Tỉ khối của một hỗn hợp khí X gồm ozon và oxi với heli là 10. Nếu cho từ từ hỗn hợp khí trên qua Ag dư thu được 0,5 mol khí Y. Tính thể tích của X (đktc)
Tỉ khối của một hỗn hợp khí X gồm ozon và oxi với heli là 10. Nếu cho từ từ hỗn hợp khí trên qua Ag dư thu được 0,5 mol khí Y. Tính thể tích của X (đktc)
Gọi số mol O3, O2 là a, b (mol)
Có: \(M_X=\dfrac{48a+32b}{a+b}=4.10=40\left(g/mol\right)\)
=> a = b (1)
PTHH: 2Ag + O3 --> Ag2O + O2
a------------->a
=> a + b = 0,5 (2)
(1)(2) => a = b = 0,25 (mol)
=> VX = (0,25 + 0,25).22,4 = 11,2 (l)
Để phân biệt O2 và O3 có thể dùng
a, Dung dịch KI
b, Hồ tinh bột
c, Dung dịch KI có hồ tinh bột
d, Dung dịch NaOH
C. KI + O3 + H2O -> KOH + O2 + I2
I2 sinh ra làm hồ tinh bột chuyển sang màu xanh đen
`=>` Chọn: `C`
`KI + O3 + H2O -> KOH + O2 + I2`
`I2` sinh ra làn hồ tinh bột chuyển sang màu xanh đen
để thu đc 6,72 lít O2 (đktc) cần nhiệt phân hoàn toàn a mol tinh thể KCLO3.giá trị của a là
\(n_{O_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3mol\)
\(2KClO_3\rightarrow\left(t^o,MnO_2\right)2KCl+3O_2\)
0,3 ( mol )
\(n_{KClO_3}=\dfrac{0,3.2}{3}=0,2mol\)
viết một bài luận văn nói về ô nhiễm không khí có liên quan đến sự biến đổi của một số chất hóa học.
Dù sinh tồn trong giai đoạn lịch sử nào thì cuộc sống của con người cũng luôn chứa đựng vô vàn hiểm họa khác nhau. Trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa hiện nay, một trong những bài toán mang tính thời sự được đặt ra là vấn đề ô nhiễm. Thực trạng môi trường bị ô nhiễm nói chung và vấn đề ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng là minh chứng nóng hổi thể hiện rõ điều này.
Ô nhiễm là sự thay đổi về cấu tạo, thành phần khiến cho sự vật, hiện tượng không còn nguyên vẹn với cấu tạo ban đầu mà chuyển biến theo hướng xấu đi và mang tính chất tiêu cực. Như vậy, ô nhiễm không khí là cụm từ để miêu tả sự thay đổi và biến chuyển về cấu tạo trong thành phần của không khí, thể hiện qua việc xuất hiện và gia tăng một số thành phần độc hại. Hiện nay, tình trạng ô nhiễm trên toàn cầu nói chung và ô nhiễm không khí tại Hà Nội nói riêng đang ở mức báo động qua ô nhiễm bụi khói trong không khí và nồng độ bụi mịn tăng cao,... Khi bước chân ra đường, chúng ta dễ dàng nhận thấy thực trạng phổ biến xuất hiện trong không khí luôn là những làn khói đen sì và ảnh hưởng đến tầm nhìn, sự quan sát. Thậm chí, Hà Nội được xướng tên trong danh sách những thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới. Theo Tổ chức Thông tin về chất lượng không khí toàn cầu, vào năm 2018, trong số 62 thành phố ô nhiễm không khí nhất thế giới thì Hà Nội đứng ở vị trí số 12.
Cũng giống như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước,... ô nhiễm không khí gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trước hết, tình trạng này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Khi trực tiếp phơi nhiễm ô nhiễm không khí, con người dễ dàng mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp, làm suy giảm chức năng hoạt động của phổi và dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm về tim mạch,.... Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là một trong những tác nhân gây ra những hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.
