Thầy cô giáo có vai trò , công lao to lớn đối với học sinh. Em hãy làm sáng tỏ luận điểm trên.
vieết đọa văn 5-7 câu trình bày suy nghĩ về vai trò của thầy cô giáo đối với học sinh
Bạn tham khảo nhé, chúc bạn làm bài tốt!
Trong thời gian chúng em còn ngồi trên chiếc ghế của nhà trường, thầy cô chính là những người lái đò đưa chúng em đến thành công, là người dìu dắt, nâng niu, và che chở chúng em. Tuy có những lúc thầy cô quát mắng chúng em, nhưng em biết đó là những lời vàng ngọc mà có thể sau này em không thể nghe lại được nữa. Có những lần chúng em đã khiến thầy cô buồn lòng vì những lần nghịch ngợm quậy phá, nhưng cũng có lần chúng em làm cho thầy cô tự hào.Em biết sự nghiệp trồng người là không dễ dàng, nhưng thầy cô vẫn đang cố gắng miệt mài để soạn từng trang giáo án dày đặc để mỗi buổi học chúng đều được tiếp thu những kiến thức mới mẻ. Em rất biết ơn thầy cô vì đã đưa chúng em đến con đường thành công, dạy dỗ những điều hay lẽ phải để cho chúng em được nên người và giúp ích cho xã hội. Lời cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô đã dạy bảo em nên người, em mong rằng thầy cô sẽ có thật nhiều sức khỏe và thành công trong sự nghiệp trồng người cho đất nước!
mọi người viết hộ em bài văn nói về vai trò của nhà trường và của thầy cô giáo đối vơi học sinh chúng ta
Giáo dục luôn là quốc sách hàng đầu mà Đảng và nhà nước ta đề ra trong những nhiệm vụ để xây dựng đất nước. Và nhà trường có vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp phát triển giáo dục. Nhà trường góp phần giáo dục lên thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trước hết phải nói rằng, nhà trường chính là cái nôi ươm mầm của thế hệ trẻ. Là nơi dạy dỗ, truyền tải những tri thức về mọi mặt trong cuộc sống cho chúng ta. Từ những kiến thức căn bản trong cuộc sống, những văn hóa ứng xử hàng ngày. Từ đạo đức cho tới kiến thức. Tất cả mọi thứ đều có thể học tập được ở nhà trường. Mà người truyền tải cho chúng ta những tri thức ấy, là những người thầy cô. Vẫn miệt mài ngày đêm dạy dỗ lớp lớp học trò. Để chắp cánh ước mơ cho biết bao nhiêu thế hệ trẻ bay cao.
Nhà trường còn là một nơi kì diệu. Đây là một thế giới của những điều mới lạ mà chúng ta tiếp xúc trước tiên, trước khi ra ngoài xã hội bươn trải. Là thế giới của tình bạn, tình thầy trò, tình yêu thương. Trong nhà trường, mỗi lớp học là một tập thể. Và mỗi tập thể luôn có sự gắn bó, đoàn kết với nhau. Nhà trường dạy cho chúng ta cách đoàn kết làm một. Cùng nhau vượt qua khó khăn trong học tập để vươn lên. Là cùng nhau sẻ chia những nỗi buồn, niềm vui mà bạn bè mình gặp phải. Là nơi của những tấm lòng nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè của mình khi có người gặp khó khăn. Là nơi chắp cánh cho những ước mơ của những thế hệ trẻ.
Vai trò của nhà trường là vô cùng lớn, mỗi người trong chúng ta đều cần phải học tập để không ngừng phát triển. Nếu chúng ta không học tập những tri thức, kĩ năng chúng ta sẽ trở lên lạc hậu với cuộc sống. Nhà trường cho chúng ta một hành trang vững chắc để có thể bước ra ngoài xã hội, khám phá cuộc sống. Như câu nói, nhà trường là tế bào của xã hội thật chẳng sai. Nhà trường không thể thiếu được trong cuộc sống, trong một đất nước, trong việc phát triển của quốc gia.
