Những câu hỏi liên quan
LT
Xem chi tiết
DT
11 tháng 12 2021 lúc 10:18

Tham khảo;

câu 1 thể hiện lòng koan dung người với người sẵn lòng tha thứ nếu họ sửa lỗi lầm

Câu 2: phải yêu thương nhau và phải nhớ rằng chúng ta là người  1 nhà

Bình luận (0)
NA
11 tháng 12 2021 lúc 16:06

Hai câu này nói về lòng khoan dung hãy biết mở lòng vị tha vì ko ai trên đời là ko mắc sai lầm cơ nhưng cái quan trọng ko phải trách móc mà là họ có biết hối hận hay ko !

HT

Bình luận (0)
CM
Xem chi tiết
MN
10 tháng 4 2021 lúc 11:18

Em tham khảo nhé !

 Dân tộc ta vốn có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để diễn đạt tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

       Những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. “Nhiễu điều” là tấm vải đỏ; “giá gương” là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng “phủ lấy” nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau: “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

       Vậy thì tại sao người trong một nước phải yêu thương giúp đỡ lẫn nhau? Trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng.

       Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường.

Bình luận (0)
H24

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

 

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.

Bình luận (0)
AH
Xem chi tiết
H24
24 tháng 4 2019 lúc 21:10

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.
#Hk_tốt

#Ken'z

Bình luận (0)
TH
24 tháng 4 2019 lúc 21:10

Mỗi con người khi sinh ra đều có cho mình một Tổ Quốc, một quê hương. Là một người con của dân tộc ấy, ai cũng cần thực hiện và đảm bảo vai trò, nghĩa vụ của mình, trong đó, cần biết đoàn kết, đùm bọc với chính đồng loại, những người trong cùng một đất nước với mình. Điều này đã được ông cha ta thể hiện rất rõ qua câu ca dao “Nhiễu điều phủ lấy giá gương / Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Trước hết ta cần hiểu được ý nghĩa của câu tục ngữ. “Nhiễu điều” ở đây là một tấm vải dùng để phủ lên gương để tránh bụi bẩn, giữ cho gương luôn sáng bóng và “giá gương” chính là vật dụng mà cần có tấm “nhiễu điều” để bảo vệ. Từ hai hình ảnh trên, ông cha ta đã liên tưởng sâu xa đến tình cảm của những người dân trong cùng một dân tộc, cùng một nước, đã chảy chung một dòng máu quê hương, có mục đích chung thì cần biết thương yêu nhau, đùm bọc, gắn bó, sẻ chia , giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh để cùng vượt qua khó khăn, thử thách, có như thế mới giúp đất nước phát triển và đi lên.

Quan niệm của ông cha ta là hoàn toàn đúng đắn và sâu sắc. Trước hết, mỗi người đều có cội nguồn, đều có một Tổ Quốc thiêng liêng mà thân thương như là nhà, là nơi vững chãi để con người ta sống và hoạt động. Từ xa xưa, truyền thuyết về Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh ra chiếc bọc trăm trứng đã thể hiện sự liên kết, mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa người với người trong cùng một dân tộc, có chung nhau tổ tiên, nguồn cội, có chung dòng máu dân tộc trong huyết quản. Vậy nên, sự đoàn kết, gắn bó là điều không thể thiếu trong cuộc sống. Nó chính là nguồn sức mạnh để một đất nước đi lên vững chãi, là nguồn sức mạnh mà trong quá khứ, khiến bao kẻ thù xâm lăng đã ngã gục trên mảnh đất quê ta, cũng là nguồn sức mạnh để con người cùng nhau xây dựng đất nước, xây dựng cuộc sống mới. Một đất nước có phát triển là một đất nước có sự đồng lòng, đoàn kết của mọi người dân trong đất nước ấy, mà để có được điều ấy, trước hết con người với con người phải biết yêu thương, chở che, đùm bọc lẫn nhau.

Xã hội của chúng ta hôm nay vẫn còn tồn tại rất nhiều những hoàn cảnh, những mảnh đời khó khăn, bất hạnh, không nơi nương tựa cần sự giúp đỡ từ chính những người dân cùng chung dòng máu với mình. Và nhìn chung, dù là thời trước hay thời nay, nhân dân ta vẫn đã và đang phát huy tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” với đồng bào. Nếu khi xưa, Bác Hồ vận động kêu gọi lập hũ gạo cứu đói trong giai đoạn 1945 với khẩu hiệu “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”, thì hôm nay, thế hệ con cháu vẫn phát huy tốt truyền thống ấy bằng việc tổ chức các hoạt động thiện nguyện, các tổ chức từ thiện từ quy mô nhỏ đến lớn nhằm giúp các hoàn cảnh sống nghèo khổ, khó khăn, giúp đỡ bà con đồng bào miền núi, vùng lũ lụt...Nhờ đó mà chất lượng cuộc sống được cải thiện, đất nước có thể xóa đói giảm nghèo, tập trung vào những lĩnh vực trọng điểm.

Tinh thần đoàn kết, sự sẻ chia, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp một tập thể, một dân tộc cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục đích chung. Là một người con của mảnh đất hình chữ S này, mỗi người cần tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của chính mình không chỉ đối với sự phát triển của đất nước mà còn là trách nhiệm đối với chính những mảnh đời xung quanh ta, cần biết sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, cho đi để rồi nhận lại, không sống vô cảm, thờ ơ với các hoàn cảnh sống khó khăn, mở rộng lòng mình bằng một trái tim vàng son luôn đập rộn ràng với cuộc sống xung quanh.

Là những trái bầu và trái bí trên cùng một giàn cây, cũng giống như những người trong cùng một dân tộc, tuy có thể khác biệt về hình thức, giọng nói, tính cách, nơi sống,..thế nhưng một điều vĩnh viễn không thể phủ nhận đó là mỗi người đều có chung duy nhất một cội nguồn dân tộc, một Tổ Quốc vẫy gọi. Sự yêu thương, sẻ chia, đùm bọc sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, tạo thành một khối trụ vững bền.

