Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
SB
23 tháng 7 2021 lúc 9:28

bây h ủng hộ thêm 50 coin dcd khum anh !

Bình luận (4)
ND
23 tháng 7 2021 lúc 9:29

Chời ơi giải thưởng hấp dẫn tuyệt vời, tham gia mạnh tay nha mọi người!

Bình luận (0)
H24
23 tháng 7 2021 lúc 9:29

100GP luôn á

Bình luận (0)
TH
Xem chi tiết
DH
29 tháng 5 2021 lúc 10:16

Vấn đề có một vài câu chưa đúng thì e có ý kiến như này à

+ Thứ nhất, đó là do người giải, đặc biệt là e, cũng có sơ suất trong quá trình làm bài (dạ cái này thì e xin lỗi mọi người ạ)

+ Nhưng bên cạnh đó, cũng có phần là do đề bài cho dài, và đồng thời các chữ quá gần nhau, gây nên cảm giác nhầm lần. Có thể dẫn đến việc nhìn nhầm đề bài câu khác, dẫn đến làm sai, nên mong rằng các bạn sẽ có thể gửi bài một cách khoa học để giúp những người khác thuận lợi trong việc giúp mình hơn

Bình luận (0)
MN
29 tháng 5 2021 lúc 14:09

Có mấy bạn đăng đề gần 100 câu , mình vẫn thương tình làm hết đấy ạ :< Mong mọi người lần sau tách nhỏ ra chứ vào thấy mớ chữ là sợ lắm rồi :((

Bình luận (2)
MN
29 tháng 5 2021 lúc 15:57

Điều đầu tiên em muốn nói là sự nể phục tốc độ và trình độ của bạn Hải (đây là 1 lời khen thật lòng)

Thứ hai là đôi khi em cũng khá hấp tấp, vội vàng do một phần là áp lực thời gian làm cho đôi khi quên đi cả một số những cái cơ bản, điều này em nhận sai về phía mình, và một cái nữa là mắt của em khá kém (đợt này em cận nặng hơn trước nhiều nên các đề bài chụp mờ gần như không còn nhìn thấy gì nữa)

Thứ ba nữa là có những bạn đôi khi bài tập có trên mạng rồi vẫn cứ hỏi mà không dành một chút thời gian ra tìm hay một câu hỏi đăng mấy lần hoặc đăng câu hỏi lên nhưng ko nói rõ yêu cầu, không kèm lời như: ''Các anh chị/ các bạn giúp em''... làm cho người làm nhiều lúc cũng thấy nản...

Bình luận (2)
QL
Xem chi tiết
H24
17 tháng 5 2021 lúc 20:23

Gọi tuổi anh,tuổi bố,tuổi ông lần lượt là `a,b,c(a<b<c)(a,b,c in N^**)`

 Biết rằng tuổi của bố Anh có bao nhiêu ngày thì tuổi của Anh có bấy nhiêu tuần mà một tuần có bảy ngày

`=>b=7a`

Tuổi của ông Anh có bao nhiêu năm thì tuổi của Anh có bấy nhiêu tháng mà một năm có 12 tháng

`=>c=12a`

Theo bài:`a+b+c=100`

`=>a+7a+12a=100`

`=>20a=100`

`=>a=5`

`=>b=7a=35`

`=>c=12a=60`

Vậy tuổi của anh,bố,ông lần lượt là 5,35,60 tuổi

Bình luận (2)
H24

                                                 Bài làm :

Nếu tuổi bố Anh bao nhiêu ngày thì tuổi tuổi Anh bấy nhiêu tuần => Anh  = 1/7 tuổi bố vì 1 tuần có 7 ngày .

Nếu ông Anh bao nhiêu năm thì Anh bấy nhiêu tháng => tuổi Anh = 1/12 tuổi ông vì 1 năm có 12 tháng .

Ví tuổi Anh = 1/7 tuối bố và = 1/12 tuổi ông nên ta có tuổi Anh là 1 phần bằng nhau thì tuổi của bố là 7 phần và tuổi ông là 12 phần như thế        .        

Tổng số phần tuổi 3 người là :        12 +7 +1 = 20 ( phần ) .

Tuổi của Anh là :       100 : 20 x 1 = 5 ( tuổi) .

Tuổi của bố Anh là :          5 x 7 = 35 ( tuổi ) .

Tuổi của ông Anh là :      5 x 12 = 60 ( tuổi) .

