Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
NN
26 tháng 4 2023 lúc 11:40

    Đối với mọi người, ai ai cũng mang những kỉ niệm đẹp, êm dịu và đáng nhớ. Chắc hẳn rằng không ai có thể quên được những kỉ niệm vui vẻ bên gia đình, người thân và bạn bè. Em cũng vậy, em cũng có kỉ niệm dành cho riêng mình và đó là kỉ niệm ngày đầu tiên em tới trường. Ngày ấy cách đây lâu lắm,dẫu thế em vẫn nhớ như in. Cánh hoa phượng rơi bên vệ đường, tiếng mọi người rộn ràng, tiếng vui cười của mọi người,... Tất cả tạo nên bức tranh nhộn nhịp. Các bạn nhỏ bám rít lấy mẹ, những người bán hàng rong đến chào khách bên đường. Hôm đó mẹ em đi vắng, chỉ có bà dắt em tới trường. Em coi bà như mẹ em vậy, thấy đoàn người xa lạ, em không khỏi sợ sệt nhưng bà lại dắt em vào. Không khí dần ảm đạm trở lại và khi tiếng trống vang lên, bà em thả tay em để em tự bước vào lớp, chỉ cho em lớp em cần vào là lớp dãy đầu dưới lầu. Do em không phải dạng nhỏng nhẻo,ương bướng, từ nhỏ đã tự biết đi chơi với các anh chị trong xóm nên em hít thở mạnh đi vào mà không ngại ngần. Thấy bạn lạ, em không khỏi mắc cở. Bạn ngồi kế bên em là một cô bé xinh xắn thắt tóc tết, bạn ấy cũng hổi hộp thẩm thỏm. Em đành ngồi vào ghế. Giáo viên bảo đây chỉ là một buổi giới thiệu về bản thân nên chúng em không cần sách vở, cô còn bảo các bạn hãy tự giới thiệu mình được bao nhiêu tốt bấy nhiêu. Khi tất cả đã lên giới thiệu hết,chỉ còn mình em.Hôm đó em đã được lần đầu bước lên bảng và giới thiệu về mình, cảm giác rất rất đỗi mảng nguyện khi giới thiệu xong.Đấy là kỉ niệm của em, thật sự, nếu em được một vé trở về thời đó, em sẽ làm tốt hơn thế nữa.

Bình luận (0)
SV
26 tháng 4 2023 lúc 11:41

Đối với em,những kỉ niệm của ngày đầu tiên đến trường là thứ em không thể nào quên. Em vẫn nhớ như in đó là một ngày thu tháng 9, em ngồi nép sau lưng mẹ, lòng đầy háo hức. Bước tới trường, cánh cổng sừng sững, mở rộng đón chào học sinh chúng em. Giữa sân trường, trong bộ đồng phục trắng tinh cùng chiếc khăn quàng đỏ thắm, các anh chị luôn tươi cười, v . Mẹ dắt tay em đi lên dãy lớp 1. Cô giáo bước ra, nở nụ cười hiền dịu đón em vào lớp.Trong lớp, bạn nhỏ nào cũng hồi hộp, lo lắng.Cô giảng cho chúng em nhiều bài học hay. Buổi học ngày hôm ấy mãi là kỉ niệm đẹp em không bao giờ quên.

Bình luận (0)
NH
26 tháng 4 2023 lúc 12:34

Thời học sinh là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Chính vì vậy, những kỉ niệm gắn bó với tuổi thần tiên ấy cũng sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm khảm chúng ta. Và với em, mà không, với rất nhiều người nữa, ngày khai trường đầu tiên sẽ là hồi ức tươi đẹp nhất, để lại ấn tượng sâu sắc nhất lúc đó.Mẹ gọi em dậy từ sáng sớm, rồi lại tất bật chuẩn bị cho em nào quần áo đồng phục, sách vở, rồi nấu ăn sáng cho cả nhà. Ấy vậy mà cứ một lúc mẹ lại giục em Huy ơi nhanh lên nào không lại muộn giờ mất.Thế nên tôi quáng quàng cả lên, ăn vội mấy miếng cơm và lúc này xong rồi mẹ em chở em đi học.Bước vào lớp học, em thấy rất tuyệt vời vì bàn ghế được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng.Tới khi gặp cô giáo chủ nhiệm, em cứ sợ rằng cô sẽ rất nghiêm khắc và rất dữ cho tới khi qua tiết học đầu tiên thì em mới biết rằng cô là một cô giáo rất nhiệt tình trong việc giảng dạy, hiền lành, yêu thương và tận tình giúp đỡ em trong việc học tập. Sau khi học hết ngày đầu tiên thìem lại mong ước ngày hôm sau mau mau đến để em được đi học và khám phá nhiều điều thú vị hơn nữa.Suốt mấy năm qua, kí ức đó sẽ luôn luôn ghi khắc trong tim em đó là những kỉ niệm em không bao giờ quên

Bình luận (1)
NH
18 tháng 4 2023 lúc 14:56

Hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến ngày tến Hàn Thực.

Hàn Thực là một trong những ngày lễ truyền thống của người Việt Nam được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Ngày lễ này được gọi là Tết Hàn Thực, còn được gọi là Tết táo quân vì trong tín ngưỡng dân gian, vào đêm 3/3 âm lịch, Táo Quân về thăm đất trần để kết nghiệp cho năm mới.

Tết Hàn Thực có ý nghĩa văn hóa, tâm linh và xã hội sâu sắc đối với người Việt Nam. Đây là dịp để tôn vinh các nữ thần, thần thánh, tổ tiên và các vị thần linh trong truyền thống dân gian. Ngoài ra, đây còn là thời điểm để người dân thực hiện các nghi lễ, tế lễ và sinh hoạt cộng đồng như nấu bánh chưng, dâng hương và cúng ông Táo.

Ngoài ra, Tết Hàn Thực còn có ý nghĩa về mùa vụ và sức khỏe. Đây là thời điểm chuyển mùa từ đông sang xuân, mùa gieo trồng mới bắt đầu và cây trồng bắt đầu ra hoa. Do đó, người ta thường tin rằng, vào ngày này, người dân nên ăn những thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau cải, củ nấm và hoa quả tươi để giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Tóm lại, Tết Hàn Thực là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng của người Việt Nam, có ý nghĩa về văn hóa, tâm linh, xã hội và thời tiết, được tổ chức vào ngày 3/3 âm lịch hàng năm.

Bình luận (0)
DH
18 tháng 4 2023 lúc 15:06

Hình ảnh trên là những đĩa bánh trôi gợi nhắc cho em nhớ về Tết Hàn Thực. 

