Tập làm văn lớp 7

TB

Đề bài như sau:
Xã hội đang ngày càng phát triển năng động nhưng vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ các bạn trẻ sống và học tập thụ động.Em hãy chứng minh rằng lối sống ỷ lại, thụ đông là một lối sống không tốt, kiềm hãm sự phát triển của xã hội.

Giúp mình với đê =) =) cảm ơn nhìu nha

TP
19 tháng 4 2018 lúc 14:24

Cuộc sống của chúng ta không ngừng phát triển và con người chúng ta cũng phải phát triển để thích ứng với cuộc sống. Thế nhưng xã hội hiện nay vẫn luôn tồn tại rất nhiều những cá nhân thụ động, không biết tự mình vươn lên trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình. Nó thể hiện trong suy nghĩ và trong tư duy của tất cả chúng ta.

Lối sống thụ động chính là lối sống không biết tự lập mà chỉ biết dựa vào người khác thì mới có thể làm việc được. Nếu như chúng ta suy nghĩ đơn giản thì không có vấn đề gì phải bàn cãi nhưng nếu như nhìn sâu vào vấn đề thì chúng ta sẽ thấy được những bất cập. Từ xưa đến nay ông cha luôn có câu “trứng khôn hơn vịt” và cứ mặc định người lớn tuổi hơn sẽ có quyền quyết định. Chính vì lẽ này mới hình thành nên lối sống thụ động, dựa dẫm vào người khác của một số bạn trẻ trong xã hội hiện nay. Một phần suy nghĩ của người Việt Nam chúng ta trẻ con thì không biết gì nên nghe theo sự sắp đặt của người lớn nên đã hình thành nên lối suy nghĩ dựa dẫm vào người khác của rất nhiều bạn trẻ.

Ngay cả trong việc giáo dục chúng ta cũng thường quen với lối dạy áp đảo các học trò của mình, thầy giáo luôn đúng, họ luôn cho rằng kiến thức mà họ có là chính xác nhất đầy đủ nhất và nhất nhất học sinh phải noi theo.

Chính những điều này chính là cái nôi để hình thành nên những cá nhân có lối sống thụ động, chỉ biết làm theo những lời chỉ dạy của người khác. Đặc biệt rất nhiều bạn sinh viên hiện nay có lối sống quá thụ động. Các bạn suốt ngày chỉ biết ăn ngủ, không biết tìm tòi thêm tài liệu để học tập, nâng cao thêm kiến thức. Đặc biệt các bạn không biết nâng cao những kỹ năng thực tiễn, kỹ năng xã hội nên khi ra trường ngoài tấm bằng trống rỗng thì các bạn không làm được cái gì cả. Chính những điều này đã làm cho các nhà tuyển dụng ngán ngẩm, lắc đầu từ chối, nếu có nhận vào cũng dày công đào tạo lại từ đầu.

Có rất nhiều bạn ra trường đến nơi nhưng vẫn không chịu tìm tòi kiến thức, vẫn phải dựa dẫm vào bố mẹ, hằng tháng bố mẹ vẫn phải bao nuôi… Chính điều này khiến cho các bạn không có kỹ năng xã hội, không có chính kiến…

Chúng ta hãy nhìn vào những nước phát triển trên thế giới sẽ thấy được cách giáo dục của họ rất khác, môi trường học của họ rất năng động, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn còn học sinh chính là những người tìm tòi nghiên cứu kiến thức. Điều này đòi hỏi ai cũng phải biết làm phải biết đứng trên đôi chân của mình không phụ thuộc vào bất cứ ai, cho nên họ không có lối sống thụ động như chúng ta. Tại rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài, họ yêu cầu nhân viên của họ phải biết năng động sáng tạo trong công việc chứ không phải theo một lối mòn nhất định đây chính là yêu cầu của họ.

Một trong những yêu cầu đặt ra cho tất cả chúng ta đó chính là xóa bỏ ngay lối sống thụ động, lười suy nghĩ, lười sáng tạo, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tránh được tình trạng thất nghiệp và xây dựng xã hội phát triển.

Bình luận (0)
H24
9 tháng 11 2018 lúc 7:51

Cuộc sống của chúng ta không ngừng phát triển và con người chúng ta cũng phải phát triển để thích ứng với cuộc sống. Thế nhưng xã hội hiện nay vẫn luôn tồn tại rất nhiều những cá nhân thụ động, không biết tự mình vươn lên trong cuộc sống để hoàn thiện bản thân mình. Nó thể hiện trong suy nghĩ và trong tư duy của tất cả chúng ta.

Lối sống thụ động chính là lối sống không biết tự lập mà chỉ biết dựa vào người khác thì mới có thể làm việc được. Nếu như chúng ta suy nghĩ đơn giản thì không có vấn đề gì phải bàn cãi nhưng nếu như nhìn sâu vào vấn đề thì chúng ta sẽ thấy được những bất cập. Từ xưa đến nay ông cha luôn có câu “trứng khôn hơn vịt” và cứ mặc định người lớn tuổi hơn sẽ có quyền quyết định. Chính vì lẽ này mới hình thành nên lối sống thụ động, dựa dẫm vào người khác của một số bạn trẻ trong xã hội hiện nay. Một phần suy nghĩ của người Việt Nam chúng ta trẻ con thì không biết gì nên nghe theo sự sắp đặt của người lớn nên đã hình thành nên lối suy nghĩ dựa dẫm vào người khác của rất nhiều bạn trẻ.

Ngay cả trong việc giáo dục chúng ta cũng thường quen với lối dạy áp đảo các học trò của mình, thầy giáo luôn đúng, họ luôn cho rằng kiến thức mà họ có là chính xác nhất đầy đủ nhất và nhất nhất học sinh phải noi theo.

Chính những điều này chính là cái nôi để hình thành nên những cá nhân có lối sống thụ động, chỉ biết làm theo những lời chỉ dạy của người khác. Đặc biệt rất nhiều bạn sinh viên hiện nay có lối sống quá thụ động. Các bạn suốt ngày chỉ biết ăn ngủ, không biết tìm tòi thêm tài liệu để học tập, nâng cao thêm kiến thức. Đặc biệt các bạn không biết nâng cao những kỹ năng thực tiễn, kỹ năng xã hội nên khi ra trường ngoài tấm bằng trống rỗng thì các bạn không làm được cái gì cả. Chính những điều này đã làm cho các nhà tuyển dụng ngán ngẩm, lắc đầu từ chối, nếu có nhận vào cũng dày công đào tạo lại từ đầu.

Có rất nhiều bạn ra trường đến nơi nhưng vẫn không chịu tìm tòi kiến thức, vẫn phải dựa dẫm vào bố mẹ, hằng tháng bố mẹ vẫn phải bao nuôi… Chính điều này khiến cho các bạn không có kỹ năng xã hội, không có chính kiến…

Chúng ta hãy nhìn vào những nước phát triển trên thế giới sẽ thấy được cách giáo dục của họ rất khác, môi trường học của họ rất năng động, thầy cô chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn còn học sinh chính là những người tìm tòi nghiên cứu kiến thức. Điều này đòi hỏi ai cũng phải biết làm phải biết đứng trên đôi chân của mình không phụ thuộc vào bất cứ ai, cho nên họ không có lối sống thụ động như chúng ta. Tại rất nhiều công ty, tập đoàn nước ngoài, họ yêu cầu nhân viên của họ phải biết năng động sáng tạo trong công việc chứ không phải theo một lối mòn nhất định đây chính là yêu cầu của họ.

Một trong những yêu cầu đặt ra cho tất cả chúng ta đó chính là xóa bỏ ngay lối sống thụ động, lười suy nghĩ, lười sáng tạo, chỉ có như vậy thì chúng ta mới có thể tránh được tình trạng thất nghiệp và xây dựng xã hội phát triển.

Bình luận (1)

Các câu hỏi tương tự
H24
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
KB
Xem chi tiết
HT
Xem chi tiết
TY
Xem chi tiết
BK
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết
AD
Xem chi tiết