Bình luận (0)
H24
25 tháng 4 2019 lúc 10:55

Trả lời.....................

Easy...........

Từ lâu người Việt đã có truyền thống yêu thương đùm bọc lẫn nhau, truyền thống đó càng được thể hiện rõ nếu một cá nhân trong một tập thể, một cộng đồng gặp khó khăn. Để con cháu mãi mãi giữ được truyền thống quý báu đó ông cha ta đã truyền lại câu ca dao mà không con người mang dòng máu Việt Nam quên được:

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng

Chúng ta có thể hiểu rằng, nhiễu điều là một tấm vải màu đỏ, có thể nói là vô cùng quí giá và sang trọng trong xã hội thời xưa. Và vật quí giá đó được dùng để phủ lên tấm bài vị của tổ tiên. Tấm vải che chở, đùm bọc cho “giá gương” khỏi những bụi bặm, nhơ bẩn trong cuộc đời. Chính hình ảnh này đã khơi gợi lên hình ảnh yêu thương, sự đùm bọc sẽ chia của nhân dân ta, mà đời đời kiếp kiếp nhân dân giữ gìn, coi trọng nó như một phần của trái tim, một phần của tâm hồn của mình.

Truyền thuyết Con Rồng cháu tiên đã nói cho chúng ta biết chúng ta được sinh ra cùng một tổ tiên. Chúng ta, mỗi người con đất Việt, đều là con cháu của mẹ Âu Cơ và cha Lạc Long Quân, chúng ta cùng sinh ra trong một bọc trăm trứng thần kì. Điều đó có nghĩa là mỗi người, dù ở nơi đâu trên trái đất bao la và rộng lớn này, dù trong bộ phận nhỏ nhất, cũng chảy chung một dòng máu, đó là dòng máu Việt Nam. Chúng ta là anh em, nên yêu thương và che chở cho nhau là một điều tự nhiên và không bao giờ thay đổi. Truyền thuyết là vậy, nhưng cũng từ đó mà nhân dân ta đã tạo nên một sợi dây gắn kết bền chặt, một sợi dây gắn kết những tầm hồn, những tình yêu thương chúng ta dành cho nhau.

Cuộc sống ngày nay đã phát triển, con người được sống sung sướng hơn nhưng vẫn còn đây đó những cảnh đời bất hạnh, đau thương. Dòng đường đời lắm gian truân, nhiều phong ba bão táp, nên sẽ luôn có người ngã xuống, có người thất bại, có người biết tự mình đứng lên, cũng có người sẽ không bao giờ muốn gượng dậy. Nói thì dễ, nhưng để tự đứng dậy khi đã ngã xuống, thì không phải ai cũng làm được. Khi đó, chúng ta sẽ mong mỏi có một bàn tay ấm áp nắm lấy tay ta, kéo ta lên để ta bước tiếp trên con đường phía trước. Và bàn tay đó, không hoa mĩ, không trừu tượng như trong văn thơ đâu, đơn giản: đó là tình yêu. Tình yêu thương con người, tình yêu đồng loại, tất cả, đều là sức mạnh giúp ta đứng lên. Tất nhiên, không phải tình yêu đó sẽ làm cho bạn bất tử, làm cho bạn không bao giờ vấp ngã, nhưng nó sẽ mãi che chở cho ta, làm cho ta ấm lòng, làm cho ta có thêm niềm tin vào cuộc sống này hơn. Để có được tình yêu đó, không phải là điều khó. Nếu ta biết trao sự giúp đỡ, tình yêu của mình cho người khác, thì sẽ có người khác lại giúp đỡ ta, san sẻ tình yêu cho ta. Nếu ai cũng biết chia sẻ tình yêu thương, thì cái thế giới này sẽ thật đầm ấm biết bao.

Sự che chở đùm bọc lẫn nhau sẽ làm cho xã hội ngày càng phát triển, xã hội ngày càng tiến đến sự công bằng, bình đẳng. Nếu như ta coi xã hội này là một vòng xích khổng lồ, thì mỗi cá nhân sẽ là một mắt xích. Một mắt xích bị tách rời, là vòng xích sẽ đứt, nghĩa là một con người không biết gắn kết, thì sẽ là cả một tập thể, cả một xã hội sẽ phần nào bị ảnh hưởng. Thế nên, để cho xã hội có thể phát triển, thì cần phải biết gắn kết người dân lại với nhau, và thứ gắn chặt nhất, chính là tình yêu thương. Vượt lên trên cả điều này, tất cả những điều mà câu ca dao nhắc nhở chúng ta còn là cơ sở cho sự đoàn kết, mà có đoàn kết, chính là có tự do, có sức mạnh, là khẳng định của sự trường tồn vĩnh cửu.

Nếu mỗi chúng ta đều có ý thức tự giác giúp đỡ những con người khó khăn, xã hội sẽ nhanh chóng giàu mạnh. Nhưng có một cái khó khăn, đó là làm sao để 80 triệu con người Việt Nam, 80 triệu con tim cùng hòa chung nhịp đập, cùng biết san sẻ, cùng biết yêu thương lẫn nhau. Để đạt được điều này, đầu tiên, chúng ta cần rèn luyện nhân cách của mình, làm cho bản thân ta biết “cho” và biết “chia sẻ”. Việc rèn luyện là cả một quá trình, ta không thể một sớm một chiều có thể đạt được, mà là phải cố gắng không ngừng, và phải áp dụng nó trong mỗi ngày. Đơn giản nhất, hãy biết đùm bọc, yêu thương những người trong gia đình, những người ta gắn bó nhất. Rồi dần dần, tình cảm đó sẽ nâng lên là yêu thương giúp đỡ người trong một xóm, một phố, một đất nước. Thế giời ngoài kia đang đầy rẫy nhưng bi thảm của những cuộc đời bất hạnh, đang có những bàn tay mong mỏi được giúp đỡ: từ những cơn lũ quét cuốn trôi một tỉnh thành, hay là những bàn tay của trẻ em đang trong độ tuổi đi học lại phải đi ăn xin vì bị bỏ rơi… Điều này đã thối thúc chúng ta cần phải giúp đỡ họ, bằng những công việc cụ thể như quyên góp tiền ủng hộ, hay xây những nhà tình nghĩa cho trẻ em khuyết tật, người già neo đơn, hoặc những chiến dịch hiến máu nhân đạo của các tổ chức, cộng đồng, xã hội. Nó sẽ phần nào đem lại nụ cười cho những người gặp hoạn nạn, một nụ cười hạnh phúc. Tuy nhiên, ngày nay, tình yêu đó còn vượt qua cả biên giới, đó là chúng ta cần phải biết giúp đỡ tất cả mọi người dù họ thuộc quốc gia nào. Điều đó được thể hiện trong chính những hoạt động xã hội như cứu giúp Nhật Bản sau thảm họa, hay việc bảo vệ quyền con người trên các quốc gia. Tất cả góp phần tạo nên sự gắn kết giữa các dân tộc với nhau, làm cho thế giới này trở nên văn minh hơn, tốt đẹp hơn

