Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
SB
6 tháng 7 2021 lúc 13:34
Bình luận (1)
NY
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết
MN
14 tháng 10 2021 lúc 8:20
  

Tôi ước mình có thể nhào ra mà ôm chặt lấy mẹ, hít hà đến no căng mùi của mẹ. Lúc nào tôi cũng thèm khát cái mùi quyến rũ ấy. Nhưng mẹ đang có bao nhiêu người vây xung quanh. Người thì đốt bồ kết cho mẹ bước qua. Người thì xếp lại giường chiếu cho mẹ ngồi xuống. Người thì hỏi han, dặn dò việc kiêng cữ. Hàng xóm nghe tin cũng nháo nhác chạy xem mặt em bé. Rồi bình phẩm xem rốt cục em bé giống ai. Nhà đầy chật tiếng nói cười. Chỉ có mình tôi lại không thể đến gần mẹ, không thể chạm được vào mẹ. Tôi chỉ có thể đứng im ở chỗ trú ẩn bí mật của mình, lặng lẽ chờ đợi…Sau một hồi xúm tụm cười nói rổn rảng, hàng xóm vãn dần, để lại những vết chân xôn xao dưới nền nhà. Lúc này thì tôi không cần phải cố rướn mắt lên tìm mẹ qua những lưng người nhấp nhô nữa. Mẹ đã hiển hiện trước mắt tôi, chỉ vài bước chân. Gần đến độ tôi cảm nhận rõ rệt nhịp thở phập phồng của mẹ trong cánh áo căng nức sữa. Mẹ nằm xuống giường. Lưng mẹ quay ra phía cửa sổ và mặt hướng vào trong. “Cái vỏ đỗ” trên đầu mẹ rốt cuộc đã chịu nứt ra, để lộ khuôn mặt mệt mỏi với những đường gân xanh xao hằn lên quanh cổ. Tôi thấy mẹ thở dốc. Đoạn mẹ ôm bụng, mặt nhăn nhó. Cứ vài phút, tôi lại thấy mặt mẹ dúm lại, các nếp nhăn trên trán và thái dương ép vào nhau, đau đớn. Nhưng mẹ chỉ rên khe khẽ. Rất khẽ. Có lẽ chỉ mình tôi mới cảm nhận được.Em bé bắt đầu cựa quậy trong đống khăn áo kín mít. Mẹ hối hả vạch ti, nhét vào miệng em. Tôi thấy ánh mắt mẹ nhìn em ánh lên sự kiêu hãnh thầm kín, dù cơn đau vẫn khiến mặt mẹ cau lại. Vậy là cuối cùng thì mẹ cũng đã sinh được cho bố một thằng cu con. Một thằng cu con hẳn hoi đấy nhé! Chốc chốc bố lại chạy từ nhà ngoài vào ngó mặt em bé. Điệu bộ loi choi của bố trông chẳng khác nào một con cào cào hiếu động. Tại bố đang vui quá đấy mà. Làm cào cào thì đã làm sao chứ! Bố đã có thằng nối dõi rồi. Đời bố thế là mãn nguyện rồi. Tiên sư bố lão thầy bói, dám nói ông vô phúc, tuyệt tự. Bao giờ cu lớn, bố bế cu sang đái vào nhà lão một bãi thật to cho hả nhá.Mẹ bật cười. Chưa bao giờ tôi thấy khuôn mặt mẹ hạnh phúc đến thế.Trước đây mẹ đã từng hai lần mang thai. Lần nào mẹ cũng phải nằm một chỗ, chân gác lên cao, hạn chế tối đa việc di chuyển. Đến chuyện ăn uống của mẹ cũng phải có người bưng đến tận miệng. Nhưng lần nào gần đến tháng sinh, những thai nhi đã thành hình thành hài ấy đều lẳng lặng trôi khỏi cơ thể mẹ, không cách gì cứu vãn. Mẹ đau đớn, viết tên con trên những mẩu giấy xé vội từ cuốn sổ cũ, điểm chỉ ngón tay mình rồi đốt đi. Để phòng nhỡ sau này có gặp nhau dưới ấy, mẹ còn biết đường mà nhận ra con. Đốt xong mẩu giấy ghi tên con, mẹ sụp xuống, chẳng khác nào đám tro tàn, chẳng may lỡ có cơn gió mạnh là bay mất.Mẹ nằm bẹp dí trên giường nhiều ngày liền, không nói năng. Tấm chăn đắp trên người mẹ mỏng dần, mỏng dần. Nhiều lúc tôi thảng thốt nhìn tấm chăn xẹp lép, nguội lạnh hơi người mà tự hỏi: mẹ còn ở trong đó không hay đã tan biến mất? Nhưng tôi không thể làm gì. Tôi chỉ biết nhìn mẹ và thầm cầu mong mẹ hãy mở mắt nhìn tôi. Để nhắc mẹ nhớ ra rằng, mẹ vẫn còn tôi đây mà. Mẹ đừng bỏ đi như một hơi thở dài.Ngày này sang ngày khác, việc duy nhất tôi làm là kiên nhẫn ngồi trông mẹ. Tôi quan sát từng động tĩnh từ chiếc chăn đắp phẳng lì trên giường. Chỉ cần nó phập phồng cựa quậy là tôi yên tâm. Nhưng có lần tay mẹ đột nhiên rơi ra ngoài chăn, các ngón thẳng đơ, bất động. Lúc ấy, tôi sợ đến tê điếng. Chẳng lẽ mẹ đã bỏ thế giới buồn rầu này mà đi?May quá, mẹ không biến mất. Đến ngày thứ tư hay thứ năm gì đó, mẹ loạng choạng ngồi dậy khỏi đống chăn sực nức mùi buồn. Đôi mắt mẹ u uất, giống như thể có bao nhiêu hơi thở dài mẹ đã nhốt chúng vào đó cả rồi. Giờ là lúc phải gượng dậy mà sống thôi. Mẹ thu gom quần áo sơ sinh, cất sâu vào đáy tủ. Mẹ tất tả quần ống thấp ống cao lo sắp xếp nhà cửa sau một thời gian bê trễ, cỏ rả sắp đua ra đến tận bậc thềm, ba ông đầu rau đổ nghiêng đổ ngả.Tưởng là nguôi nguôi được rồi, vậy mà vài tuần sau, trong lúc quét nhà mẹ lại nhặt được chiếc giày len em bé mẹ hì hục đan bữa trước bị rơi ở gầm giường. Mẹ nâng chiếc giày như nâng một đứa trẻ. Mẹ áp chiếc giày vào bụng. Áp thật lâu, hai mắt nhắm nghiền. Lúc mẹ mở mắt ra thì hai mắt đã biến thành hồ nước đầy ứ. Mẹ ngước lên trời. Mẹ nhìn về phía bàn thờ tổ tiên. Mẹ cầu khẩn cả đến ông thần thổ địa. Sao mẹ không thể có thêm những đứa con? Tại sao? Trong cơn hoang mang, tuyệt vọng, mắt mẹ chạm vào mắt tôi. Mẹ giật thót người. Cả người mẹ cứng đờ. Mẹ lấy tay áo, thấm bớt nước đang đầy úng trong mắt, rồi chăm chăm nhìn tôi. Như thể muốn hỏi: “Con đấy ư?”.