 Vậy Anh 5 tuổi , bố Anh 35 tuổi và ông Anh 60 tuổi .

 

Bình luận (7)
H24
17 tháng 5 2021 lúc 21:07

Gọi tuổi  Anh là a (tuổi) (a\(\in\)N*)

Khi đó : tuổi bố Anh là 7a (tuổi)

             tuổi ông Anh 12a (tuổi)

Vì tổng số tuổi của Anh, bố Anh và ông Anh bẳng 100 nên ta có phương trình:

a + 7a + 12a = 100

\(\Leftrightarrow\)20a = 100

\(\Leftrightarrow\)a = 5 (thỏa mãn)

Vậy tuổi Anh là 5 (tuổi)

       tuổi bố Anh là 7. 5 = 35 (tuổi)

             tuổi ông Anh 12. 5 =60 (tuổi)

 

 

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
TK
11 tháng 5 2021 lúc 13:53

thank you so much!!!!!!!!!!!!!!!!

Bình luận (0)
LT
12 tháng 5 2021 lúc 10:30

I would like to send this video to you, I just want to introduce to you this website, it is really great for those who want to learn English.We will learn skills from listening to reading. , write.From learning this, my English skills have improved a lot so I hope you can take some time to try this website.have a good day !!!!         :))))

https://learnenglishteens.britishcouncil.org/grammar/beginner-grammar/have-must-should-obligation-advice

Bình luận (0)
TV
12 tháng 5 2021 lúc 15:57

I. Change into passive.

1.  John collects money.

 .................................................................................................................................... 

2.  Anna opened the window.  

 .................................................................................................................................... 

3.  We have done our homework.

 .................................................................................................................................... 

4.  I will ask a question.  

 .................................................................................................................................... 

5.  He can cut out the picture.  

.................................................................................................................................... 

6.  The sheep ate a lot.  

 .................................................................................................................................... 

7.  We do not clean our rooms.

 .................................................................................................................................... 

8.  William will not repair the car.

 .................................................................................................................................... 

9.  Did Sue draw this circle?  

 .................................................................................................................................... 

10. Could you feed the dog?

 .................................................................................................................................... 

II: Rewrite these following sentences with the same meaning
1. She said, "I am reading."
→ She said that…………………………………………………………….
2. They said, "We are busy."
→ They said that ……………………………………………………………….
3. He said, "I know a better restaurant."
→ He said that………………………………………………………………...
4. She said, "I woke up early."
→ She said that……………………………………………………………….
5. He said, "I will ring her."
→ He said that………………………………………………………………….
6. They said, "We have just arrived."
→ They said that………………………………………………………………
7. He said, "I will clean the car."
→ He said that……………………………………………………………….
8. She said, "I did not say that."
→ She said that…………………………………………………………….
9. She said, "I don't know where my shoes are."
→ She said that……………………………………………………………….
10. He said: "I won't tell anyone."
→ He said that………………………………………………………………

Bình luận (1)
VN
Xem chi tiết
NT
19 tháng 4 2021 lúc 20:18

Nhớ đến Bác Hồ chúng ta không chỉ nhớ đến một vị lãnh tụ dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng mà chúng ta còn nhớ đến phong thái ung dung, lạc quan của Người. Điều ấy được thể hiện qua một loạt các sáng tác của Bác, nhất là ở tập "Nhật kí trong tù", tiêu biểu là bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào tháng 8 năm 1942:

 

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ;
Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Trong suốt thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, bị giải đi gần ba mươi nhà giam của tỉnh Quảng Tây, Bác đã viết tập thơ "Nhật kí trong tù" với mục đích "ngâm ngợi cho khuây". Có lẽ trong hoàn cảnh bị giam giữ khổ cực như vậy ít ai có hứng thú làm thơ. Nhưng với Bác thì khác, một con người yêu thiên nhiên không thể quay lưng lại với cái đẹp. Chẳng vậy mà Người đã viết:

"Trong tù không rượu cũng không hoa,
Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ";

Hình ảnh người nghệ sĩ hiện lên thật rõ nét với tình yêu trăng, yêu thiên nhiên và tình yêu cái đẹp sâu sắc. Nói cách khác, hình ảnh Bác Hồ hiện lên qua bài thơ đầy chất thi sĩ, lãng mạn. Dù cho hoàn cảnh của thực tại có thiếu thốn, tù túng đến đâu đi chăng nữa thì Bác vẫn hướng ra vẻ đẹp của ngoại cảnh. Hoa cũng là biểu tượng của cái đẹp và thiếu sự góp mặt của cái đẹp kiêu sa, trang trọng ấy trong buổi ngắm trăng quả là một sự thiếu hụt lớn. Hoa và rượu sẽ giúp cho buổi ngắm trăng thêm thi vị nhưng với Bác, được tận hưởng vẻ đẹp của trăng cũng đã là một điều quý giá. Hơn nữa, giữa chốn ngục tù với thân phận một kẻ bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam phải chịu nhiều khổ cực thì làm sao có thể có được những thứ đó?

