ko chép mạng càng tốt nha
giải thích nội dung lời khuyên Lê-nin : Học,học nữa,học mãi(ko chép mạng nhé)
chép mạng mk ko tick nha (cáng dài càng tốt)
Trong cuộc đời của mỗi con người ai cũng mong muốn sau này lớn lên sẽ trở thành một con người thành đạt và có ích trong xã hội, đặc biệt trong thời đại công nghệ con người muốn công nghiệp hóa, hiện đại hóa để đất nc được phồn vinh và theo kịp các nước khác trên thế giới này. Vì vậy chúng ta cần nhiều nhân tài để cống hiên cho đất nc VN. đối với thế hệ học sinh, nhiệm vụ học tập là vô cùng quan trọng vì họ chính họ là người mang lại niềm vinh hạnh cho đất nc, họ phải cố gắng để có tri thức có trình độ . Về ý thức học tập Lênin có một câu nói rất nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi”.
Học là một quá trình tiếp thu, nhận lấy và tích lũy kiến thức, để giúp cho bản thân có thêm hiểu biết về các thứ bổ ích. Nhờ tình thương của cha mẹ, ông bà chúng ta đã được họ dạy dỗ từ cách ăn nói, ứng xử, đi đứng đối với mọi người kể cả bạn bè. đến trường chúng ta lại được các thầy cô dạy kiến thức về văn hóa, xã hội và dưới bàn tay chăm sóc của các thầy cô giáo ta còn được học về đạo đức về lối sống sao cho đúng. Và khi đi ra ngoài xã hội ta còn được học hỏi qua bạn bè, qua những người xung quanh mình, rồi còn qua các thông tin đại chúng như đài báo sách vở, đặc biệt là internet…có một điều chúng ta cần chú ý là phải học toàn diện tránh tình trạng chỉ giỏir một lĩnh vực bất kì nào đó.Mà không giỏi các lĩnh vực khác thì nó sẽ không giúp ích cho chúng ta dc bao nhiêu.
“Học nữa" là :Việc học không bao giờ dừng lại cho dù sau này chúng ta có lớn lên thì vẫn phải học nhưng học ở một cấp độ khác, một phương diện khác thôi
Còn “học mãi” là học liên tục, học không ngừng nghỉ suốt đời, luôn nâng cao trình độ hiểu biết của mình. Học mãi để tạo thành thói quen ham học hỏi, say mê với khoa học. Và việc học phải được liên tục không bị hạn chế bởi tuổi tác. Khi ta còn trẻ việc học tập là đương nhiên thế nhưng khi ta càng cao tuổi thì việc học không vì thế mà ngưng trệ, mà ta cũng cần chăm chỉ học hỏi hơn nữa bằng cách tự học, nghiên cứu qua sách vở. Như vậy việc học là vô tận vừa học vừa làm vô cùng có lợi bởi quá trình làm việc sẽ giúp ta hiểu được mình còn thiếu kiến thức gì và việc học sẽ bổ sung cho ta. Như vậy câu nói rất đơn giản của Lênin đã cho ta thấy cần phải học như thế nào mới giúp ta trở thành con người hoàn thiện, một người có tri thức.
Vậy vì sao chúng ta phải hiểu như vậy? Trước hết việc ta học tập tốt sẽ có lợi cho chính bản thân ta, bởi nếu ta không học sau này ta sẽ không thể làm tốt công việc được. Kết quả công việc sẽ không được tốt đẹp như ta mong muốn và chúng ta sẽ không thể nuôi sống bản thân mình, không thể giúp được gia đình công như không thực hiện được nghĩa vụ cao cả của đất nước; là người làm chủ tương lai đất nước. Bác Hồ đã từng nói: “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần công lao học tập của các cháu”. Đúng như vậy nếu chúng ta không học tập thì cả thế hệ trẻ sẽ chẳng có ai tài giỏi để giúp cho đất nước tiến lên, vì thế việc học tập là vô cùng cần thiết và hơn thế còn là trách nhiệm đối với mỗi người học sinh chúng ta để đưa đất nước sáng ngang với các nước khác trên thế giới. Và chúng ta không học tập tốt không nắm được những tri thức khoa học hiện đại chúng ta sẽ trở thành những người lạc hậu trước sự lớn mạnh như vũ bão của khoa học kĩ thuật trong ngày nay. Như vậy học tập tốt là giúp cho ta và cho xã hội hơn nữa là phát huy truyền thống hiếu học của ông cha ta từ xưa cho đến nay.