Theo nghĩa tiếng Hán, “寒 - Hàn" là lạnh, "食 - Thực" là ăn, “Tết Hàn Thực” là ngày tết ăn đồ lạnh. Phong tục này bắt nguồn từ câu chuyện xa xưa tại Trung Quốc, vào đời Xuân Thu (770 - 221TCN). 

Tết Hàn Thực ở Việt Nam đã được hợp nhất với Tết bánh trôi, bánh chay, Tết tháng 3 tại Việt Nam, thể hiện rõ nét đặc trưng văn hóa, lối sống riêng của người Việt. 

Tết của người Việt chủ yếu mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. 

 

 

 

Bình luận (0)
H24
18 tháng 4 2023 lúc 21:27

Hình ảnh trên khiến em liên tưởng đến ngày tến Hàn Thực. ứ ngày 3/3 âm lịch, gia đình người Việt nào cũng thành kính dâng lên tổ tiên món bánh trôi bánh chay quen thuộc. Món ăn dân dã gắn bó với dân tộc bao đời nay gói ghém trong lòng biết bao nhiêu giá trị tinh thần tốt đẹp. Thế nên, nếu như tết Nguyên Đán có bánh chưng bánh dày thì tết Hàn thực có bánh trôi bánh chay.Nếu như bánh trôi bánh chay truyền thống cho thấy một nét đẹp của bản lĩnh dân tộc trong quá trình tiếp thu, chọn lọc và cải biến tinh hoa ẩm thực Trung Quốc thì món bánh trôi bánh chay hiện đại cho thấy sự sáng tạo của người Việt trẻ. Sự sáng tạo trước hết nằm trong màu sắc. Bên cạnh màu trắng truyền thống món bánh trôi ngày nay phong phú sắc màu và đa điệu biến tấu Đông Tây. Phổ biến nhất là bánh trôi bánh chay ngũ sắc. Bao gồm các gam chủ đạo màu vàng, đỏ, tím, xanh, nâu. Nguyên liệu tạo màu phần lớn từ thực vật rất phong phú, an toàn và thân thiện như củ dền, hoa đậu biếc, bột ca cao, sô cô la, cơm gấc, lá dứa, hạt dành dành, lá cẩm tím, bắp cải tím, bí đỏ,... Khâu pha chế tạo màu cho bột vì thế cũng cầu kì hơn đòi hỏi người làm bánh không chỉ phải dụng công mà cũng cần có tư chất nghệ sĩ. Cuộc sống sẽ tốt đẹp biết bao khi bản thân mình luôn giữ tâm hồn trong sáng, tròn đầy với cha mẹ ông bà, với cuộc đời như hình ảnh của chiếc bánh trôi bánh chay.

Bình luận (0)
DM
Xem chi tiết
H9
10 tháng 2 2023 lúc 14:08

1.Cơn đằng Đông vừa trông vừa trông vừa chạy. ...

2.Chuồng gà hướng đông, cái lông chẳng còn.

3.Trồng khoai đất nạ, gieo mạ đất quen.

4.Một tiền gà, ba tiền thóc.

5.Được mùa quéo, héo mùa chiêm.

Bình luận (0)
H24
10 tháng 2 2023 lúc 14:10

Rủ nhau đi cấy đi cày,Bây giờ khó nhọc, có ngày phong lưu.

Làm ruộng ăn cơm nằm, chăm tằm ăn cơm đứng.

Ai ơi, bưng bát cơm đầy,Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

Ruộng đầm nước cả bùn sâu,Suốt ngày anh với con trâu cày bừa.

Người ta đi cấy lấy công,Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề.

Bình luận (0)
DH
10 tháng 2 2023 lúc 14:20

1. "Mạ chiêm ba tháng không già 

Mạ mùa tháng rưỡi ắt là không non"

2. "Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa."

3. "Nắng tốt dưa, mưa tốt lúa."

4. " Tỏ trăng mười bốn được tằm
Tỏ răng hôm rằm thì được lúa chiêm"

5. "Nhất canh trì,nhì canh viên,tam canh điền"

Bình luận (0)
DQ
Xem chi tiết
DH
4 tháng 11 2021 lúc 22:38

nhất e

Bình luận (9)
CL
4 tháng 11 2021 lúc 22:40

em thứ ba em 

Bình luận (9)
KA
4 tháng 11 2021 lúc 22:41

Em chào cô Đỗ Quyên ạ.

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
H24
19 tháng 4 2021 lúc 4:34

1. Đoạn văn trên trích trong văn bản "Sống chết mặc bay của tác giả Phạm Duy Tốn

2. Thể loại văn bản: Truyện ngắn

3. Nội dung: Tình cảnh khốn đốn, vất vả của dân phu làng X đang cố gắng, khổ cực giữ gìn, bảo vệ khúc đê sông Nhị Hà sắp vỡ  

4. Câu đặc biệt là: Gần một giờ đêm

Tác dụng: Xác định thời gian, nơi chốn

 

Bình luận (0)
H24
19 tháng 4 2021 lúc 4:43

Tạo lập văn bản:

Câu 1: 

Trong đêm mưa gió tầm tã ở làng X, phủ X, nước sông dâng lên dữ tợn như muốn phá huỷ đê và cuốn trôi tất cả, những người nông dân vẫn phải dầm mưa, khẩn trương làm các công việc hộ đê. Họ dường như đã mệt, vì sức người có hạn, tình cảnh ngày càng trở nên nguy cấp. Vậy nhưng biết cầu cứu ai, than ai? Họ vẫn phải khổ cực, lội bì bõm dưới nước sâu để bảo vệ đê. Truyện đã phê phán hiện thực xã hội phong kiến thối nát, đê điều không được chăm lo, vỡ đê xảy ra liên tục, người nông dân rơi vào tình cảnh khốn cùng, đau thương và mất mát người thân. Qua đó, ta thêm phần xót thương và cảm thông với cuộc sống lầm than cơ cực của người nông dân thời phong kiến.

Bình luận (1)
H24
19 tháng 4 2021 lúc 4:45

Câu 1 (0,5 điểm)

Đoạn văn trên trích trong văn bản "Sống chết mặc bay". Tác giả là Phạm Duy Tốn.

Câu 2 (0,5 điểm)

Thể loại của văn bản chứa đoạn trích trên là :  truyện ngắn.