Nếu không phải con người yêu thiên nhiên thì Bác đã "hững hờ" và không quan tâm đến ngoại cảnh. Nhưng Bác lại là người "Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa" (Tố Hữu) nên trước cảnh đẹp Bác mang tâm trạng bối rối, chưa biết đón tiếp trăng như thế nào. Vì sao Người lại rơi vào tình trạng khó xử như vậy? Người xưa thường ngắm trăng trong một không gian thoáng đãng tạo sự thư thái, có rượu, có hoa để thêm phần thi vị. Còn Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh không được tự do, Bác ngắm trăng trong tù ngục tăm tối không có hương hoa thơm ngát cũng không có men rượu say nồng. Xiềng xích hay dây trói cũng chỉ giam cầm được thân thể Bác mà không thể nào giam cầm được tinh thần người chiến sĩ cách mạng của dân tộc.

Làm sao Bác có thể thờ ơ được với người bạn tri kỷ này đây? Vượt lên mọi sự thiếu thốn về vật chất, Bác đã thưởng ngoạn ánh trăng bằng tất cả những gì mình có. Đó là phong thái ung dung, sự lạc quan, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng của nước nhà:

"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ".

Chúng ta không chỉ thấy được hình ảnh Bác Hồ với tình yêu thiên nhiên sâu sắc mà còn thấy được hình ảnh một người chiến sĩ cách mạng vượt lên trên bao gông cùm, xiềng xích, dây trói để hòa mình vào thiên nhiên, ánh trăng. Bác hướng đến ánh trăng cũng là hướng đến ánh sáng của tự do, của lí tưởng cộng sản. Bài thơ của Người còn thể hiện một tinh thần "thép" trong hoàn cảnh vô cùng gian khổ và khắc nghiệt. Chính tình yêu thiên nhiên đã làm nên chất "thép" ngời sáng có sức mạnh chiến thắng mọi nghịch cảnh của Bác. Chất "thép" trong thơ Bác còn là tinh thần chiến đấu vì Tổ quốc, nhân dân. Nó còn là sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng, vào con đường giải phóng dân tộc. Tinh thần ấy cũng được Bác thể hiện trong bài thơ "Tự khuyên mình":

"Ví không có cảnh đông tàn,
Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân.
Nghĩ mình trong bước gian truân,
Tai ương rèn luyện, tinh thần thêm hăng".

Mặc dù bị ngăn cách bởi những song sắt của nhà tù nhưng người và trăng vẫn hướng đến nhau, vượt qua mọi khoảng cách và rào cản để cùng đồng điệu. Trăng đã "nhòm" tận vào khe cửa để "ngắm nhà thơ" thì hà cớ gì người nghệ sĩ lại từ chối khoảnh khắc đó. Ánh trăng soi chiếu cả không gian, ánh sáng ấy còn tượng trưng cho ánh sáng cách mạng đưa dân tộc ta thoát khỏi kiếp nô lệ lầm than. Sự đăng đối của hai hình ảnh người và trăng cùng biện pháp nhân hóa "trăng - nhòm khe cửa - ngắm nhà thơ" đã góp phần tạo nên sự thành công trong việc khắc họa hình ảnh Bác Hồ. Màu sắc cổ điển kết hợp với màu sắc hiện đại đã tạo nên một phong cách thơ độc đáo. Bài thơ có cách kết thúc đầy bất ngờ nhưng lại hết sức hợp lí. Mở đầu bài thơ là từ "ngục trung" và kết thúc bài thơ là từ "thi gia" đã giúp người đọc thấy được hình ảnh của Bác vượt lên trên hoàn cảnh để có được phong thái ung dung, thư thái ngắm trăng và ẩn đằng sau tình yêu thiên nhiên ấy là một tinh thần "thép" rất đáng trân trọng.