Ánh nhìn nghi ngại của mẹ khiến tôi bối rối. Chẳng lẽ mẹ quên tôi rồi? Chẳng lẽ với mẹ, tôi không còn tồn tại? Không, tôi không bỏ mẹ đi như các em. Tôi vẫn ở đây, ngay bên cạnh mẹ thôi. Tôi không buồn vì chuyện mẹ quên tôi. Tôi hiểu, những ngày tháng u uất vừa qua quá nặng nề với mẹ. Mẹ cần thời gian để hồi phục, để nhớ được mọi chuyện.Tuy nhiên sự xuất hiện của tôi lúc này hình như khiến mẹ khó xử. Mẹ đang ăn năn, hối hận chăng? Lẽ ra mẹ không được xao nhãng tôi như vậy. Dù sao tôi cũng là một đứa con của mẹ. Hai mắt mẹ nhìn tôi rưng rưng. Tôi cố đọc những hơi thở dài đang vần vũ trong mắt mẹ. Tôi biết làm sao để chúng tan đi, để mẹ không còn phải đau khổ nữa? Tôi thấy môi mẹ mấp máy. Hình như mẹ đang nói lời xin lỗi tôi. Nhưng tại sao mẹ phải xin lỗi tôi? Lẽ ra tôi mới là kẻ phải nói ra điều ấy. Tôi đã không thể làm cho mẹ vui. Tôi ước một lần được cất lên tiếng gọi “Mẹ ơi”. Nhưng những tiếng kêu tuyệt vọng ấy chỉ có thể vang lên trong tâm tưởng của tôi. Mẹ sẽ mãi mãi chẳng bao giờ nghe được…***Đó thực sự là một cơn ác mộng. Đầu tiên chỉ là những tàn lửa rơi ra từ bóng đèn điện bị nổ bất thình lình. Chúng bám vào chiếc chăn bông. Trong chớp mắt, chúng bám dính lấy lớp bông xốp mềm, và trận oanh tạc lúc này mới chính thức bắt đầu. Khói nghi ngút bốc lên khiến tôi ho sặc sụa. Cổ họng tôi như bị ai bóp thắt nghẹn lại, không tài nào thở nổi. Tôi muốn gào lên. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ có thể thốt lên những tiếng ú ớ yếu ớt. Tôi muốn lao ra ngoài. Nhưng tôi không thể di chuyển. Từ lúc sinh ra, hai chân, hai tay tôi chỉ là hai dẻo thịt nhẵn thín và ngắn ngủn. Tôi chỉ có thể ngồi yên một chỗ, hoặc tự đổ người ra rồi lăn đi như một củ khoai bị người ta hất đi. Nhưng khói làm tôi cay mắt, mất phương hướng. Tôi nhắm nghiền mắt, cố tìm dưỡng khí để tiếp sức cho cái lồng ngực đang kiệt quệ. Nhưng lửa đã bắt đầu bùng lên, nhanh như một cơn bão. Toàn thân tôi bị vùi trong cơn bão dữ dằn ấy, không cách nào trốn thoát. Tôi nghe tiếng mẹ gào khóc. Tôi nghe tiếng bố sục sạo khắp nhà…Đó chỉ là một cơn ác mộng. Chắc chắn thế. Vì tôi vẫn còn đây. Với nỗi kinh hãi chưa hề nguôi ngoai…***Những ngày sống lầm lũi, câm lặng tiếp diễn trong ngôi nhà của chúng tôi. Bố vùi mình vào những trận rượu thâu đêm suốt sáng. Tôi vẫn náu nơi góc tường hôi rình mùi cứt gián và nước đái chuột. Mẹ vẫn tiếp tục nuôi hy vọng về những đứa con khỏe mạnh, lành lặn. Chỉ tiếc tôi không thể làm được điều ấy. Tôi chỉ là hơi thở dài của mẹ, làm mẹ buồn, mẹ khổ. Tốt nhất là mẹ không phải thở dài, nghĩa là mẹ đừng có tôi thì hơn. Nhưng tôi đã sinh ra rồi. Tôi là con của mẹ. Tôi không nỡ rời xa mẹ…***Trộm vía em trai tròn trịa như một cái bắp ngô khổng lồ vùi trong đống chăn đệm thơm nức sữa mẹ. Nhà cửa từ sáng đến tối nhớn nhác hết cả. Mong ước của mẹ cuối cùng đã được thỏa nguyện. Mẹ sẽ không còn phải nửa đêm nằm ôm ngực, nén hơi thở dài. Mẹ không còn chập chờn những giấc ngủ cùng những mộng mị, và thấp thỏm chờ để mở cửa dìu bố vào nhà trong tình trạng toàn thân chảy ra như sợi bún rữa. Bây giờ thì mọi chuyện đã thay đổi rồi. Tối nào bố cũng ở nhà. Bạn rượu theo bố về nhà và chuyển sang món cờ tướng. Có những trận cờ kéo dài đến nửa đêm chưa phân thắng bại, trong khi mẹ đã buồn ngủ rũ rượi ra rồi. Dù sao thế vẫn còn tốt chán. Chính em bé đã giúp mẹ thay đổi cuộc đời. Mẹ đã bớt thở dài. Mẹ cười nhiều hơn. Tôi thích nhất là được nhìn nụ cười của mẹ. Khuôn mặt mẹ rạng ngời như ánh nắng buổi sớm. Mẹ có biết điều ấy không?Từ khi có em bé, mẹ chuyển sang nằm ở giường bên. Chiếc phản cũ của ông nội, nơi mẹ và tôi ngày xưa hay nằm được kê xích vào trong góc. Mẹ xếp đầy quần áo, khăn tã của em bé trên đó để dễ lấy. Tôi thích sự bề bộn mới mẻ này. Nó khiến cho chỗ ẩn náu của tôi trở nên ấm áp hơn.Tôi chờ mỗi ngày mới bắt đầu, để được nhìn mẹ và em bé. Trộm vía, em bé lớn phổng lên mỗi ngày, như thể một quả bóng được tiếp thêm hơi. Hai má em đỏ hồng như cánh đào. Hai mắt đen nhưng nhức, thao láo nhìn vào mọi ngóc ngách trong ngôi nhà, vừa tò mò, vừa lạ lẫm. Không mất quá nhiều thời gian để em phát hiện ra tôi đang âm thầm náu trong góc nhà ẩm tối. Mắt em tròn xoe, ngơ ngác. Em nhìn tôi như muốn hỏi “Ai đấy?”. Mẹ bế em lại gần tôi, thầm thì: “Chị bé đấy! Em chào chị bé đi”.Dường như vẫn ngạc nhiên về sự xuất hiện của “chị bé”, em bé chằm chằm nhìn tôi. Nhưng em không chơi lâu với tôi được. Em lăn ra ngủ sau khi bú no sữa mẹ. Tranh thủ lúc em ngủ, mẹ ngồi vuốt từng chiếc tã thơm mùi nắng, gấp lại thật vuông vắn. Mẹ khua bớt mạng nhện giăng trên đình màn. Mẹ tra dầu vào bản lề cửa cho đỡ cọt kẹt.Xao xác từ sáng đến chiều, với hàng trăm việc không tên, một ngày của mẹ sẽ trôi qua thật nhanh. Buổi tối, mẹ luôn là người sau cùng đi ngủ. Mẹ lo đóng cửa rả, xếp lại cốc chén ngả nghiêng trên bàn cho gọn lại, sau đó mới lục xục chui vào màn, dọi muỗi đến khi yên tâm không có con nào ẩn nấp trong màn, mẹ mới chịu tắt đèn, nằm xuống, kết thúc một ngày bận rộn. Từ góc của mình, tôi thấp thỏm chờ tới lúc đèn điện phụt tắt. Trong tích tắc căn nhà như bị thả rơi vào một vùng tối châng lâng, mơ hồ. Nhưng tôi vẫn cảm nhận rất rõ mùi mẹ nồng nã ở giường bên. Này là mùi mồ hôi vẫn còn rịn trên cổ. Này là mùi sữa em bé ti làm rớt ra vạt áo. Này là mùi dầu gội đầu vẫn còn vương vất trên tóc. Tất cả quyện thành mùi của mẹ. Tôi thèm làm sao cái cảm giác được rúc vào giữa cái mùi nhưng nhức ấy mà ngủ. Đằng này, cách nhau có mấy bước chân…Tôi không thể giành được mẹ. Tôi không có quyền giành mẹ. Tôi là sản phẩm bị lỗi của tạo hóa. Tôi làm khổ mẹ. Tôi làm khổ mọi người. Tôi chẳng có quyền gì hết. Ngoài việc chờ đợi những sự ban ơn từ những cuộc viếng thăm của mẹ…***Thường chẳng có quy tắc nào cho những cuộc viếng thăm của mẹ.Thật buồn cười! Không hiểu sao tôi thích gọi đó là “những cuộc viếng thăm”. Có gì đâu mà