Câu 3 (1 điểm)

Nội dung của đoạn trích trên là :Thảm cảnh người dân chống cơn nước lũ buồn thảm, khổ cực, sự vất vả, khốn khổ của người lao động .Dân chúng vật lộn với bão lũ, chống chọi với mưa lũ.

Câu 4 (1 điểm)

 Câu đặc biệt có trong đoạn trích trên: "Gần một giờ đêm".

Tác dụng của câu đặc biệt đó là : Xác định thời gian.

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
IP
8 tháng 4 2021 lúc 23:51

I. Phần đọc - hiểu: (4 điểm)

* Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu ở dưới:

“…. Có thể nói, cả đời ông chưa có tình yêu nào lại gắn bó thuỷ chung và bền chặt như tình yêu đối với Côn Sơn… Lúc ấy ông tuy mới độ năm mốt năm hai tuổi nhưng những cuộc tranh quyền đoạt lợi thời hậu chiến của các phe cánh trong triều đình nhà Lê lại vô cùng khốc liệt và phức tạp. Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được. Tuy rất đau lòng nhưng ông cũng không còn cách nào khác là phải tự tách mình ra để tìm đến những thú riêng. Và cái thú riêng của ông chính là trở về sống ẩn dật ở Côn Sơn.”

                                                  (Đỗ Đình Tuân)

Câu 1. Đoạn văn trên nói tới tác giả nào?

Chọn A. Nguyễn Trãi.

B. Nhuyễn khuyến.

C. Bà huyện Thanh Quan.

D. Hồ Chí Minh.

Câu 2: Câu văn “Một con người ngay thẳng trung trực như ông không thể nào hoà nhập được.” có mấy từ Hán Việt?

A. Một từ.

B. Hai từ.

Chọn C. Ba từ.

D. Bốn từ.

Câu 3: Từ “ông” trong đoạn văn trên thuộc loại từ nào?

A. Danh từ.

B. Động từ.

C. Tính từ.

Chọn D. Đại từ.

Câu 4: Trong các thông tin về sau, thông tin nào giúp em hiểu thêm về nội dung của văn bản “Bài ca Côn Sơn”?

A. Nguyễn Trãi là con của Nguyễn Phi Khanh.

B. Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn với vai trò rất lớn cạnh Lê Lợi.

Chọn C. Chốn quan trường đầy kẻ dèm pha, ông cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn.

D. Ông bị giết hại một cách oan khốc và thảm thương vào 1442

Bình luận (1)
H24
9 tháng 4 2021 lúc 5:08

Câu 1: A

Câu 2: C

Câu 3: D

Câu 4: C

Câu 5:

a,Người mẹ trong “Cổng trường mở ra” của nhà văn Lý Lan đã nói với con một câu triết lí đầy cảm xúc: “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con. Bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”. ... Mà đó là tất cả những thứ mà mỗi con người cần khám phá, vượt qua.

b,Mỗi người chúng ta ai cũng có những kỉ niệm về thời thơ ấu, lần đầu tiên được cắp sách đi tới trường với biết bao nhiêu sự ngỡ ngàng và rụt rè. Có lẽ, ai cũng có một thời như vậy. Là khi lần đầu tiên được mặc bộ đồng phục đẹp, tóc được tết gọn gàng để đi cùng mẹ tới trường- nơi đầu tiên dạy chúng ta cách trưởng thành và làm những người công dân tốt. Và “ Cổng trường mở ra” cũng chính là những kỉ niệm của tác giả Lí Lan viết về những kỉ niệm của chị về tuổi thơ, lần đầu tiên được cắp sách tới trường của mình qua lời kể với đứa con cũng sắp đi học của mình. Bài văn không hề có cốt truyện cùng những chi tiết mang hành động kịch tính thắt mở nút nhưng lại khiến cho người đọc cảm thấy thích thú và say mê bởi chính những tình cảm trong bài viết. Đây chính là những lời chia sẻ với biết bào những tâm sự mang rất nhiều tình cảm của tác giả, có tình mẹ dành cho đứa con bé bỏng của mình. Đọc bài văn, trong mỗi chúng ta đều cảm nhận được những tình cảm và kí ức dâng trào trên trong lòng mình. Trong bài viết có xuất hiện hình ảnh của hai nhân vật với những đặc điểm về tính cách và hành động trái ngược nhau. Hình ảnh của người con hiện lên trong mắt người đọc mang vẻ đẹp vô cùng trong sáng, thơ ngây. “ Gương mặt thanh thoát của con tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thình thoảng con chúm lại như đang mút kẹo”. Đó chính là những hình ảnh đẹp nhất cho những mầm non tương lai của đất nước. Ngày mai chính là ngày khai trường, là ngày mà con chính thức đi học, được nhận sự dậy dỗ ân cần của những người thầy, người cô luôn yêu thương con. Với đứa con, bé vẫn còn nhỏ, những gì bé suy nghĩ chỉ là háo hức cho ngày mai, lo bị đi muộn mà thôi. Đó chính là những suy nghĩ non nớt của con trẻ. Còn người mẹ thì khác, người mẹ lo lắng cho con của mình. Tuy con là người đi học, nhưng mẹ lại nghĩ cho tương lai của con, nghĩ tới chính những kỉ niệm của mình khi mình cũng nhỏ như vậy và đi học. “Bà đã dẫn mẹ qua cánh cổng của thế giới kì diệu, cánh cổng mang nét đẹp tuổi thơ”. Thế nên mẹ hiểu những cảm giác háo hức và lo lắng của đứa con thân yêu. Mẹ cảm thấy vui và hạnh phúc vì biết rằng, trường là nơi sẽ dạy cho con những điều hay, lẽ phải, cho con cách bước đi và tự lập bằng chính đôi chân của mình. Và mẹ cũng luôn tin tưởng vào đứa con của mình, rồi đây, bé sẽ trưởng thành và mạnh mẽ vượt qua hết những chông gai trong cuộc đời này. Người mẹ nghĩ tới những cảm xúc của mình vào những ngày khai trường của cuộc đời mẹ. Thế nhưng, có lẽ, không có lần khai trường nào lại làm cho mẹ suy nghĩ và bận lòng như ngày khai trường đầu tiên của con. Đến đây, chung sta mới cảm nhận được tình yêu thương của cha mẹ dành cho những đứa con của mình, luôn bao bọc và che chở, yêu thương, chăm lo cho từng bước đường đời của người con. Mẹ như cánh chim trời theo sát con trong những chặng đường dài và luôn ở bên cạnh con mãi mãi. Mẹ biết rằng, chỉ từ ngày mai thôi, con sẽ được học cách để làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với thế giới ở xung quanh mình. Con sẽ học cách lắng nghe thầy cô, chia sẻ với những người thầy cua mình, sẽ biết cách nắm giữ tình bạn, sau này là tình yêu. Mẹ cũng biết những ý nghĩa to lớn của giáo dục đối với con. Mẹ nhớ tới ngày khai giảng ở nước Nhật, cả nước cùng được nghỉ lễ vì học cho rằng, đưa con tới trường khai giảng là điều rất quan trọng và cũng không có gì quan trọng hơn giáo dục con người cả. Trong bài viết, người mẹ không nói với con hay nói với bất kì một người nào mà người mẹ chỉ đang nói với chính bản thân mình. Đó chính là những kỉ niệm của người mẹ về một thời đã qua với những kí ức thuộc về tuổi thơ. Mỗi lúc như vậy, mẹ lại nao lòng nhớ lại về những kỉ niệm của mình và mỉm cười khi nghĩ tới những ngày tháng sau này mà người con sẽ được như vậy. Tóm lại, bài viết với những lời nhẹ nhàng, tình cảm mang những tình cảm sâu sắc của người mẹ dành cho đứa con của mình. Những tình cảm ấy của mẹ luôn mang theo và dõi theo cuộc sống của người con. Qua đây, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của giáo dục đối với tương lai của trẻ thơ.