Bình luận (0)
MN
19 tháng 4 2021 lúc 20:18

Mọi người tham khảo ạ:

 Ngục trung vô tửu diệc vô hoa,
                                    Đối thử lương tiêu nại nhược hà?

                               (Trong tù không rượu cũng không hoa
                                   Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ)

Hai câu thơ trên diễn tả hoàn cảnh ngắm trăng của Bác: trong ngục tù, không rượu cũng không hoa. Thế nhưng khi Người đối diện với cảnh đẹp thiên nhiên thì “khó hững hờ”. Tuy những thiếu thốn về mặt vật chất trong tù nhưng lại không làm lu mờ đi cái thèm khát được tận hưởng vẻ đẹp của ánh trăng trong lòng Người. Điều đó chứng tỏ rằng Bác là một con người, một thi sĩ yêu thiên nhiên say đắm. Và Bác đã có một cuộc vượt ngục độc đáo: Thân thể trong lao nhưng tinh thần ngoài lao.

Hai câu thơ cuối khép lại bài thơ làm sáng lên phẩm chất của người tù cách mạng: Mặc cho thân thể bị đày đọa trong ngục tù nhưng tâm hồn vẫn ung dung, yêu đời:

                         “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
                              Nguyệt tòng song khích khán thi gia.”

                              (Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ,
                              Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.)

Người vẫn lặng lẽ ngắm trăng qua song sắt nhà tù. Bốn bức tường của nhà lao chật hẹp tuy vậy vẫn không ngăn cản được tâm hồn lãng mạn của Bác tìm đến với vầng trăng đẹp đẽ. Qua đó thể hiện được khát vọng tự do và ý chí sắt thép trong Người: không bao giờ khuất phục thực tại mà luôn tìm cách vượt lên trên thực tại. Đó là vẻ đẹp của một con người vừa có tâm hồn lãng mạn của thi sĩ, vừa có cái nghị lực phi thường của người chí sĩ cách mạng. 

Vẻ đẹp tâm hồn của Bác dù ở trong hoàn cảnh nào cũng ngời sáng lên những phẩm chất cao cả của một con người vĩ đại. Chính tâm hồn lãng mạn cùng tinh thần lạc quan đã tạo nên sức mạnh giúp Bác vượt qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, giữ vững niềm tin vào cuộc sống, vào tương lai tươi sáng của dân tộc Việt Nam.

Bình luận (0)
H24

Hồ Chí Minh là một lãnh tụ cách mạng, một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc Việt Nam. Trong những di sản mà Người để lại cho đời thì thi ca chiếm vị trí quan trọng. Thơ Hồ Chí Minh thể hiện tình yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước thắm thiết, thể hiện một nghệ thuật thơ mang đậm màu sắc cổ điển và hiện đại. "Ngắm trăng" là bài thơ số 20, được rút ra trong tập "Nhật kí trong tù". Tác phẩm được viết theo thể thơ tứ tuyệt ngắn gọn, giản dị nhưng hàm súc, mở ra thế giới tâm hồn, tình cảm phong phú của Bác trong hoàn cảnh tối tăm gian khổ của ngục tù.

Tháng 8 năm 1942, Hồ Chí Minh từ Pác Bó (Cao Bằng) bí mật lên đường sang Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của quốc tế cho cách mạng Việt Nam nhưng không ngờ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền tàu Tưởng bắt giam vô cớ và giải qua 30 mươi nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, bị đày đọa trong hơn một năm trời. Người viết tập thơ "Nhật kí trong tù" để nhằm mục đích giải khuây nhưng qua tập thơ, người đọc vẫn thấy được chân dung tâm hồn con người Hồ Chí Minh - một tinh thần lạc quan, một phong thái ung dung thanh thản, một bản lĩnh thép cứng cỏi phi thường của người chiến sĩ cộng sản và một tâm hồn tinh tế, nhạy cảm yêu thương con người, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác. Bài thơ "Ngắm trăng" được Bác viết vào trong hoàn cảnh ngục tù nhưng trước vẻ đẹp của ánh trăng đêm, Bác đã thoát khỏi xiềng xích gông cùm của cảnh tù mà vượt ngục bằng tinh thần đến với thiên nhiên tự do mênh mông khoáng đạt. Có thể nói, bài thơ là minh chứng tiêu biểu cho tâm thế: "Thân thể ở trong lao/ Tinh thần ở ngoài lao" của Người.

