MÌNH ĐANG CẦN GẤP! MONG CÁC BẠN GIÚP VỚI!
Câu hỏi: Trong văn bản "Mẹ tôi", vì sao tác giả không để cho người mẹ xuất hiện trực tiếp.
MÌNH ĐANG CẦN GẤP! MONG CÁC BẠN GIÚP VỚI!
Câu hỏi: Trong văn bản "Mẹ tôi", vì sao tác giả không để cho người mẹ xuất hiện trực tiếp.
- Hình thức của văn bản là bức thư của người bố gửi cho con nhưng nội dung mà bức thư đề cập đến lại là người mẹ. Người mẹ là nhân vật chính của câu chuyện.
- Người bố viết thư vì thái độ vô lệ của con đối với mẹ, mục đích giáo dục con cần phải lễ độ và kính yêu mẹ. Vì vậy nhan đề “Mẹ tôi” là hoàn toàn chính xác.
- Có ý kiến cho rằng có thể thay thế nhan đề khác như: “Hối hận”, “Một lỗi lầm”. Hai nhan đề này cũng phản ánh được nội dung sự việc, nhưng nó là nghiêng về thể hiện nhân vật tôi hơn là người mẹ. Thứ nữa nó làm mất đi giá trị biểu cảm.
từ câu chuyện''cuộc chia tay của những con búp bê''em rút ra được bài hk j cho mk?
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Qua Cau chuyen do chug ta phai biet qui trong tih cam, nhat la moi quan he trong mot Gia dinh. Cha me phai biet cach cu su nhu the nao voi con cai va phai cug nhau xay dung 1gd hanh phuc, de trah Nhug cuoc chia Tay giog nhu a e Thuy.
Trong bài cuộc chia tay của những con búp bê tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì hãy viết thành một đoạn văn
Đừng nghĩ rất giỏi nhỉ Hãy tự nghĩ đi Mình sắp phải nộp rồi
Điều tác giả muốn nhắn gửi: Mái ấm gia dình là một tài sản vô cùng quý giá. Là nơi Nó là nơi gìn giữ những tình cả cao quý và thiêng liêng. Hãy gìn giữ nó, đừng bao giờ vì một lí do gì mà làm tổn hại đến những tình cảm cao quý và thiêng liêng ấy. Người lớn hãy cố gắng nâng niu hạnh phúc của con trẻ, hãy vì tổ ấm gia đình và luôn sống mẫu mực, đừng vì cám dỗ tầm thường mà làm tổn thương trẻ con vô tội.
1 Luyện tập đọc hiểu
a) Em thihc hình ảnh thơ/ câu thơ/ khổ thơ nào nhất trong bài Tiếng gà trưa?
b)Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa.
a) Em thích nhất khổ thơ 5 trong bài Tiếng gà trưa :
Cứ hàng năm hàng năm
Khi gió mùa đông tới
Bà lo đàn gà toi
Mong trời đừng sương muối
Để cuối năm bán gà
Cháu được quần áo mới
** Cảm nhận : Khổ thơ trên cho em thấy tình cảm của người bà dành cho người cháu thật bao la, sâu nặng, bà luôn quan tâm, lo lắng, yêu thương người cháu nhỏ của mình.
b) Cảm nghĩ về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa
Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
Em thích nhất là khổ thơ cuối:
“Cháu chiến đấu hôm nay
Vì lòng yêu Tổ quốc
Vì xóm làng thân thuộc
Bà ơi, cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác
Ổ trứng hồng tuổi thơ.”
Trong khổ thơ cuối này Tác giả đã dùng điệp từ ‘vì” để nhấn mạnh về mục đích chiến đấu của người cháu. Không phải vì những điều gì lớn lao mà chỉ vì những điều thân thuộc của anh. Vì lòng yêu tổ quốc, vì xóm làng thân thuộc, vì bà và vì những kỉ niệm tuooit thơ gắn bó. Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng đầy kiên quyết. ở đây ta thấy hình ảnh người cháu như lớn lao hơn, đã đủ sức để bảo vệ những gì đáng quý của mình. Hình ảnh của anh thật đẹp, thật cao thượng.
Chúc bạn hc tốt!
a)
"Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ:
“Cục… cục tác cục ta”
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ"
Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ nghe cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.
b)Tình cảm bà cháu là tình cảm đẹp đẽ, thiêng liêng và vô cùng sâu nặng. Tình cảm đó đã hằn sâu trong kí ức tuổi thơ của người chiến sĩ. Do vậy, trên đường hành quân xa, chỉ một tiếng gà cục tác đà gợi dậy những kĩ niệm tuổi thơ đẹp đẽ, đáng nhớ về bà. Đó là sự chắt chiu, tần tảo với bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la dành cho cháu. Những kĩ niệm đó thật bình dị mà thiêng liêng! Nó nhắc nhở, lay động bao tình cảm đẹp dâng lên trong lòng người chiến sĩ trên đường hành quân ra mặt trận chiến đấu. Tình cảm tôt đẹp đó sẽ mãi là hành trang theo bước chân của người chiến sĩ, tiếp thêm sức mạnh cho anh trong cuộc chiến đấu hôm nay.
chia tay anh, Thủy theo mẹ về quê ngoại . Ngay tối hôm ấy, Thủy đã viết cho anh một bức thư để bày tỏ tình cảm, suy nghĩ của mình.
a)Hãy nhập vai vào nv Thủy ( để tìm bố cục trong bức thư)
b)Viết hoàn chỉnh bức thư trên
các bạn giúp mk với , mình ko biết làm
Anh à !