Bình luận (1)
H24
9 tháng 4 2021 lúc 9:09

 1: A

 2: C

3: D

 4: C

Bình luận (1)
TD
Xem chi tiết
TS
10 tháng 7 2018 lúc 9:29

Từ lâu ông bà ta đã dạy dỗ, nhắc nhở các thế hệ về những kinh nghiệm trong việc chọn bạn để chơi, chọn người để học hỏi, như kim chỉ nam sống, soi đường tỏ lối, thực sự cần thiết với mỗi chúng ta nhất là trong xã hội càng ngày càng phát triển và phức tạp như hiện nay. Một trong số đó là câu tục ngữ “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” thật sự đáng để cho chúng ta cùng phải suy ngẫm.

Có thể nói ca dao, tục ngữ bắt nguồn từ những gì là thân thuộc, từ đời sống với mỗi người chúng ta. Vậy nên, câu nói này cũng không ngoại lệ, lấy hai hình ảnh biểu trưng đó là mực và đèn, hai thứ gần gũi, chúng ta ai cũng đều biết để như một ẩn dụ cho chính những mối quan hệ ta gặp trong cuộc sống. Một bên là “mực” tối đen, bẩn mà ít ai muốn động vào để muốn chỉ đến những con người xấu, sống không đúng chuẩn mực, đạo đức xã hội. Nhưng ngược lại với “mực”, sự đối lập nằm ngay trong vế sau của câu nói là “đèn”, đèn là vật cần thiết với chúng ta, nó phát sáng để giúp ta hoạt động trong bóng đêm, ủ ấm cho con người thay mặt trời cũng là muốn chỉ đến những con người sống trong sạch, thiện lương, những người mang đầy đủ những phẩm chất, đức tính tốt. Suy nghĩ câu tục ngữ: Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Chúng ta luôn muốn sống để trở nên là một người tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Nên nếu là ta, ta cũng chẳng muốn chọn chơi với người xấu vì chúng ta luôn hiểu với nhau rằng thói xấu thì dễ nhiễm, nhưng điều tốt thì lại khó học hơn.

Sống, học tập, chơi cùng với người tốt, ta sẽ được “rạng rỡ” như chính mình, sống được sự chỉ bảo tận tình, mở lối cho một tương lai đẹp đẽ, những phẩm chất của ta cũng sẽ dần hoàn thiện từng ngày mà ta không cần quá mất nhiều sức để theo đuổi như ngay trong vấn đề học tập ở gần những bạn học giỏi, chăm ngoan, bạn tốt, biết giúp đỡ người khác,… thì đảm bảo một điều rằng chắc chắn ta cũng học được những đức tính ấy, trở nên tốt hơn, nhưng không nên vì thế mà ỷ lại, phải tự sống tự khám phá cuộc sống bằng chính đôi mắt, đôi tay, tiếng gọi của trái tim bản thân

Nếu như ta không may mắn, không chọn được hoàn cảnh ta sinh ra,mọi thứ đều không thuận lợi cho ta phát triển bản thân, sẽ rất có khả năng dẫn đến ta làm người xấu cụ thể ở nơi bố mẹ luôn cãi nhau, đánh đập thì ta cũng sẽ bị trì trệ về tinh thần, tình cảm, ta đâm ra sinh hư, tìm những lý do để trốn khỏi nơi gia đình quá đáng sợ ấy, lớn lên cũng sẽ thiếu thốn, quậy phá. Hay nếu xung quanh ta toàn những người nghiện hút, luôn ăn chơi, trốn học, để thầy cô la rầy, ta gắn bó với họ thì tự sau ta cũng sẽ một phần bị ảnh hưởng lây…. Tất cả những ví dụ ấy đã kể ra ở đây là một sự thực, nhưng cũng đừng quá lo lắng, ta vẫn còn có những sự lựa chọn đằng sau, ta phải tự bứt phá khỏi hoàn cảnh ràng buộc ta, để thay đổi chính bản thân mình, để trở thành người sống có chuẩn mực rõ ràng, sống thành người tốt, tự có thể phát triển được bản thân, giúp được gia đình và xã hội.

Con người ta luôn có hai mặt, thiện và ác, một khi phần ác nổi lên do hoàn cảnh ép buộc, do bản thân người ta đã bị lu mờ bởi những điều xấu từ người khác, người ta sẽ khó tìm lại được bản thân mình, đến lúc này, dù biết rất khó, nhưng ta cũng không nên hoàn toàn xa lánh họ, cần tạo cho họ một cơ hội để giải thoát khỏi vòng luẩn quẩn của tội ác, luật pháp kìm kẹp, hướng cho họ một tương lai tươi sáng hơn, để họ dần hòa nhập trở lại với cộng đồng là một trách nhiệm, một tâm hồn rộng rãi, bao dung có sẵn trong dòng máu Việt, như chính ông cha đã dạy con cháu.