Ngày xưa ông cha ta đã có một truyền thống hiếu học như Mạc Đĩnh Chi là con nhà nghèo nhưng vẫn ham mê học đêm đến vì nhà nghèo không có đèn học nôn ông phải bắt đom đóm cho vào vỏ trứng để học và sau thành tài… Ngày xưa chúng ta có biết bao tấm gương chăm học tập và ngày nay chúng ta cũng cần noi gương theo cha ông.
Song việc học như thế nào để đem lai hiệu quả tốt thì chúng ta thấy cần phải học tập thật chăm chỉ, học say mê hứng thú và phải luôn sáng tao, bên cạnh đó chúng ta cũng cần xem xét phương pháp học tập sao cho đại được kết quả cao. Khi đến lớp cần chăm chú nghe cô giáo giảng bài, ghi chép đầy đủ về nhà học lại và làm bài tập đầy đủ, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp. Ngoài ra ta còn phải học hỏi thêm bạn bè thầy cô giáo và quan trọng là chúng ta phải luôn chủ động trong việc học tránh sự sao chép học tủ học lệch để có thể phát huy được tính sáng tạo của mình. Luôn tạo cho mình một thói quen học tập thật nghiêm túc, say mê, sáng tạo. Học phải đi đôi với hành bởi có như vậy chúng ta mới nhớ lâu kiến thức đã được học.
Câu nói trên của Lênin đã khuyên chúng ta phải học tập thật nhiều học không mệt mỏi để tạo thành nguồn kiến thức vô tận trong mỗi người để sau này trưởng thành có thể làm chủ mọi công việc, góp phần xây đựng đất nước, xã hội ngày một giàu đẹp văn minh. Đó là một lời khuyên mà mỗi học sinh chúng ta cần nhớ và làm theo.
Viết bài văn thuyết minh về 1 danh lam thắng cảnh mà em iu thik
viết giùm mik nha! đăc biệt ko lấy trên mạng! càng ngắn càng tốt!
*mấy đứa lớp 8/3 trường THCS Phú Bài ko đc chép nha!
kể về một người thân mà em yêu quý (nếu là mẹ thì càng tốt)
KO ĐƯỢC CHÉP MẠNG !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!
CÀNG NHANH CÀNG TỐT NHÁ
Trong gia đình của em, ai cũng là người em yêu quý, nhưng người mà em yêu quý nhất đó chính là mẹ của em. Mẹ em năm nay đã 37 tuổi. Mẹ có dáng người cân đối, thon thả. Mái tóc của mẹ em là tóc xoăn, có màu nâu mượt. Khuôn mặt trái xoan với đôi mắt hai mí, chiếc mũi cao cao và đôi môi đỏ hồng luôn nở nụ cười rạng rỡ là nững nét nổi bật. Mẹ em sở hữu làn da trắng hồng tự nhiên. Hằng ngày, mẹ em thường hay mặc những chiếc váy đẹp được cách điệu nhưng không quá diêm dúa.
Mẹ em không những xinh đẹp mà còn rất đảm đang nữa. Hôm nào trong nhà có ai sinh nhật, mẹ thường về sớm để chuẩn bị mọi thứ. Một lần, khi đi học về em đã thấy mùi thơm phức cảu các món ăn phát ra từ nhà mình rồi. Vào trong nhà, trên bàn ăn thấy bày bao nhiêu là món ăn ngon: Đỏ của cà chua, xanh cảu rau, nâu của thịt bò,… Tối hôm đó, nhà em ăn sinh nhật rất vui vẻ. Có lần, trời đổi gió, em bị ốm, sốt cao tới 39 độ, mẹ em rất lo lắng. Mẹ đưa em vào bệnh viện để khám, bác sĩ bảo em bị viêm phổi. Bác sĩ kê đơn thuốc rồi bảo mẹ cho em uống cho đến khi hết sốt. mẹ chăm sóc em rất ân cần, chu đáo. Sau ngày em bị ốm, mẹ em gầy hẳn đi vì những đêm thức trắng để chăm sóc em.
