Chủ đề 11: Oxi-Ozon

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác

OXI-OZON

-Oxi (O2) và ozon (O­3) là hai dạng thù hình của nguyên tối oxi.

 

Oxi (O2)

Ozon (O3)

Trạng thái tự nhiên

- Khí O2 chiếm khoảng 20% thành phần không khí. Là sản phẩm của quá trình quang hợp.

6nCO2+6nH2O  \(\underrightarrow{ás}\)  nC6H12O6 +6nO2

- O3 tồn tại chủ yếu trong đáy tầng bình lưu của khí quyển, tạo thành một lớp gọi là tầng ozon. Tầng ozon với chức năng là bảo vệ trái đất khỏi các bức xạ từ mặt trời.  

- Trong tầng bình lưu dưới ảnh hưởng của tia bức xạ mặt trời xẩy ra phản ứng thuận nghịch giữa oxi và ozon.

                          3O 2O3

 

Tính chất vật lí

O2 là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước.

O3 là chất khí có mùi đặc trưng, có màu xanh nhạt, tan nhiều trong nước hơn O2.

 

Tính chất hóa học

 

 

 

 

O2 là một chất oxi hóa mạnh; tác dụng được với hầu hết kim loại (trừ Au, Pt, Ag), phi kim (trừ halogen) và hợp chất.

    Na+ O2  \(\underrightarrow{t^o}\) Na2O

    Fe+ O2  \(\underrightarrow{t^o}\)​ Fe3O4

    S+O2  \(\underrightarrow{t^o}\) SO2

    P+O2  \(\underrightarrow{t^o}\) P2O5

    4FeS + 5O2  \(\underrightarrow{t^o}\) 2Fe2O3 + 4SO2

 

 

O3 có tính oxi hóa rất mạnh, mạnh hơn O2. O2 không tác dụng với Ag, KI. Nhưng O3 tác dụng với Ag và KI tạo thành chất oxi hóa yếu hơn và giải phóng khí O2.

    O2 + Ag : Không phản ứng

    O2 + KI : Không phản ứng

    O3 +  2Ag →   Ag2O + O2

    O3 + 2KI + H2O → I2 + 2KOH + O2

 

Điều chế

a. Phòng thí nghiệm

 

 

b. Trong công nghiệp

 

Nguyên tắc: Nhiệt phân các muối giàu oxi và kém bền nhiệt.

   2KMnO4  \(\underrightarrow{t^o}\) K2MnO4 + MnO2 + O2

   2KClO \(\underrightarrow{t^o,MnO_2}\) 2KCl + 3O2

Điện phân nước

   2H2O \(\underrightarrow{điệnphân}\) 2H2 + O2

Chưng cất phân đoạn không khí lỏng, thu được khí O2 ở -183oC.

 

 

Ứng dụng

-Công nghiệp luyện kim.

-Y tế.

-Công nghiệp hóa chất.

….

-Dùng làm chất tẩy trắng.

-Dùng để khử trùng.

-Công nghiệp hóa chất.

......