Không một ai là hoàn toàn xấu, cũng không hẳn ở gần mực thì ta hoàn toàn “đen”, vì chúng ta đều nên học hỏi ở mỗi người ta gặp trong cuộc đời, khai thác điểm tốt ở họ, giúp đỡ họ loại trừ dần đi phần xấu trong tâm hồn, cách hành xử. Nếu như ta chỉ chơi với người tốt, vậy những người xấu họ sẽ càng ngày càng trì trệ và lấn sâu vào vũng bùn lầy đáy của xã hội, càng làm xã hội không thể phát triển được. Và ta cũng chưa thể biết được những người “tốt” họ đã phải trải qua những gì trong cuộc đời. Nên nhớ rằng aitrong chúng ta đều có quyền lựa chọn những điều tốt và xấu để tiếp thu, vận dụng để hướng đến sự toàn diện, giá trị chân-thiện-mỹ cao quý ai cũng muốn có trong cuộc đời.

Bài học vẫn còn nguyên vẹn giá trị dù trải qua bao lâu. Thế giới đang ngày phát triển, dần dần càng phức tạp, mỗi chúng ta hãy luôn biết tỉnh táo để lựa chọn người bạn gắn bó với ta và cũng nên rộng lòng để đón nhận những điều mới mẻ, khích lệ những điều tốt từ người khác, là ta đã góp phần bảo tồn những giá trị của câu tục ngữ, vừa để câu nói ngày càng đúng, phù hợp hơn, ảnh hưởng tích cực hơn đến cuộc sống của chúng ta.

Bình luận (1)
HS
10 tháng 7 2018 lúc 9:32

Có một nhà văn đã nói: “Gần mặt trời thì sáng, gần mẹ hiền thì ấm”. Quả thực, với cuộc đời con, mẹ như mặt trời mang lại ánh sáng, sự ấm áp, niềm tin và sự sống.

Bình luận (25)
PP
10 tháng 7 2018 lúc 9:53

Bình luận (0)
DS
Xem chi tiết
LP
11 tháng 5 2018 lúc 17:14

Mỗi con người sinh ra sẽ khác nhau, không ai giống ai cả nhưng nhiều người lại dựa vào sự khác nhau đó để bình phẩm, phán xét về con người họ không lí do.

Trong cuộc sống này có rất nhiều mảnh đời thiếu may mắn họ phải tự động viên bản thân mà nỗ lực còn những người có đầy đủ tất cả thì họ lại coi thường và khinh bỉ chúng. Trước tiên chúng ta phải hiểu thấu cảm là gì? là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ.Là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét. Vâng, đó là điều mà chúng ta hiểu nhưng thực tế nó lại trái ngược hoàn toàn. Với thời đại phát triển khoa học kĩ thuật, mọi thứ đang phát triển một cách nhanh chóng như vậy thử hỏi " thấu cảm " ở đâu ra, người ta đánh giá một con người bằng vẻ đề ngoài. Vì bản thân con người họ có đầy đủ mọi thứ còn những con người kia thì khuyết tật kém may mắn nên họ phải gánh chịu tất cả. Còn lòng vị tha ở con người chứng tỏ một tinh thần vô cùng bao dung, nhân ái. Lòng vị tha thể hiện ở thái độ vô tư, không mưu toan tính toán khi giúp đỡ người khác làm một việc gì đó. Đó là lòng vị tha trong suy nghĩ còn nhìn nhận thực tế thì nó khiến ta phải đánh giá lại. Bạn nhìn thấy một anh chàng thanh niên đang cố gắng tìm đường đi thì bạn lại cho rằng anh ta bị "điên" anh ta đang cố gắng diễn kịch và cười nhạo, chế diễu ? Không đâu ạ, vì anh ta mù mới phải dò đường, vì anh ta sinh ra kém may mắn hơn bạn. Xã hội này còn mấy người có lòng nhân ái? còn mấy người thấu được nỗi lòng của những người như vậy

Có những bạn miệng luôn luôn nói rằng " tớ hay giúp đỡ người khác lắm" rồi bắt đầu kể những việc tốt mà bạn ý làm. Xin thưa, bạn nói rất rất hay nhưng những gì bạn nói trên bạn có dám khẳng định là sự thật. Bạn nói cho hay, cho có , nói một đằng rồi ra ngoài nhìn thấy bao nhiêu người cần bạn giúp đỡ liệu bạn có giúp hay làm ngơ họ. Đó là cái nhìn thực tế để đánh giá, chứ không phải bạn chưa biết gì về người khác mà nói rất hay để rồi những người kém may mắn đó là người phải chịu những lời lẽ không đúng về họ. Sự thấu cảm và lòng vị tha của mỗi người không phải dựa vào đồng tiền đâu, nó chỉ là một phần nhỏ. Bây giờ bạn ra đường thấy một bà cụ bị mù, bà đang cố dò đường thay vì bạn chế diễu, cười nhạo , làm ngơ thì quay ra giúp đỡ bà cụ đó cũng là cách bạn để thể sự tôn trọng, yêu thương con người của mình đối với người khác mà không phải qua vật chất.

Nếu bạn là một con người biết suy nghĩ, biết lắng nghe , biết nhận thức thì khi người khác khó khăn bạn sẽ giúp đỡ họ với khả năng có thể chứ không phải nhìn thấy người ta khó khăn mà cười họ, mặc kệ họ. Một vấn đề mà phải nhắc tới, khi ra đường gặp những trường hợp tai nạn giao thông lẽ ra bạn nên gọi điện cho cứu thương đến để giúp đỡ. Không đâu, có những người không như vậy họ lấy máy ra chụp rồi đăng lên mạng xã hội lấy bức ảnh đó và viết những dòng đe dọa mọi người. Đây là hành động đáng để các bạn làm như vậy? Những người như vậy họ đã mất hết tính người rồi.

Mỗi người chịu lắng nghe, chia sẻ thì cuộc sống này mới tốt đẹp hơn được. Khi cha mẹ nhờ bạn một công việc nào đó đừng cáu, đừng cãi mà hãy vui vẻ giúp đỡ vì cha mẹ còn giúp bạn làm nhiều hơn cả những gì họ đang nhờ bạn làm. Giúp đỡ những người xung quanh chúng ta cũng là một cách thể hiện tính cách con người để người khác yêu quý, tôn trọng bạn hơn. Hãy tạo cho mình những thói quen sống để khi bạn cần sự giúp đỡ người khác cũng sẽ giúp đỡ bạn đó mới chính là món quà tuyệt nhất.

Nói tóm lại, sự thấy cảm và lòng vị tha xuất phát từ trái tim của mỗi người. Sự thấu cảm, lòng vị tha sẽ giúp bạn thành con người có ích cho xã hội này, đừng sống một cuộc sống thờ ơ để rồi đến lúc chính bản thân cần giúp đỡ thì người khác lại quay lưng lại với mình đó mới là cuộc sống vô nghĩa.