Em rất yêu mẹ của em. Dù có đi đâu xa, em vẫn luôn nhớ về mẹ của mình. Em thầm hứa sẽ học thật giỏi để không phụ sự chăm sóc,yêu thương của mẹ.
Tuổi thơ của tôi đã trôi qua trong tình yêu thương, nỗi đau khổ âm thầm mà mẹ đã phải chịu đựng để dành cho tôi những nụ cười hồn nhiên, trong sáng. Đó là người mẹ yêu quý của tôi.
" Mẹ là những tiếng hát ấm áp ru con khi đông lạnh về, mẹ là những ánh trăng soi con đi trên đường quê" , hình ảnh so sánh của câu hát trên đã gợi ra cho tôi 1 bóng người sáng sáng đều đội khăn, mặc áo ấm khi gió lạnh về, quẩy đôi quang gánh ra đi trong màn đêm tối mịt mù. Mẹ tôi tuy không còn trẻ nhưng vẫn phải vất vả ngày ngày ở ngoài đồng, hái những mớ rau muống mà tôi có lúc lại cho là tầm thường. Mọi ngày tôi mải đi chơi với mấy chúng bạn mà quên đi sự vất vả của mẹ phải gánh lấy trên đôi vai gầy gầy xương xương. Cầm lấy tay mẹ tôi nhận ra rằng những vết chai đã gợn trên đôi bàn tay nhỏ nhắn. Tôi lơ mơ như mắt đã nhòe nước, những mớ rau muống mà trước kia tôi cho là tầm thường bỗng chốc đã trở thành nỗi đau giằng xé trong tôi. Tất cả những điều tôi được chứng kiến hôm nay như đang dính chặt vào một cơn ác mộng. Khi ăn những bữa cơm mẹ đã làm do sự vất vả sớm hôm đó mà có, cổ họng tôi như nghẹn lại. Trước kia tôi cứ tưởng là mình đã học giỏi, giỏi đến nỗi không ai có thể sánh kịp nhưng thực sự tôi đã nhầm. ước gì bây giờ có 1 phép màu nhiệm thì tôi sẽ ước thời gian quay trở lại để tôi mãi mãi là đứa bé con mà ngày nào mẹ vẫn ôm, hát những câu ca ngọt ngào để đưa tôi vào giấc ngủ êm đềm.
Khi tôi lớn lên và thành đạt trong cuộc sống, chắc chắn tôi sẽ đón mẹ về ở cùng với tôi và cho dù lúc đó mẹ không còn thì bóng mẹ sẽ vẫn theo tôi suốt cuộc đời.
Cảm nghĩ của em về nhân vật bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng. (ko chép mạng càng tốt nha)
Chỉ ra 1 số lỗi cơ bản khi tham gia giao thông của học sinh và đưa ra biện pháp khắc phục
Ai nhanh mình tick làm càng đầy đủ càng tốt, ko chép mạng nha
Dàn hàng ngang
Lang lách đánh võng , v.v
Biện pháp : Tùy thuộc vào học sinh chúng ta, học sinh phải có ý thức tuân thủ giao thông
Bố mẹ nên giải dạy cho con cái nhìu hơn về luật giao thông
Học tốt nhé
Dựa vào kiến thức đã học được, em hãy cho biết làm thế nào để điều khiển phương tiện xe đạp tham gia giao thông an toàn? Em đã làm gì để giúp các bạn chấp hành tốt luật lệ giao thông đường bộ và tham gia giao thông an toàn?
Ko đc chép mạng nha, trả lời càng nhiều càng tốt ai đúng mik sẽ x=tặng 3 tik
viết đoạn văn miêu tả cảnh mùa
(ko chép mạng hoặc sách giải càng tốt )
Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.