Truyền tụng câu ca dao trong dân gian không chỉ có ý răn dạy, khuyên nhủ, còn là một trách nhiệm của mỗi con người Việt Nam ta, đó là cần phải biết yêu thương đùm bọc, che chở, đoàn kết giúp đỡ lần nhau. Chúng ta cần phải biết giúp đỡ nhau cùng tiến lên, cùng vượt qua khó khăn để tạo nên một cuộc sống đầy những niềm vui, hạnh phúc và thành công.

.................................................học tốt........................................

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
H24
23 tháng 4 2022 lúc 16:20

refer

Thành ngữ, tục ngữ từ lâu đã trở thành một vẻ đẹp bất diệt trong kho tàng văn học Việt Nam. Nó không chỉ tôn vinh văn học dân gian mà còn làm đẹp thêm kho tàng tri thức, những bài học, đạo lý của người xưa. Và trong số đó là câu tục ngữ:

“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”

Đó là tiếng vang êm ái nhắc nhở đến con cháu muôn đời hãy biết đùm bọc, che chở, thương yêu và san sẻ lẫn nhau.

Từ bao đời nay, trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, tình yêu thương đùm bọc, một dân tộc “trọng nghĩa nặng tình” đã để lại cái riêng rất đặc biệt cho con người Việt Nam. Dường như tình yêu thương, sự đùm bọc đã trở thành bản năng tất yếu có sẵn từ khi sinh ra. Câu tục ngữ trên là một trong những biểu hiện ấy, lưu truyền lại muôn đời nhắc nhở con cháu về truyền thống đạo lý của người xưa cũng như càng khẳng định thêm tinh thần tương thân tương ái của người Việt. Ta biết rằng, “nhiễu điều” là một loại vải đỏ mềm, mịn thường được dùng để phủ trên giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy những bụi bặm, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn được sạch sẽ. Hai thứ ấy hoàn toàn tách biệt, không liên quan tới nhau nhưng vẫn gắn bó, tôn vinh nhau. Có tấm gương, “nhiễu điều” mới phát huy được công dụng của mình và “tấm gương” được sạch sẽ, láng bóng đều nhờ nhiễu điều phủ bên ngoài. Người xưa quả thật vô cùng tinh tế khi sử dụng hình ảnh “Nhiễu điều phủ lấy giá gương” để nói lên ý “Người trong một nước phải thương nhau cùng”. Cũng bởi hai sự vật đùm bọc nhau nhưng có nguồn gốc khác biệt, huống chi người Việt cùng một nòi giống con rồng cháu tiên cớ gì lại không yêu thương nhau. Tình yêu thương ấy được ví như tấm “nhiễu điều” đỏ rực son sắt, tuy hứng lấy bụi bẩn, gió bão nhưng không mất đi được vẻ đẹp vốn có, đó cũng là tấm lòng rộng lớn của người dân Việt Nam từ trước đến nay chưa từng thay đổi. Câu tục ngữ là lời dạy bảo của cha ông rằng tình yêu thương, sự đùm bọc không bao giờ mất đi giá trị trân quý vốn có của nó. Dặn con cháu cùng “một nước” hãy thương yêu nhau bằng sự chân thành, không tính toán.

Trải qua mấy nghìn năm dựng nước, dòng máu của chúng ta đã hòa lẫn đất mẹ và chảy trong nhau, huyết thống quý báu không phân tách ấy xuất phát từ tình thương yêu, đùm bọc như anh em trong nhà của người dân Việt Nam. Chúng ta cùng nguồn cội, cùng sinh ra và lớn lên trong một nền văn hóa truyền thống lâu đời. Cũng bởi lẽ vậy nên không ai sinh ra có thể sống tách biệt mà không cần đến mọi người xung quanh được. Đoàn kết lại, che chở và gắn bó với nhau sẽ tạo nên những sức mạnh to lớn, giúp chúng ta vượt qua thiên tai, hạn hán, lũ lụt, mất mùa… Ta vẫn thấy những bao tải quần áo, những thùng đồ ăn lớn được đưa lên vùng Tây Bắc, miền Trung cứu trợ cho mùa lạnh đỉnh điểm hay những đợt mưa bão thiệt hại lớn về người và của. Mùa dưa hấu bị thừa quá nhiều, là các doanh nghiệp vận động người dân mua ủng hộ bà con không bị lỗ tiền. Những trung tâm bảo trợ, tình thương được dựng lên nhờ các mạnh thường quân, nhà hảo tâm cũng là biểu hiện rõ nét nhất của tình yêu thương, đoàn kết, bao bọc, hỗ trợ lẫn nhau của người dân Việt Nam.