- Nguồn : Tự làm

Chúc bạn học tốt !

Bình luận (9)
HS
10 tháng 5 2018 lúc 20:14

Í cái này mình xem trên quà tặng cuộc sống rùi nè :'>

Bình luận (0)
HS
10 tháng 5 2018 lúc 20:15

Kinh tế ngày càng phát triển. Đời sống của người dân ngày một tăng cao, cuộc sống đã ngày một xa vời với hồi ức của những năm tháng chiến tranh, cả dân tộc ta một lòng đoàn kết hướng về sự độc lập dân tộc, để rồi khi hòa bình lập lại, nhân dân ta lại một lần nữa chứng tỏ sự đồng lòng toàn dân cùng nhau vượt qua những khó khăn để vươn lên những ngày tháng cuộc sống có thể ăn no mặc ấm, xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên ngày gian khó, người với người lại yêu thương, đùm bọc nhau mọt cách chân thành mà khi cuộc sống đủ đầy, người với người trái tim sao lại xa cách nhau vậy. Con người ngày càng mất dần sự thấu cảm dành cho nhau.

Trong cuộc sống, triết lý về cuộc đời có vô vàn, nhưng câu nói mà tôi thấy tâm đắc và thấm thía nhất, đó là “Ở trên đời, người với người sống để yêu thương”, thế nhưng, con người ta lại càng ngày càng tính toán thiệt hơn với nhau, và với bất cứ sự lên tiếng nào họ cũng quy hết vào do nhu cầu cơm, áo, gạo, tiền, guồng quay cuộc sống, người ta chỉ yêu chính bản thân mình hoặc chỉ quan tâm đến chính bản thân mình, họ vẫn mặc định sống phải vì bản thân.Hơn chút họ dành thêm sự quan tâm đến người mà họ yêu thích. Tôi cảm thấy rất buồn khi người ta khuyên nhau “Càng biết nhiều thì càng khổ, hãy nhớ điều đó”. “Không nên lo chuyện bao đồng”, “Việc của tôi không cần người khác quan tâm”…Con người vô cảm dần đều và rồi không còn sự thấu hiểu dành cho nhau.

Thấu cảm là khả năng nhìn thế giới bằng con mắt của người khác, đặt mình vào cuộc đời của họ. Hiểu họ, đồng cảm với họ,. Con người với con người gần nhau thêm về mặt tình cảm, đồng điệu để sẻ chia. Thấu cảm là sự hiểu biết thấu đáo, trọn vẹn một ai đó, khiến ta hiểu được những suy nghĩ của họ, cảm được những cảm xúc của họ, và tất cả xảy ra mà không có sự phán xét.

Sự thấu cảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống, Tổng hòa, nó là thước đo quyết định ý nghĩa của cuộc sống. Sự thấu cảm là cội nguồn của lòng trắc ẩn, tình yêu thương, nhờ có sự thấu cảm mà con người có cái nhìn hiểu biết, thấu đáo, trọn vẹn về người khác, từ đó biết nghĩ cho người, sống vì người. Sự thấu cảm là mang con người xích lại gần nhau.Sự thấu cảm cũng là cơ sở, nền tảng để người ta không ngừng trau dồi vốn sống và hoàn thiện nhân cách bản thân.Có thể thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ với những tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ của người khác. Qua đó, ta sẽ được mọi người tin cậy, yêu thương. Đó chính là chìa khoá của thành công của hạnh phúc.

Mọi người khi nhận được sự cảm thông, sẻ chia trong những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống sẽ vơi nhẹ nỗi buồn, có thêm động lực để vượt qua những khó khăn, thử thách ấy. Tạo dựng một xã hội thực sự nhân văn, tốt đẹp với những mối quan hệ giữa các cá nhân được gắn kết trong sự thấu cảm và tình thương. Dù đó chỉ là những điểu nhỏ nhặt nhất, nghĩ cho cha mẹ đã vất vả nuôi vấng mình khôn lớn để biết chi tiêu tằn tiện, đỡ đần bố mẹ, với những người lớn tuổi trong gia đình, hãy thường xuyên trở về thăm và trò chuyện cùng họ. Những mảnh đời bất hạnh, kém may mắn hơn ta, không giúp đỡ được gì cho họ thì ít nhất ta đừng nên dè bỉu, khinh miệt họ. Những nơi gặp thiên tai, bão lũ, hãy chia sẻ với họ những điều mình có thể giúp họ để họ vơi bớt sự khó khăn. Hay trên đường đi hãy giúp đỡ trẻ em, người già qua đường. Đi trên xe buýt, hãy biết nhường ghế. Đừng xả rác bừa bãi, đừng mặc định rằng sẽ có cô lao công quét dọn. Những hành vi ấy nếu được thể hiện bằng hành động thì sẽ trở thanhg những người có khả năng thấu cảm, biết đặt mình vào vị trí của người khác, nhìn thế giới bằng con mắt của người khác để hiểu được suy nghĩ của mọi người, cảm được cảm xúc của mọi người và từ đó họ đã tự giúp bản thân mình có một cuộc sống giàu ý nghĩa.

Tuy nhiên trong cuộc sống vẫn còn vô số hình ảnh không đẹp mắt vì sự vô cảm của con người. Trên đường giao thông thấy người gặp nạn dửng dưng quay đi, thấy những cảnh đánh nhau không biết can ngăn lại còn cợt nhạt lấy điện thoại ra chụp choẹt, quay clip. Coi khinh những tầng lớp dưới mình…Không cần biết đúng sai, những tin tức trên đài báo, kể cả giật tít câu view nhưng cư dân mạng vẫn không tỉnh táo, về dường như chỉ cần biết tin qua những nội dung báo chí để rồi hùa theo chỉ trích người khác… Những người như vậy thật thờ ơ, vô cảm, ích kỉ, chỉ biết đến bản thân mình, không quan tâm đến mọi thứ xung quanh.

Tuy nhiên, phải biết thấu cảm với mọi người không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng hành động cụ thể. Muốn rèn luyện lòng thấu cảm, phải luôn sống chân thành, cởi mở, bao dung và vị tha.

Tóm lại, mỗi chúng ta cần có lối sống tích cực và xây dựng cho mình những tình cảm tốt đẹp, từ trái tim mình. Hãy có những hành động đẹp để thấy trái tim ta biết yêu thương.