Từ xưa tới nay, giáo dục luôn là mục tiêu hàng đầu của đất nước ta. Dù là những lúc trong cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc. Chúng ta phải giành hết sức người, sức của cho kháng chiến. Thì giáo dục, vẫn được phát huy, lan rộng. Rất nhiều nhà trường vẫn được mở ra, liên tục giảng dạy biết bao thế hệ học sinh. Vì chúng ta biết, chỉ có những người có đủ kiến thức, kĩ năng mới là những người có thể làm chủ được đất nước. Một đất nước muốn phát triển được hay không đều dựa vào giáo dục.
Trong cuộc sống hiện nay, đất nước đang không ngừng phát triển, vươn mình ra thế giới. Kinh tế người dân ngày càng được nâng cao, xã hội thêm văn minh hơn trước. Thì nhà trường càng có vai trò quan trọng hơn nữa trong sự nghiệp phát triển chung của dân tộc. Những công trình xây dựng trường học ở khắp mọi miền tổ quốc. Đem cái chữ đến với tất cả mọi người. Từ những nơi vùng sâu vùng xa hẻo lánh, cho tới nơi biên giới hải đảo. Ở nơi đâu cũng được nhà nước ta đầu tư không ngừng. Hơn thế nữa, chất lượng giáo dục cũng không ngừng được cải thiện, nâng cao. Các thầy cô trong nhà trường đều là những người có nghiệp vụ sư phạm vững vàng. Đáp ứng đủ nhu cầu dạy học một cách hiệu quả.
Những việc làm dưới đây thể hiện lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo:
a) Chăm chỉ học tập.
b) Tích cực tham gia phát biểu ý kiến xây dựng bài.
c) Nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
d) Tích cực tham gia các hoạt động của lớp, của trường.
đ) Lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
e) Chúc mừng thầy giáo, cô giáo nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam
g) Chia sẻ với thầy giáo, cô giáo những lúc khó khăn
Ngoài những việc trên, theo em còn cần làm những việc gì khác để bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy giáo, cô giáo?
- Những việc làm thể hiện lòng biết ơn với thầy giáo cô giáo: a, b, d, đ, e và g.
- Việc làm c là không thể hiện lòng biết ơn với thầy cô giáo. Do việc mất trật tự làm ảnh hưởng đến tiết học của cô và các bạn khác làm mọi người không tập trung học được.
“ Hãy chứng minh rằng người mẹ có một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc đời mỗi con
người”
Hãy tìm các luận điểm và dẫn chứng để làm sáng tỏ nhận định trên theo 3 trình tự triển khai luận
điểm đã học:
a. Trình tự thời gian
b. Trình tự không gian
c. Trình tự sự việc
“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớn lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.
Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô bước vào lớp cũng có những bạn uể oải, “nhấp nhổm” nửa đứng, nửa ngồi hoặc nếu thầy cô nào “dễ tính”, thì sẵn sàng vừa ngồi vừa chào. Trong khi các thầy cô đang hăng say giảng bài thì dưới lớp một số bạn sinh viên “hồn nhiên” ăn sáng, một số bạn khác thì ngủ gật hoặc dùng điện thoại, làm việc riêng. Khi bị nhắc nhở, có sinh viên còn tỏ thái độ chống đối, thậm chí cãi nhau tay đôi với các thầy cô. Ranh giới giữa thầy và trò ngày càng mong manh và lời dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng ít được các bạn trẻ ngày nay ghi nhớ.
Anh(chị) hãy viết một bài văn koangr 600 từ trình bày suy nhĩ về những hành động trên.
1) Cho luận điểm: "Rừng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta"
Em hãy tìm những luận cứ (lí lẽ và dẫn chứng) cho luận điểm trên. Từ luận điểm và luận cứ vừa vừa tìm được, em hãy viết một đoạn văn ngắn để làm sáng tỏ luận điểm được đưa ra.