viếng thăm khi hằng ngày hai chúng tôi chỉ cách nhau vài bước chân. Tôi thì chẳng thể đi đâu ngoài việc đứng câm lặng trong góc riêng của mình, kiên nhẫn nhìn mẹ chạy qua chạy lại trước mắt. Mẹ thì quanh quẩn từ nhà xuống bếp. Nếu mẹ có chạy đi đâu xa thì cũng là đảo qua chợ mua lạng thịt hay lên chùa cầu an vào những ngày tuần. Nhưng mẹ sẽ về nhanh thôi vì em bé bắt đầu quấy khóc. Lợn trong chuồng hồng hộc gặm vữa trên tường. Giữa những tất bật, lo toan ấy, có lúc mẹ chợt dừng lại, quệt mồ hôi và bắt gặp ánh mắt của tôi. Mẹ dừng mọi việc lại, chỉ để nhìn tôi. Ánh nhìn như hỏi han, như muốn ôm ấp, vỗ về.Chỉ là mắt chạm mắt trong vài giây, tôi đã thêm hân hoan để sống tiếp những ngày dài câm lặng. Vậy là mẹ vẫn còn nhớ đến sự hiện diện tôi.Tôi âm thầm chờ đợi suốt cả ngày, để được đón nhận những thời khắc quan trọng ấy diễn ra. Tâm thế luôn luôn sẵn sàng. Thậm chí, có lúc tôi tự ngồi và hình dung ra giây phút mẹ sẽ sàng ngồi xuống cạnh tôi, mùi của mẹ choáng ngợp tôi. Tôi yêu mùi mẹ đến độ khi chỉ còn mình tôi trong căn nhà trống trải, hiu hắt những vệt nắng xiên qua song cửa, tôi chỉ ước thật khẽ khàng, di chuyển đến bên giường mẹ, ngả đầu vào chiếc gối đã sờn màu của mẹ. Tôi sẽ làm điều ấy trong sự lén lút và hoan hỉ thầm kín. Nó mãi mãi sẽ là bí mật của riêng tôi mà thôi. Nhưng tôi không thể đi đâu ra ngoài bức tường lạnh lẽo, nơi lũ gián và lũ chuột dùng làm chỗ dừng chân giữa những cuộc kiếm mồi.Nhưng tôi luôn tin rằng, bất cứ lúc nào có thể, mẹ sẽ dừng lại với tôi, dù vài giây hay vài phút thì cũng là quá nhiều đối với tôi. Tôi chỉ là một hơi thở dài của mẹ, tôi làm gì có quyền được hưởng nhiều ân phúc đến như thế.Những ngày dài ngồi trong cô độc, tôi thích gặm nhấm những khoảnh khắc gần gũi riêng tư hiếm hoi đã từng có trong quá khứ của hai mẹ con. Tôi nhớ những buổi sáng sớm, khi hai mẹ con cùng trở dậy vào cùng một thời điểm. Bố vẫn đang say ngủ sau trận rượu ngất ngư đến tận nửa đêm. Mẹ bế tôi bước ra ngoài sân. Trời sáng phân vân màu nhựa chuối. Mẹ đặt tôi bên thềm giếng, giúp tôi làm vệ sinh cá nhân. Sau khi mắc chiếc khăn mặt của tôi lên dây phơi, mẹ toan cầm chổi quét lá trên sân. Chỉ sau một đêm mà lá vàng đã phủ kín cả mảnh sân hẹp. Nhưng hình như mẹ chợt nhận ra rằng buổi sáng thì còn dài, nên chẳng cần vội để làm gì. Sân vườn rồi sẽ sạch tinh tươm. Lợn sẽ được cho ăn. Bếp lò rồi sẽ nhóm lên. Gian bếp rồi sẽ sực nức mùi thuốc bắc. Nhưng trước hết, mẹ cần phải ngồi xuống cạnh tôi. Má tôi đang bồn chồn chờ tay mẹ chạm vào, thật ấm áp, yêu thương. Hình như mẹ luôn đọc được ý nghĩ trong đầu tôi. Nên bao giờ mẹ cũng làm đúng những gì mà tôi hình dung, ao ước…Tôi nhớ những cuộc viếng thăm bất chợt vào một buổi chiều muộn, khi gà tao tác nhảy về chuồng. Tôi bâng khuâng ngồi nhìn mãi vệt nắng lẹm dần trên ô cửa sổ đầy bụi, thì bất chợt thấy mẹ ngồi bên cạnh tôi từ lúc nào. Mẹ nhìn theo hướng tôi đang nhìn. Ở đó, con nhện đang đu trên một sợi tơ mỏng tang, neo vào song cửa. Nó chấp chới mãi trong tư thế bấp bênh ấy, cho tận đến lúc ô cửa sổ chìm hẳn vào bóng chiều chạng vạng. Bóng chiều nhắc mẹ về bữa cơm chiều còn dở dang. Mẹ hối hả chạm bàn tay ram ráp vào má tôi, rồi cuống quýt đi xuống bếp. Nhưng mùi của mẹ đã kịp neo lại bên tôi, quyến luyến bên tôi, thấm đẫm trong quầng không khí bao bọc quanh tôi. Tôi mặc sức hít thở đến căng lồng ngực cho mùi mẹ ngấm cả vào trong từng mạch máu đang chảy trong người mình.Cũng có hôm, tôi vừa mở mắt thì đã nhìn thấy mẹ ngồi ở bên cạnh. Dáng mẹ ngồi ưu tư, nhẫn nại như thể suốt đêm qua mẹ đã ngồi ở đó, không ngủ, chỉ để nhìn tôi, để trông giấc ngủ cho tôi.Vì tôi ngủ rất hay bị giật mình, hay lăn lộn. Có hôm tôi bị rơi xuống nền nhà trong lúc mắt nhắm mắt mở. Hai cùi chân ngắn ngủn vô dụng của tôi không giúp tôi trèo lên giường được. Tôi không dám gọi mẹ. Dù mẹ chỉ cách có vài bước chân. Tôi không muốn mẹ bị đánh thức giữa giấc ngủ đương say. Mẹ vừa ốm dậy, mẹ cần phải ngủ để nhanh hồi phục. Nhưng tôi cũng không thể tự trèo lên giường. Sau một hồi loay xoay bất lực, tôi đành ngồi tựa lưng vào chân giường, ngồi ngủ trong nỗi tủi thân không thể nói thành lời. Sáng hôm sau, mẹ dậy sớm, phát hiện ra cảnh ngủ ngồi khổ sở của tôi. Mẹ xót xa nhìn vết muỗi cắn chi chít trên mặt tôi. Mẹ ôm tôi trong dòng nước mắt chan hòa, và cuống cuồng bế tôi lên giường. Kể từ hôm đó, bố quyết định cưa chân giường cho thấp xuống. Tôi không sợ bị rơi nữa.Nhưng tôi không thể là quả bưởi để suốt ngày đu bám vào thân cây là mẹ. Và mẹ còn cần có những đứa con lành lặn để không làm khổ mẹ như tôi.***Mười năm sau ngày mẹ sinh tôi thì em bé chào đời. Mẹ đã chờ đợi quá lâu để có được em. Đời mẹ cuối cùng cũng không còn phải tiếp tục những chuỗi ngày nối dài của những hơi thở buồn bã, tuyệt vọng.Em trai thích trèo lên giường tôi, vầy đống khăn tã. Lúc nhớ ra tôi, em ngồi trên giường nhìn tôi trân trân. Nhưng tôi không thể bế em, không thể nói gì được với em. Sự vô dụng, tẻ nhạt của tôi khiến cho em chán. Nên dần dần em chẳng buồn để ý đến tôi nữa. Em chuyển sự quan tâm của mình ra ngoài sân vườn. Ngoài ấy có bao nhiêu thứ hay ho. Em đuổi gà, em vặt trụi cây rau ngót, em té nước vào luống hoa. Trò nào cũng khiến em háo hức. Ngoài ấy lại có nắng, rất nhiều nắng…Tôi tiếp tục cô đơn trong góc tường trống trải và ủ dột