-Itn_

Bình luận (19)
TB
Xem chi tiết
TP
19 tháng 4 2018 lúc 14:24

Cuộc sống của chúng ta không ngừng phát triển và con người chúng ta cũng phải phát triển để thích ứng với cuộc sống. Thế nhưng xã hội hiện nay vẫn luôn tồn tại rất nhiều những cá nhân thụ động, không biết tự mình vươn lên trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình. Nó thể hiện trong suy nghĩ và trong tư duy của tất cả chúng ta.

Lối sống thụ động chính là lối sống không biết tự lập mà chỉ biết dựa vào người khác thì mới có thể làm việc được. Nếu như chúng ta suy nghĩ đơn giản thì không có vấn đề gì phải bàn cãi nhưng nếu như nhìn sâu vào vấn đề thì chúng ta sẽ thấy được những bất cập. Từ xưa đến nay ông cha luôn có câu “trứng khôn hơn vịt” và cứ mặc định người lớn tuổi hơn sẽ có quyền quyết định. Chính vì lẽ này mới hình thành nên lối sống thụ động, dựa dẫm vào người khác của một số bạn trẻ trong xã hội hiện nay. Một phần suy nghĩ của người Việt Nam chúng ta trẻ con thì không biết gì nên nghe theo sự sắp đặt của người lớn nên đã hình thành nên lối suy nghĩ dựa dẫm vào người khác của rất nhiều bạn trẻ.

Ngay cả trong việc giáo dục chúng ta cũng thường quen với lối dạy áp đảo các học trò của mình, thầy giáo luôn đúng, họ luôn cho rằng kiến thức mà họ có là chính xác nhất đầy đủ nhất và nhất nhất học sinh phải noi theo.

Chính những điều này chính là cái nôi để hình thành nên những cá nhân có lối sống thụ động, chỉ biết làm theo những lời chỉ dạy của người khác. Đặc biệt rất nhiều bạn sinh viên hiện nay có lối sống quá thụ động. Các bạn suốt ngày chỉ biết ăn ngủ, không biết tìm tòi thêm tài liệu để học tập, nâng cao thêm kiến thức. Đặc biệt các bạn không biết nâng cao những kỹ năng thực tiễn, kỹ năng xã hội nên khi ra trường ngoài tấm bằng trống rỗng thì các bạn không làm được cái gì cả. Chính những điều này đã làm cho các nhà tuyển dụng ngán ngẩm, lắc đầu từ chối, nếu có nhận vào cũng dày công đào tạo lại từ đầu.

Có rất nhiều bạn ra trường đến nơi nhưng vẫn không chịu tìm tòi kiến thức, vẫn phải dựa dẫm vào bố mẹ, hằng tháng bố mẹ vẫn phải bao nuôi… Chính điều này khiến cho các bạn không có kỹ năng xã hội, không có chính kiến…

Chúng ta hãy nhìn vào những nước phát triển trên thế giới sẽ thấy được cách giáo dục của họ rất khác, môi trường học của họ rất năng động, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn còn học sinh chính là những người tìm tòi nghiên cứu kiến thức. Điều này đòi hỏi ai cũng phải biết làm phải biết đứng trên đôi chân của mình không phụ thuộc vào bất cứ ai, cho nên họ không có lối sống thụ động như chúng ta. Tại rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài, họ yêu cầu nhân viên của họ phải biết năng động sáng tạo trong công việc chứ không phải theo một lối mòn nhất định đây chính là yêu cầu của họ.

Một trong những yêu cầu đặt ra cho tất cả chúng ta đó chính là xóa bỏ ngay lối sống thụ động, lười suy nghĩ, lười sáng tạo, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tránh được tình trạng thất nghiệp và xây dựng xã hội phát triển.

Bình luận (0)
H24
9 tháng 11 2018 lúc 7:51

Cuộc sống của chúng ta không ngừng phát triển và con người chúng ta cũng phải phát triển để thích ứng với cuộc sống. Thế nhưng xã hội hiện nay vẫn luôn tồn tại rất nhiều những cá nhân thụ động, không biết tự mình vươn lên trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình. Nó thể hiện trong suy nghĩ và trong tư duy của tất cả chúng ta.

Lối sống thụ động chính là lối sống không biết tự lập mà chỉ biết dựa vào người khác thì mới có thể làm việc được. Nếu như chúng ta suy nghĩ đơn giản thì không có vấn đề gì phải bàn cãi nhưng nếu như nhìn sâu vào vấn đề thì chúng ta sẽ thấy được những bất cập. Từ xưa đến nay ông cha luôn có câu “trứng khôn hơn vịt” và cứ mặc định người lớn tuổi hơn sẽ có quyền quyết định. Chính vì lẽ này mới hình thành nên lối sống thụ động, dựa dẫm vào người khác của một số bạn trẻ trong xã hội hiện nay. Một phần suy nghĩ của người Việt Nam chúng ta trẻ con thì không biết gì nên nghe theo sự sắp đặt của người lớn nên đã hình thành nên lối suy nghĩ dựa dẫm vào người khác của rất nhiều bạn trẻ.

Ngay cả trong việc giáo dục chúng ta cũng thường quen với lối dạy áp đảo các học trò của mình, thầy giáo luôn đúng, họ luôn cho rằng kiến thức mà họ có là chính xác nhất đầy đủ nhất và nhất nhất học sinh phải noi theo.

Chính những điều này chính là cái nôi để hình thành nên những cá nhân có lối sống thụ động, chỉ biết làm theo những lời chỉ dạy của người khác. Đặc biệt rất nhiều bạn sinh viên hiện nay có lối sống quá thụ động. Các bạn suốt ngày chỉ biết ăn ngủ, không biết tìm tòi thêm tài liệu để học tập, nâng cao thêm kiến thức. Đặc biệt các bạn không biết nâng cao những kỹ năng thực tiễn, kỹ năng xã hội nên khi ra trường ngoài tấm bằng trống rỗng thì các bạn không làm được cái gì cả. Chính những điều này đã làm cho các nhà tuyển dụng ngán ngẩm, lắc đầu từ chối, nếu có nhận vào cũng dày công đào tạo lại từ đầu.

Có rất nhiều bạn ra trường đến nơi nhưng vẫn không chịu tìm tòi kiến thức, vẫn phải dựa dẫm vào bố mẹ, hằng tháng bố mẹ vẫn phải bao nuôi… Chính điều này khiến cho các bạn không có kỹ năng xã hội, không có chính kiến…

Chúng ta hãy nhìn vào những nước phát triển trên thế giới sẽ thấy được cách giáo dục của họ rất khác, môi trường học của họ rất năng động, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn còn học sinh chính là những người tìm tòi nghiên cứu kiến thức. Điều này đòi hỏi ai cũng phải biết làm phải biết đứng trên đôi chân của mình không phụ thuộc vào bất cứ ai, cho nên họ không có lối sống thụ động như chúng ta. Tại rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài, họ yêu cầu nhân viên của họ phải biết năng động sáng tạo trong công việc chứ không phải theo một lối mòn nhất định đây chính là yêu cầu của họ.