Trước hết hai câu thơ mở đầu là lời giới thiệu về hoàn cảnh trong chốn ngục tù và nỗi niềm băn khoăn mộng mơ của người nghệ sĩ:

''Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?''

dịch thơ:

''Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ''

Điệp từ "vô" (không) được nhắc lại hai lần có tác dụng nhấn mạnh đến những cái không có đáng lẽ ra không thể thiếu trong lúc này: không rượu, không hoa. Và đối lập với cái không bên trên là "cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ". Câu hỏi tu từ ở câu thơ thứ hai "nại nhược hà?" (như thế nào) thể hiện sự băn khoăn, bồn chồn, bối rối của người nghệ sĩ khi đứng trước "cảnh đẹp": không có rượu, cũng chẳng có trăng để thưởng ngoạn trăng đêm cho trọn vẹn thì biết làm sao?. Sự tiếc nuối, băn khoăn là biểu hiện của một tấm lòng thành thực, của tâm hồn yêu thiên nhiên đắm say, ngây ngất và khát khao được đằm mình cùng với ánh trăng. Vượt thoát ra khỏi khuôn khổ câu chữ, câu thơ vừa cho thấy một tâm hồn nghệ sĩ của Hồ Chí Minh, lại vừa cho thấy một bản lĩnh thép của người chiến sĩ cộng sản. Dù đối diện với khó khăn, với gông cùm xiềng xích nơi ngục tù, Bác vẫn mở lòng ra mà đón nhận tất cả vẻ đẹp của thiên nhiên, của ánh trăng đêm nơi nhà giam lạnh lẽo.Lời thơ đã cho thấy một tâm hồn thanh cao, yêu cái đẹp vượt lên trên hoàn cảnh nghiệt ngã của người tù Hồ Chí Minh.

 

Và khi phải đứng trước cảnh đẹp mà không biết phải ứng xử làm sao vì thiếu thốn đủ điều, Bác đã tìm đến cách giải quyết hoàn cảnh đó thật khéo léo, chân tình: lấy tấm lòng để đáp lại tấm lòng, lấy tình yêu với trăng mà đối lại với vầng trăng - người bạn tri kỉ của mình. Đó là cách ứng xử đầy nghĩa tình, đầy lãng mạn, mộng mơ:

''Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.''

Quả là một cuộc kì duyên hội ngộ!. Bất chấp cả không gian xung quanh, của chiếc "song sắt" chắn ngang trước mặt, người và trăng, trăng và người cứ hướng về nhau bằng một tấm lòng đối đãi người tri kỉ. Người thì hướng ra ngoài song để ngắm nhìn vẻ đẹp của trăng, còn trăng cũng vượt qua song sắt để đến bên người. Một không gian hoàn toàn tĩnh lặng trong những phút giây giao hòa mãnh liệt nồng nàn giữa người và trăng. Nghệ thuật nhân hóa ở câu thơ cuối đã làm cho vầng trăng trở nên có tâm hồn, có ánh mắt, có dáng hình cụ thể và cũng biết đồng cảm, sẻ chia để trở thành kẻ tâm giao, người tri kỉ, bạn bè của người tù. Thật là một khoảnh khắc lãng mạn, giàu chất thơ, chất họa, ánh trăng đã xóa tan đi cảnh ngục tù tăm tối, làm cho hồn người trở nên sáng trong, thanh bạch. Câu thơ dựng lên một bức tranh đêm với cảnh người tù ngắm trăng thật đẹp, thật ấm áp, tươi vui, thể hiện sự giao cảm đặc biệt của người với trăng.

"Ngắm trăng" mang đậm màu sắc cổ điển và tinh thần hiện đại. Màu sắc cổ điển được thể hiện ở đề tài (Vọng nguyệt), thi liệu (rượu, hoa, trăng), thể thơ tứ tuyệt, cấu trúc đăng đối (hai câu cuối). Còn vẻ đẹp hiện đại thể hiện ở tâm hồn lạc quan, luôn ngập tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc sống và bản lĩnh phi thường luôn hướng về ánh sáng của người chiến sĩ cộng sản...

Bài thơ được viết theo thể tứ tuyệt, chỉ có 28 chữ cái rất ngắn gọn, cô đúc nhưng đã khắc họa thành công một bức chân dung tâm hồn của người chiến sĩ cộng sản: yêu thiên nhiên với tinh thần lạc quan, mạnh mẽ, vượt lên trên hoàn cảnh tù đầy khắc nghiệt. Đó là chất thép trong bài thơ hay chính là chất thép trong bản lĩnh nghị lực phi thường của người chiến sĩ vĩ đại - Hồ Chí Minh.