Nhớ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
15 tháng 11 2021 lúc 22:39

Trl :

Tôi ước mình có thể nhào ra mà ôm chặt lấy mẹ, hít hà đến no căng mùi của mẹ. Lúc nào tôi cũng thèm khát cái mùi quyến rũ ấy. Nhưng mẹ đang có bao nhiêu người vây xung quanh. Người thì đốt bồ kết cho mẹ bước qua. Người thì xếp lại giường chiếu cho mẹ ngồi xuống. Người thì hỏi han, dặn dò việc kiêng cữ. Hàng xóm nghe tin cũng nháo nhác chạy xem mặt em bé. Rồi bình phẩm xem rốt cục em bé giống ai. Nhà đầy chật tiếng nói cười. Chỉ có mình tôi lại không thể đến gần mẹ, không thể chạm được vào mẹ. Tôi chỉ có thể đứng im ở chỗ trú ẩn bí mật của mình, lặng lẽ chờ đợi…Sau một hồi xúm tụm cười nói rổn rảng, hàng xóm vãn dần, để lại những vết chân xôn xao dưới nền nhà. Lúc này thì tôi không cần phải cố rướn mắt lên tìm mẹ qua những lưng người nhấp nhô nữa. Mẹ đã hiển hiện trước mắt tôi, chỉ vài bước chân. Gần đến độ tôi cảm nhận rõ rệt nhịp thở phập phồng của mẹ trong cánh áo căng nức sữa. Mẹ nằm xuống giường. Lưng mẹ quay ra phía cửa sổ và mặt hướng vào trong. “Cái vỏ đỗ” trên đầu mẹ rốt cuộc đã chịu nứt ra, để lộ khuôn mặt mệt mỏi với những đường gân xanh xao hằn lên quanh cổ. Tôi thấy mẹ thở dốc. Đoạn mẹ ôm bụng, mặt nhăn nhó. Cứ vài phút, tôi lại thấy mặt mẹ dúm lại, các nếp nhăn trên trán và thái dương ép vào nhau, đau đớn. Nhưng mẹ chỉ rên khe khẽ. Rất khẽ. Có lẽ chỉ mình tôi mới cảm nhận được.Em bé bắt đầu cựa quậy trong đống khăn áo kín mít. Mẹ hối hả vạch ti, nhét vào miệng em. Tôi thấy ánh mắt mẹ nhìn em ánh lên sự kiêu hãnh thầm kín, dù cơn đau vẫn khiến mặt mẹ cau lại. Vậy là cuối cùng thì mẹ cũng đã sinh được cho bố một thằng cu con. Một thằng cu con hẳn hoi đấy nhé! Chốc chốc bố lại chạy từ nhà ngoài vào ngó mặt em bé. Điệu bộ loi choi của bố trông chẳng khác nào một con cào cào hiếu động. Tại bố đang vui quá đấy mà. Làm cào cào thì đã làm sao chứ! Bố đã có thằng nối dõi rồi. Đời bố thế là mãn nguyện rồi. Tiên sư bố lão thầy bói, dám nói ông vô phúc, tuyệt tự. Bao giờ cu lớn, bố bế cu sang đái vào nhà lão một bãi thật to cho hả nhá.Mẹ bật cười. Chưa bao giờ tôi thấy khuôn mặt mẹ hạnh phúc đến thế.Trước đây mẹ đã từng hai lần mang thai. Lần nào mẹ cũng phải nằm một chỗ, chân gác lên cao, hạn chế tối đa việc di chuyển. Đến chuyện ăn uống của mẹ cũng phải có người bưng đến tận miệng. Nhưng lần nào gần đến tháng sinh, những thai nhi đã thành hình thành hài ấy đều lẳng lặng trôi khỏi cơ thể mẹ, không cách gì cứu vãn. Mẹ đau đớn, viết tên con trên những mẩu giấy xé vội từ cuốn sổ cũ, điểm chỉ ngón tay mình rồi đốt đi. Để phòng nhỡ sau này có gặp nhau dưới ấy, mẹ còn biết đường mà nhận ra con. Đốt xong mẩu giấy ghi tên con, mẹ sụp xuống, chẳng khác nào đám tro tàn, chẳng may lỡ có cơn gió mạnh là bay mất.Mẹ nằm bẹp dí trên giường nhiều ngày liền, không nói năng. Tấm chăn đắp trên người mẹ mỏng dần, mỏng dần. Nhiều lúc tôi thảng thốt nhìn tấm chăn xẹp lép, nguội lạnh hơi người mà tự hỏi: mẹ còn ở trong đó không hay đã tan biến mất? Nhưng tôi không thể làm gì. Tôi chỉ biết nhìn mẹ và thầm cầu mong mẹ hãy mở mắt nhìn tôi. Để nhắc mẹ nhớ ra rằng, mẹ vẫn còn tôi đây mà. Mẹ đừng bỏ đi như một hơi thở dài.Ngày này sang ngày khác, việc duy nhất tôi làm là kiên nhẫn ngồi trông mẹ. Tôi quan sát từng động tĩnh từ chiếc chăn đắp phẳng lì trên giường. Chỉ cần nó phập phồng cựa quậy là tôi yên tâm. Nhưng có lần tay mẹ đột nhiên rơi ra ngoài chăn, các ngón thẳng đơ, bất động. Lúc ấy, tôi sợ đến tê điếng. Chẳng lẽ mẹ đã bỏ thế giới buồn rầu này mà đi?May quá, mẹ không biến mất. Đến ngày thứ tư hay thứ năm gì đó, mẹ loạng choạng ngồi dậy khỏi đống chăn sực nức mùi buồn. Đôi mắt mẹ u uất, giống như thể có bao nhiêu hơi thở dài mẹ đã nhốt chúng vào đó cả rồi. Giờ là lúc phải gượng dậy mà sống thôi. Mẹ thu gom quần áo sơ sinh, cất sâu vào đáy tủ. Mẹ tất tả quần ống thấp ống cao lo sắp xếp nhà cửa sau một thời gian bê trễ, cỏ rả sắp đua ra đến tận bậc thềm, ba ông đầu rau đổ nghiêng đổ ngả.Tưởng là nguôi nguôi được rồi, vậy mà vài tuần sau, trong lúc quét nhà mẹ lại nhặt được chiếc giày len em bé mẹ hì hục đan bữa trước bị rơi ở gầm giường. Mẹ nâng chiếc giày như nâng một đứa trẻ. Mẹ áp chiếc giày vào bụng. Áp thật lâu, hai mắt nhắm nghiền. Lúc mẹ mở mắt ra thì hai mắt đã biến thành hồ nước đầy ứ. Mẹ ngước lên trời. Mẹ nhìn về phía bàn thờ tổ tiên. Mẹ cầu khẩn cả đến ông thần thổ địa. Sao mẹ không thể có thêm những đứa con? Tại sao? Trong cơn hoang mang, tuyệt vọng, mắt mẹ chạm vào mắt tôi. Mẹ giật thót người. Cả người mẹ cứng đờ. Mẹ lấy tay áo, thấm bớt nước đang đầy úng trong mắt, rồi chăm chăm nhìn tôi. Như thể muốn hỏi: “Con đấy ư?”.