Hừng đông có phải từ Hán Việt không ạ?
Nếu có thì giải thích nghĩa:
Hừng: ....
đông: ....
Hừng đông có phải từ Hán Việt không ạ?
Nếu có thì giải thích nghĩa:
Hừng: ....
đông: ....
Tham khảo
Xảy ra trước khi Mặt Trời mọc, là thời điểm lúc bắt đầu chạng vạng buổi sáng. ... Không nên nhầm lẫn rạng đông với thời điểm Mặt Trời mọc, là thời điểm khi rìa phía trên của Mặt Trời xuất hiện ở phía trên đường chân trời.
Bình minh có phải từ Hán Việt không ạ?
Nếu có thì giải thích nghĩa từng từ
Bình: .....
minh: ......
bình minh là từ hán việt, bình:yên ổn, minh:sáng
Bình minh là từ Hán Việt
Bình: yên ổn
Minh: sáng
Bình minh là từ hán
Bình: yên ổn
Minh: sáng
Giai thích câu tục ngữ '' Gần mực thì đen,gần đèn thì rạng ''
Mực ở đây chính là mực đen mà ngày xưa thường dung để viết chữ. Vì vậy người ta thường nói đen như mực. Người nào thường hay tiếp xúc với mực thì thế nào cũng bị mực dính vào chân tay, vào quần áo. Đèn thì chiếu sáng, nếu chúng ta ở gần ngọn đèn đang sáng thì đèn sẽ chiếu sáng cho ta. Từ hai hình ảnh mực đen và đèn sáng ấy, câu tục ngữ đã đưa ra một quy luật của sự vật. Nhằm mục đích răn dạy con cháu, ông bà ta muốn nhắn nhủ: nếu như chúng ta ở gần người xấu thì lâu ngày chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi những thói hư tật xấu của họ. Ngược lại, nếu chúng ta chơi với bạn tốt thì chúng ta sẽ học được những đức tính tốt của người đó. Đó là những tác động giữa môi trường xung quanh và nhân cách của con người.
Nhìn vào thực tế cuộc sống chúng ta có thể dễ dàng hiểu được ý nghĩa sâu sắc của câu tục ngữ. môi trường có ảnh hương rất lớn đến chúng ta, nhất là đối vơi thanh thiếu niên. Bởi lẽ, tuổi nhỏ thường chưa có đủ suy nghĩ và hành động đúng đắn, chưa phân biệt đúng sai nên hay bắt chước những người xung quanh một cách gần như thieus chọn lọc. hơn thế nữa thì cái xấu thường hay bị lôi cuốn vì có lợi trước mắt.
Thực vậy, trong gia đình nếu ông bà, cha mẹ là những tấm gương gần gũi nhất, nêu ông bà cha mẹ mẫu mục thì con cháu sẽ hiếu thảo ngoan hiền. Chính tấm gương sáng đó sẽ là đèn chiếu sáng cho con cháu học tập theo. Ngược lại, nếu gia đình không có nề nếp thi con cháu ít nhiều chịu ảnh hưởng. Khi đến trường thì học sinh gần gũi với thầy cô, bạn bè. Nêu ở gần một bạn chăm ngoan, học giỏi thì sẽ học tập được những đức tính tốt của bạn. Ngược lại, chơi với một bạn lười biếng, ham chơi không lo học hành thi sẽ bị chi phối tư tưởng dân dân sẽ trở thành một cậu học trò ham chơi, lười biếng không lo học hành. Nếu không được nhắc nhở và chấn chỉnh kịp thời thì vết mực ấy sẽ lan rộng và cuối cùng học sinh có nhiều thói hư tật xấu. Đúng thế, vết mực đen sẽ sẵn sang nhuộm đen bất cứ ai không cẩn thận và không biết né tránh, ngược lại ánh sáng se luôn chiếu soi cho ai biết tiếp xúc và rạng ngời hơn.
Trong giai đoạn hiện nay, trong thời đại mở cửa giao lưu của đất nước, nhiều gương hiếu học, con ngoan trò giỏi, tuổi trẻ thông minh, tài cao được tiếp cận với công nghệ khoa học hiện đại. Nhưng bên cạnh đó thì nhiều tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng và sẽ rình rập thâm nhập vào đất nước và nhất là giới trẻ dễ bị lôi cuốn vào như game, cá độ, trộm cắp, nghiện hút….Vì vậy, chúng ta phải có ý thưc cảnh giác vớivết mục đen ấy là những thói hư tật xấu có thể lôi cuốn chúng ta. Chúng ta cần phải phấn đấu cao trong việc rèn luyện bản thân, đuổi kịp nhũng tấm gương sáng như ánh đèn chiếu sáng kia. Đặc biêt, trong việc chon bạn mà chơi chúng ta phải cẩn thận và cảnh giác, học hỏi những đức tính tốt đẹp của bạn và tránh xa những thói hư tật xấu.
Chúng ta cần hiểu rõ hơn về môi trường xung quanh, cân phải lưu ý đén bạn tốt, môi trường tốt để khỏi bị tác động xấu. Dù trong hoàn cảnh nào chúng ta cần tự chủ, tìm hiểu kỹ khi quyết định một việc một hành động nào đó thật sáng suốt để trành bị lôi cuốn vào những việc xấu. Và luôn lấy câu tục ngữ: “gần mực thì đen, gần đèn thí sáng” để làm kim chỉ nam cho mọi hành động của ta.
Con người là tổng hoà những mối quan hệ xã hội. Môi trường, hoàn cảnh xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đối với mỗi người. Bàn về vấn đề này, tục ngữ có câu:
Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ. Mực là một chất liệu để viết, có màu đen; đèn là một vật dụng phát ra ánh sáng. Gần ánh đèn mọi vật sẽ được soi sáng. Nhưng mực và đèn còn là hai hình ảnh tượng trưng cho môi trường sống của con người. Khi sống trong một môi trường xấu thì con người cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa. Nếu sống trong một môi trường tốt thì con người đó cũng sẽ được ảnh hưởng những điều tốt đẹp. Từ đó, ông cha ta muốn khuyên dạy chúng ta phải biết chọn cho mình một môi trường sống thật tốt. Bởi vì môi trường sống có ảnh hưởng lớn tới nhân cách của con người.
Vậy, tại sao ông cha ta lại nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” ? Mỗi một người đều sống trong một môi trường khác nhau nhưng phải biết chọn cho mình một môi trường sống tốt. Môi trường sống tốt đó là một môi trường biết đoàn kết yêu thương, biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ…. Vì vậy nếu chúng ta không biết chọn cho mình một môi trường sống tốt đẹp thì nhân cách của chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng. Câu tục ngữ đã khuyên dạy chúng ta tránh xa môi trường xấu, bởi vì nếu sống trong môi trường xấu, chúng ta cũng sẽ bị ảnh hưởng những cái xấu xa; còn ở những môi trường tốt chúng ta sẽ đựơc học tập những điều tốt đẹp, mở mang vốn hiểu biết và trở thành con người có ích cho xã hội. Đặc biệt, cuộc sống con người khi gặp phải khó khăn rất dễ bị xa ngã nếu không tỉnh táo sẽ bị cám dỗ làm mất đi nhân cách tốt đẹp của mình. Vì vậy, câu tục ngữ thực sự như là một lời giáo huấn của ông cha ta.
Người học sinh chúng ta trong trắng, rất dễ bị tác động của môi trường sống bên ngoài. Vì vậy để giữ được nhân cách và phẩm chất của mình, chúng ta phải nhận thức được vai trò của môi trường sống vô cùng quan trọng tới việc hình thành nhân cách của con người. Nghĩa là chúng ta phải xa lánh những tệ nạn xã hội, phải biết chọn bạn mà chơi để nhân cách của mình không bị vẩn đục; biết phân tích giảng giải cho bạn bè hiểu được gía trị của phẩm chất đạo đức con người. Chúng ta phải luôn luôn biết được bổn phận của người học sinh, biết gần gũi thân ái với bạn bè để xung quanh chúng ta luôn có môi trường sống tốt đẹp để chúng ta hoàn thiện nhân cách của mình.
Câu tục ngữ với hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng đã trở thành một bài học có giá trị để giáo dục biết bao thế hệ thấy được vai trò của môi trường sống. Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều những tệ nàn xã hội thì việc làm theo lời khuyên của cha ông ta thực sự có giá trị đối với mỗi người.
Làm thành bài văn nghị luận hay giải thích bạn
Giúp mk soạn bài tìm hiểu chung về văn nghị luận ik
Copy ở đâu cx đc he
1. Nhu cầu nghị luận
a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
"Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
"Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
II. Luyện tập
Câu 1:
a. Văn bản đã cho là một văn bản nghị luận. Tác giả bàn đến vấn đề tập thói quen tốt, loại bỏ những thói quen xấu trong đời sống hàng ngày.
b. Tác giả đề xuất ý kiến: "Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội"
Các câu văn thể hiện ý kiến trên là:
Có người biết phân biệt tốt và xấu, nhưng vì đã thành thói quen nên rất khó bỏ, khó sửa.
Tạo được thói quen tốt là rất khó. Nhưng nhiễm thói quen xấu thì dễ. Cho nên mỗi người, mỗi gia đình hãy tự xem lại mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Các lí lẽ và dẫn chứng:
Trong cuộc sống, có thói quen tốt (dẫn chứng: dậy sớm, luôn đúng hẹn, giữ lời hứa, luôn đọc sách...) và có thói quen xấu;
Cái gì đó mà thành thói quen thì rất khó sửa;
Thói quen xấu sẽ gây hại đến cộng đồng, tác động tiêu cực đến môi trường sống;(Dẫn chứng: Hút thuốc lá, hay cáu giận, mất trật tự; vứt rác bừa bãi, ...)
Hãy tự xem lại mình để loại bỏ thói quen xấu, tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
c. Vấn đề mà bài viết trên bàn bạc có đúng với thực tế của đời sống. Vấn đề rất có ý nghĩa đối với mọi người, đối với xã hội nhằm xây dựng một xã hội văn minh, lịch sự, có văn hoá.
Câu 2: Bố cục của bài văn gồm 3 phần:
Mở bài: Đoạn 1 - Nêu vấn đề thói quen và thói quen tốt.
Thân bài: Đoạn 2, 3, 4 - Tác hại của thói quen xấu và việc cần thiết phải loại bỏ thói quen xấu).
Kết bài: Đoạn cuối - Kêu gọi mọi người loại bỏ thói quen xấu, tự điều chỉnh mình để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
Câu 3: Sưu tầm hai đoạn văn nghị luận và chép vào vở.
Câu 4:
Mặc dù có sử dụng tự sự nhưng văn bản trên vẫn là một văn bản nghị luận. Kể chuyện "Hai biển hồ" là để luận bàn về hai cách sống: cách sống chỉ biết giữ cho riêng mình và cách sống biết sẻ chia cùng mọi người. Hình ảnh hai biển hồ mang ý nghĩa tượng trưng cho hai cách sống đối lập nhau ấy.
I. Nhu cầu nghị luận và văn bản nghị luận
1. Nhu cầu nghị luận
a. Em rất thường gặp các vấn đề và những câu hỏi tương tự như trên trong cuộc sống.
Ví dụ:
+ Ma túy là gì? Tại sao phải nói không với ma túy?
+ Môi trường là gì? Làm cách nào để giữ gìn bảo vệ môi trường?
+ Rừng mang đến lợi ích gì cho ta?Làm cách nào để bảo vệ rừng?
b. Những vấn đề và câu hỏi loại này không thể sử dụng kiểu văn bản miêu tả, tự sự hay biểu cảm, mà cần dùng kiểu văn nghị luận vì văn nghị luận là một phương thức biểu đạt chính với các lí lẽ chặt chẽ, thuyết phục và có thể giải quyết thoả đáng vấn đề đặt ra.
c. Qua báo chí, đài phát thanh, truyền hình ta thấy thường sử dụng văn bản nghị luận như lời phát biểu, nêu ý kiến một bài xã hội, bình luận về một vấn đề của đời sống.
2. Thế nào là văn bản nghị luận?
a.
- Bác Hồ viết bài này nhằm mục đích: vạch rõ tình trạng dân trí chung của xã hội ta từ đó đề cập đến việc cần thiết phải học tập, kêu gọi mọi người cùng học tập.
- Bài viết nêu ra những ý kiến:
+ Trong thời kì Pháp cai trị mọi người bị thất học để chúng dễ cai trị
+ Chỉ cho mọi người biết ích lợi của việc học.
+ Kêu gọi mọi người học chữ (chú ý các đối tượng).
- Diễn đạt thành những luận điểm:
+ Tình trạng thất học, lạc hậu trước Cách mạng tháng Tám.
+ Những điều kiện cần phải có để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
+ Những khả năng thực tế trong việc chống nạn thất học.
- Các câu văn mang luận điểm chính của bài văn:
+ "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí"
+ "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà, và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ."
b. Để tạo sức thuyết phục cho bài viết, người viết đã triển khai những luận điểm chính với các lí lẽ chặt chẽ:
+ Trước Cách mạng tháng Tám, dưới ách đô hộ của thực dân, nhân dân ta phải chịu cảnh thất học, mù chữ;
+ Nay đã dành được độc lập; để xây dựng đất nước thì không thể không học, mọi người phải biết đọc, biết viết;
+ Biến việc học thành việc làm rộng khắp, với các hình thức cụ thể có thể áp dụng mọi lúc, mọi nơi.
c. Tác giả không thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả, biểu cảm được. Sức thuyết phục chỉ có thể được tạo nên bằng hệ thống các luận điểm, trình bày với lí lẽ lôgic, chặt chẽ. Nhiệm vụ giải quyết vấn đề đặt ra đòi hỏi phải sử dụng nghị luận.
1. Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục.
2. Những tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống thì mới có ý nghĩa.
II - HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI 1. Nhu cầu nghị luậna) Trong đời sống, những vấn đề và câu hỏi như trong mục I.l.a) SGK là rất hay gặp. Những câu hỏi và vấn đề tương tự như: Tại sao phải học suốt đời ? Thế nào là người con ngoan, trò giỏi ? Người bạn tốt là người như thế nào ? Tại sao phải trồng cây gây rừng ? Vì sao cần phải bảo vệ môi trường ?...
b) Gặp vấn đề và câu hỏi loại đó, khó có thể trả lời bằng kiểu văn bản tự sự (kể chuyện), miêu tả hay biểu cảm. Muốn trả lời các câu hỏi như vậy, người ta buộc phải dùng lí lẽ để giải thích, thuyết phục, phải sử dụng các khái niệm, dẫn chứng.
c) Để trả lời những câu hỏi như thế, trên báo chí, đài phát thanh và truyền hình, ta thường gặp văn bản nghị luận. Những văn bản đó là : chống buôn lậu; đảm bảo an toàn giao thông; bảo vệ rừng, chống lâm tặc,...
2. Khái niệm văn bản nghị luậna) Bác Hồ viết bài Chống nạn thất học nhằm kêu gọi mọi người đi học để nâng cao dân trí. Để thực hiện mục đích ấy, bài viết nêu ra ý kiến : Nhân dân ta phần lớn thất học do chính sách ngu dân của Pháp. Bây giờ phải nâng cao dân trí. Muốn thế, mọi người phải đi học. Muốn giúp mọi người đi học, phải vận động những người đã biết chữ dạy cho người chưa biết.
Luận điểm trong bài là : "Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này là nâng cao dân trí" và "Mọi người Việt Nam phải hiểu biết quyền lợi và bổn phận của mình... trước hết phải biết đọc, biết viết chữ Quốc ngữ".
b) Để ý kiến có sức thuyết phục, bài viết đã nêu lên các lí lẽ :
- Tình trạng thất học, lạc hậu của 95% dân số.
- Điều kiện để người dân tham gia xây dựng nước nhà.
- Khả năng dạy, học chữ Quốc ngữ cho mọi người là to lớn, việc chống thất học có thể thực hiện được.
c) Tác giả cũng có thể thực hiện mục đích của mình bằng văn kể chuyện, miêu tả hay biểu cảm, nhưng cách làm sẽ khó hơn gấp nhiều lần và hiệu quả sẽ không như dùng văn nghị luận.
III - HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP1. a) Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội là bài nghị luận, vì nó đặt vấn đề phải tạo thói quen tốt trong xã hội và phê phán thói quen xấu.
b) Tác giả đề xuất ý kiến tạo ra thói quen tốt, phê phán thói quen xấu và kêu gọi mọi người tạo thói quen tốt, chống thói quen xấu để tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội. Nhan đề bài viết và ba câu trong đoạn kết luận thể hiện ý kiến đó.
Để thuyết phục người đọc, tác giả nêu ra lí lẽ và dẫn chứng về thói quen xấu : hút thuốc, gạt tàn bừa bãi ; vứt rác gây mất vệ sinh ; vứt rác gây tai nạn nguy hiểm.
c) Bài văn nghị luận này đặt vấn đề thường gặp trong thực tế. Đây là vấn đề xã hội. Tạo thói quen tốt, chống thói quen xấu là nhằm tạo ra nếp sống đẹp, văn minh cho xã hội.
2. Bài văn trên chia làm 3 phần :
Hai câu đầu tiên, Mở bài, nói về thói quen tốt.
Đoạn tiếp theo, Thân bài, nói về các thói quen xấu.
Ba câu cuối cùng, Kết bài, kêu gọi xây dựng thói quen tốt từ mỗi người, mỗi gia đình.
3. Em hãy sưu tầm hai đoạn văn nghị luận trong báo, trong SGK.
4. Bài văn Hai biển hồ là văn bản nghị luận. Việc kể chuyện hai biển hồ chỉ là phương tiện để đi đến vấn đề tư tưởng : cần phải sống sẻ chia, hoà hợp thì mới có ích cho mình và cho mọi người ; nếu không sẽ chết dần chết mòn như biển Chết.
Tham khảo. Chúc bn hok tốt
kế hoạch vườn không nhà trống là gì?
Chiến thuật này do Trần Hưng Đạo, một danh nhân quân sự của VN và thế giới sáng tạo nên vào thế kỷ 13. Nguyên lí của nó như sau:
Theo cách tính thời bấy giờ, trong vòng 1 tháng 50 vạn đại quân ăn hết tối thiểu 30 vạn thạch gạo. Để vận chuyển số gạo này từ Ung Châu (Trung Quốc) sang VN cần chừng 40 vạn dân phu đi liên tục ko nghỉ trong vòng 10 ngày (nếu đi đường thủy) hoặc 20 ngày (nếu đi đường bộ). Tuy nhiên, dân phu cũng cần phải ăn mới đi đc nên số lượng lương thực đến tay binh sỹ chắc chắn ít hơn nhiều so với con số ban đầu, cộng thêm những tổn thất dọc đường (do hư hỏng, do bị đối phương chặn đường cướp mất) thì quân giặc chỉ đáp ứng tối đa 50% nhu cầu lương thực của chúng mà thôi. Do đó, để duy trì chiến tranh, quân giặc chỉ còn cách cướp bóc lương thực tại các vùng chiếm đóng để giải quyết nhu cầu tại chỗ. Nắm đc đặc điểm này, Trần Hưng Đạo chủ trương sơ tán toàn bộ con người và tài sản tại các vùng đông dân cư và ko có nhiều ý nghĩa về mặt quân sự sang những khu vực an toàn dưới sự bảo hộ của quân chủ lực triều đình, chấp nhận nhường lại một bộ phận lớn lãnh thổ (chủ yếu là vùng đồng bằng) cho đối phương, tránh những trận đánh công kiên hao người tốn của, mạt khác tung quân do thám cắt đứt nguồn tiếp tế từ Trung Quốc cho kẻ địch. Như vậy, sau một thời gian chiếm đóng, quân giặc đứng trước 2 khó khăn lớn:
- Thiếu lực lượng: Vùng chiếm đóng càng mở rộng, địch càng phải dàn mỏng lực lượng để bảo vệ thành quả chiến tranh. Tuy nhiên, khi chưa tiêu diệt được bộ đội chủ lực và cơ quan đầu não kháng chiến của đối phương, việc làm này vô cùng nguy hiểm vì một khi đói phương phát động chiến tranh nhân dân rộng khắp thì đội quân xâm lược sẽ bị rơi vào thế bị cô lập, lúng túng và bị động đối phó. Nhẹ tất mất công mà ko đc việc gì, nặng thì toàn quân bị dồn vào chỗ chết.
-Thiếu lương ăn: Như đã nói ở trên, quân đội viễn chinh sau nhiều ngày chiến đấu trong điều kiện đói khát sẽ mất tinh thần và suy sụp rất nhanh. Nếu đối phương dùng đến thủ đoạn tàn độc (hạ độc nguồn nước uống) thì chắc chắn ko sống nổi qua 1 tháng.
Như vậy, bằng việc áp dụng chiến thuạt "vườn không nhà trống", Trần Hưng Đạo đã từng bước nhường thế chủ động cho giặc rồi lại đoạt lại thế chủ động từ tay giặc .
Kế sách "Thanh dã" (với nghĩa: vườn không, nhà trống) là một trong những kế sách chống giặc ngoại xâm của cha ông ta, được vận dụng khá phổ biến và hết sức tài tình trong sự nghiệp giữ nước. Nhìn lại lịch sử đấu tranh giành và bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta, nhất là trong một ngàn năm Thăng Long, chúng ta thấy một vấn đề nổi lên, trở thành quy luật, đó là: dân tộc ta luôn phải đương đầu với quân xâm lược có tiềm lực quân sự hơn hẳn. Vì thế, để thắng địch, cha ông ta đã phát huy sức mạnh tổng hợp, không chỉ đánh địch bằng tinh thần và lực lượng của cả nước, mà còn bằng "mưu, kế, thế trận", trong đó có kế sách "thanh dã". Với kế sách này, cha ông ta đã khoét sâu điểm yếu chí tử của đạo quân xâm lược là chinh chiến xa, công tác đảm bảo hậu cần khó khăn; nếu chiến tranh kéo dài thì địch càng khó khăn gấp bội, sức mạnh chiến đấu suy giảm. Do đó, chúng thường sử dụng chiến lược "đánh nhanh, thắng nhanh", "lấy chiến tranh nuôi chiến tranh", "biến nước bị xâm lược thành nơi cung cấp hậu cần tại chỗ cho đội quân chiếm đóng". Thực hiện kế sách "thanh dã" kết hợp với cách đánh giặc sáng tạo của chiến tranh toàn dân, toàn diện (phục kích, tập kích, quấy rối, đánh phá cơ sở hậu cần, kỹ thuật …), phá vỡ âm mưu chiến lược nêu trên của địch, đẩy địch vào thế cùng quẫn, tạo lập thời cơ tiến lên tổng phản công, giải phóng đất nước. Thăng Long-Hà Nội là nơi đã từng sử dụng kế sách "thanh dã" chống lại các cuộc tiến công xâm lược quy mô lớn của cả vua chúa phong kiến phương Bắc lẫn chủ nghĩa thực dân, đế quốc phương Tây một cách mẫu mực trong lịch sử hàng nghìn năm chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do của dân tộc.
co y kien cho răng tinh ban la mot trong so de tai co truyen thong lau doi trong lich su van hoc viet nam bai ban den choi nha cua nha tho nguyen khuyen la mot trong nhung bai tho thuoc loai hay nhat trong de tai tinh ban cua tho nom viet nam neu cam nhan ve bai tho nay
Tình bạn là một trong số đề tài có truyền thống lâu đời trong lịch sử văn học Việt Nam. Bạn đến chơi nhà là một bài thơ thuộc loại hay nhất trong đề tài tình bạn và cũng thuộc loại hay nhất trong thơ Nguyễn Khuyến nói riêng, thơ Nôm Đường luật nói chung.
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta !
Cũng giống như Bà Huyện Thanh Quan viết Qua Đèo Ngang, Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ Bạn đến chơi nhà theo thể thất ngôn bát cú Đường luật với sự phối hợp thanh điệu, vần điệu, bổ cục, đối xứng, số tiếng, số câu rất hài hoà. Đây cũng là bài thơ viết bằng chữ Nôm, dùng từ ngữ thuần Việt giản dị, dân dã mà rất đỗi trong sáng, thanh cao. Trong và thanh hơn cả là một tấm lòng chân thành đôi với bạn. Nhà thơ như muốn nói với bạn và với tất cả chúng ta rằng : Tình bạn, tình người cao hơn của cải.
Câu thơ mở đầu như một tiếng reo vui :
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Cụm từ bấy lâu nay chứng tỏ người bạn của nhà thơ từ lâu rồi chưa đến thăm nhà thơ. Và cũng chứng tỏ việc hôm nay bác tới nhà thật là quý báu, rất đáng mừng, đáng vui, đáng... mở tiệc đãi bạn để thoả lòng mong nhớ, thoả tình nghĩa cố nhân. Lời thơ tự nhiên, như lời nói thường mà vẫn toát lên tình cảm mừng vui chân thành của một người bạn.
Sáu câu tiếp theo, từ câu 2 đến câu 7, thơ chuyển giọng, từ giọng vui sang giọng kể và miêu tả. Nhà thơ kể về gia cảnh của mình: vợ con đi vắng, chợ ở xa, ao sâu không đánh được cá, vườn rộng, không bắt được gà, rau cải quá non, cây cà mới nhú nụ, giàn bầu, giàn mướp cũng chỉ nụ với hoa... Tất cả đểu thiếu vắng, trống trơn không có thứ gì gọi là... "để đãi bạn". Thậm chí miếng trầu để vào chuyện theo tập quán quê hương "Miếng trầu là đầu câu chuyện" cũng không có nốt. Lời thơ cứ nhỏ nhẹ, chân chất, thật thà mà hóm hỉnh, vừa như để thanh minh với bạn, vừa để giới thiệu cảnh sống thanh bần của gia đình mình. Nếu chú ý giọng điệu thơ và cách dùng từ ngữ của Nguyễn Khuyến, ta sẽ thấy, đằng sau cái nghèo thiếu, hiện hữu như vẫn ẩn chứa, hứa hẹn một cuộc sống giàu có, phong lưu. Ngắm lại cửa nhà của cụ Tam Nguyên ấy, ta thấy, cụ đâu có cô độc, nhà đâu có quá heo hút. Cụ vẫn có vợ con, trẻ già, gia đình vẫn có thể đi chợ mua bán. Nhà vẫn có ao sâu nuôi cá, lại có vườn rộng nuôi gà, nhà gieo được cải, trồng được cà, có giàn bầu, giàn mướp,... Tất cả đang sẵn sàng, thịt cá không thiếu, rau quả đang non tơ mơn mởn. Có điều - bác ơi, đúng dịp bác đến thì... gia cảnh nhà tôi chẳng có gì gọi là xứng đáng để đãi bác ! Đằng sau những câu thơ kể thực, tả thực kia như thầm thì những tiếng thanh minh, hóm hỉnh vui đùa của Nguyễn Khuyến. Nói khác đi, nhà thơ đã nói rất khéo léo, rất sang trọng về sự nghèo thiếu của mình. Trong nghèo thiếu, con người không bi quan, than thớ, trái lại vẫn bình thản để giãi bày, tìm sự cảm thông, chia sẻ.
Do đó, đến câu kết của bài thơ, âm điệu và ngôn từ bỗng thay đổi, thân mật và ngọt ngào:
Bác đến chơi đây, ta với ta!
Bao nhiêu nghèo thiếu, bao nhiêu lúng túng, ngượng ngùng bỗng tan đi hết, để cho tình bạn, tình người thăng hoa. Mọi của cải vật chất đều khồng còn ý nghĩa gì nữa. "Bác đến chơi đây, ta với ta" là đủ, là điểu mà tôi cần nhất, tôi khát khao, trông chờ nhất. Cụm từ ta với ta trong bài thơ này của Nguyễn Khuyến gợi nhớ đến cụm từ ta với tư trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, về ngôn ngữ, hai cụm từ đó hoàn toàn giống nhau. Nhưng về ý nghĩa thì chúng rất khác nhau. Đại từ ta trong thơ Thanh Quan dùng để nói chính nhà thơ, nói về một "cái tôi" riêng lẻ thầm kín buồn lặng, cỏ đơn. Hai chữ ta nhưng chỉ là một nghĩa. Còn ta trong thơ Nguyễn Khuyến là nói về hai người, nhà thơ và bạn. Nói về hai murời bằng một âm của một đại từ nhân xưng như thế, cụ Yên Đổ đã ca ngợi một tình bạn gắn bó, thân mật tường không thể tách rời, chia đôi. Thêm nữa, cụm từ ta với ta gắn với mấy tiếng trước Bác đến chơi đây và đặt sau những dòng thơ kể sự thiếu thốn vật chất bỗng như một tiếng cười xoà bật lên, thật là vui vẻ. Rõ ràng, tình bạn, tình người là quý nhất, cao hơn của cải, vật chất. Kết cấu thơ và cách dung từ, chơi chữ của nhà thơ đất Hà Nam thật tài hoa.
Tóm lại, bài thơ được tạo ý bằng cách dựng lên một hoàn cảnh không có gì khi bạn đến chơi, để rồi hạ một câu kết: "Bác đến chơi đây ta với ta", nghe như một tiếng cười xoà, mà từ dó ấm lên một tình bạn đậm đà, hồn nhiên, dân dã, bất chấp mọi điều kiện. Từ tình bạn, bài thơ còn ẩn chứa một triết lí sâu xa: Tinh người cao hơn của cải. Lời thơ thuần Việt, giản dị, trong sáng và thật là nhuần nhi, dễ hiểu và dễ thuộc.
Sống trong ngọc đá kim cương
Không bằng sống giữa tình thương bạn bè
Câu ca dao đã nêu bật được một tình cảm thiêng liêng đáng quý - Tình bạn chân thành thắm thiết. Nguyễn Khuyến, một vị quan về ở ẩn mang nỗi cô đơn u hoài, sống hiu quạnh nơi nông thôn, cũng cảm xúc dạt dào khi gặp lại bạn cũ. Ta hãy lắng nghe tiếng nói chân thành mộc mạc của nhà thơ khi nói với bạn:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra hoa, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có
Bác đến chơi đây ta với ta
Bài thơ đã khơi dậy trong ta niềm xúc động trước tấm chân tình của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Một chút nhẹ nhàng tự nhiên hóm hỉnh được tác giả mở đầu bằng câu thơ:
Đã bấy lâu nay, bác tới nhà
Câu thơ như một lời chào hồ hởi thân mật vừa bộc lộ nỗi vui bất ngờ vừa tỏ ý trân trọng, quý mến bạn. Đã bấy lâu nay có nghĩa là một thời gian dài, một thời gian nhà thơ không gặp bạn, giờ đây có dịp gặp nhau làm sao mà không xúc động, không vui mừng cho được. Từ lúc cáo quan về vui sống với cảnh điền viên, ông chỉ biết lấy thiên nhiên làm bạn. Trái tim ông gửi trọn cho đất nước quê hương, nên tâm hồn luôn khắc khoải u hoài. Trong những giây phút ấy mà không ai không muốn có một người bạn để tâm sự, để an ủi. Người bạn đó đã đến với ông - Còn nỗi vui mừng nào hơn. Chính nỗi vui mừng, bất chợt mà Nguyễn Khuyên đã thốt ra lời bông đùa với bạn một cách dí dỏm cho thoả lòng trông đợi.
Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa
Ao sâu nước cả, khôn chài cá
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà
Cải chửa ra cây, cà mới nụ
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa
Đầu trò tiếp khách, trầu không có.
Mới nghe qua, ta thấy dường như nhà thơ tỏ ý làm tiếc rằng đã lâu lắm rồi bạn mới tới nhà vậy mà không có một thứ gì để tiếp, bạn để thết đãi bạn cả: chợ thì xa, người nhà trẻ con đều đi vắng cả, ao thì sâu mà nước lớn, nên không chài bắt được cá; vườn rộng thênh thang thì khó mà bắt được gà. Đến một cây cải, mớ cà hoặc một quả bầu, một trái mướp cũng không sẵn; thậm chí một miếng trầu để tiếp khách cũng không có. Tác giả đang phân trần, giải thích sự thiếu sót của mình. Thực ra đây chỉ là cách nói cường điệu như vậy mà đã đùa với bạn, vừa tỏ thái độ nhớ mong chờ đợi bấy lâu mà thôi. Và qua những lời trần tình ấy ta cũng hiểu được cuộc sống của tác giả ở làng quê: đạm bạc, giản dị, luôn gắn bó với nông thôn.
Nhịp thơ đều đặn 4-3 nhẹ nhàng êm ái như một lời thủ thỉ, kèm theo là nụ cười hóm hỉnh, cười vui của tác giả. Đối lập với những cái "không" ấy là cái có thật đáng quý.
Bác đến chơi đây, ta với ta...
Câu thơ bộc lộ thật rõ nét tình cảm chân thành của tác giả đối với bạn. Đó là một tình cảm thiêng liêng cao quý. Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở vững chắc là tình cảm yêu thương chân thật không màng đến vật chất. Bác đến chơi đây không có gì cả, chỉ có ta với ta khiến ta nhớ đến câu kết trong bài Qua đèo Ngang của bà Huyện Thanh Quan khi đứng trước cảnh đèo ngang hoang vắng cô liêu, đang mang nặng một nỗi u buồn, niềm suy tư khôn cả, không thể tâm sự cùng ai, nên bà tự quay về với lòng mình “ta với ta”. Còn “ ta với ta” mà nhà thơ Nguyễn Khuyến sử dụng nhằm chỉ nhà thơ và người bạn tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó gắn bó quyện chặt vào nhau, không gì chia cắt được. Ở đây chỉ có ta với ta nhưng lại có tất cả. Bởi vì tình bạn giữa ta với ta mới là cao quý, nó không đòi hỏi bất kì một điều kiện vật chất nào cả, thậm chí cả một miếng trầu làm đầu câu chuyện để tiếp bác cũng không. Qua đó ta mới thấy nghệ thuật trào lộng của Nguyễn Khuyến thật là hóm hỉnh nhẹ nhàng mà tế nhị sâu sắc.
Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng. Ngôn ngữ được sử dụng một cách đặc sắc. Tuy là bài thơ Đường với khuôn mẫu bó buộc nhưng lời thơ lại bình dị như lời ăn tiếng nói hằng ngày. Những sản vật của nông thôn được đưa vào thơ ông thật đậm đà hương vị làng quê. Ngôn ngữ quần chúng kết hợp với âm a (nhà, xa, cá, gà, hoa, ta) thể hiện rõ nét chất phác thật thà đôn hậu của một con người. Chính yếu tố âm điệu, nhịp điệu bài thơ phối hợp nhịp nhàng tạo ra một mạch thơ liên tục, thanh thoát, tự nhiên như lời nói chuyện tâm tình của nhà thơ với người bạn tri âm tri kỷ của mình.
Đây là một trong những bài thơ hay về tình bạn trong sáng chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến. Bài thơ làm nổi bật một nét đẹp trong cuộc đời và thơ văn Nguyễn Khuyến. Ông xứng đáng là một nhà thơ của làng quê Việt Nam. Tình bạn cao cả tuyệt vời của nhà thơ sẽ là bài học giúp ta tìm và cảm nhận được những tình cảm thiêng liêng đáng quý đó.
LOài cây em yêu ( Cây chuối )
Viết thân bài
Không có vẻ đẹp lộng lẫy, trang trọng như cây phượng, cây mai; như hoa đào, hoa cúc. Không kiêu hãnh vươn cao như cây dừa, cây phi lao ... Sống khép nép, khiêm nhường ở sau vườn nhà, những cây chuối đứng bên nhau tạo một khoảng vườn xanh mát. Ở quê tôi, cây chuối đã bao đời sống gắn bó với người nông dân khó nghèo, lam lũ. Tôi quí yêu cây chuối bởi vẻ đẹp rất riêng của nó.
Thân chuối tròn, nhẵn. Từ nhỏ hay tò mò, tôi đã ngồi bóc từng bẹ chuối để bất ngờ nhận ra, bên trong chỉ là lỏi chuối màu trắng. Ấy thế mà từng chiếc bẹ cứ nối tiếp từng vòng, từng vòng ôm ấp để làm nên một vóc dáng lực lưỡng của thân chuối. Tàu lá chuối dài như một tấm vải mềm màu xanh tươi non. Cứ như thế, nhiếu tàu lá vừa to, vừa dài xoè ra làm thành chiếc dù lớn để che chở cho những nụ, những chồi bé bỏng, tươi non ...Những đêm trăng, đứng ở góc nhà nhìn ra, từng tàu lá chuối đẫm sương ánh lên như nước, sóng sánh cùng màu trăng gợi trong lòng ta bao cảm xúc. Từ giữa cây chuối, ở trên cùng, tàu lá non mềm cuộn tròn như một phong thư ủ kín, bọc lấy cái vẻ tinh khiết của khí trời, nhựa sống, bọc lấy vẻ mềm mại của biết bao hương vị đồng quê để rồi cứ mỗi ngày mới, cái phong thư xanh non mềm mại ấy dần mở ra chao mình trong nắng mang theo cả sắc trời xanh trong và màu nắng sớm. Làm sao không say sưa khi đứng nhìn buồng chuối non buông thả dần từng chiếc xuồng màu hồng sẫm xuống thảm cỏ xanh. Hoa chuối ngọt ngào, quyến rũ làm sao vì thế mà khu vườn nhà tôi rập rờn ong bướm và rộn ràng tiếng chim .
Nội tôi thường kể về những ngày ăn củ chuối thay cơm. Những ngày gian khổ ấy, lá chuối cùng lá dong, lá ráy đã cùng bà cùng mẹ đi về trong mỗi phiên chợ. Lá chuối trong tay bà thành gói chè, gói muối, chiếc lá chuối quê nhà đã gói những thương yêu. Và giờ đây, khi tết đến xuân về, trước mỗi sân nhà phơi mấy tàu lá chuối, chiếc lá đã nhận sứ mệnh vô cùng cao cả. Nó đùm bọc, chở che, ủ kín cả hương vị đồng quê để làm nên những chiếc bánh chưng bánh giày mang đậm vẻ đẹp truyền thống của dân tộc ta. Trong những ngày lễ tết, người dân quê tôi trân trọng chọn những nãi chuối vàng tươi để dâng lên ông bà tổ tiên. Nhìn những nải chuối vàng tươi, trong tôi dậy bao suy nghĩ. Phải chăng những chiếc rể cần cù, chịu khó, âm thầm bám vào mãnh đất quê nhà để làm nên màu vàng tươi dân dã? Phải chăng những tàu lá xanh đã uống từng giọt sương đêm cùng màu trăng tiếng gió để rồi người dân quê tôi dâng lên ông bà tổ tiên tất cả sự tinh tuý, thanh khiết của cuộc đời !
Với tuổi thơ tôi, cây chuối đã hoá thân vào biết bao trò chơi đồng nội. Lá chuối làm kèn, gắn vào ống đu đủ làm thành đội kèn tí hon rộn vang cả xóm. Những ngày nước nổi, chúng tôi cùng chiếc bè chuối dạo khắp xóm làng. Lá chuối làm cờ, bẹ chuối làm súng, chúng tôi hoá thân thành những chiến sĩ trung kiên giữ làng giữ nước. Những buổi chiều quê với những chiếc thuyền bằng búp chuối màu đo đỏ chở ước mơ của chúng tôi về quê nội, quê ngoại, về một miền quê xa nào đó ...
Bây giờ cuộc sống đã khá hơn nhiều, chiếc lá chuối quê tôi vắng dần trong từng phiên chợ. Bây giờ ở những cửa hàng sang trọng từ quê đến phố, người ta bày bán biết bao loại kẹo bánh với những nhãn hiệu sang trọng. Bây giờ gian hàng hoa quả có biết bao trái cây khác lạ, có cả những trái cây được nhập từ những nước anh em. Nhưng với tôi những nải chuối vàng tươi và hương vị của nồi bánh tét ngày tết với mùi thơm của lá chuối quê nhà vẫn là hồn quê hồn nước. Cây chuối vẫn còn đó như vẫy gọi những người xa quê nhớ về vẻ đẹp dân dã của những miền quê vô cùng êm ả ...
Vườn chuối sau nhà tôi vẫn sớm chiều râm mát. Đứng dưới vườn chuối trong những trưa hè mới cảm nhận được hết cái mát lạnh rất đổi quê nhà. Nếu phải xa quê, xa nhà, tôi sẽ nhớ đến nao lòng cái bóng râm và màu xanh dịu mát ấy!
Đi đâu về những vùng làng quê Vn ta đều bắt gặp hình ảnh cây chuối thân mềm với những tán lá xanh mướt tỏa ra che rợp từ vườn tược đến núi đồi. cây chuối là loại cây dễ tính, nó phù hợp với nhiều loại đất, khí hậu của nhiều châu lục đồng thời cây chuối lại rất ưa nước, dễ trồng, phát triển nhanh và cho sản lượng cao nên hầu hết cây chuối thường được trồng cạnh ao hồ của mọi nhà ở nông thôn và cũng vì lý do đó mà cây chuối cũng đã đi vào thi ca, nhạc họa, đời sống văn hóa của người VN với vẻ đẹp dân dã, giản dị của làng quê.
Người ta thường trồng chuối chủ yếu để lấy quả ăn là chính thế nhưng lại có câu thơ:
“ Chuối khoe rằng chuối đồng trinh
Chuối ở một mình sao chuối có con”.
Đúng thật vậy ngày nay có rất nhiều loại chuối ngon: chuối già, chuối xiêm, chuối sứ, chuối cơm, chuối sáp, chuối mật, chuối tiêu… Nếu để các nhà khoa học đặt tên thì dễ có đến hàng trăm loại chuối. quả chuối xanh, chuối chín có thể chế biến ra nhiều món ăn ngon và hấp dẫn như chè, gỏi hay trong những ngày oi ả trên tay là cây kem chuối cũng đủ làm mát lạnh cả người. Những món ăn tuy đc làm từ 1 loại trái cây dễ tìm, dễ kiếm, đơn giản song đã để lại o biết bao nhiêu lần làm siêu lòng các du khách trong và ngoài nước.
Hầu như cây chuối đã cống hiến tất cả cho con người. Các bà nội trợ thường băm nhỏ thân chuối làm cám cho heo ăn hay khi đi ăn các loại bún ta sẽ cảm thấy kém phần ngon miệng nếu như ko có rau ăn kèm, lõi non của thân và bắp chuối bào mỏng. Lá chuối tươi dùng để gói bánh, gói giò và là một loại bao bì thân thuộc với môi trường ngoài ra lá chuối khô cũng dc dùng để gói những chiếc bánh gai.Ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh những sợi dây cột của các cô bán hoa đó chính là bẹ chuối, chúng dc xé nhỏ phơi khô để làm ra những sợi dây cột như thế đấy. Còn 1 phần nữa mà ta ko thể bỏ qua đó chính là phần củ chuối, củ chuối vốn chỉ dùng để nhân giống, để nảy mầm thành cây con thế nhưng những khi đói kém nó lại là lương thực cứu sống con người qua lúc ngặt nghèo, thế mới biết cây chuối đã góp phần quan trọng như thế nào đối với đời sống của người VN
Bài văn tả cây chuối
Mùa xuân đã về rồi. Mưa xuân phơi phới bay. Những tàu lá chuối hớn hở ngửa bàn tay xanh lên trời đón những làn mưa bụi. Những tàu lá chuối phập phồng ngời lên như ngọc bích.
Góc vườn nhà bà ngoại cạnh ao cá, cậu Chiêm trồng nhiều chuối, phần lớn là chuối tiêu (chuối lùn). Chuối mẹ, chuối con, chuối anh, chuối chị, chuối em mọc kề bên nhau, che chở cho nhau cùng đón mưa nắng.
Thân chuối tròn có nhiều bẹ cuộn lại, kết lại. Bẹ ngoài cùng mốc đen hoặc xanh nhạt. Tàu chuối mọc đều trên ngọn cây. Tàu lá chuối to nhỏ, dài ngắn khác nhau, tựa như những tấm lụa màu xanh thẫm, xanh biếc, xanh xanh, xanh ngọc bích phấp phới đung đưa cùng làn gió. Đọt chuối cuộn lại như một cái bút lông khổng lồ màu xanh ngọc rất xinh, lúc nào cũng rung rung như đang vẽ lên trời.
Chuối con núp bên chuối mẹ màu tím thẫm lúc nào cũng tưởng như vểnh tai lên nghe ngóng vợ chồng đôi chim chìa vôi trò chuyện. Có nhiều hoa chuối trong vườn màu tím thẫm, màu đỏ tươi lấp ló trên ngọn, hoặc nhọn hoắt, hoặc nở xoè. Những nải chuối non màu vàng nhạt, bé tí, xinh xinh hiện ra. Lúc nào em thăm vườn cũng thấy ong bướm dập dìu, lượn vòng hút mật hoa. Có nhiều cây chuối mẹ thân còng lại vì mang một buồng chuối hàng chục nải, quả to bằng cổ tay trẻ em lên hai. Những lá chuối già cụp xuống như những bàn tay người mẹ hiền che chở đàn con thơ.
Bà ngoại sống nhờ vào vườn rau, vườn chuối. Chuối xanh bà nấu bún ốc, bún đậu cho con cháu ăn. Nải chuối chín bà bày lên bàn thờ. Buồng chuối chín bà dành cho các cháu. Năm nào bà cũng có mấy chục buồng chuối hàng trăm nải chín đem bán. Cây chuối thảo hiền đã đền đáp công ơn khó nhọc chăm bón của bà. Đêm đêm nằm ngủ, em thường thao thức nghe tiếng thì thầm của vườn chuối.
mọi người giúp mk với ạ, mai là hạn cuối rùi. ai giúp mk ,mk sẽ tik hết
Em hãy tượng tượng kể lại cuộc sống của Thành hoặc Thủy sau khi chia tay nhau ( cuộc chia tay của những con búp bê)
ai có ý tưởng j thì giúp mk nha, thanks nhìu
bạn tham khảo bài này nhé
Từ khi về nhà ngoại theo mẹ, Thuỷ sống đầy đủ không phải lo điều gì cả nhưng lúc nào trên khuôn mặt nhỏ nhắn xinh xinh ấy cũng hiện lên một nỗi buồn sâu thăm thẳm bên trong. Mẹ Thuỷ thấy con mình như vậy cũng có phần nào buồn bã và hối hận về việc ly hôn của mình mà ảnh hưởng đến cuộc sống của con cái. Còn về phần Thành thì tâm trạng cũng không khác gì Thuỷ. Khi rảnh rỗi Thành cũng ngồi xuống gốc cây sau vườn và buồn bã, nghĩ về em gái và người mẹ thân yêu, nỗi đau ấy như có gì đang chắn ngang cuộc sống vốn yên bình vui vẻ của Thành vậy. Được một tuần sau cái ngày thảm hoạ ấy thì Thành được ba dẫn về Long An chơi để khuây khoả tinh thần, gần với nhà ngoại của hai mẹ con Thuỷ đang ở. Vẫn như thường lệ, cứ mỗi buổi sáng Thuỷ lại đem thúng hoa quả ra ngoài chợ ngồi bán, còn Thành thì đước ba cho một ít tiền để vào chợ mua đồ. Thật tình cờ, hai anh em đã gặp nhau, cả hai đều rất đỗi vui mừng, cười tít cả mắt và la lên sung sướng. Cả hai đã tìm một chỗ để ngồi nói chuyện lúc trước nhưng cứ nói hay nghĩ về sự việc ba mẹ chia tay thì ai cũng xót xa, đau buồn. Chợt một ý tưởng loé lên trong đầu và lên kế hoạch để giúp ba mẹ có thể trớ lại với nhau.
tiếp bạn nghĩ nha
Câu 1 : giải thích câu sau : " bố rất yêu con.... cho đến hết " trong bài mẹ tôi
Gợi ý thui nha:
-Ngay từ câu đầu tiên ta đã thấy rằng tình thương ng bố dành cho con thật sâu ngặn và cao cả( Con là niềm hi vọng tha thiết nhất đời bố)
-Ng bố yêu con như thế nhưng là thà ko có đi đứa đó còn hơn là chứng kiến nó hỗn vs --->Tình cảm của ng bố thêm sâu nặng
-Trong 1TG ng con đừng hôn bố bố ko thể đáp lại cái hôn của con đc---> NG bố buồn nhưng thà để thế cho đứa con hiểu và ko đc hỗn vs mẹ nưa
KL: Ng bố thương con hơn tất cả nhưng ko thể chứng kiến nh hành động vô lễ của con ko có con còn hơn khi bố chứng kiến cảnh đó để mà đau lòng
ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ
Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc có tính hình tượng, tính biểu cảm cao.
Thành ngữ ngắn gọn, Súc tích, có hình tượng và tính biểu cảm cao