Truyền thống tốt đẹp thể hiện trong câu tục ngữ vẫn được lưu truyền đến tận bây giờ, chỉ cần nơi nào có đói, khổ, đau ốm không có tiền, rất nhiều người sẵn sàng quyên góp, ủng hộ. Tình yêu thương trở nên đẹp đẽ và mãnh liệt qua các thời kỳ, nhất là thời điểm phương tiện truyền thông đại chúng hiện nay phát triển rầm rộ, việc giúp đỡ, quyên góp lại càng thuận tiện. “Người trong một nước phải thương nhau cùng”, câu tục ngữ vẫn cứ tiếp nối qua mọi thế hệ, tình yêu thương, chở che luôn được vun trồng ngày một lớn lên, để rồi đất nước phát triển, con người tốt đẹp và xã hội văn minh.

Hãy biết quan tâm lấy những người nghèo khổ, khó khăn, hoạn nạn. Không có ai giàu nếu nọ nghèo nàn tình thương. Người có tình thương yêu mọi người, quê hương, dân tộc nhiều nhất là người giàu có nhất. Xóa dần đi khoảng cách giữa người với người, cố gắng gạt bỏ những nghi kỵ về lòng tin, sự tốt đẹp, chúng ta sẽ thấy một thế giới tươi sáng hơn. Đừng sống theo lẽ sống ích kỷ, chỉ biết có mình, như vậy không ai thật lòng với ai, không ai biết thương yêu ai, sống trong xã hội như vậy quả thật đau lòng biết mấy.

Mỗi chúng ta, biết yêu thương kịp thời, yêu thương chưa bao giờ là muộn, xuất phát từ sự chân thành, tự nguyện mới là yêu thương đẹp đẽ nhất. Đừng vì danh tiếng hay quyền lợi mới yêu thương bất cứ ai, như thế chúng ta cũng sẽ chỉ nhận lại giả dối và bất hạnh.

 

Câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng” đã đúc kết, cô đọng lại không chỉ truyền thống đạo lý nhân ái yêu thương mà còn là bài học cho cả thế hệ tiếp theo lẫn mai sau, không bao giờ được quên đi việc sống để yêu thương người xung quanh. Yêu thương, che chở lấy những đồng bào ruột thịt, lưu truyền muôn đời truyền thống tốt đẹp này và khẳng định một Việt Nam giàu niềm tự hào về tình yêu thương cũng như sự đùm bọc có từ lâu đời.

Bình luận (2)
H24
23 tháng 4 2022 lúc 16:22

Tham khảo

Trong kho tàng ca dao, dân ca tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về các vấn đề của đời sống xã hội, hay để lại những bài học quý báu cho đời sau. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng”.

Tuy chỉ có hai câu, nhưng câu tục ngữ này đã mang đến cho chúng ta một sự hiểu biết sâu sắc về tình đoàn kết, gắn bó giữa mọi người trong cùng một quốc gia, dân tộc.

Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa, xét về nghĩa đen là lớp nghĩa bao quát bên ngoài, hiện lên trong từng con chữ trong câu. Đó là tấm nhiễu điều được phủ lên giá gương có tác dụng giúp cho giá của cái gương nói riêng và toàn bộ cái gương nói chung luôn được sạch sẽ, sáng bóng và bền đẹp từ đó ta có thể hiểu về nghĩa bóng của câu tục ngữ đó là lớp nghĩa và người đọc phải suy luận ra dựa váo lớp nghĩa đen. Đó là người trong cùng một quốc gia dân tộc phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau “người trong một nước phải thương nhau cùng”, cũng như tấm nhiễu điều và giá gương gắn bó khăng khít với nhau không thể tách rời, nếu mất tấm nhiễu điều, tấm gương sẽ không còn được bền đẹp nữa. Từ đó ta suy rộng ra về con người, mọi người phải giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau thì mới tạo ra sức mạnh như chủ tịch Hồ Chí Minh – vị cha già của cả dân tộc Việt Nam đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non/ ba cây chụm lại nên hòn núi cao” hay một câu khác cũng có ý nghĩa tương tự đó là: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết/ Thành công, thành công, đại thành công”.

Qua đây, ta mới có thể hiểu sự yêu thương, đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau có ý nghĩa to lớn đến như thế nào?. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong những ngày đầu sau năm 1945, nước ta phải cùng một lúc đương đầu với nhiều loại giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ của chúng ta đã phát động phong trào “Hũ gạo cứu đói” với khẩu hiệu “Một nắm khi đói bằng một gói khi no”. Phong trào được mọi người hưởng ứng tham gia rất nhiệt tình, đây chính là một minh chứng rõ nhất cho sự gắn bó đùm bọc của dân tộc ta, để từ đó với lòng yêu nước nồng nàn ta đã đánh thắng kẻ thù xâm lược và giành lại được độc lập dân tộc.

Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên ý nghĩa được thể hiện ở nhiều phong trào như: Chung tay góp sức hướng về mảnh đất miền Trung – mảnh đất thường xuyên hứng chịu những hậu quả nặng nề của thiên tai. Hay nhiều chương trình truyền hình ý nghĩa như chương trình “Trái tim cho em” với nội dung là gây quỹ giúp đỡ những trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và nhiều chương trình khác.

Bây giờ và mãi mãi về sau, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị vốn có của nó, đem đến cho mọi người một bài học quý báu về tình đoàn kết, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau giữa người với người trong cùng một dân tộc. Đây chính là sức mạnh to lớn để giúp đất nước chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược và ngày càng giàu đẹp.



 

Bình luận (2)
LM
23 tháng 4 2022 lúc 18:07

Qua câu ca dao :

                        "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng"

     Theo em hiểu : Yêu thương, đoàn kết, gắn bó, đùm bọc có thể xem là sức mạnh, là truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Là một bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu tôn vinh văn hóa dân gian, làm đẹp thêm kho tàng tri thức, áp dụng xây dựng, bảo vệ phát triển Tổ quốc mình ngày càng giàu đẹp văn minh sánh vai với các cường quốc năm châu.

