Những câu hỏi liên quan
DT
Xem chi tiết
LH
28 tháng 7 2021 lúc 0:26

Quân tướng nhà Thanh lúc ra đi thì “binh hùng tướng mạnh”. Số quân Thanh đông hơn rất nhiều so với quân Tây Sơn (hai mươi vạn), vậy mà chưa đánh trận đã tan tác, hỗn loạn, nhục nhã trở về nước trước sức mạnh như vũ bão của quân Tây Sơn. Vua tôi Lê Chiêu Thống vì lợi ích của dòng họ, vị thế nhà Lê mà trở thành những kẻ phản động, cõng rắn cắn gà nhà, đi ngược lại quyền lợi của dân tộc

Bình luận (0)
AO
Xem chi tiết
ND
15 tháng 5 2021 lúc 18:58

1. Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh:

- Tôn Sĩ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:

+ Thấy kéo quân vào thành Thăng Long dễ dàng, Tôn Sĩ Nghị cho là bình an vô sự, không đề phòng gì cả.

+ Y còn là tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư, kiêu căng, tự mãn, không chút đề phòng.

- Khi quân Tây Sơn đánh tới:

+ tướng thì "sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chuồn trước qua cầu phao".

+ quân thì "ai nấy đều rụng rời sợ hãi", "bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết".

2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân Lê Chiêu Thống:

- Lê Chiêu Thống vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh dân tộc đặt vào tay kẻ thù.

- Kết cục: chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Vội vã cùng bề tôi thân tín "đưa thái hậu qua sông", chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, chỉ còn biết "nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt". Sau khi chạy qua Trung Quốc, phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.

=> Lối kể chuyện xen kẽ miêu tả những chi tiết thực, sinh động, nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa sự hả hê, sung sướng của người viết trước sự thảm bại của nhà Thanh và có chút gì đó xót thương dành cho vua tôi Lê Chiêu Thống.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
ND
1 tháng 10 2021 lúc 17:18

- Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh

+ Quân Thanh chống không nổi, bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết

+ Quân Thanh hoảng sợ, hết hồn hết vía tìm đường thoái lui

- Sự thảm hại của bọn bán nước Tôn Sĩ Nghị, Lê Chiêu Thống

 

+ Tôn Sĩ Nghĩ sợ mất mật, người không kịp mặc áo, ngựa không kịp đóng yên, dẫn bọn kị binh chuồn trước

+ Vua Lê cùng bọn Lê Quýnh, Trịnh Hiến chạy trốn gặp được người thổ hào thiết đã long trọng

+ Vua Lê chạy đến chỗ của Tôn Sĩ Nghị oán thán, Tôn Sĩ Nghị lấy làm xấu hổ

- Đoạn văn miêu tả sự thảm bại của quân Thanh thì mạnh mẽ, dứt khoát. Đoạn văn miêu tả sự thảm bại của vua Lê có chút gì đó xót thương, ngậm ngùi. Thể hiện tấm lòng tiếc nuối của bề tôi cũ

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
LH
3 tháng 10 2021 lúc 23:00

Quân Thanh

-Tôn Sĩ Nghị sợ mất mật

- Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử

-Quân nhiều kẻ rụng rời xợ hãi, giày xéo nhau mà chết

-Tàn quân rơi xuống vực, để cho quân voi của Nguyễn Huệ dẫm đạp

vua Lê Chiêu Thống:

- cướp thuyền của dân để qua sông

- Khi gặp TSN thì oán hận chảy nước mắt

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
DN
Xem chi tiết
ND
23 tháng 4 2019 lúc 6:40

Bút pháp của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (của quân tướng nhà Thanh, của vua tôi Lê Chiêu Thống)

    + Cảnh tháo chạy của quân tướng nhà Thanh: thảm hại, hèn hạ trước sự miêu tả dưới cái nhìn hả hê, mãn nguyện của người thắng trận

    + Âm hưởng nhanh, dồn dập gợi tả chiến thắng vang dội trước quân giặc khiến chúng tan tác, thảm hại…

    + Cảnh bỏ chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống được miêu tả dài hơn, âm hưởng chậm hơn, toát lên vẻ chua xót, ngậm ngùi

- Có sự khác biệt là do: sự tôn trọng tính khách quan khi viết sử, nhưng cũng không thể phủ nhận thái độ chủ quan khi quan sát, nhìn nhận với quân tướng nhà Thanh

    + Tác giả miêu tả với tâm thế khác với khi miêu tả cuộc tháo chạy của vua tôi Lê Chiêu Thống- đó là vương triều mình phụng thờ

Bình luận (0)
HJ
Xem chi tiết
KT
9 tháng 8 2018 lúc 9:44

Gợi ý

     1. Đối lập với hình ảnh nghĩa quân Tây Sơn là chân dung của kẻ thù xâm lược.
      - Tôn Sỹ Nghị kiêu căng, tự mãn, chủ quan:
    + Kéo quân vào Thăng Long dễ dàng “ngày đi đêm nghỉ” như “đi trên đất bằng”, cho là vô sự, không đề phòng gì, chỉ lảng vảng ở bên bờ sông, lấy thanh thế suông để doạ dẫm.
    + Hơn nữa y còn là một tên tướng bất tài, cầm quân mà không biết tình hình thực hư ra sao. Dù được vua tôi Lê Chiêu Thống báo trước, y vẫn không chút đề phòng suốt mấy ngày Tết “chỉ chăm chú vào việc yến tiệc vui mừng, không hề lo chi đến việc bất chắc”, cho quân lính mặc sắc vui chơi.

   - Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, tướng thì sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc giáp… chuồng trước qua cầu phao, quân thì lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời, sợ hãi, xin ra hàng hoặc bỏ chạy toán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe thấy đều hoảng hốt, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, “đến nỗi nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”. Cả đội binh hùng, tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai bây giờ chỉ còn biết tháo chạy, mạnh ai nấy chạy, “đêm ngày đi gấp, không dám nghỉ ngơi”.
 

* Nghệ thuật:  kể chuyện, xen kẽ với những chi tiết tả thực thật cụ thể, chi tiết, sống động với nhịp điệu nhanh, dồn dập, gấp gáp gợi sự hoảng hốt của kẻ thù. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứng tâm trạng hả hê, sung sướng của người viết cũng như của dân tộc trước thắng lợi của Sơn Tây.

    2. Số phận thảm hại của bọn vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước, hại dân
      - Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì lợi ích riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược, lẽ tất nhiên họ phải chịu đựng nỗi sỉ nhục của kẻ đi cầu cạnh, van xin, không còn đâu tư cách bậc quân vương, và kết cục cũng phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vọng quốc.
      - Khi có biến, quân Thanh tan rã, Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín “đưa thái hậu ra ngoài”, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, “luôn mấy ngày không ăn”. May gặp người thổ hào thương tình đón về cho ăn và chỉ đường cho chạy trốn. Đuổi kịp Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt, và sau khi sang đến Trung Quốc phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Nghệ thuật: Xen kẽ kể với tả sinh động, cụ thể gây ấn tượng mạnh. Ngòi bút đậm chút xót thương của tác giả bề tôi trung thành của nhà Lê.

     • So sánh ngòi bút của tác giả khi miêu tả hai cuộc tháo chạy (một của quân tướng nhà Thanh và một của vua tôi Lê Chiêu Thống) có gì khác biệt? Giải thích vì sao có sự khác biệt đó?
    - Tất cả đều là tả thực, với những chi tiết cụ thể, nhưng âm hưởng lại rất khác nhau:
    - Đoạn văn trên nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả “ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp,“tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau…”, ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm chứa tâm trạng hả hê, sung sướng của người thắng trận trước sự thảm bại của lũ cướp nước.
    - Ở đoạn văn dưới, nhịp điệu có chậm hơn, tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống, cuộc theíet đãi thịnh tình “giết gà, làm cơm” của kẻ bề tôi… âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót. Là những cựu thần của nhà Lê, các tác giả không thể không mủi lòng trước sự sụp đổ của một vương triều mà mình từng phụng thờ, tuy vẫn hiểu đó là kết cục không thể tránh khỏi.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
MA
12 tháng 11 2021 lúc 11:27

D

Bình luận (0)
NP
12 tháng 11 2021 lúc 11:30

D

Bình luận (0)
QS
Xem chi tiết
TA
10 tháng 7 2018 lúc 22:26

Sau khi Quang Trung nổi trống báo hiệu tiến đánh, những đoàn quân áo đỏ ồ ạt xông vào chiếm thành, quan quân nhà Thanh vì bị bất ngờ, lại không đề phòng nên chỉ bị đánh tan trong chốc lát. Lũ quân xâm lược la hét, dẫm đạp lên nhau hòng thoát chết, quan quân mấy vạn chất đống, binh khí đầy đường, tất cả đều thảm bại dưới tay quân Tây Sơn . Tôn Sĩ Nghị may mắn thoát chết, hắn vội vàng dẫm đạp lên những người tâm phúc, mặt mày ngơ ngác chưa hoàn hồn, để lại phía sau những tên lính thất trận mà ngày nào hắn huênh hoang bẩm với vua Thanh nhất định sẽ làm cỏ nước Nam. Lê Chiêu Thống cùng đám triều thần vô dụng lủi thủi theo sau Tôn Sĩ Nghị về Tàu, tên vua bù nhìn ôm hận đế vương sau khi than oán, lại phải sống lẩn khuất nhục nhã theo tục lệ của Mãn Thanh và cuối cùng chịu số phận nằm lại đất khách quê người.
( Mình mới lớp 6, đoạn văn trên là dựa vào tư liệu lịch sử mình thường đọc, nên là dựa vào đấy để làm, có gì mong bạn thông cảm )