Một trong những yêu cầu đặt ra cho tất cả chúng ta đó chính là xóa bỏ ngay lối sống thụ động, lười suy nghĩ, lười sáng tạo, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tránh được tình trạng thất nghiệp và xây dựng xã hội phát triển.

Bình luận (1)
NH
Xem chi tiết
NV
19 tháng 2 2016 lúc 22:05

 

I. VỀ THỂ LOẠI

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.


 

II. KIẾN TỨC CƠ BẢN

1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

4. Về ca Huế:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.

2. Cách đọc

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

 

3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.

Bình luận (0)
NH
20 tháng 2 2016 lúc 9:24

I. VỀ THỂ LOẠI

Ca Huế trên sông Hương thuộc thể loại bút kí. Xét về tính chất, bút kí gần với tuỳ bút (xem thể loại tuỳ bút trong bài Một thứ quà của lúa non: cốm). Cả hai loại đều là thể kí, tức là những ghi chép về người thật, việc thật nhưng mang sắc thái trữ tình. Tuy nhiên, so với tuỳ bút thì bút kí thể hiện ý nghĩa khách quan rõ nét hơn. Trong bút kí, các nhân vật, sự kiện được miêu tả khá chi tiết. Tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện qua cách lựa chọn, miêu tả đối tượng.


 

II. KIẾN TỨC CƠ BẢN

1. Cố đô Huế là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Trong chương trình Ngữ văn đã có câu ca dao về xứ Huế: “Đường vô xứ Huế quanh quanh - Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ - Ai vô xứ Huế thì vô”. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp và Huế thơ, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ,...

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có: chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện,... Các điệu hát có: lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ được nhắc tới gồm: đàn tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh.

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chỉ nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú tao nhã, đầy quyến rũ.

4. Về ca Huế:

a) Ca Huế được hình thành từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc. Sôi nổi, tươi vui (có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian. Còn trang trọng, uy nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c*) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên dòng sông Hương thơ mộng giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hoạ gồm những nhạc công điêu luyện, tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

 

III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Tóm tắt

Huế nổi tiếng với các điệu hò, các làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt văn hoá tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng.

2. Cách đọc

Với loại văn bản này, khi đọc cần thể hiện giọng điệu nhẹ nhàng, truyền cảm. Cần chú ý: trong bài, thủ pháp liệt kê thường xuyên được tác giả sử dụng nhằm làm rõ vẻ đẹp phong phú, đa dạng của ca Huế, cần đọc rõ ràng, rành mạch từng yếu tố để tăng ý nghĩa biểu cảm.

 

3. Tuỳ địa phương sinh sống mà mỗi học sinh có thể kể ra những làn điệu dân ca khác nhau của quê mình. Hãy thử tập hát theo những làn điệu ấy.

Bình luận (0)
NB
20 tháng 2 2016 lúc 10:13

I. Kiến thức  cơ bản

 - Thành phố Huế bên bờ sông Hương là kinh đô của nước ta thời nhà Nguyễn. Đây là thành phố đẹp với nhiều kiến trúc và nét văn hóa độc đáo. Huế đã được công nhận là di sản văn hóa của thế giới.

- Huế nổi tiếng với các điệu hò, càc làn điệu dân ca. Ca Huế trên sông Hương là một sinh hoạt tao nhã, đầy sức quyến rũ, được các ca sĩ, nhạc công tài hoa biểu diễn trên thuyền rồng,

-Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương , ai oán... Lời ca thong thả, trang trọng, trong sáng gợi lên tình người, tình đất nước, trai hiền, gái lịch.

II. Trả lời câu hỏi

1. Cố đo Huê là thành phố đẹp và cổ kính bên bờ sông Hương. Đặc điểm của xứ Huế là Huế đẹp, Huế mộng mơ. Giọng Huế dịu dàng. Người xứ Huế thanh lịch. Huế nổi tiếng với cung điện, lăng tẩm, núi Ngự, sông Hương, chùa Thiên Mụ....

2. Các làn điệu dân ca Huế rất phong phú, đa dạng. Về các điệu hò thì có : chèo cạn, bài thai, đưa linh, giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung, hò lơ, hò ô, xay lúa, họ nện,.... Các điệu hát có : lí con sáo, lí hoài xuân, lí hoài nam, nam ai, nam bình, quả phụ, nam xương, tương tư khúc, hành vân, tứ đại cảnh.

Các nhạc cụ nhắc tới gồm : đành tranh, đàn nguyệt, tì bà, nhị, đàn tam, đàn bầu, sáo, cặp sanh

3. Sau khi đọc bài văn, người đọc biết Huế không chi nổi tiếng bởi danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử, Huế không chỉ nổi tiếng bởi nón bài thơ, các món ăn tinh tế, mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Nghe ca Huế trong thuyền rồng trên sông Hương là một thú vui tao nhã, đầy quyến rũ.

4.

a) Ca Huế được hình thanhg từ dòng ca nhạc dân gian và ca nhạc cung đình.

b) Ca Huế sôi nổi, tươi vui, trang trọng, uy nghi chính là vì nó tiếp thu tính chất của hai dòng nhạc : sôi nổi, tươi vui ( có cả buồn cảm, bâng khuâng, tiếc thương, ai oán) là có nguồn gốc từ nhạc dân gian; còn trang  trọng, y nghi là có nguồn gốc từ nhạc cung đình.

c) Nghe ca Huế là một thú tao nhã bởi vì cách thức nghe ca trên thuyền rồng, trên sông Hương thơ mộng, giữa trời nước mênh mang đã là một cách thưởng thức độc đáo. Mặt khác, nội dung ca Huế trang trọng, trong sáng, gợi tình người, tình đất nước. Những lời ca đẹp đó lại được những ca sĩ duyên dáng, lịch sự của xứ Huế trình diễn với dàn nhạc phụ hòa gồm những nhạc công điêu luyện tài hoa. Nghe ca Huế để thêm hiểu, thêm yêu xứ Huế, cũng là thêm yêu đất nước mình. Bởi thế đó là một thú vui thanh cao và lịch sự.

Bình luận (0)