     Khi đọc, chúng ta thấy rất rõ câu ca dao gồm 2 vế. Vế đầu tiên ông cha ta đã mượn hình ảnh "nhiễu điều" phủ lấy "giá gương". Mà "nhiễu điều" là một loại vải mềm,mịn thường được dùng để che phủ giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy bụi bẩn, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn sạch sẽ. Tấm vải đỏ và giá gương là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau, không liên quan tới nhau, nhưng vẫn gắn bó tôn vinh nhau. Qua hình ảnh này cho ta thấy rõ nghĩa đen là :"Giá gương" sạch sẽ, bền đẹp là nhờ "nhiễu điều" phủ bọc, che chở và ngược lại công dụng chính của tấm vải đỏ "nhiễu điều" là phủ bọc, che chở và bảo vệ giá gương. Phương pháp ẩn dụ sử dụng hình ảnh "nhiễu điều" và "giá gương" đã khắc họa rõ thông điệp cụ thể mà câu ca dao muốn truyền tải đến người đọc, nghe và học nó. Đó chính là hình ảnh anh em dân tộc Việt Nam. Qua đây, ta cũng thấy rõ nghĩa bóng của câu ca dao mà ông cha ta muốn gửi cho thế hệ con cháu sau này những thông điệp ý nghĩa về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và luôn đoàn kết, hộ trợ lẫn nhau để tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh cho cả dân tộc Việt Nam. Đến với vế thứ hai "Người trong một nước thì thương nhau cùng". Đây chính là khẳng định tất cả con người Việt Nam đều có một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có như vậy xã hội Việt Nam mới tốt đẹp hơn. Từ bao đời nay, trong cuộc sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thì tình yêu thương, đùm bọc dân tộc "trọng nghĩa, nặng tình" đã để lại cái riêng rất đặc biệt của con người Việt Nam từ khi sinh ra. Câu ca dao vế thứ hai là câu nói lưu truyền muôn đời về truyền thống đạo lý của người xưa. Đây cũng là lời giải thích khẳng định đúng đắ của tinh thần tương ái của người Việt Nam. Thực tế lịch sử nước ta đã giải thích rất nhiều cho hai câu ca dao trong đó điển hình là năm 1945, nước ta đang đương đầu với nhiều loại giặc : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ là người đã phát động phong trào "Hũ gạo cứu đói". Phong trào này được mọi người ủng hộ và cũng là phong trào chiến thắng dành hòa bình độc lập dân tộc. Ý nghĩa câu ca dao này vẫn còn giá trị lớn trong cuộc sống hàng ngày như bây giờ, như chương tình VTV3 "Cặp lá yêu thương", "Trái tim cho em" đã kêu gọi rất nhiều nhà hảo tâm cứu thoát các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh, những hoàn cảnh éo le. Hay năm 2021 vừa qua, khi nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạng hơn. Đó là những điểm phát lương thực, khẩu trang miễn phí. Những chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước đến với hoàn cảnh khó khăn. Những bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch mặc cho cái dịch có thể chết người, vẫn đeo khẩu trang nhiều ngày đến nỗi xuất hiện nhiều vết lằn thâm tím trên mặt, khiến cho ai nhìn thấy cũng xúc động rơi hàng lệ. Và còn nhiều hành động nữa nhưng không sao kể hết được. Là một chủ nhân tương lại của đất nước, những người học sinh như em cần học và nâng cao ý thức qua bài học ca dao này để phát huy tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ mọi người. Biến tình yêu thương này thành những hành động cụ thể hành ngày như giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ với phương châm giúp đỡ bạn là cải thiện, hoàn chỉnh bản thân tốt hơn. Trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, vùng núi xa xôi nghèo nàn lạc hậu. Em còn nhỏ, đang đi học thì cần giữ gìn sách vở sạch đẹp đẻ học song có thể tham gia và các phong trào giúp đỡ bạn ở vùng xa có sách học như em. Em nghĩ tuy việc nhỏ nhưng ý nghĩa thật to và là cách tuyên truyền để các bạn khác cùng học tập theo. Tuy nhiên trong cuộc sống đời thường vẫn có một số rất ít người nhỏ nhen, ích kỉ, vu lợi cá nhân, đánh mất đi đạo lý tốt đẹp này. Nhưng cho dù là vậy thì nó cũng không thể nào làm lay chuyển truyền thống quý báu, lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.

          Như vậy, qua câu ca dao này đã đề cao lòng tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam ta.  Cần được giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam giàu lòng nhân ái có lối sống đoàn kết gắn bó yêu thương nhau.

 

`#Tâm`

Bình luận (0)
TD
Xem chi tiết
MN
28 tháng 2 2021 lúc 13:49

"Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng"

Câu ca dao nói lên tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái của nhân dân ta, nó đã trở thành truyền thống của dân tộc, được lan truyền qua bao thế hệ già trẻ - những con người “trong một nước”, cùng nguồn gốc “con Rồng cháu Tiên”.

- Những câu ca dao tương tự:

“Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”

 

“Dân ta nhớ một chữ đồng.

Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh”

 

“Một cây làm chẳng nên non.

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

 

"Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"...

 
Bình luận (0)
ND
28 tháng 2 2021 lúc 13:49

Ý nghĩa của câu ca dao trên:

Câu ca dao trên nói lên sự đoàn kết tương thân, tương ái lẫn nhau. Đã là người cùng thôn, cùng xóm, làng bản hay rộng hơn là con cháu người Việt có chung cội nguồn “con rồng, cháu tiên” thì phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Đó là tình cảm giữa con người với con người, là tinh thần yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là truyền thống tốt đẹp từ bao đời của nhân dân ta.