Ánh nhìn nghi ngại của mẹ khiến tôi bối rối. Chẳng lẽ mẹ quên tôi rồi? Chẳng lẽ với mẹ, tôi không còn tồn tại? Không, tôi không bỏ mẹ đi như các em. Tôi vẫn ở đây, ngay bên cạnh mẹ thôi. Tôi không buồn vì chuyện mẹ quên tôi. Tôi hiểu, những ngày tháng u uất vừa qua quá nặng nề với mẹ. Mẹ cần thời gian để hồi phục, để nhớ được mọi chuyện.Tuy nhiên sự xuất hiện của tôi lúc này hình như khiến mẹ khó xử. Mẹ đang ăn năn, hối hận chăng? Lẽ ra mẹ không được xao nhãng tôi như vậy. Dù sao tôi cũng là một đứa con của mẹ. Hai mắt mẹ nhìn tôi rưng rưng. Tôi cố đọc những hơi thở dài đang vần vũ trong mắt mẹ. Tôi biết làm sao để chúng tan đi, để mẹ không còn phải đau khổ nữa? Tôi thấy môi mẹ mấp máy. Hình như mẹ đang nói lời xin lỗi tôi. Nhưng tại sao mẹ phải xin lỗi tôi? Lẽ ra tôi mới là kẻ phải nói ra điều ấy. Tôi đã không thể làm cho mẹ vui. Tôi ước một lần được cất lên tiếng gọi “Mẹ ơi”. Nhưng những tiếng kêu tuyệt vọng ấy chỉ có thể vang lên trong tâm tưởng của tôi. Mẹ sẽ mãi mãi chẳng bao giờ nghe được…***Đó thực sự là một cơn ác mộng. Đầu tiên chỉ là những tàn lửa rơi ra từ bóng đèn điện bị nổ bất thình lình. Chúng bám vào chiếc chăn bông. Trong chớp mắt, chúng bám dính lấy lớp bông xốp mềm, và trận oanh tạc lúc này mới chính thức bắt đầu. Khói nghi ngút bốc lên khiến tôi ho sặc sụa. Cổ họng tôi như bị ai bóp thắt nghẹn lại, không tài nào thở nổi. Tôi muốn gào lên. Nhưng rốt cuộc tôi chỉ có thể thốt lên những tiếng ú ớ yếu ớt. Tôi muốn lao ra ngoài. Nhưng tôi không thể di chuyển. Từ lúc sinh ra, hai chân, hai tay tôi chỉ là hai dẻo thịt nhẵn thín và ngắn ngủn. Tôi chỉ có thể ngồi yên một chỗ, hoặc tự đổ người ra rồi lăn đi như một củ khoai bị người ta hất đi. Nhưng khói làm tôi cay mắt, mất phương hướng. Tôi nhắm nghiền mắt, cố tìm dưỡng khí để tiếp sức cho cái lồng ngực đang kiệt quệ. Nhưng lửa đã bắt đầu bùng lên, nhanh như một cơn bão. Toàn thân tôi bị vùi trong cơn bão dữ dằn ấy, không cách nào trốn thoát. Tôi nghe tiếng mẹ gào khóc. Tôi nghe tiếng bố sục sạo khắp nhà…Đó chỉ là một cơn ác mộng. Chắc chắn thế. Vì tôi vẫn còn đây. Với nỗi kinh hãi chưa hề nguôi ngoai…***Những ngày sống lầm lũi, câm lặng tiếp diễn trong ngôi nhà của chúng tôi. Bố vùi mình vào những trận rượu thâu đêm suốt sáng. Tôi vẫn náu nơi góc tường hôi rình mùi cứt gián và nước đái chuột. Mẹ vẫn tiếp tục nuôi hy vọng về những đứa con khỏe mạnh, lành lặn. Chỉ tiếc tôi không thể làm được điều ấy. Tôi chỉ là hơi thở dài của mẹ, làm mẹ buồn, mẹ khổ. Tốt nhất là mẹ không phải thở dài, nghĩa là mẹ đừng có tôi thì hơn. Nhưng tôi đã sinh ra rồi. Tôi là con của mẹ. Tôi không nỡ rời xa mẹ…***Trộm vía em trai tròn trịa như một cái bắp ngô khổng lồ vùi trong đống chăn đệm thơm nức sữa mẹ. Nhà cửa từ sáng đến tối nhớn nhác hết cả. Mong ước của mẹ cuối cùng đã được thỏa nguyện. Mẹ sẽ không còn phải nửa đêm nằm ôm ngực, nén hơi thở dài. Mẹ không còn chập chờn những giấc ngủ cùng những mộng mị, và thấp thỏm chờ để mở cửa dìu bố vào nhà trong tình trạng toàn thân chảy ra như sợi bún rữa. Bây giờ thì mọi chuyện đã thay đổi rồi. Tối nào bố cũng ở nhà. Bạn rượu theo bố về nhà và chuyển sang món cờ tướng. Có những trận cờ kéo dài đến nửa đêm chưa phân thắng bại, trong khi mẹ đã buồn ngủ rũ rượi ra rồi. Dù sao thế vẫn còn tốt chán. Chính em bé đã giúp mẹ thay đổi cuộc đời. Mẹ đã bớt thở dài. Mẹ cười nhiều hơn. Tôi thích nhất là được nhìn nụ cười của mẹ. Khuôn mặt mẹ rạng ngời như ánh nắng buổi sớm. Mẹ có biết điều ấy không?Từ khi có em bé, mẹ chuyển sang nằm ở giường bên. Chiếc phản cũ của ông nội, nơi mẹ và tôi ngày xưa hay nằm được kê xích vào trong góc. Mẹ xếp đầy quần áo, khăn tã của em bé trên đó để dễ lấy. Tôi thích sự bề bộn mới mẻ này. Nó khiến cho chỗ ẩn náu của tôi trở nên ấm áp hơn.Tôi chờ mỗi ngày mới bắt đầu, để được nhìn mẹ và em bé. Trộm vía, em bé lớn phổng lên mỗi ngày, như thể một quả bóng được tiếp thêm hơi. Hai má em đỏ hồng như cánh đào. Hai mắt đen nhưng nhức, thao láo nhìn vào mọi ngóc ngách trong ngôi nhà, vừa tò mò, vừa lạ lẫm. Không mất quá nhiều thời gian để em phát hiện ra tôi đang âm thầm náu trong góc nhà ẩm tối. Mắt em tròn xoe, ngơ ngác. Em nhìn tôi như muốn hỏi “Ai đấy?”. Mẹ bế em lại gần tôi, thầm thì: “Chị bé đấy! Em chào chị bé đi”.Dường như vẫn ngạc nhiên về sự xuất hiện của “chị bé”, em bé chằm chằm nhìn tôi. Nhưng em không chơi lâu với tôi được. Em lăn ra ngủ sau khi bú no sữa mẹ. Tranh thủ lúc em ngủ, mẹ ngồi vuốt từng chiếc tã thơm mùi nắng, gấp lại thật vuông vắn. Mẹ khua bớt mạng nhện giăng trên đình màn. Mẹ tra dầu vào bản lề cửa cho đỡ cọt kẹt.Xao xác từ sáng đến chiều, với hàng trăm việc không tên, một ngày của mẹ sẽ trôi qua thật nhanh. Buổi tối, mẹ luôn là người sau cùng đi ngủ. Mẹ lo đóng cửa rả, xếp lại cốc chén ngả nghiêng trên bàn cho gọn lại, sau đó mới lục xục chui vào màn, dọi muỗi đến khi yên tâm không có con nào ẩn nấp trong màn, mẹ mới chịu tắt đèn, nằm xuống, kết thúc một ngày bận rộn. Từ góc của mình, tôi thấp thỏm chờ tới lúc đèn điện phụt tắt. Trong tích tắc căn nhà như bị thả rơi vào một vùng tối châng lâng, mơ hồ. Nhưng tôi vẫn cảm nhận rất rõ mùi mẹ nồng nã ở giường bên. Này là mùi mồ hôi vẫn còn rịn trên cổ. Này là mùi sữa em bé ti làm rớt ra vạt áo. Này là mùi dầu gội đầu vẫn còn vương vất trên tóc. Tất cả quyện thành mùi của mẹ. Tôi thèm làm sao cái cảm giác được rúc vào giữa cái mùi nhưng nhức ấy mà ngủ. Đằng này, cách nhau có mấy bước chân…Tôi không thể giành được mẹ. Tôi không có quyền giành mẹ. Tôi là sản phẩm bị lỗi của tạo hóa. Tôi làm khổ mẹ. Tôi làm khổ mọi người. Tôi chẳng có quyền gì hết. Ngoài việc chờ đợi những sự ban ơn từ những cuộc viếng thăm của mẹ…***Thường chẳng có quy tắc nào cho những cuộc viếng thăm của mẹ.Thật buồn cười! Không hiểu sao tôi thích gọi đó là “những cuộc viếng thăm”. Có gì đâu mà viếng thăm khi hằng ngày hai chúng tôi chỉ cách nhau vài bước chân. Tôi thì chẳng thể đi đâu ngoài việc đứng câm lặng trong góc riêng của mình, kiên nhẫn nhìn mẹ chạy qua chạy lại trước mắt. Mẹ thì quanh quẩn từ nhà xuống bếp. Nếu mẹ có chạy đi đâu xa thì cũng là đảo qua chợ mua lạng thịt hay lên chùa cầu an vào những ngày tuần. Nhưng mẹ sẽ về nhanh thôi vì em bé bắt đầu quấy khóc. Lợn trong chuồng hồng hộc gặm vữa trên tường. Giữa những tất bật, lo toan ấy, có lúc mẹ chợt dừng lại, quệt mồ hôi và bắt gặp ánh mắt của tôi. Mẹ dừng mọi việc lại, chỉ để nhìn tôi. Ánh nhìn như hỏi han, như muốn ôm ấp, vỗ về.Chỉ là mắt chạm mắt trong vài giây, tôi đã thêm hân hoan để sống tiếp những ngày dài câm lặng. Vậy là mẹ vẫn còn nhớ đến sự hiện diện tôi.Tôi âm thầm chờ đợi suốt cả ngày, để được đón nhận những thời khắc quan trọng ấy diễn ra. Tâm thế luôn luôn sẵn sàng. Thậm chí, có lúc tôi tự ngồi và hình dung ra giây phút mẹ sẽ sàng ngồi xuống cạnh tôi, mùi của mẹ choáng ngợp tôi. Tôi yêu mùi mẹ đến độ khi chỉ còn mình tôi trong căn nhà trống trải, hiu hắt những vệt nắng xiên qua song cửa, tôi chỉ ước thật khẽ khàng, di chuyển đến bên giường mẹ, ngả đầu vào chiếc gối đã sờn màu của mẹ. Tôi sẽ làm điều ấy trong sự lén lút và hoan hỉ thầm kín. Nó mãi mãi sẽ là bí mật của riêng tôi mà thôi. Nhưng tôi không thể đi đâu ra ngoài bức tường lạnh lẽo, nơi lũ gián và lũ chuột dùng làm chỗ dừng chân giữa những cuộc kiếm mồi.Nhưng tôi luôn tin rằng, bất cứ lúc nào có thể, mẹ sẽ dừng lại với tôi, dù vài giây hay vài phút thì cũng là quá nhiều đối với tôi. Tôi chỉ là một hơi thở dài của mẹ, tôi làm gì có quyền được hưởng nhiều ân phúc đến như thế.Những ngày dài ngồi trong cô độc, tôi thích gặm nhấm những khoảnh khắc gần gũi riêng tư hiếm hoi đã từng có trong quá khứ của hai mẹ con. Tôi nhớ những buổi sáng sớm, khi hai mẹ con cùng trở dậy vào cùng một thời điểm. Bố vẫn đang say ngủ sau trận rượu ngất ngư đến tận nửa đêm. Mẹ bế tôi bước ra ngoài sân. Trời sáng phân vân màu nhựa chuối. Mẹ đặt tôi bên thềm giếng, giúp tôi làm vệ sinh cá nhân. Sau khi mắc chiếc khăn mặt của tôi lên dây phơi, mẹ toan cầm chổi quét lá trên sân. Chỉ sau một đêm mà lá vàng đã phủ kín cả mảnh sân hẹp. Nhưng hình như mẹ chợt nhận ra rằng buổi sáng thì còn dài, nên chẳng cần vội để làm gì. Sân vườn rồi sẽ sạch tinh tươm. Lợn sẽ được cho ăn. Bếp lò rồi sẽ nhóm lên. Gian bếp rồi sẽ sực nức mùi thuốc bắc. Nhưng trước hết, mẹ cần phải ngồi xuống cạnh tôi. Má tôi đang bồn chồn chờ tay mẹ chạm vào, thật ấm áp, yêu thương. Hình như mẹ luôn đọc được ý nghĩ trong đầu tôi. Nên bao giờ mẹ cũng làm đúng những gì mà tôi hình dung, ao ước…Tôi nhớ những cuộc viếng thăm bất chợt vào một buổi chiều muộn, khi gà tao tác nhảy về chuồng. Tôi bâng khuâng ngồi nhìn mãi vệt nắng lẹm dần trên ô cửa sổ đầy bụi, thì bất chợt thấy mẹ ngồi bên cạnh tôi từ lúc nào. Mẹ nhìn theo hướng tôi đang nhìn. Ở đó, con nhện đang đu trên một sợi tơ mỏng tang, neo vào song cửa. Nó chấp chới mãi trong tư thế bấp bênh ấy, cho tận đến lúc ô cửa sổ chìm hẳn vào bóng chiều chạng vạng. Bóng chiều nhắc mẹ về bữa cơm chiều còn dở dang. Mẹ hối hả chạm bàn tay ram ráp vào má tôi, rồi cuống quýt đi xuống bếp. Nhưng mùi của mẹ đã kịp neo lại bên tôi, quyến luyến bên tôi, thấm đẫm trong quầng không khí bao bọc quanh tôi. Tôi mặc sức hít thở đến căng lồng ngực cho mùi mẹ ngấm cả vào trong từng mạch máu đang chảy trong người mình.Cũng có hôm, tôi vừa mở mắt thì đã nhìn thấy mẹ ngồi ở bên cạnh. Dáng mẹ ngồi ưu tư, nhẫn nại như thể suốt đêm qua mẹ đã ngồi ở đó, không ngủ, chỉ để nhìn tôi, để trông giấc ngủ cho tôi.Vì tôi ngủ rất hay bị giật mình, hay lăn lộn. Có hôm tôi bị rơi xuống nền nhà trong lúc mắt nhắm mắt mở. Hai cùi chân ngắn ngủn vô dụng của tôi không giúp tôi trèo lên giường được. Tôi không dám gọi mẹ. Dù mẹ chỉ cách có vài bước chân. Tôi không muốn mẹ bị đánh thức giữa giấc ngủ đương say. Mẹ vừa ốm dậy, mẹ cần phải ngủ để nhanh hồi phục. Nhưng tôi cũng không thể tự trèo lên giường. Sau một hồi loay xoay bất lực, tôi đành ngồi tựa lưng vào chân giường, ngồi ngủ trong nỗi tủi thân không thể nói thành lời. Sáng hôm sau, mẹ dậy sớm, phát hiện ra cảnh ngủ ngồi khổ sở của tôi. Mẹ xót xa nhìn vết muỗi cắn chi chít trên mặt tôi. Mẹ ôm tôi trong dòng nước mắt chan hòa, và cuống cuồng bế tôi lên giường. Kể từ hôm đó, bố quyết định cưa chân giường cho thấp xuống. Tôi không sợ bị rơi nữa.Nhưng tôi không thể là quả bưởi để suốt ngày đu bám vào thân cây là mẹ. Và mẹ còn cần có những đứa con lành lặn để không làm khổ mẹ như tôi.***Mười năm sau ngày mẹ sinh tôi thì em bé chào đời. Mẹ đã chờ đợi quá lâu để có được em. Đời mẹ cuối cùng cũng không còn phải tiếp tục những chuỗi ngày nối dài của những hơi thở buồn bã, tuyệt vọng.Em trai thích trèo lên giường tôi, vầy đống khăn tã. Lúc nhớ ra tôi, em ngồi trên giường nhìn tôi trân trân. Nhưng tôi không thể bế em, không thể nói gì được với em. Sự vô dụng, tẻ nhạt của tôi khiến cho em chán. Nên dần dần em chẳng buồn để ý đến tôi nữa. Em chuyển sự quan tâm của mình ra ngoài sân vườn. Ngoài ấy có bao nhiêu thứ hay ho. Em đuổi gà, em vặt trụi cây rau ngót, em té nước vào luống hoa. Trò nào cũng khiến em háo hức. Ngoài ấy lại có nắng, rất nhiều nắng…Tôi tiếp tục cô đơn trong góc tường trống trải và ủ dột.

#Jun'z

~ HT ~

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
H24
Xem chi tiết
SB
6 tháng 7 2021 lúc 13:32

THAM KHẢO

 

- Hàm ý ''Quân thua chém tướng'': Khi đi đánh trận bị thua thì tướng sẽ bị chém, vì tướng là người lãnh đạo quân đi đánh trận.

- Vua Quang Trung không thực hiện'' Quân thua chém tướng'' vì song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài.

  
Bình luận (0)
SI
6 tháng 7 2021 lúc 13:32

Tham khảo :

- Hàm ý ''Quân thua chém tướng'': Khi đi đánh trận bị thua thì tướng sẽ bị chém, vì tướng là người lãnh đạo quân đi đánh trận.

- Vua Quang Trung không thực hiện'' Quân thua chém tướng'' vì song ta nghĩ các ngươi đều là hạng võ dũng, chỉ biết gặp giặc là đánh, đến như việc tùy cơ ứng biến thì không có tài.

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
NH
2 tháng 5 2016 lúc 21:48

Nguyễn Huệ nghe tin quân thanh đã tiến tới thăng lonh.Bắc bình vương-nguyễn hệ giận lắm lên ngôi hoàng đế đêr yên lòng dân lấy niên hiệu là Quang TRung tiến quân ra bắc.ngày 25 tháng chạp xuất phát từ phú xuân huế.ngày 29 tháng chạp đến nghệ an và ra lời phủ dụ.tuyển thêm quân .Đén tam Đệp mở tiệc khao quân chia làm 5 đạo.tối 30 tết lập tức lên đường.ngày 3 tháng giêng năm kỉ dậu đánh ở đồn hà hồi không mất 1 mũi tên. ngayf5 tháng giêng đánh ở đồn ngọc hồi .Sầm nghi đống thắt cổ tự tử,tôn sĩ Nghị chạy mất mật .vua tôi lê chiêu thống cùng đám tàn quân chạy về đất bắc.quân thanh đại bại.

Bình luận (2)
SN
11 tháng 5 2016 lúc 16:00

Đêm 30 tết (âm lịch) q^ ta vượt sông Gián Khẩu để tiêu diệt q^ địch ở đồn tiền tiêu .

Dêm mồng 3 tết q^ ta bí mật vây đồn Hà Hồi .Địch bất ngớ ,hoảng sợ liền đầu hàng

Mồng 5 tết q^ ta đánh đồn Ngọc Hà .Q^ ta giáp chiến ,đốt lửa thiêu cháy doanh trại địch 

Tướng giặc Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử .Tôn Sĩ Nghị cùng vài quan võ vượt sông Nhị Sang Gia Lâm.

 

Bình luận (2)
H24
3 tháng 5 2016 lúc 10:29

1. Nguyên nhân :
Khi nghe tin quân Thanh sang xâm lược,
Nguyễn Huệ đã làm gì ?
+ Triều Thanh muốn thôn tính nước ta
+ Vua Lê Chiêu Thống cầu viện nhà Thanh
+ Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, 
hiệu là Quang Trung
+ Kéo quân ra Bắc đánh quân Thanh
Ngày 20 tháng chạp 
……………………………………………
………………………………………….
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu
Mờ sáng ngày mồng 5 tết
……………………………………………
………………………………………….
……………………………………………
………………………………………….
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
2. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh :
Phiếu học tập
Đọc sách giáo khoa, điền các sự kiện chính phù hợp với các mốc thời gian sau :
Mốc thời gian
Các sự kiện chính
Ngày 20 tháng chạp 
...............
..............
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Đêm mồng 3 tết năm Kỉ Dậu
Mờ sáng ngày mồng 5 tết
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
2. Diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh :
Quang Trung chỉ huy quân
ra tới Tam Điệp, cho quân sĩ ăn tết trước,
chia 5 đạo quân tiến ra Thăng Long
..............
...............
Quân ta tới sát đồn Hà Hồi, vây kín,
Quang Trung bắc loa gọi, tướng sĩ dạ 
rầm trời, quân Thanh hoảng sợ xin hàng
................
..............
*Quân ta tấn công Ngọc Hồi, ghép ván thành
tấm chắn lấy rơm dấp nước quấn ngoài, 
xông vào như vũ bão, giặc chết vô kể.
*Đống Đa : Tướng giặc Sầm Nghi Đống 
thắt cổ tự tử, xác giặc chết chất thành gò đống
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
3. Kết quả :
- Đánh tan 29 vạn quân Thanh.
- Quân ta toàn thắng.
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
* Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh :
1/ Lòng quyết tâm đánh giặc :
2/ Tài nghệ quân sự của Quang Trung :
Tướng sĩ hành quân bộ từ Nam ra Bắc
Cách đánh ở Hà Hồi : Bao vây uy hiếp tinh thần
Đánh trong dịp tết khi giặc nhớ nhà, uể oải, tinh thần sa sút,
giặc không ngờ tới.
Cách đánh giặc ở trận Ngọc Hồi, Đống Đa : ghép ván, quấn rơm ướt tránh tên, tránh lửa, tới gần ngả làm cầu xông lên.
Tổ chức ăn tết trước để khích lệ tinh thần quân sĩ
Thứ hai ngày 10 tháng 3 năm 2008
Lịch sử
Quang Trung đại phá quân thanh (Năm 1789)
Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, kéo quân ra Bắc đánh đuổi quân Thanh.
Quân Thanh xâm lược nước ta. Chúng chiếm Thăng Long.
ở Hà Hồi, Ngọc Hồi, Đống Đa, ta thắng lớn.
Quân Thanh ở Thăng Long hoảng loạn, bỏ chạy về nước.
4. Bài học :
Thứ hai ngày 23 tháng 2 năm 2008

Bình luận (1)
CH
Xem chi tiết
PV
Xem chi tiết
DX
11 tháng 8 2021 lúc 12:27

Điền dấu ngoặc kép ( '' '' ) vào chỗ trống thích hợp trong đoạn văn dưới đây :

Lúc đầu đi qua Đèo Tam Điệp, Quý kể cho các bạn nghe câu chuyện tướng Ngô Văn Sở đã dẫn quân Bắc Hà đến nơi này chờ đại quân Quang Trung tiến ra giải phóng Thăng Long như thế nào. Các bạn khen Quý : "Cậu thuộc sử thiệt giỏi" . Quý bảo : "Đó là nhờ ông tớ đấy ! Ông tớ hay kể sự tích anh hùng cho tớ nghe".

Bình luận (0)
H24
11 tháng 8 2021 lúc 12:28

Lúc đầu đi qua Đèo Tam Điệp, Quý kể cho các bạn nghe câu chuyện tướng Ngô Văn Sở đã dẫn quân Bắc Hà đến nơi này chờ đại quân Quang Trung tiến ra giải phóng Thăng Long như thế nào. Các bạn khen Quý : "Cậu thuộc sử thiệt giỏi" . Quý bảo : "Đó là nhờ ông tớ đấy ! Ông tớ hay kể sự tích anh hùng cho tớ nghe" .

Bình luận (0)
TM
11 tháng 8 2021 lúc 12:29

Lúc đầu đi qua Đèo Tam Điệp, Quý kể cho các bạn nghe câu chuyện tướng Ngô Văn Sở đã dẫn quân Bắc Hà đến nơi này chờ đại quân Quang Trung tiến ra giải phóng Thăng Long như thế nào. Các bạn khen Quý : "Cậu thuộc sử thiệt giỏi" . Quý bảo : "Đó là nhờ ông tớ đấy ! Ông tớ hay kể sự tích anh hùng cho tớ nghe".