Cuối mùa thu, tôi thường đạp xe quanh xóm để thưởng thức cảm giác lành lạnh của gió heo may. Gió vờn những chiếc lá khô vàng úa, chạy vòng tròn, dọc xóm. Khung cảnh ấy như muốn báo hiệu rằng: mùa đông năm nay đến sớm hơn. Nhắm mắt lại, tôi cảm thấy cái lạnh đang tan dần trong da thịt. Cơn gió mùa đông bắc tràn về nhanh chóng, không kịp vẫy tay chào gió heo may đang lướt đi vội vã.. Có lẽ một cảm giác dễ cảm nhận nhất là mùa đông ở đây buồn, buồn vô tận, buồn lắm! Trong bếp của vài ngôi nhà, dưới ánh lửa bập bùng, chú mèo mướp, chị chó đốm nằm cuộn tròn để sưởi ấm. Những cái cây khẳng khiu bên hè phố thật trơ trụi, già nua như những cụ già gầy gòm, làn da nhăn nheo. Lúc này, có người thì mong chóng về nhà sau một ngày mệt mỏi, mong muốn được ấm áp bên gia đình trong bữa cơm chiều và nhanh chóng thu gọn mình trong chiếc chăn bông. Có người thì lại ghé vào quán nước dọc đường, gọi một chén trà nóng để xua tan cái lạnh giá của mùa đông Còn rất nhiều người khác cứ đi qua, đi lại, vội vã lắm, chẳng còn chào hỏi nhau như mọi khi… Mùa đông năm nay tuy buồn nhưng quang cảnh thật đẹp. Được ngắm nhìn nó, tôi như yêu hơn quê hương, đất nước mình.
bn nào vẽ cho mình đc 1 cặp đôi không(free fire càng tốt)
đây là môn mĩ thuật nha,không chép mạng
nếu xấu mong thông cảm tui vẽ máy T^T
TẢ ĐÀN CHIM BỒ CÂU HOẶC ĐÀN GÀ
KHÔNG CHÉP MẠNG PLEASE [CÀNG SỚM CÀNG TỐT NHA ]
Tả đàn chim bồ câu
Ở nông thôn miền Bắc, nhiều gia đình nuôi chim bồ câu để giết thịt, để bán chim non. Ông bà ngoại em ở Gia Lâm cũng nuôi chim bồ câu đông đến hàng chục con. Mỗi chiều, khi bà rắc ngô, rắc tấm cho gà, đàn bồ câu cũng lăn xả vào cướp mồi nhanh đáo để. Bị gà mổ, chúng né tránh tài tình.
Có lúc, em thấy từng cạp bồ câu đi lại trên nóc nhà, hoặc nhởn nhơ cần mẫn nhặt mồi trên sân; con trống và con mái sóng đôi dạo bước. Con mái yểu điệu, duyên dáng, xòe đuôi, nghiêng cánh như lắng nghe, như chờ đợi. Con trống lúc đi lúc dừng, cái đầu lúc lắc, gật lên gật xuống, xòe đôi cánh màu lam như chở che âu yếm người bạn đời thương mến. Có lúc chúng chúc đầu vào nhau mà gù, cặp chân hồng như nhún nhảy. Tiếng gù của bồ câu đầm ấm, càng nghe càng thấy vui. Bồ câu có cặp mỏ xinh xắn, nửa trên trắng tinh nửa dưới màu mận chín. Cặp mắt viền một vành lông xám, lúc nào cũng mở to, dịu dàng. Cánh bồ câu điểm trắng óng a, óng ánh, lúc bay xòe ra như chữ V. Chúng bay theo đàn, con trước con sau, hoặc bay thành hình cánh cung trên bầu trời cao. Lúc bình minh hoặc sau cơn mưa trời hửng, bồ câu bay rợp trời.
Có nhìn bồ câu mới thấy sự êm đềm của thôn trang. Có lúc em nghĩ, nếu không có tiếng gà gáy, tiếng chim hót, tiếng nghé ọ, tiếng bò câu gù... thì cái nhã thú phong lưu nơ chốn quê sẽ giảm đi nhiều lắm.
Bài văn tả đàn chim bồ câu:
Từ ngày về hưu, ông nội em mới có điểu kiện để thực hiện thú nuôi chim bồ câu mà ông ấp ủ từ lâu. Suốt một tuần liền, ông tự tay đóng chuồng. Hai chiếc chuồng chim bằng gỗ sơn xanh có bốn ngăn, cửa chuồng khoét thành hình tròn, sơn viền màu trắng trông rất hấp dẫn được đặt trên cọc gỗ giữa vườn, dưới gốc cây bưởi lớn. Ông em bảo chim bồ câu rất thích ở trong những chiếc chuồng đẹp đẽ, thoáng mát và cao ráo.