Một số câu ca dao có nội dung tương tự:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

 

    Một cây là chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

 

               Bầu ơi thương lấy bí cùng

Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Bình luận (0)
TM
28 tháng 2 2021 lúc 13:50

Câu ca dao trên nói lên về tình yêu thương, giúp đỡ của con người với con người

Câu ca dao tương tự:

bầu ơi thương lấy bí cùng/tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn 

Bình luận (0)
LK
Xem chi tiết
H24
6 tháng 5 2022 lúc 17:46

tk

Dàn ý Giải thích Nhiễu điều phủ lấy giá gương Dàn ý Giải thích câu ca dao Nhiễu điều phủ lấy giá gương mẫu 1

a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng” và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận

b. Thân bài:

-  Giải thích các khái niệm

“Nhiều điều” chính là một tấm vải lụa có màu đỏ, thường dùng để phủ lên gương, vừa để trang trí lại tránh được bụi bẩn bám vào mặt gương.“Giá gương” chính là cái giá đỡ của tấm gương, tấm nhiễu điều phủ che chắn cho giá gương.

- Giải thích ý nghĩa của câu nói

Nghĩa đen: lấy tấm nhiễu điều để làm đẹp, bảo vệ bao bọc cho giá gươngNghĩa bóng: tinh thần đoàn kết, yêu thương và tương trợ lẫn nhau

- Khẳng định mối quan hệ giữa người trong một quốc gia, dân tộc

Phải biết đoàn kết, tương trợ lẫn nhauĐoàn kết chính là sức mạnh giúp vượt qua mọi khó khăn, đánh thắng mọi kẻ thù

c. Kết bài: Khẳng định giá trị ý nghĩa của câu nói, rút ra bài học nhận thức và hành động

Bình luận (1)
NT
Xem chi tiết
LM
10 tháng 5 2022 lúc 19:41

Đề 2 :

Qua câu ca dao :

                        "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

           Người trong một nước phải thương nhau cùng"

     Theo em hiểu : Yêu thương, đoàn kết, gắn bó, đùm bọc có thể xem là sức mạnh, là truyền thống vốn có của người Việt Nam ta từ xưa đến nay. Là một bài học vô cùng quý báu mà ông cha ta đã đúc kết để lại cho con cháu tôn vinh văn hóa dân gian, làm đẹp thêm kho tàng tri thức, áp dụng xây dựng, bảo vệ phát triển Tổ quốc mình ngày càng giàu đẹp văn minh sánh vai với các cường quốc năm châu.

     Khi đọc, chúng ta thấy rất rõ câu ca dao gồm 2 vế. Vế đầu tiên ông cha ta đã mượn hình ảnh "nhiễu điều" phủ lấy "giá gương". Mà "nhiễu điều" là một loại vải mềm,mịn thường được dùng để che phủ giá gương của người xưa. Tấm vải đẹp, quý trọng lại che cho chiếc gương hứng lấy bụi bẩn, nhơ bẩn để giá gương tuy tầm thường nhưng vẫn sạch sẽ. Tấm vải đỏ và giá gương là hai thứ hoàn toàn tách biệt nhau, không liên quan tới nhau, nhưng vẫn gắn bó tôn vinh nhau. Qua hình ảnh này cho ta thấy rõ nghĩa đen là :"Giá gương" sạch sẽ, bền đẹp là nhờ "nhiễu điều" phủ bọc, che chở và ngược lại công dụng chính của tấm vải đỏ "nhiễu điều" là phủ bọc, che chở và bảo vệ giá gương. Phương pháp ẩn dụ sử dụng hình ảnh "nhiễu điều" và "giá gương" đã khắc họa rõ thông điệp cụ thể mà câu ca dao muốn truyền tải đến người đọc, nghe và học nó. Đó chính là hình ảnh anh em dân tộc Việt Nam. Qua đây, ta cũng thấy rõ nghĩa bóng của câu ca dao mà ông cha ta muốn gửi cho thế hệ con cháu sau này những thông điệp ý nghĩa về sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc và luôn đoàn kết, hộ trợ lẫn nhau để tạo nên một khối đại đoàn kết vững mạnh cho cả dân tộc Việt Nam. Đến với vế thứ hai "Người trong một nước thì thương nhau cùng". Đây chính là khẳng định tất cả con người Việt Nam đều có một nguồn gốc - dòng máu đỏ da vàng. Chúng ta cần biết chia sẻ, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau, có như vậy xã hội Việt Nam mới tốt đẹp hơn. Từ bao đời nay, trong cuộc sống, xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước thì tình yêu thương, đùm bọc dân tộc "trọng nghĩa, nặng tình" đã để lại cái riêng rất đặc biệt của con người Việt Nam từ khi sinh ra. Câu ca dao vế thứ hai là câu nói lưu truyền muôn đời về truyền thống đạo lý của người xưa. Đây cũng là lời giải thích khẳng định đúng đắ của tinh thần tương ái của người Việt Nam. Thực tế lịch sử nước ta đã giải thích rất nhiều cho hai câu ca dao trong đó điển hình là năm 1945, nước ta đang đương đầu với nhiều loại giặc : giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Chính Bác Hồ là người đã phát động phong trào "Hũ gạo cứu đói". Phong trào này được mọi người ủng hộ và cũng là phong trào chiến thắng dành hòa bình độc lập dân tộc. Ý nghĩa câu ca dao này vẫn còn giá trị lớn trong cuộc sống hàng ngày như bây giờ, như chương tình VTV3 "Cặp lá yêu thương", "Trái tim cho em" đã kêu gọi rất nhiều nhà hảo tâm cứu thoát các em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh, những hoàn cảnh éo le. Hay năm 2021 vừa qua, khi nước ta phải đối mặt với đại dịch Covid - 19 thì tinh thần ấy lại càng lớn mạng hơn. Đó là những điểm phát lương thực, khẩu trang miễn phí. Những chính sách hỗ trợ của Đảng và nhà nước đến với hoàn cảnh khó khăn. Những bác sĩ nguyện xung phong lên tuyến đầu chống dịch mặc cho cái dịch có thể chết người, vẫn đeo khẩu trang nhiều ngày đến nỗi xuất hiện nhiều vết lằn thâm tím trên mặt, khiến cho ai nhìn thấy cũng xúc động rơi hàng lệ. Và còn nhiều hành động nữa nhưng không sao kể hết được. Là một chủ nhân tương lại của đất nước, những người học sinh như em cần học và nâng cao ý thức qua bài học ca dao này để phát huy tinh thần yêu thương đùm bọc, giúp đỡ mọi người. Biến tình yêu thương này thành những hành động cụ thể hành ngày như giúp đỡ bạn bè để cùng nhau tiến bộ với phương châm giúp đỡ bạn là cải thiện, hoàn chỉnh bản thân tốt hơn. Trong xã hội hiện đại ngày nay vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, vùng núi xa xôi nghèo nàn lạc hậu. Em còn nhỏ, đang đi học thì cần giữ gìn sách vở sạch đẹp đẻ học song có thể tham gia và các phong trào giúp đỡ bạn ở vùng xa có sách học như em. Em nghĩ tuy việc nhỏ nhưng ý nghĩa thật to và là cách tuyên truyền để các bạn khác cùng học tập theo. Tuy nhiên trong cuộc sống đời thường vẫn có một số rất ít người nhỏ nhen, ích kỉ, vu lợi cá nhân, đánh mất đi đạo lý tốt đẹp này. Nhưng cho dù là vậy thì nó cũng không thể nào làm lay chuyển truyền thống quý báu, lòng nhân ái của dân tộc Việt Nam.