Dựa vào phần trả lời những câu hỏi dưới đây, em hãy viết một đoạn 4-5 câu nói về cô giáo (hoặc thầy giáo) đã dạy em ở lớp 1 :
Cô giáo (hoặc thầy giáo) lớp 1 của em tên là gì ?
b) Tình cảm của cô (hoặc thầy) đối với học sinh như thế nào ?
c) Em nhớ nhất điều gì ở cô (hoặc thầy) ?
d) Tình cảm của em đối với cô giáo (hoặc thầy giáo) như thế nào ?
Bài viết:
Cô giáo lớp Một của em tên là Khánh. Cô rất yêu thương và chăm lo cho chúng em chu đáo như người mẹ hiền. Em nhớ nhất bàn tay dịu dàng của cô khi cô cầm tay em dạy viết từng nét chữ. Mặc dù không còn học cô nữa nhưng em vẫn luôn biết ơn và nhớ đến những bài học ý nghĩa của cô.
- Có luận điểm còn chứa đựng những nội dung không phù hợp với luận đề (Luận đề nêu : "phải chăm chỉ học tập hơn", luận điểm lại nói đến khỏe mạnh, lao động tốt…). Cần phải dứt khoát loại bỏ những nội dung không phù hợp đó.
- Còn thiếu những luận điểm cần thiết, khiến mạch văn có chỗ bị đứt đoạn và luận đề không được hoàn toàn sáng rõ (cần thêm những luận điểm như : đât nước rất cần những người tài giỏi, hay : phải học chăm mới học giỏi, mới thành tài…)
- Sự sắp xếp các luận điểm còn chưa thật hợp lí (vị trí của luận điểm b làm cho bài thiếu mạch lạc, luận điểm đ không thế đứng sau luận điểm d…).
Có thể sắp xếp lại hệ thống luận điểm trên như sau :
Câu a) -> câu c) -> câu e) -> câu b) -> câu d).
Trong 5 năm ở Tiểu học, em đã được học nhiều thầy( cô ) giáo. Hãy viết về một trong số thầy cô giáo ấy và kể một kỉ niệm làm em xúc động và nhớ mãi về tình thầy trò
Ôi! Ngày nay nhìn các bạn vừa cỡ tuổi tôi hay thậm chí mới chưa đầy mười tuổi nhưng đã phải mang cặp kính cận to dày cộp, nghĩ mà thấy vừa buồn lại vừa thương. "Đôi mắt là một trong những vốn quý nhất của con người, các em phải biết giữ gìn và chăm sóc nó". Đó là câu nói của cô Hạnh chủ nhiệm tôi hồi lớp 5. Nghĩ lại mà thấy kỉ niệm với cô thật là sâu sắc.
Nói là chủ nhiệm lớp năm nhưng thực chất cô chủ nhiệm lớp tôi cả ba năm cuối cấp. Chẳng thế mà cô để lại trong tôi nhiều ấn tượng tốt đẹp vô cùng. Bây giờ tôi vẫn có thể hình dung y nguyên những ngày tháng ấy. Hôm nào cô cũng đến trường từ rất sớm rồi đón chúng tôi với nụ cười rạng rỡ và tươi tắn trên môi. Thường cô mặc chiếc áo dài xanh, mái tóc mượt mà ôm trọn khuôn mặt trái xoan xinh xắn và đôn hậu. Đôi mắt cô đẹp và trong sáng nhìn chúng tôi trìu mến và có khi độ lượng với bạn nào mắc lỗi. Tính cô thẳng thắn và nghiêm nghị lắm. Nhưng không hiểu sao tất cả các bạn trong lớp tôi, chẳng bạn nào là thấy cô xa lạ cả. Bây giờ thì tôi đã nhận ra, cô nghiêm nghị mà chúng tôi vẫn vô cùng quý mến chính là vì sự tận tâm của cô giáo hàng ngày.