Vậy nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm không khí là gì? Như chúng ta đã biết, bên cạnh những điểm tích cực như góp phần cải thiện cuộc sống của con người thì sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ô nhiễm. Song song với các khu công nghiệp tiên tiến, hiện đại mọc lên là sự xuất hiện của vô số chất độc hại như Cacbon, Nitơ, Sunphua và các hợp chất kim loại khác. Ngoài ra, khí thải từ một số nhiên liệu như xăng, dầu từ các phương tiện tham gia giao thông cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Để khắc phục tình trạng này, con người cần phải đề ra những biện pháp mang tính bền vững và lâu dài. Bởi thực tế đã chứng minh, việc sử dụng khẩu trang không phải là giải pháp an toàn để bảo vệ sức khỏe khi bụi mịn siêu nhỏ vẫn có thể tấn công sức khỏe của con người. Như vậy, để bảo vệ không khí nhưng vẫn đảm bảo tiến trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa diễn ra, chúng ta cần sử dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại thay thế các loại thiết bị máy móc cũ kĩ; hạn chế sử dụng những nhiên liệu độc hại như xăng, dầu, than đá để giảm lượng khí thải độc hại. Đồng thời, cần đẩy mạnh phát triển và đầu tư các phương pháp xử lý khí lọc không khí bằng biện pháp sinh học, trồng nhiều cây xanh để hạn chế khói bụi ô nhiễm,...
*tham khảo :)
Đun nóng 126,4 gam kali pemanganat, thu được 6,72 lít khí oxi (đktc). Tính hiệu suất
phản ứng nhiệt phân kali pemanganat và thành phần của chất rắn còn lại.
nO2 = 6,72/22,4 = 0,3 (mol)
nKMnO4 (ban đầu) = 126,4/158 = 0,8 (mol)
PTHH: 2KMnO4 -> (t°) K2MnO4 + MnO2 + O2
Mol: 0,6 <--- 0,3 <--- 0,3 <--- 0,3
H = 0,6/0,8 = 75%
Chất rắn còn lại: KMnO4 chưa phân hủy, K2MnO4 và MnO2 sinh ra
mKMnO4 (còn lại) = (0,8 - 0,6) . 158 = 31,6 (g)
mK2MnO4 = 0,3 . 197 = 59,1 (g)
mMnO2 = 0,3 . 26,1 (g)
\(n_{KMnO_4}=\dfrac{126,4}{158}=0,8mol\)
\(n_{O_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3mol\)
\(2KMnO_4\underrightarrow{t^o}K_2MnO_4+MnO_2+O_2\uparrow\)
0,8 0,3
\(\Rightarrow H\) tính theo \(O_2\)
\(m_{KMnO_4phảnứng}=0,3\cdot2\cdot158=94,8g\)
Hiệu suất phản ứng:
\(H=\dfrac{94,8}{126,4}\cdot100\%=75\%\)
\(n_{KMnO_4}=\dfrac{126,4}{158}=0,8mol\)
\(n_{O_2}=\dfrac{6,72}{22,4}=0,3mol\)
\(2KMnO_4\rightarrow\left(t^o\right)K_2MnO_4+MnO_2+O_2\)
0,8 0,3 ( mol )
0,6 0,3 ( mol )
\(H=\dfrac{0,6}{0,8}.100=75\%\)
Câu 59: Cho các chất sau: Cl2, HCl, O2, H2O, NaCl, CaO, Na2O, NH4Cl. Số chất mà trong phân tử chứa liên kết ion, liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóa trị không phân cực lần lượt là
A. 4, 2, 2. B. 3, 3, 2. C. 4, 1, 2. D. 4, 3, 2.
Câu 60: X là nguyên tố mà nguyên tử có 20 proton, còn Y là nguyên tố mà nguyên tử có 9 proton. Công thức phân tử và liên kết trong hợp chất tạo thành giữa X và Y là
A. X2Y, liên kết cộng hóa trị B. XY2 liên kết cộng hóa trị
C. XY2, liên kết ion D. X2Y3 liên kết ion
Câu 61: A và B là 2 nguyên tố ở cùng 1 nhóm và thuộc 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết tổng số hạt proton trong nguyên tử của nguyên tố A và B là 32. Số hiệu nguyên tử của A và B là
A. 12 và 20 B. 15 và 17 C. 7 và 25 D. 11 và 21
Câu 62: Hai nguyên tố X, Y nằm ở 2 ô liên tiếp trong 1 chu kỳ, có tổng số proton là 29 (ZX > ZY). Nhận xét nào sau đây đúng?