          Như vậy, qua câu ca dao này đã đề cao lòng tương thân tương ái của nhân dân Việt Nam ta.  Cần được giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam giàu lòng nhân ái có lối sống đoàn kết gắn bó yêu thương nhau.

Bình luận (0)
LM
10 tháng 5 2022 lúc 19:42

Đề 3 :

Đọc lời khuyên của Lê - Nin :"Học, học nữa, học mãi" thì em chắc chắn rằng ai cũng biết việc học là việc rất quan trọng và nó quyết định sự thành công của cuộc đời mỗi con người chúng ta. Câu nói này xét cho cùng thì nó là chân lí học tập. Học chưa bao giờ trọn vẹn, học chưa bao giờ có giới hạn. Không những thế, câu nói này là lời khuyên, là một quan niệm cực kỳ đúng đắn, là điểm đến của mục tiêu thành công của mỗi con người. 

    Có thể giải thích rằng : Điệp từ "Học" được nhắc tới 3 lần trong lời khuyên cũng như mở rộng về thời gian cho động từ "học". Vậy từ "học" ở đây có một vai trò, ý nghĩa to lớn cho hoạt động học. Cái "học" ở đây chứa đựng hàm ý bao quát của việc học. Học không chỉ đơn thuần là tích lũy thật nhiều kiến thức mà nó còn là sự trau dồi, học hỏi về lối sống đạo đức, nhân cách làm người, học những cái hay, cái đẹp cho cuộc sống. Hay là nói đến "học" là nói đến quá trình khám phá, tiếp thu tinh hoa kiến thức của nhân loại. Vậy vì sao Lê - nin lại dùng từ "học nữa", "học mãi" để răn dạy thế hệ mai sau. "Học nữa" là học dể nâng cao trình độ, mở mang tri thức, nâng cao bằng cấp cho bản thân mình. Tri thức của con người là vô cùng, vô tận mà tri thức nào cũng đẹp, cũng hay cũng cần thiết và hữu ích. Thế nên chúng ta cần rèn luyện thói quen không ngừng học. Chắc chính vì thế mà Lê - Nin dùng từ "học mãi". Bởi vì mỗi con người học không bao giờ là đủ cả kể cả người có vị trí, việc làm cao nhất. Có một lí giải thực tế là mỗi con người bắt đầu học từ khi lọt lòng mẹ như học cầm, học nắm, học bò, học đi, học nói, học thích ứng với môi trường xung quanh học trường mầm non, trung học, trung học phổ thông, đại học, cao học, thạc sĩ, tiến sĩ,...Ngoài ra còn học cách ứng xử trong xã hội qua bạn bè,các thông tin, học cái hay trong cuộc sống, trong nghề nghiệp, học ngoại ngữ để giao tiếp với người nước ngoài,..Như nha Bác học đã từng nói :"Bác học không có nghĩa là ngừng học". Nhất là trong cuộc sống hiện đại như bây giờ, ai không chịu học sẽ không công nghệ, kiến thức, thông tin như bây giờ. Có những người không chịu học sẽ mất cả việc làm lẫn vị trí đứng trong xã hội. Đối với mỗi học sinh như em, nhiệm vụ học tập chính là muốn em và các bạn học cần cố gắng tiếp thu các kiến thức trong sách vở, tiếp thu kiến thức của cô giáo, thầy giáo, học tập bạn học tốt, động viên các bạn học chưa tốt trong lớp cố gắng, ra sức học để cùng nhau phấn đấu. Rèn luyện, học hỏi tấm gương đạo đức tốt để ngày một hoàn thiện nhân cách.  Là một chủ nhân tương lai của đất nước Việt Nam thì chúng em cần phải ra sức học tập ở mọi lĩnh vực văn hóa, khoa học để đáp lại sự mong mỏi của Bác Hồ.

      Lời khuyên của Lê - Nin " Học, học nữa, học mãi" dù trải qua bao nhiêu thời gian, nó vẫn có một vị trí, giá trị cao nhất cho việc học của mỗi con người. Là động lực giúp chúng ta xây dựng một đất nước văn minh,  giàu đẹp. Mọi người hãy coi lời khuyên của Lê - Nin như một kim chỉ nam cho mục đích, phương hướng học tập của mỗi chúng ta.

Bình luận (0)
LM
10 tháng 5 2022 lúc 19:45

Đề 1 :

Qua câu tục ngữ :"Thất bại là mẹ thành công". Đây là sự đúc kết kinh nghiệm của nhân dân ta từ thực tế cuộc sống đời thường muốn truyền mãi cho muôn đời sau. Khi đọc lên ai cũng hiểu rằng mỗi lần thất bại trong cuộc sống, lao động, học tập đã cho ta đúc kết nhiều bài học kinh nghiệm để đi đến đỉnh cao thành công tốt đẹp của mỗi con người.