Hôm đi mua chim, ông em chọn được hai cặp bồ câu Nhật, lông trắng muốt, đuôi xoè rộng như đuôi công, trông rất dễ thương. Ngày ngày, ông tự tay chăm sóc, nuôi dưỡng chúng.
Thấm thoắt đã hơn một năm. Từ hai cặp chim ban đầu, bầy chim giờ đã hơn chục con, thành một gia đình đông đúc. Mỗi sáng ông em rải thóc, rải đậu trên mặt sân, đàn chim sà xuống, tranh nhau mổ. Có những con rất dạn dĩ, mổ đậu xanh từ trong tay ông. ông trìu mến vuốt ve chúng và nói với em rằng ông rất thích nghe tiếng chim gù buổi sáng, bởi âm thanh ấy làm cho tâm hồn thanh thản. Đàn chim ăn no, vỗ cánh nối đuôi nhau bay vút lên. ông em nhìn theo, nở một nụ cười mãn nguyện. Trên sân lúc này chỉ còn mấy chị bồ câu đang nuôi con nhỏ, vẫn cặm cụi nhặt nhạnh từng hạt thóc, hạt đậu còn vương vãi.
Trên ngăn chuồng bên trái có cặp chim non mới nở được hai tuần. Trông chúng mới ngộ nghĩnh làm sao! Chiếc mỏ màu hồng nhạt to quá cỡ lúc nào cũng há ra như chờ đợi. Tiếng kêu chim chíp yếu ớt. Đôi chân nhỏ xíu lẩy bẩy đỡ tấm thân trụi lủi, thưa thớt mấy đám lông măng. Đôi mắt chúng tròn xoe, ngơ ngác nhìn ngó xung quanh, lấy làm lạ lắm. ôi! Đói bụng quá rồi! Sao mẹ đi kiếm mồi mãi vẫn chưa về nhỉ? Sốt ruột, hai chú ra trước cửa chuồng ngóng đợi.
Ô! Mẹ về rồi kìa! Chim non khẽ kêu lên sung sướng. Chim mẹ chao nghiêng đôi cánh rộng, nhẹ nhàng đáp xuống bên con.
Chim con cuống quýt đòi ăn. Chim mẹ mớm mồi từng chút, từng chút vào cái mỏ háu đói. Mặc cho chim con thúc giục, chim mẹ chẳng vội vàng. Xong xuôi, nó âu yếm vuốt ve con. Chim bố nãy giờ đứng ở đầu chuồng cất tiếng gù gù, vẻ hài lòng lắm.
Chim bồ câu xinh đẹp và duyên dáng được coi là biểu tượng cho cuộc sống hoà bình trên trái đất. Em yêu quý chim bồ câu và càng yêu quý cuộc sống thanh bình của đất nước.
Tả đàn gà:
Nhà em có nuôi một chị gà mái tơ,hàng ngày chị gà mái thường dẫn đàn con đi kiếm ăn trong khu vườn rất chăm chỉ, cần mẫn.
Khi những giọt sương còn đọng lại trên lá, chị gà mái đã dẫn đàn con của mình đi tìm mồi. Chị gà mái có thân hình mũm mịp, nặng khoảng hai ki-lo-gam, bộ lông phủ màu vàng, hai chân to, móng khỏe dùng để đào bới đất tìm mồi cho đàn con. Mào gà mái có màu đỏ, đuôi có nhiều màu lông và trông rất mượt. Mắt gà mái tinh anh, mỗi khi tìm thấy mồi liền kêu “Cục tác! Cục tác! ”, đàn con vội vàng chạy đến. Những chú gà con lông vàng, ngắn cũn chạy lon ton theo mẹ nhìn đáng yêu vô cùng. Chúng có màu lông giống mẹ, đôi khi có một vài con pha màu nâu đen. Gà mái là người mẹ chăm chỉ bảo vệ con, khi cảm giác có nguy hiểm gà mẹ liền dùng đôi cánh dang rộng để che chở cho đàn con bên dưới.
Khi đàn con đã no say, chị gà mái dẫn cả đàn trở về chuồng, thế là đã hoàn thành nhiệm vụ trong một ngày.
Em rất yêu chị gà mái và cả đàn gà con, với sự chăm chỉ cần mẫn của gà mái đàn gà con chẳng mấy chốc mà lớn lên nhanh chóng.