Từ khi e theo mẹ về ngoại , e vẫn nhớ a nhiều lắm . E ko biết mình đang miên man trog dòng suy nghĩ gì nhưng thực sự mà nói em nhớ những lúc anh đi đá bóng , bị sứt chỉ tà áo , e còn phải ra khâu nữa hay những lúc anh đi đón em về hai anh em mình suốt ngày cãi cọ mà giờ đây em thèm muốn trở về thời ấy quá . Dù qua có mấy tiếng thôi nhưng hình ảnh của anh vẫn còn ở đây , có khi nào anh đang ở thành phố mà tâm hồn lại đi theo em về miền quê này ko ??? Em mog ước có được sự hạnh phúc của gia đình người khác quá , mà anh sống ở đấy có tốt ko , có ăn uống đầy đủ ko , mà a nhớ là phải giữ hai em búp bê kia thật cẩn thận nhé , em quý chúng lắm !!!
Dù giờ đây , ko còn nghe ba nói với anh em mik rằng cần cố gắng học để nay mai cho ba mẹ nở mày nở mặt với hàng xóm với cuộc sống xung quanh . Nhưng hình như ược mơ đó giờ khó mà chạm tới quá nhỉ ? Em thực sự rất nhớ những lúc em ko làm bài tập về nhà , anh luôn giúp em , mà sao bây giờ anh ở xa em quá . A bây giờ có còn nhớ em ko , nhớ cô e gái hay nghịch ngợm này ko ? Nhớ những kỉ niệm lúc trược ko ? Nhớ lúc anh nói với em lúc chiều nay ko ? Nhớ tất cả những gì đã xảy ra hôm nay ko ? Anh à , em thực sự đang rất buồn , em nhớ anh lắm , giá như em có đôi cánh em có thể bay đến bên anh lúc này , em muốn khóc quá , nhưng anh từng dặn là em phải mạnh mẽ lên đúng ko . Vậy em sẽ cố , thôi mẹ gọi em vào nhà rồi . Lời cuối anh cho em hỏi ba giờ có sống tốt ko nhé .... em vào nhà đây .......
viết 1 đoạn văn từ 8 đến 10 câu theo cách diễn dịch miêu tả lại cảnh thủyđến chia tay lớp học và cô giáo
Đề: Truyện "Cuộc chia tay của những con búp bê" có kết cục là anh em Thành, Thuỷ phải chia tay nhau. Em hãy tưởng tượng va viết tiếp câu chuyện với cảnh Thành về thăm mẹ và em sau 1 thời gian xa cách.
Gợi ý:
Mẹ già hơn
Em đã trưởng thành
Căn nhà khá đơn sơ
(Cần nêu đc cuộc đối thoai ra nói về tình hình gia đình như thé nào trong đó bao gồm em học hành ra sao mẹ có hay bị ốm không...)
CÒN LẠI TỰ NGHĨ NHA
a) Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối
b) Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa
c) Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ
d) Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt
e) Tắc đất tấc vàng
g) Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
h) Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống
i) Nhất thì, nhì thục
Dựa vào chủ đề của bài học, có thể chia 8 câu tục ngữ trên thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? Hãy đặt tên cho từng nhóm.
Các bạn ơi nhanh lên mai nộp bài rồi !!!!!!
vào link này: /ly-thuyet/huong-dan-soan-bai-tuc-ngu-ve-thien-nhien-va-lao-dong-san-xuat.1420/
Có ý kiến cho rằng : ng mẹ trong vb "cổng trường mở ra" không ngủ đc là vì lo lắng cho con ngày đầu tiên đến trường.Em có đồng ý vs ý kiến trên không ? Vì sao
ý kiến trên đúng nhưng vẫn thiếu ng mẹ không chỉ lo lắng cho con ngày học đầu tiên mà ng mẹ còn nghĩ lại ngày đầu tiên ik hok của mk nữa
Ý kiến trên mặt lí thuyết thì đúng, nhưng trên thực tế thì còn thiếu, tóm lại lí do mẹ không ngủ được là:
- Do lo lắng cho đứa con còn nhỏ, háo hức đến trường
- Và do người mẹ liên tưởng về ngày khai trường của mẹ hồi đó, lúc đó bài ngoại dẫn mẹ đến trường