Chỉ mỗi một việc nhỏ, rất nhỏ thôi mà cả lớp tôi ơn cô nhiều lắm. Hồi ấy chúng tôi tuy đã học lớp ba nhưng đến tư thế ngồi học có nhiều bạn vẫn chưa biết ngồi thế nào cho đúng. Ai cầm bút viết cũng còn rất ngượng nghịu. Đặc biệt rất nhiều bạn cứ khi viết là lại cúi sát xuống gần quyển vở. Chỉ nhìn cảnh ấy cũng đủ thấy lớp tôi có đến hơn chục người có nguy cơ bị cận. Nhưng rồi cô Hạnh vào chủ nhiệm. Từ đó không bao giờ cô cho phép chúng tôi ngồi sai tư thế. Lúc nào lưng vài cũng phải thẳng. Thế là dù có buồn ngủ đến mấy đi chăng nữa, tôi cũng chẳng nhìn thấy bạn nào nằm bò trên bàn như trước đây. Mỗi giờ tập viết, cô lại đi tới từng bàn nắn cho các bạn từng nét chữ, lại còn dạy các bạn cầm bút như thế nào, viết loại bút ra sao? Từ ngày cô dạy, tất cả chúng tôi lúc nào cũng phải giữ khoảng cách với vở khi tập viết.
Thú thực lúc đầu không ít bạn tỏ ý kêu ca. Ngay cả tôi cũng vậy, dù ở trên lớp thì nghe lời nhưng về nhà là tôi lại nằm ra bàn mà viết. Nhưng cô kiên trì lắm và thế là cuối cùng lớp chúng tôi cũng có được thói quen.
Buổi họp phụ huynh cuối năm, được nghe báo cáo, cô vui mừng lắm vì đến lớp năm mà chúng tôi chưa ai bị cận. Cha mẹ chúng tôi cũng vui mừng vì con cái học hành tiến bộ hơn. Thế là ai cũng ơn cô nhiều lắm!
Năm nay dù đã bước sang trường mới nhưng chúng tôi vẫn rất nhớ ơn cô, vẫn không đứa nào quên thói quen mà cô đã dành cả ba năm cho chúng tôi rèn giũa. Bây giờ nhìn các bạn cùng trang lứa, tôi mới hiểu sâu hơn về câu nói của cô "đôi mắt là vốn quý nhất của con người".
Tuổi học trò có biết bao chuyện buồn vui, hờn giận, nhớ nhung… rồi tất cả cũng trở thành những kỉ niệm đáng yêu đáng nhớ trong cuộc đời mỗi chúng ta. Với tôi, kỉ niệm không thể phai mờ trong tâm trí là ngày tổng kết năm học lớp Năm. Dường như đó cũng là một ngày tổng kết cấp học, để rồi từ đó, cuộc đời chúng tôi bước sang một trang mới. Ngày chia tay hội tụ bao tình cảm yêu mến xúc động dạt dào.
Tôi còn nhớ đó là chiều thứ ba. Hôm ấy, các bạn lớp tôi ai cũng đến dự đầy đủ. Ai nấy đều có vẻ mặt hớn hở vui tươi và mặc đồng phục gọn gàng. Khi cả lớp đã đến hết, bạn lớp trưởng nhắc các bạn xếp lại bàn ghế ngay ngắn. Cô giáo bước vào lớp, chúng tôi đứng dậy chào. Cô mặc bộ quần áo thường ngày, nét mặt cô hiền hậu. Cô mời chúng tôi ngồi xuống và yêu cầu cả lớp trật tự để buổi lễ tổng kết được bắt đầu. Lúc nãy cả lớp còn ồn ào nhưng bây giờ đã im lặng ngay. Thoạt đầu, khi nghe cô khen ngợi thành tích chung của lớp ai cũng vui vẻ, hài lòng vì nghĩ rằng trong thành tích chung ấy có sự đóng góp của mình. Nhưng khi nghe cô chỉ ra những hạn chế còn tồn tại ai cũng cảm thấy xấu hổ vì chợt thấy bóng dáng mình trong đó. Một số bạn đã đứng lên nhận lỗi và hứa sẽ cố gắng sửa chữa để cô vui lòng. Nghe vậy cô giáo đã bớt lo lắng về chúng tôi, những học sinh trong mắt cô vẫn còn rất bé nhỏ ngây thơ, và cô nở một cụ cười rạng rỡ.
