Những câu hỏi liên quan
H24
Xem chi tiết
H24
Dân cư châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc ơ-rô-pê-ô-it, gồm ba nhóm ngôn ngữ chính : nhóm Giecman, nhóm Latinh, nhóm Xlavơ.

- Dân cư Châu Âu chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it.

 - Gồm ba nhóm ngôn ngữ chính Giéc-man, La-tinh, Xla-vơ.

 - Tôn giáo: chủ yếu theo Cơ đốc giáo, ngoài ra còn có một số vùng theo đạo Hồi.

 

 => Các quốc gia châu Âu có sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo.

Bình luận (1)
H24

Câu 2:

Đặc điểm đô thị hóa ở châu Âu

- Tỉ lệ dân thành thị cao

- Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dãy đô thị hóa

- Tính chất quy hoạch gắn liền với sự phát triển các ngành nông nghiệp

- Đẩy mạnh đô thị hóa ở nông thôn

Nguyên nhân: Do việc phát triển sản xuất công nghiệp ở vùng nông thôn, cùng việc mở rộng ngoại ô của các đô thị

Bình luận (0)
H24

Câu 3:

- Hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp:
+ Hộ gia đình: Sản xuất theo hướng đa canh;
+ Trang trại: Sản xuất theo hướng chuyên môn hóa.
- Quy mô sản xuất không lớn;
- Nền nông nghiệp tiên tiến, có hiệu quả cao.
- Tỉ trọng chăn nuôi cao hơn trồng trọt.
* Sản xuất nông nghiệp đạt hiêu quả cao do:
- Nền nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao;
- Áp dụng các tiến bộ khoa học-kĩ thuật tiên tiến vào sản xuất;
- Gắn chặt nông nghiệp với công nghiệp chế biến.

Bình luận (0)
CL
Xem chi tiết
H24
27 tháng 12 2020 lúc 10:45

1. Đặc điểm sông ngòi châu Á

- Sông ngòi ở châu Á khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn: Ô-bi, Ê-nít-xây, Lê-na, A-mua, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn, Ti- gro, Ơ-phrat.

- Các sông ở châu Á phân bố không đều và có chế độ nước khá phức tạp.

- Ở Bắc Á, mạng lưới sông dày và các sông lớn.

- Hướng chảy: hướng từ Nam lên Bắc.

- Chế độ nước: 

+ Về mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài.

+ Mùa xuân, băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và thường gây ra lũ băng lớn.

+ Sông ngòi ở Đông Á và Đông Nam Á, Nam Á: 

Mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều sông lớn: Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công, Hằng, Ấn,...Chế độ nước: nước lớn vào cuối hạ đầu thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.1 like nhahihi 

Bình luận (3)
H24
27 tháng 12 2020 lúc 10:53

Bạn chê nhiều thì cho cái ngắn hơn đâylimdim

 Đặc điểm sông ngòi

-  Mạng lưới sông ngòi khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn (I-ê-nit-xây, Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Công ...), nhưng phân bố không đều.

- Sông ngòi châu Á có chế độ nước khá phức tạp, thể hiện:

+ Khu vực Bắc Á: mạng lưới sông dày đặc chảy theo hướng từ nam lên bắc, đóng băng vào mùa đông, mùa xuân có lũ do băng tan.

+ Khu vực Đông Nam Á, Nam Á, Đông Á: mạng lưới dày có nhiều sông lớn, lượng nước lớn vào mùa mưa.

+ Khu vực Tây Nam Á và Trung Á: ít sông, nguồn cung cấp nước do tuyết, băng tan.

* Sông ngòi Bắc Á có giá trị về giao thông, thủy điện, còn sông các khu vực khác có vai trò cung cấp nước cho sản xuất, đời sống, khai thác thuỷ điện, giao thông, du lịch, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Bình luận (3)
H24
27 tháng 12 2020 lúc 10:59

ok đây là cái ngắn nhất r nhábanhqua

 

- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.  

- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp:

    + Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc, mùa đông các sông bị đóng băng kéo dài. Mùa xuân băng tuyết tan, mực nước sông lên nhanh và gây lũ băng lớn.

    + Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân. 

    + Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn. 

Bình luận (3)
TN
Xem chi tiết
TN
3 tháng 12 2017 lúc 18:54

trả lời giúp mik  không bít tl ra sao 

Bình luận (0)
PK
3 tháng 12 2017 lúc 20:15

- Châu Á là châu lục lớn nhất thế giới, nằm kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng Xích Đạo

- Khí hậu châu Á thuộc kiểu môi trường nhiệt đời gió mùa 

 - Châu Á có ố dân đông nhất thế giới, chiếm 61% dân số thế giới 

- Sông ngòi châu Ácó mạng lưới  khá phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn , phân bố không đồng đều và chế độ nước khác phức tạp

- Hệ thống sơn lớn nhất châu Á : Hoàng Hà, Trường Giang, Mê Kông, Ấn, Hằng, .........