 đây em nhé nếu thấy đúng thì tick chị nha
Bình luận (0)
QT
Xem chi tiết
TT
30 tháng 3 2022 lúc 19:53

Tham khảo:

 

- Tháng 12/1788, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế tiến quân ra Bắc dừng lại để tuyển quân ở Nghệ An, Thanh Hóa sau đó kéo quân ra Tam Điệp.

- Từ Tam Điệp nghĩa quân chia làm 5 đạo:

+ Đạo chủ lực kéo đến Thăng Long

+ Đạo 2, 3 tiến đến Tây Nam Thăng Long yểm trợ cho đạo chủ lực

+ Đạo 4 tiến đến Hải Dương

+ Đạo 5 kéo xuống Lạng Giang chặn đường rút lui của quân giặc

- Đêm 30 Tết ta đánh đồn tiền tiêu

- Đêm mùng 3 Tết ta đánh đồn Hà Hồi, địch đầu hàng

- Sáng mùng 5 Tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân giặc đại bại, Đô đốc Long tấn công đồn Đống Đa, Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử.

- Tôn Sĩ Nghị mất vía chạy về Xiêm.

- Trưa mùng 5 Tết ta tiến về giải phóng Thăng Long trước sự gieo hò của nhân dân.

Bình luận (0)
9D
30 tháng 3 2022 lúc 19:53

Nguyễn Huệ nghe tin quân thanh đã tiến tới thăng lonh.Bắc bình vương-nguyễn hệ giận lắm lên ngôi hoàng đế đêr yên lòng dân lấy niên hiệu là Quang Trung tiến quân ra bắc.ngày 25 tháng chạp xuất phát từ phú xuân huế.ngày 29 tháng chạp đến nghệ an và ra lời phủ dụ.tuyển thêm quân .Đén tam Đệp mở tiệc khao quân chia làm 5 đạo.tối 30 tết lập tức lên đường.ngày 3 tháng giêng năm kỉ dậu đánh ở đồn hà hồi không mất 1 mũi tên. ngày 5 tháng giêng đánh ở đồn ngọc hồi .Sầm nghi đống thắt cổ tự tử,tôn sĩ Nghị chạy mất mật .vua tôi lê chiêu thống cùng đám tàn quân chạy về đất bắc.quân thanh đại bại.

Bình luận (1)
AN
30 tháng 3 2022 lúc 19:54

tham khảo 
https://hoc247.net/hoi-dap/lich-su-7/tom-tat-dien-bien-tran-quang-trung-dai-pha-quan-thanh-faq185496.html

Bình luận (0)
LL
Xem chi tiết

1, Năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc:

- Tuyển thêm quân ở Nghệ An, Thanh Hóa -> Hội quân với Ngô Văn Sở ở Tam Điệp

- Từ Tam Điệp, Quang Trung chia 5 đường tiến công:

+ Đêm 30 Tết vượt sông Gián Khẩu diệt đồn tiền tiêu

+ Đêm 03 Tết chiếm đồn Hà Hồi

+ Sáng 05 Tết đánh đồn Ngọc Hồi -> Cùng lúc đó đánh đồn Đống Đa -> Tôn Sĩ Nghị chạy về nước

- Trưa mùng 05 Tết Quang Trung vào Thăng Long -> diệt được 29 vạn quân Thanh

*Nguyên nhân thắng lợi:

- Tinh thần yêu nước đấu tranh của nhân dân

- Sự lãnh đạo của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân

Bình luận (0)

2,Hàng trăm cuộc nổi dậy từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi đến miền ngược đã bùng lên suốt hơn nửa thế kỉ thống trị của nhà Nguyễn. Nổi bật hơn cả là các cuộc khởi nghĩa của Phan Bá Vành, Nông Văn Vân, Lê Văn Khỏi, Cao Bá Quát... 
Khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821 -1827)
Phan Bá Vành người làng Minh Giám (Thái Bình), thuở nhỏ đi ở chăn trâu cho nhà địa chủ. Năm 1821, ông kêu gọi nông dân trong vùng nổi dậy chống địa chủ, quan lại. Hoạt động của nghĩa quân lan khắp Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Quảng Yên.
Phan Bá Vành lập căn cứ chính ở Trà Lũ (Nam Định), đánh nhau hàng chục trận lớn với quân triều đình, sử nhà Nguyễn ghi: "Khi lâm trận thì đàn bà con gái cũng cầm giáo mác mà đánh".
Năm 1827, nhà Nguyễn huy động hàng chục viên tướng đem hàng vạn quân bao vây, tấn công căn cứ Trà Lũ. Phan Bá Vành không chống nổi, định thoát ra biển, chẳng may bị bắt. Cuộc khởi nghĩa bị đàn áp.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân (1833 -1835)
Nông Văn Vân là tù trưởng dân tộc Tày, giữ chức tri châu Bảo Lạc (Cao Bằng). Không chịu nổi sự chèn ép của triều đình nhà Nguyễn, Nông Văn Vân cùng một số tù trưởng tập hợp dân chúng nổi dậy.
Cuộc khởi nghĩa lan khắp miền núi Việt Bắc và một số làng người Mường, người Việt ở trung du. Nhà Nguyễn đã hai lần cử những đạo quân lớn kéo lên đàn áp, nhưng không hiệu quả. Lần thứ ba (năm 1835), quân triều đình tấn công dữ dội từ nhiều phía và bao vây đốt rừng. Nông Văn Vân chết trong rừng. Cuộc khởi nghĩa bị dập tắt.
Khởi nghĩa Lê Văn Khôi (1833 - 1835)
Lê Văn Khôi là một thổ hào ở Cao Bằng, sau vào Nam. Tháng 6 -1833, ông khởi binh chiếm thành Phiên An (Gia Định), tự xưng là Bình Nam Đại nguyên soái, giết tên quan gian ác Bạch Xuân Nguyên. Mấy tháng sau, cả sáu tỉnh Nam Kì đều theo ông khởi nghĩa. Sau đó, viên tướng Thái Công Triều làm phản, đầu hàng triều đình. Lê Văn Khôi bị cô lập, lâm bệnh rồi qua đời (1834). Nghĩa quân đưa con trai ông mới 8 tuổi lên thay. Tháng 7 -1835, cuộc khởi nghĩa bị đàn áp khốc liệt.
Khởi nghĩa Cao Bá Quát (1854 - 1856)
Cao Bá Quát người huyện Gia Lâm (Hà Nội), là một nhà nho nghèo, một nhà thơ lỗi lạc. Căm ghét chính sách cai trị của nhà Nguyễn, ông cùng một số bè bạn tập hợp nông dân và các dân tộc miền trung du, định nổi dậy ỏ Hà Nội, Bắc Ninh. Nhưng kế hoạch bị lộ, nghĩa quân buộc phải khởi sự sớm hơn dự tính.
Đầu năm 1855, trong một trận chiến đấu ác liệt ở vùng Sơn Tây (Hà Nội), Cao Bá Quát hi sinh. Nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu, đến cuối năm 1856, cuộc khởi nghĩa mới bị dập tắt.
Phong trào đấu tranh của nông dân và nhân dân các dân tộc dưới triều Nguyễn là sự kế thừa truyền thống chống áp bức, cường quyền ở các thế kỉ trước, nhất là ở thế kỉ XVIII.

Bình luận (0)

3,

* Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.

Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú. v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Văn thơ phát triển đến mức, cuối thế kỉ XIV, Trần Nguyên Đán đã thốt lên :

Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,

Thợ thuyền, thư lại cũng hay tlrơ.

{Thơ văn Lý - Trần)

Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

* Nghệ thuật

Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới. Trong các thế kỉ X- XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều. Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hổ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá) được xây dựng và trở thành một điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta. Ở phía nam,  nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.

Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bỏng cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.

Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

Văn bia Sùng Thiện diên linh (ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp... Làn nước rung rinh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi... lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt... Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong...”

Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v... Các na;hệ nhấn sáng tác nhiều bản nhạc đế tấu hát trong các buổi lễ hội.

Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ờ khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu..

Bình luận (0)