Tiếp đó, cô căn dặn chúng tôi một câu mà đến giờ tôi vẫn khắc ghi trong lòng: “Như vậy là năm học lớp Năm và cũng là năm năm dưới mái trường tiểu học đã trôi qua trong cuộc đời các em. Dù cô chỉ dạy các em một năm học cuối cấp nhưng cô nhận thấy các em đã rất cố gắng để đạt thành tích cao nhất trong suốt năm năm học. Tuy vẫn còn một số bạn yếu kém chưa cố gắng nhưng cô tin các học sinh của cô sẽ có tự tin để bước vào một chặng đường vô cùng gian khổ, vất vả phía trước. Năm học tới, cô sẽ không còn dạy các em nữa nhưng cô hi vọng dù không có cô thì các em vẫn cố gắng trong học tập, lao động và nghe lời các thầy cô giáo mới. Cả lớp hãy hứa với cô đi!”. Nói đến đây thì cô dừng lại, những giọt nước mắt tràn ra trên hai má cô làm cho cả lớp không khỏi xúc động. Lớp chúng tôi là lớp đầu tiên mà cô làm chủ nhiệm. Với lớp, cô đã ân cần biết mấy, cô đã mang tất cả nhiệt huyết của tuổi trẻ để dạy dỗ và yêu thương chúng tôi. Bao nhiêu kỉ niệm về những ân nghĩa cô trò chợt ùa về. Vậy mà cô trò chúng tôi lại sắp phải xa nhau. Các bạn gái xúc động quá đã thút thít khóc. Tôi thì dù đã cố gượng cơn xúc động nhưng nước mắt cứ ứa ra ướt đẫm hai bên má. Cả lớp nghẹn ngào không ai nói được câu nào dù là để đáp lại lời cô. Cô giáo đã tin các học sinh yêu quý của cô sẽ có đủ vững vàng để tiến bước trên con đường này. Mai sau, khi lên cấp cao hơn, nếu gặp khó khăn, các em hãy về đây, cô sẵn sàng giúp đỡ các em và tiếp thêm sức mạnh để các em có thể vững tin trên con đường học tập. Cô tin ở các em!”.
Những lời nói của cô thúc giục và làm cho chúng tôi vững tin hơn bao giờ hết. Tôi cảm thấy những lời ấy thật thấm thìa biết bao! Chúng như chiếc khăn mềm mại thấm nhanh những giọt nước mắt trên mỗi khuôn mặt chúng tôi. Rồi cô giáo tổ chức buổi liên hoan ngọt cuối cùng. Cô nói đây là buổi tổng kết nên mọi người hãy vui vẻ nói rồi cô hát tặng chúng tôi, kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện cười. Thế là các bạn vui vẻ hẳn lên. Nắng vàng tươi trên sân ngày cuối cùng chúng tôi là học sinh tiểu học, không bỏ lỡ khoảnh khắc đẹp đẽ đó, chúng tôi mời cô ra chụp ảnh kỉ niệm. Buổi tổng kết ai nấy đều lưu luyến và đều hứa sẽ thi tốt để cô vui lòng.
Ngày tổng kết năm học lớp Năm đã qua từ rất lâu nhưng nó chất chứa nhiều tình cảm xúc động trong tuổi học trò của em. Giờ đây đã lớn khôn, nghĩ về ngày ấy, tôi không khỏi tiếc nuối nhưng nhiều hơn vẫn là quyết tâm học tập để xứng đáng với những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ.
Năm nay là năm cuối cùng của bậc Tiểu học. Vì hoàn cảnh gia đình nên em phải chuyển trường về Thành phố Hồ Chí Minh. Sống giữa thầy bạn mới với bao ngỡ ngàng, xa lạ, em lại càng nhớ đến cô Mai, cô giáo dạy em năm lớp Bốn vừa rồi tại thị xã Bến Tre.
Cô Mai còn rất trẻ. Cô vừa tốt nghiệp Cao đẳng Tiểu học vài năm nay. Dáng cô thon thả, cao cao nhưng không gầy, mái tóc buông xõa ngang lưng, lại được trời phú cho những gợn sóng tự nhiên càng tôn thêm vẻ mềm mại, duyên dáng của một thiếu nữ trong độ xuân xanh. Trên gương mặt trái xoan trắng hồng nổi bật đôi mắt bồ câu trong và sáng, pha lẫn vẻ hiền dịu, ấm áp và hồn nhiên. Đôi môi hình trái tim lúc nào cũng ươn ướt đỏ tươi như được thoa một lớp son mỏng Mỗi khi cô cười, chiếc răng khểnh bên phải nhú ra tạo cho nụ cười một nét duyên thầm đến dễ thương.
Nhà cô Mai ở ngã ba Tân Thành, cách trường học vài cây số. Cô di dạy bằng chiếc Dream II mà anh cô để lại trước lúc lên đường làm nghĩa vụ quân sự. Mùa nắng hay mùa mưa, hễ nghe thấy trống điểm báo giờ học thì đã thấy cô trong bộ áo dài màu thiên thanh bước vào lớp với nụ cười tươi trẻ chào đón chúng em. Tiếp xúc với cô, cái cảm giác đầu tiên theo em nghĩ có lẽ là sự thiện cảm và sau đó là sự cảm mến thân thương. Cho nên tụi nhỏ chúng em thường ríu rít xung quanh cô như một bầy chim non sum vầy quanh mẹ. Em thích nhất là giờ Tập đọc, Dù đã được đọc bài thơ, bài văn nhiều lần ở nhà nhưng em vẫn chưa thấy được cái hay cái đẹp của nó. Ấy vậy mà đến lớp nghe cô đọc, cô giảng bài em mới thấy hấp dẫn làm sao. Giọng đọc của cô thật truyền cảm, lúc thì trầm trầm ấm như tiếng mẹ ru con, lúc thì thánh thót ngân vang như tiếng chim họa mi buổi sớm, đưa chúng em vào thế giới huyền ảo của ngôn từ lúc nào không biết. Cô đã biến một giờ Tập đọc thành một giờ đi tìm cái hay, cái đẹp của cuộc sống, đến nỗi trống báo hiệu giờ chơi rồi mà tụi em cứ như muốn nán lại học thêm ít phút nữa.
Trong suốt cả năm học, em chưa bao giờ thấy cô trách mắng một học sinh nào. Nếu ai đó không thuộc bài, cô nhẹ nhàng góp ý, khuyên bảo chân tình như một người mẹ, người chị của chúng em. Em còn nhớ có một lần bạn Huy lớp em bị xỉu ở trong lớp khi ngoài trời lại đang mưa tầm tã, cô vội vàng lấy áo mưa của mình mặc vào cho Huy rồi nhờ một cô giáo dạy ở lớp kế bên bế ra xe, còn cô thì chạy lấy xe chở Huy đến bệnh viện tỉnh cấp cứu. Cô thương chúng em như những đứa em ruột của mình: bảo bọc, che chở, bao dung, độ lượng nên cả lớp em, trong ngày tổng kết năm học đứa nào đứa nấy khóc sướt mướt trước lúc chia tay cô về nghỉ hè.
Cô Mai là vậy đó. Em ước có một ngày nào đó trở lại Bến Tre và nơi mà em đến đầu tiên là nhà cô giáo Mai của em.