Bình luận (0)
TN
4 tháng 12 2017 lúc 20:30

cam on ma dung ko ban

Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
PD
19 tháng 12 2020 lúc 18:41

Hình dạng: Châu phi có hình khối , đường bờ biển ít bị cắt xẻ, rất ít vịnh,đảo ,bán đảo

Địa hình :tương đối đơn giản có thể coi toàn bộ châu lục là 1 khối cao nguyên lớn ,đồng bằng thấp tập trung ven biển,ít núi và khoáng sản phong phú nhiều kim loại quý hiếm như vàng, bạc, kim cương, vranium, sắt,...Ngoài ra còn nhiều dầu mỏ,khí đốt 

Bình luận (0)
NT
Xem chi tiết
NM
9 tháng 10 2016 lúc 8:40

Về vị trí, sông ngòi hay cảnh quan của châu Á vậy

Bình luận (2)
ND
9 tháng 10 2016 lúc 10:04
Quá trình phát triển lâu dài của đại lục Á-Âu nói chung và châu Á nói riêng cùng với cấu trúc địa chất phức tạp làm cho địa hình của châu Á rất đa dạng. Một số đặc điểm chính của địa hình châu Á là: 
* Bề mặt bị chia cắt thẳng đứng rất mạnh 
Địa hình châu Á 
Trên lãnh thổ châu Á có đầy đủ các dạng địa hình khác nhau: các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên và đồng bằng rộng lớn với nhiều nguồn gốc, kiểu loại khác nhau, các thung lũng rộng và bồn địa kín. Tất cả các dạng địa hình đó nằm xen kẽ với nhau làm cho bề mặt địa hình châu lục bị chia cắt rất mạnh. 

Các hệ thống núi trung bình và cao phân bố rải khắp châu lục như các dãy Đại Hưng An, Altai, Tần Lĩnh, Thiên Sơn, Côn Lôn, Himalaya cao trung bình 5.000-6.000 m, trong đó dãy núi Pamir cao hơn 7.000 m được xem là nóc nhà thế giới và đỉnh Everest cao 8.848 m là đỉnh núi cao nhất thế giới. 
Bên cạnh các hệ thống núi cao có các đồng bằng thấp, rộng lớn và bằng phẳng như Lưỡng Hà, Turan, Hoa Bắc, Hoa Trung, Hoa Nam, Ấn-Hằng... 

* Hướng của hệ thống núi 

Các dãy núi của châu Á chạy theo nhiều hướng khác nhau trong đó hai hướng chính là Đông-Tây và Bắc-Nam. 

Hướng Đông-Tây (hoặc gần Đông-Tây) bao gồm các dãy núi chạy dài từ bán đảo Tiểu Á, sơn nguyên Iran đến Himalaya, các hệ thống núi của vùng Trung Á và Nội Á. 
Hướng Bắc-Nam (hoặc gần Bắc-Nam) gồm các dãy núi dọc theo miền Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á như Đông Gaths, Tây Gaths của Ấn Độ, Ural và Kamchatka của Nga, Trường Sơn của Việt Nam... 

*Sự phân bố địa hình 

Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt châu lục không đồng đều. Các hệ thống núi và sơn nguyên cao nhất đều tập trung ở vùng trung tâm châu lục, tạo thành một vùng núi cao, đồ sộ và hiểm trở nhất thế giới. Từ khối núi Pamir tỏa ra 3 cánh núi chính: 
Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống núi nối tiếp nhau: Thiên Sơn, Altai, Sayan cho đến đông bắc Siberi; 
Cánh phía Tây gồm dãy Hindu Kush và hệ thống các núi thuộc sơn nguyên Iran cho đến Tiểu Á và Nam Âu; 
Cánh Đông Nam bao gồm các núi thuộc khối Tây Tạng, Himalaya và Đông Nam Á. 