    Trước tiên ta phải biết "thành công" và "thất bại" là hai khái niệm hoàn toàn đối lập nhau. "Thất bại" là những lần ta vấp ngã, không đạt được mục đích như mong muốn, kết quả xấu, thiệt hại, hư hỏng trong học tập, công việc, cuộc sống. Ngược lại "thành công " là những điều ta đã làm tốt, đạt kết quả như mong muốn hoàn thành tốt mục tiêu đề ra. Đối với từ ""mẹ" thì đó chính là người phụ nữ quan trọng nhất trong mỗi con người. Đó là người yêu  thương, chăm sóc, dạy bảo ta đầu tiên, là người cho ta lòng tự tin ấm áp vững bước đi trên con đường đời. Như vậy, câu tục ngữ :"Thất bại là mẹ thành công" là khẳng định rằng mỗi thất bại trong cuộc đời con người sẽ thành một bài học bổ ích để chúng ta tiến đến thành công. Câu tục ngữ tưởng chừng như mâu thuẫn khi đặt hai khái niệm đối lập nhau trong một quan hệ nhân quả. Nhưng thực chất, nó nhằm khuyên răng con người cần có thái độ đúng đắn trước thất bại của mình. Không nên dễ dàng nản chí mà đánh mất đi những cơ hội vươn lên thành công. Điều này có thể lí giải đơn giản qua một ví dụ thực tế. Một đứa trẻ bắt đầu tập đi cứ ngã cứ ngã rất nhiều lần, sau mỗi lần ngã lại đứng lên đi lại sau một thời gian đứa trẻ có thể đi gần rồi đi xa và đi vững vàng đến nơi muốn đến, Hay một người học sinh như em gặp bài toán khó khi học kiến thức mới, giải sai trầm trọng, điểm kém nhưng bằng ý chí lần sau làm lại tốt hơn mỗi ngày, tự sửa sai cho mình, không dấu dốt. "Thất bại" sẽ giúp chúng ta rèn luyện ý chí ,tự tin và bản lĩnh hơn nhiều để đi đến thành công. Theo em nghĩ, khi "thất bại", chúng ta nên rút ra cho mình một bài học quý báu, từ đó chúng ta sẽ có kinh nghiệm để tránh lần sau mắc phải. Chắc chắn rằng sau mỗi lần thất bại chúng ta sẽ trưởng thành hơn và đi đến thành công như mong đợi. Tuy nhiên, các bạn phải hết sức chú ý, chúng ta không nên mù quáng làm ra những sai lầm. Có những người mắc sai lầm thì không thể đứng đạy, chán nản và ở đây vì chán nản. Vậy thì tại  sao thay vì chán nản, bi quan mà hãy lạc quan bước lên phía trước, dũng cảm bước qua khó khăn.

      Như vậy, câu tục ngữ "Thất bại là mẹ thành công" là bài học vô cùng đúng đắn với tất cả chúng ta trong cuộc sống, làm việc và học tập. Mọi người hãy ghi, biến nó tành hành động phấn đấu đi tới thành công.

Bình luận (0)
ML
Xem chi tiết
QN
22 tháng 4 2022 lúc 19:08

TK:

Như vậy “nhiễu điều phủ lấy giá gương” ý chỉ lấy tấm vải đỏ che phủ, bao bọc, bảo vệ gương. Đến vế câu thứ hai là “Người trong một nước phải thương nhau cùng” - những người cùng chung nòi giống, sống trong cùng một đất nước hãy yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau.

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
H24
17 tháng 4 2022 lúc 15:27

Một vài nét tín ngưỡng của dân tộc ta ở thế kỉ XVI-XVIII :

+ Nho giáo 

+ Phật giáo và Đạo giáo được phục hồi

 Câu ca dao sau nói lên : Tình yêu thương , đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong 1 nước.

Câu ca dao tương tự : Bầu ơi thương lấy bí cùng

                         Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

Bình luận (0)
HN
17 tháng 4 2022 lúc 15:28

bạn tham khảo nha

1.ảnh hưởng từ các tư tưởng tôn giáo,người dân việt nam đã tạo nên một nếp sống vân hóa riêng trên cơ sở hòa nhập với nền văn hóa cổ truyền

2.câu ca dao nhắc nhở chúng ta người trong cùng 1 đất nước phải biết yêu thương đùm bọc lẫn nhau

-các câu ca dao khác là 

+Lá lành đùm lá rách

+Bầu ơi thương lấy bí cùng

+Tuy rằng khác giống nhưng chung 1 giàn.

chúc bạn học tốt nha.

Bình luận (0)
KP
17 tháng 4 2022 lúc 15:51

1. Tôn giáo

- Nho giáo vẫn được chính quyền phong kiến đề cao trong học tập, thi cử và tuyển lựa quan lại.

Phật giáo và Đạo giáo thời Lê sơ bị hạn chế, đến lúc này được phục hồi.

- Nhân dân vẫn giữ nếp sống văn hoá truyền thống, qua các lễ hội đã thắt chặt tình đoàn kết làng xóm và bồi dưỡng tinh thần yêu quê hương, đất nước.

- Từ năm 1533, các giáo sĩ (Bồ Đào Nha) theo thuyền buôn đến nước ta truyền bá đạo Thiên Chúa. Sang thế kỉ XVII - XVIII, hoạt động của các giáo sĩ ngày càng tăng.

- Hoạt động của đạo Thiên Chúa không hợp với cách cai trị của các chúa Trịnh - Nguyễn nên nhiều lần bị cấm, nhưng các giáo sĩ vẫn tìm cách để truyền đạo.

* Tín ngưỡng:

- Tín ngường truyền thống được duy trì: thờ tổ tiên, Thành hoàng,...

- Các lễ hội phổ biến 

2. câu ca dao trên nói lên : Tình yêu thương , đùm bọc , giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong 1 nước.

  ***********một số câu tương tự

+ lá lành đùm lá rách

+bầu ơi thương lấy bí cùng/ tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn

+Thương người như thể thương thân. 

Bình luận (0)