A. X, Y đều là kim loại. B. X có 8 electron p.
C. Y nằm ở chu kỳ 2. D. X có công thức oxit cao nhất là X2O5.
Câu 63: Nguyên tố R thuộc có thể tạo ra oxit RO3 tương ứng với với hóa trị cao nhất. Hợp chất của nó với hiđro có thành phần khối lượng là 5,88 % hiđro, còn lại là R. Nguyên tố R là
A. S. B. C. C. N. D. Al.
Câu 64: Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH3. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 74,07% về khối lượng. Nguyên tố R là
A. S. B. As. C. N. D. P.
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm FeO và Fe trong dung dịch HCl dư thu được 4,48 lít khí (đktc). Cũng m gam X trên tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư thu được 7,84 lít SO2 (đktc) và dung dịch A.
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra.
b. Tính m?.
a)
$FeO + 2HCl \to FeCl_2 + H_2O$
$Fe + 2HCl \to FeCl_2 + H_2$
$2FeO + 4H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + SO_2 + 4H_2O$
$2Fe + 6H_2SO_4 \to Fe_2(SO_4)_3 + 3SO_2 + 6H_2O$
b)
n Fe = n H2 = 4,48/22,4 = 0,2(mol)
n SO2 = 7,84/22,4 = 0,35(mol)
Bảo toàn e :
n FeO + 3n Fe = 2n SO2
=> n FeO = 0,35.2 - 0,2.3 = 0,1(mol)
=> m = 0,1.72 + 0,2.56 = 18,4 gam
Để 11,2 gam sắt ngoài không khí thu được 14,4 gam chất rắn X gồm sắt và các oxit. Hòa tan hoàn toàn chất rắn X đó vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thì thu được bao nhiêu gam muối ?
\(n_{Fe} = \dfrac{11,2}{56} = 0,2(mol)\\ \Rightarrow n_{Fe_2(SO_4)_3} = \dfrac{1}{2}n_{Fe} = 0,1(mol)\\ \Rightarrow m_{Fe_2(SO_4)_3} = 0,1.400 = 40(gam) \)
\(m_{O_2}=14.4-11.2=3.2\left(g\right)\)
\(n_{O_2}=\dfrac{3.2}{32}=0.1\left(mol\right)\)
\(O_2+4e\rightarrow2O^{2-}\)
\(0.1....0.4\)
\(S^{+6}+2e\rightarrow S^{+4}\)
\(.......0.4.....0.2\)
\(n_{H_2SO_4}=2\cdot0.2=0.4\left(mol\right)\)
\(n_{H_2O}=\dfrac{1}{2}n_{H_2SO_4}=\dfrac{0.4}{2}=0.2\left(mol\right)\)
\(BTKL:\)
\(m_{Muối}=14.4+0.4\cdot98-0.2\cdot64-0.2\cdot18=37.2\left(g\right)\)
cho V lít hỗn hợp khí x gồm clo và oxi tác dụng vừa hết với hỗn hợp y gồm 8,1g Al và 6,5g Zn thì thu được 37,15g hỗn hợp Z chứa muối clorua và oxi của 2 kim loại. Tính phần trăm số mol của o2 có trong hỗn hợp khí x
\(n_{Cl_2} = a(mol) ; n_{O_2} = b(mol)\\ n_{Al} = \dfrac{8,1}{27} = 0,3(mol) ; n_{Zn} = \dfrac{6,5}{65} = 0,1(mol)\\ \text{Bảo toàn e : } 2a + 4b = 0,3.3 + 0,1.2 = 1,1(1)\\ m_{khí} = 71a + 32b = 37,15 - 8,1 - 6,5 = 22,55(2)\\ (1)(2) \Rightarrow a = 0,25 ; b = 0,15\\ \%n_{O_2} = \dfrac{0,15}{0,25 + 0,15}.100\% = 37,5\%\)
Viết các PTHH: H2SO4 ---> oleum ---> Na2SO4
H2SO4 +nSO3 --> H2SO4.nSO3
H2SO4.nSO3 + nH2O --> (n+1)H2SO4
H2SO4 +2NaOH-->Na2SO4 + 2H2O