Bình luận (0)
DT
10 tháng 7 2018 lúc 22:40

Gợi ý:

-Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, đã không chống đỡ nổi, tướng thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp,... chuồn trước qua cầu phao”.
-Quân lính khi lâm trận thì “ai nấy rụng rời sợ hãi ”, xin ra hàng hoặc “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, đến nỗi “nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.
-Như vậy, cả một đội quân binh hùng tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy thoát thân, mạnh ai nấy chạy “đêm ngày đi gấp, không giám nghỉ ngơi ”.
-Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì mưu lợi riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.Kết cục đã phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. Khi đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.
-Sau này khi đã sang Tàu, vua tôi Lê Chiêu Thống còn phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Nhận xét về lối văn trần thuật ở đây.
Đoạn văn gồm hai cuộc tháo chạy đều được miêu tả rất thành công:
Đoạn văn miêu tả quân tướng nhà Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm ẩn sự sung sướng, hả hê của người viết.
Còn khi miêu tả vua tôi Lê Chiêu Thống, đoạn văn có nhịp điệu chậm hơn. Tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống. Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
Tham khảo nhớ các hình ảnh phải cho trong ngoặc kép

Bình luận (0)
TD
11 tháng 7 2018 lúc 9:43

Đoạn trích đã xây dựng hình ảnh người anh hùng áo vải có một không hai trong lịch sử dân tộc.
Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết:
Nghe tin giặc chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất rộng lớn nhưng vẫn không hề nao núng, lại “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
Trong một thời gian ngắn, hơn một tháng (từ ngày 24 tháng 11 đến 30 tháng Chạp), Nguyễn Huệ đã làm nhiều việc như:
“Tế cáo trời đất”lên ngôi Hoàng Đế.
Đốc xuất đại binh ra bắc.
Gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”.
Tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An.
Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Ông còn là một con người sáng suốt và nhạy bén:
Ngay khi mấy vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”. Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi Hoàng Đế để chính danh vị, để cho nghĩa quân có niềm tin. Ông lấy niên hiệu là Quang Trung.
Việc lên ngôi vua đã được tính kĩ lưỡng với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh em tài giỏi, quan trọng hơn là để “yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người ”, được nhân dân ủng hộ.
Ông cũng vô cùng sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa địch và ta (được thể hiện rất rõ qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An).
Quang Trung đã chỉ rõ: “đất nào sao ấy”, “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông đã khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, làm trái đạo trời của giặc phương Bắc.
Ông còn tố cáo tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi ai cũng muốn đuổi chúng đi ”.
Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu quả cảm chống giặc ngoại xâm của ông cha ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành.
Quang Trung đã dự kiến việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho mọi người phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc: ông đã kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực” và ra kỉ luật nghiêm, “các ngươi đều là những kẻ có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ ăn ở hai lòng, nếu như việc này bị phát giác, không tha một ai.”
Quang Trung còn là người sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi, cách dùng người, điều đó thể hiện rất rõ qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
Qua những lời nói ta thấy rõ: ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì: “Quân thua tại tướng” nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình ít, không địch nổi quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen. Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư “Đa mưu túc trí ”. Việc Sở và Lân rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao. Điều này chứng tỏ ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc,... khiến tất cả quân tướng nể phục.
Quang Trung có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, mới khởi binh đánh giặc, chưa dành được tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói như đinh đóng cột là “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch đối với địch trong 10 năm tới đối với địch, thường chỉ biết “thắng việc binh đao thì không thể dứt ngay được”. Nếu mười năm nữa ta đã được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ, nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng.
Ông cho khao quân ăn Tết sớm, và hẹn sẽ chiếm lại Thăng Long ngày mồng 7 năm tới. Và trong thực tế sau đó, chiến thắng đã đến sớm hơn cả ngày hẹn.
Ông là người có tài thao lược hơn người:
Ngày 25 tháng Chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế) thì ngày 29 đã tới Nghệ An.
Tại Nghệ An, vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh lớn nhưng chỉ thực hiện trong một ngày.
Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp, hợp quân, ra kế hoạch chiến đấu.
Đêm 30 tháng Chạp lên đường, tiến quân ra Thăng Long, vừa hành quân, vừa đánh giặc để chiến thắng chỉ trong năm ngày.
Hành quân xa liên tục với quy mô rất lớn mà cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, chiến đấu nhịp nhàng, hiệu quả, trong khi đó có đến một vạn quân mới tuyển trước đó vài ngày.
Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn làm ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc thế mà Quang Trung đã hoạch định kế hoạch từ ngày 25 tháng Chạp đến mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long, mà thực tế đã vượt trước hai ngày.
Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt trong cảnh “khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì ” nổi bật là hình ảnh nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ đậm nét với tính cách mạnh mẽ, với trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, với tài dụng binh như thần. Ông vừa là người tổ chức, vừa là linh hồn của những chiến công vĩ đại.

Bình luận (0)
ND
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết