Từ ngày mẹ còn nhỏ ... bước vào thế giới tìm nội dung giúp mk với mn :)
Từ ngày mẹ còn nhỏ ... bước vào thế giới tìm nội dung giúp mk với mn :)
cảm nghĩ của tác giả về bài Rằm Tháng Giêng
Nêu ý nghĩa văn bản Cổng trường mở ra .
tham khảo
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
tham khảo
Như những dòng nhật kí tâm tình, nhỏ nhẹ và sâu lắng, bài văn giúp ta hiểu thêm tấm lòng yêu thương, tình cảm sâu nặng của người mẹ đối với con và vai trò to lớn của nhà trường đối với cuộc sống của mỗi người.
Viết bài văn cảm nhận người mẹ trong văn bản "Cổng trường mở ra"
Tham khảo :
“Cổng trường mở ra” kể về những tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường của con. Nếu đứa con đã chìm vào giấc ngủ say sưa. Thì người mẹ lại không thể ngủ được, cũng không thể tập trung vào công việc gì. Người mẹ đã nhớ về những kỉ niệm ngày khai trường đầu tiên của mình. Mẹ còn nhớ đến ngày khai trường ở nước Nhật - một ngày hội của toàn dân. Mẹ cũng tin tưởng, hy vọng rằng con sẽ mạnh mẽ bước đi trên con đường học tập sau này. Văn bản “Cổng trường mở ra” đem đến những cảm nhận sâu sắc cho người đọc.
Tham khảo
“Cổng trường mở ra” cho thấy tấm lòng yêu thương của người mẹ dành cho đứa con và khẳng định vai trò to lớn của nhà trường. Vào đêm trước ngày khai trường, con cảm thấy háo hức nhưng không có mối bận tâm nào khác ngoài việc ngày mai thức dậy cho kịp giờ. Ngược lại, mẹ lại không tập trung làm được một việc gì cả. Mẹ dặn mình phải đi ngủ sớm nhưng lại trằn trọc không ngủ được. Bỗng nhiên, người mẹ nhớ lại ngày đầu tiên con đi học hồi ba tuổi đã biết thế nào là trường, lớp, thầy, bạn. Cả ngôi trường mới cũng đã quen với thầy cô và bạn bè mới. Từ đó, mẹ nhận ra không phải vì lo lắng cho con đến nỗi không ngủ được. Mà chính vì những kỉ niệm đang ùa về. Và rồi mẹ tin tưởng rằng con đã lớn và sự chuẩn bị chu đáo của con trước ngày khai trường. Có thể thấy mẹ luôn yêu thương và dành cho con sự quan tâm, tin tưởng. Sự kiện ngày khai trường đầu tiên khi con vào lớp Một đã gợi lại trong mẹ kỉ niệm về thời thơ ấu của người mẹ. Ngày đầu tiên khai trường với những hồi hộp và rạo rực. Sau đó, người mẹ nhớ đến ngày khai trường ở Nhật. Ngày khai trường là một ngày lễ trọng đại của toàn xã hội. Cuối cùng, người mẹ đưa ra lời nhắn nhủ: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. Tác phẩm đã cho thấy tình yêu thương của người mẹ đối với con.
Lập giàn ý cảm nhận về người mẹ trong văn bản "Mẹ tôi"
Tham khảo
I. Mở bài:
Người mẹ có vai trò đặc biệt lớn lao đối với con cái.Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng nhất.Bài văn Mẹ tôi trích từ cuốn Những tấm lòng cao cả của nhà văn Ét-môn-đô đờ A-mi-xi là bài học sâu sắc, thấm thía về đạo làm con.II. Thân bài:
* Lỗi lầm của En-ri-cô:
Ham chơi hơn ham học.Thiếu lễ độ với mẹ khi cô giáo đến thăm nhà.* Thái độ của bố trước lỗi lầm của con trai:
Buồn bực vì cảm thấy sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim mẹ.Tức giận vì đứa con trong phút nông nổi đã quên công lao sinh thành dưỡng dục của mẹ.Nhắc lại cho con nhớ công lao to lớn và tình thương yêu, đức hi sinh cao cả của mẹ…Muốn con hiểu ra lỗi lầm của mình và xin lỗi mẹ, hứa sẽ không bao giờ tái phạm.* Lời khuyên thấm thía của người cha:
Khuyên con hãy nhớ rằng không ai có thể thay thế được người mẹ đã sinh thành và nuôi dưỡng mình nên người.Nhắc cho con nhớ: Tình thương yêu, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng. Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình cảm đó.Yêu cầu con phải xin lỗi mẹ bằng thái độ thành khẩn và cầu xin mẹ hôn con để cho chiếc hôn ấy xóa đi dấu vết vong ân bội nghĩa trên trán con.Khẳng định: Bố rất yêu con nhưng thà rằng bố không có con, còn hơn là thấy con bội bạc với mẹ.III. Kết bài:
– Bài văn được thể hiện dưới hình thức một bức thư bố gửi cho con. Giọng điệu vừa nghiêm khắc, vừa ân cần, tha thiết.
– Bài văn đề cập đến đạo làm con. Kính yêu, biết ơn cha mẹ là biểu hiện cụ thể của lòng hiếu thảo, là thước đo phẩm giá của mỗi con người.
Ai làm hộ Em với
Câu 02:
(3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Thiếu tất cả, ta rất giàu dũng khí,
Sống chẳng cúi đầu; chết, vẫn ung dung,
Giặc muốn ta nô lệ, ta lại hóa anh hùng,
Sức nhân nghĩa mạnh hơn cường bạo
(Tố Hữu)
a) Tìm các cặp từ trái nghĩa trong đoạn thơ trên. (1,0 điểm)
b) Hãy ghi một đoạn thơ có sử dụng từ trái nghĩa mà em cho là hay. (1,0 điểm)
c) Phân tích cái hay của việc sử dụng từ trái nghĩa trong đoạn thơ mà em vừa ghi. (1,0 điểm)
Cho đoạn văn sau "Đêm nay mẹ không ngủ được... mở ra"
Ý nghĩa hành động buông tay của người mẹ trong đoạn văn trên
Mình Cần Gấp !
Ghi cả đoạn thơ ra em nhé, viết như này lần sau chị xóa câu hỏi đi đấy!
Trong quãng đời đi học, hầu như ai cũng đã trải qua ngày khai trường đầu tiên. Nhưng, ít ai để ý xem trong đêm trước ngày khai trường ấy mẹ mình đã làm gì và nghĩ những gì.
Tùy bút “Cổng trường mở ra” đã ghi lại những cảm xúc ấy: “Vào đêm trước ngày khai trường của con. Mẹ đã chuẩn bị nhiều tâm trạng và tưởng tượng một số tình huống sẽ xảy ra, nhưng mẹ đã không hề nghĩ rằng đêm nay mẹ không ngủ được”.
Nhà văn Lý Lan tâm sự: “Đó là một bài văn tôi viết khoảng mười năm trước, lúc cháu tôi sắp vào lớp một. Tôi chứng kiến tất cả sự chuẩn bị và cảm thông nỗi lòng của em tôi. Chị em tôi mồ cô mẹ khi còn quá nhỏ, các em tôi không hề có niềm hạnh phúc được mẹ cầm tay dẫn đến trường. Hình ảnh đó là nỗi khao khát mà khi làm mẹ em tôi mới thực hiện được. Mãi mãi hình ảnh mẹ đưa con đến trường là biểu tượng đẹp nhất trong xã hội loài người.”
Có lẽ chính bởi được viết lên bằng yêu thương và khát khao yêu thương được mẹ cầm tay đến trường mà “Cổng trường mở ra” chất chứa biết bao xúc cảm. Những câu văn chân thành xúc động như để tâm sự với đứa con bé bỏng, lại như đang nói với chính mình. Nhưng cao hơn nữa, nhà văn muốn khẳng định giá trị của giáo giục đối với một con người và với cả xã hội như bà nói: “Một con người được sinh ra, nuôi dưỡng, thương yêu, và được học hành, là nền tảng của văn minh con người. Cổng trường mở ra trên nền tảng đó, bảo đảm quyền căn bản của mọi đứa trẻ, khẳng định trách nhiệm của mọi người lớn”: “Ai cũng biết rằng mỗi sai lầm trong giáo dục sẽ ảnh hưởng đến cả một thế hệ mai sau, và sai lầm một li có thể đưa thế hệ ấy đi chệch cả hàng dặm sau này.Đêm nay mẹ không ngủ được. Ngày mai là ngày khai trường lớp Một của con. Mẹ sẽ đưa con đến trường, cầm tay con dắt qua cánh cổng, rồi buông tay mà nói: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”.
Trích:
Con là một đứa trẻ nhạy cảm. Cứ mỗi lần, vào đêm trước ngày sắp đi chơi xa, con lại háo hức đến nỗi lên giường mà không sao nằm yên được. Nhưng mẹ chỉ dỗ một lát là con đã ngủ. Đêm nay con cũng có niềm háo hức như vậy:Ngày mai con vào lớp Một. (Ngữ văn 7 - Tập 1)
Câu 1: Cho biết phần trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Xác định phương thức biểu đạt của văn bản em vừa tìm được?
Câu 2: Em hãy cho biết nội dung cùa đoạn văn trên?
Câu 3: Xác định quan hệ từ trong đoạn văn trên (04 quan hệ từ)?
Câu 4: Các quan hệ từ trong đoạn văn trên có phải là quan hệ từ bắt buộc phải dùng không? Vì sao?
1. Đoạn trích được trích từ văn bản ''Cổng trường mở ra'' của Lý Lan.
PTBĐ: Tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm
2. Đoạn văn nói về tâm trạng của người mẹ khi nghĩ đến tâm lí của con trước khi làm 1 việc gì đó.
3. QHT: là, mà, nhưng, cũng.
4. Có vì nó dùng để liên kết các ý trong đoạn văn.