Ba cánh núi này chia bề mặt châu Á thành ba phần khác nhau: 
Phần Bắc và Tây Bắc với địa hình chủ yếu là đồng bằng, sơn nguyên thấp, rộng và tương đối bằng phẳng như Turan (Trung Á), Tây Siberi và cao nguyên Trung Siberi. Đây là bộ phận được hình thành trên các nền Tiền Cambri và Cổ Sinh, có địa hình thấp dần và mở rộng về phía Bắc. 
Phần Đông gồm các núi và sơn nguyên cao, các cao nguyên, núi trung bình, núi thấp xen với các đồng bằng nhỏ ven bờ. Đây là bộ phận được hình thành trên vùng nền Trung Hoa, các đới uốn nếp Cổ Sinh, Trung Sinh. Tất cả được nâng lên mạnh mẽ vào cuối đại Tân Sinh. Đặc biệt, địa hình của phần phía Đông này có cấu tạo dạng bậc, thấp dần từ nội địa ra phía biển. 
Phần Nam và Tây Nam gồm các hệ thống núi uốn nếp trẻ, các sơn nguyên và các đồng bằng xen kẽ với nhau. Địa hình ở đây bị chia cắt mạnh nhất so với hai bộ phận trên. 
Cấu tạo sơn văn của châu Á như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa: phần Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương, phần Đông chịu ảnh hưởng của Thái Bình Dương, phần Nam và Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải. Tác động của các đại dương có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành khí hậu, cảnh quan tự nhiên và các hoạt động kinh tế-xã hội của con người.
   
Bình luận (0)
TP
Xem chi tiết
TT
24 tháng 12 2016 lúc 15:41

bạn tham khảo ở đây nha : Bài 21 : Môi trường đới lạnh | Học trực tuyến

Bình luận (0)
TD
24 tháng 12 2016 lúc 16:16

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.


Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.

 

Bình luận (0)
H24
24 tháng 12 2016 lúc 19:36

Đới lạnh nằm trong khoảng từ hai vòng cực đến hai cực.
Đới lạnh có khí hậu vô cùng khắc nghiệt. Mùa đông rất dài, hiếm khi thấy Mặt Trời và thường có bão tuyết dữ dội kèm theo cái lạnh cắt da. Nhiệt độ trung bình luôn dưới -10°C, thậm chí xuống đến -50°C.

Mùa hạ thật sự chỉ dài 2 - 3 tháng. Mặt Trời di chuyển là là suốt ngày đêm ở đường chân trời, có nơi đến 6 tháng liền. Trong thời gian này, nhiệt độ có tăng lên nhưng cũng ít khi vượt quá 10°c.
Lượng mưa trung bình năm rất thấp (dưới 500mm) và chủ yếu ờ dạng tuyết rơi (trừ mùa hạ). Đất đóng băng quanh năm, chỉ tan một lớp mỏng trên mặt kh
mùa hạ đến.
ở vùng Bắc Cực, mặt biển đóng một lớp băng dày đến l0m. Vào mùa hạ. biển băng vỡ ra, hình thành các tảng băng trôi ở châu Nam Cực và đảo Grơn-len, băng tuyết đóng thành khiên băng dày hơn 1500m. Đến mùa hạ, rìa các khiên băng trôi trượt xuống biển, vỡ ra thành những núi băng khổng lồ. Nhiều núi băng trôi theo các dòng biển về phía xích đạo hàng năm trời vẫn chưa tan hết.
Hiện nay, Trái Đất đang nóng lên. băng ở hai vùng cực tan chảy bớt, diện tích bề băng thu hẹp lại.

Bình luận (0)
NC
Xem chi tiết
CM
28 tháng 12 2020 lúc 21:50
- Địa hình : tây bắc, sơn nguyên, bồn địa thấp, địa hình đông nam, đồng bằng, núi,...- Khoáng sản: bô-xít, ni-ken, crôm, man-gan, sắt, khí đốt, dầu mỏ, cô-ban, đồng, vàng, chì, uranium, kim cương, phốt phát,... Châu phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới.- Nhiệt độ trung bình năm trên 20°C, lượng mưa tương đối ít và giảm dần về phía hai ia tuyến, hình thành những hoang mạc lớn, lan ra sát biển-Hình dạng châu Phi có dạng hình khối, bờ biển ít bị cắt xẻ, có rất ít vịnh biển, bán đảo, đảo.  
Bình luận (0)
NH
Xem chi tiết
LA
24 tháng 12 2016 lúc 16:40

Khí hậu

- Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên châu Phi là châu lục nóng

+ Nhiệt độ trung bình > 20o C, thời tiết ổn định

-Lượng mưa phân bố rất không đồng đều và tương đối ít, giảm dần về phía 2 chí tuyến

-Những yếu tố làm cho châu Phi có lượng mưa thấp :

+ Địa hình dạng khối

+ Đường bờ biển ít bị cắt xẻ

+ Bị ảnh hưởng bởi những dòng biển lạnh ven bờ

+2 đường chí tuyến cắt ngang lãnh thổ

-> Khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới

 

 

Bình luận (0)
H24
24 tháng 12 2016 lúc 20:03

mink trả lời câu 2 nhé:

1. Do châu Phi nằm giữa hai chí tuyến(có nhiệt độ cao) nên lượng nước bốc hơi là rất lớn

2.châu Phi có dòng biển lạnh xung quanh châu lục (khống chế sự thoát hơi nước từ biển vào châu lục )

3. địa hình châu Phi lớn nên ít chịu sự ảnh hưởng của biển với châu lục

bn ở dưới làm đúng rùi nhưng mink bổ sung thêm Nguyễn Mai Khánh Huyền

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
KC
5 tháng 5 2016 lúc 21:27

1, Bắc Âu thuộc môi trường đới lạnh, địa hình băng hà cổ , có dạng Fio và nhiều hồ, đầm, ngoài ra còn có nhiều núi lửa và suối nước nóng 

2,

– Các vùng công nghiệp truyền thống đang gặp khó khăn, đòi hỏi phải thay đổi công nghệ … – Nhiều ngành công nghiệp hiện đại đang được phát triển trong các trung tâm công nghệ cao.

 công nghiệp mũi nhọn như điện tử, cơ khí chính xác & tự động hoá, hàng không … nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu & các Trường Đại học, có sự hợp tác rộng rãi giữa các nước nên năng suất & chất lượng được nâng cao, thay đổi phù hợp với thị trường 

3,Có chí tuyến Nam ( trở xuống phía Nam Bán Cầu là đới lạnh) chạy ngang qua lãnh thổ của lục địa Ô- xtrây –li –a , 1/3 diện tích lãnh thổ ở phía bắc đường chí tuyến Nam và phần còn lại kéo dài đến vĩ độ 390 nên đại bộ phận lãnh thổ lục địa nằm trong khu vực áp cao chí tuyến , khó gây mưa . Phía đông lục địa lại có dãy Trường Sơn đâm sát biển chạy dài từ bắc xuống Nam , chắn gió biển thổi vào lục địa , gây mưa sườn đông Trường Sơn , nhưng hiệu ứng phơn làm cho lượng mưa phía sườn chắn gió giảm dần theo chiều từ đông sang tây làm cho khí hậu của phần lớn lục địa là khô hạn . 
Nhớ là đang nói tới phần lớn lục địa Ô – xtrây – li – a , còn các đảo và quần đảo của châu Đại Dương được gọi là “thiên đàng xanh” 

có thể nói ngắn gọn là: 
- Do ảnh hưởng của đường chí tuyến nam, khí hậu nóng và khô 
- Phía đông ven biển là hệ thống núi cao, ngăn ảnh hưởng của biển 
- Do ảnh hưởng của dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-li-a chảy sát bờ 

4, 

 Phía tây do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương & gió Tây ôn đới nên khí hậu ấm & ẩm ướt hơn

Phía đông là sâu trong nội địa có dãy Xcănđinavi ngăn chặn ảnh hưởng của dòng biển nóng & gió Tây ôn đới nên mùa đông khí hậu rất lạnh

5,    

* Giống nhau : 
Cấu trúc địa hình tương tự nhau đều chia 3 phần : núi trẻ phía tây, đồng bằng ở giữa, sơn nguyên và núi già ở phía Đông. Địa hình kéo dài theo chiều kinh tuyến 
* Khác nhau : 
- Bắc mĩ : 
+ Phía đông : Núi già Apalat và sơn nguyên trên bán đảo Labrađo. 
+ Ở giữa : Đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Coocđie cao TB ( 3000 – 4000m ) và đồ sộ chiếm gần 1 nửa lục địa Bắc Mĩ. 
- Nam Mĩ : 
+ Phía đông : Sơn nguyên Guyana và sơn nguyên Braxin 
+ Ở giữa : Là chuỗi đồng bằng nối liền nhau : Ô ri nô cô -> Amazôn -> Laplata -> Pampa. Các đồng bằng đều thấp, trừ đồng bằng Pampa có địa hình cao ở phía nam. 
+ Phía tây : Hệ thống Anđét, đồ sộ, nhiều thung lũng và cao nguyên rộng xen kẽ giữa các dãy núi 

6, Tan băng ở Nam Cực đó là do hiện tượng Trái Đất nóng lên và nó sẽ gây ra hậu quả rất nghiêm trọng đối với con người: mức nước biển dâng cao sẽ khiến cho một số nơi sẽ bị chìm ngập và biến mất trên bản đồ thế giới (ở Thái Lan có một khu vực đã bị như vậy); một số loài động vật ở Nam Cực sẽ không còn nơi sinh sống như gấu trắng,...; gây ra những biến đổi về khí hậu như gió, bão tuyết, ảnh hưởng đến đời sống con người.


 

Bình luận (0)