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
H24
19 tháng 4 2021 lúc 20:25

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản : Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : Thuyết minh.

Bình luận (0)
H24
19 tháng 4 2021 lúc 20:33

Câu 4: Nội dung chính của đoạn văn : tác hại của bao bì ni lông đối với môi trường , sức khoẻ cũng như tính mạng của con người .

Bình luận (0)
DB
19 tháng 4 2021 lúc 20:37

Câu 1: Đoạn văn trên được trích trong văn bản : Thông tin về ngày Trái Đất năm 2000.

Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn : Thuyết minh.

Bình luận (0)
VN
Xem chi tiết
MN
10 tháng 4 2021 lúc 21:37

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

 Đoạn văn trên trích trong văn bản Tôi đi học của Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Cảnh ngày khai trường đầu tiên của tác giả

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

)Ở đây tác giả đã khéo léo sử dụng phép tu từ so sánh. Hình ảnh chim con được dùng để diễn tả tâm trạng của " Tôi" và các cô cậu lần đầu tiên đến trường. Mái trường như tổ ấm, mỗi cô cậu học trò như cánh chim non đang ước mơ đc khám phá chân trời kiến thức, nhưng cũng rất lo lắng trước chân trời kiến thức mênh mông, bao la bất tận ấy.Nhờ sử dụng tài tình phép tu từ so sánh đã làm cho đoạn văn thêm hay tăng tính gợi hình gợi cảm cho đoạn văn nói riêng và bài thơ nói chung. Qua đó ,ta cảm nhận đc tấm lòng mãi biết ơn, yêu quý mái trường, thầy cô, bn bè của nhà văn. Ta thấy ngưỡng mộ trước tài năng của nhà văn. Đoạn thơ trên là minh chứng sống cho điều đó...

 

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

Với mỗi chúng ta, ngày đầu tiên đi học có lẽ là khoảnh khắc chẳng thể nào quên trong kí ức tuổi thơ. Với em ngày đó vừa trang trọng, đánh dấu sự  trưởng thành của mỗi người nhưng cũng đầy háo hức, thú vị khi có thêm bạn mới, thầy cô mới. Buổi sáng hôm đó, em thay bộ quần áo mới tinh tươm có gắn phù hiệu của trường đầy trang nghiêm bên cánh tay trái, điều đó như nhắc nhở em phải luôn cố gắng học tập để xứng đáng với ngôi trường thân yêu. Theo bước chân mẹ, em tới trường trong niềm hân hoan, ngôi trường hôm nay nay rực rỡ cờ hoa. Xung quanh em là rất nhiều bạn nhỏ đang ríu rít hỏi nhau về tên gọi hay tên lớp để cùng nhau làm quen. Trên các lớp học, những dãy bàn được xếp ngay ngắn cùng với bảng đen sạch sẽ, sẵn sàng chào đón chúng em trong một năm học mới. Tiếng trống trường dồn dập, thúc giục chúng em về đứng theo hàng của lớp mình và buổi lễ khai giảng diễn ra trong không khí trang nghiêm. Sau đó, chúng em vào lớp và cô giáo chủ nhiệm chào đón chúng em từ khung cửa gắn biển chữ trang trọng: lớp 1A2. Nụ cười hiền hòa, ấm áp của cô và sự gần gũi của bạn bè khiến em cảm thấy thêm yêu ngôi nhà thứ hai thân thiết sẽ cùng em gắn bó . Những kỉ niệm về ngày khai trường đầu tiên mãi là những kỉ niệm ngọt ngào và đáng nhớ trong em

Bình luận (3)
MN
10 tháng 4 2021 lúc 21:38

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Đoạn trích trên trích từ văn bản Tôi đi học của tác giả Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Bối cảnh trong đoạn trích là ngày khai trường đầu tiên khi tác giả vào lớp 1.

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Biện pháp nghệ thuật: so sánh (những người học trò mới - con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ).

Tác dụng: giúp người đọc dễ dành hình dung ra sự rụt rè của các em học sinh mới đồng thời làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và sinh động hơn.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

II. Làm văn (6đ):

Em hãy thuyết minh về cây tre Việt Nam.

1. Mở bài

Giới thiệu khái quát về mối quan hệ và công dụng thiết thực của cây tre với người dân Việt Nam.

2. Thân bài

a. Nguồn gốc

Cây tre đã có từ lâu đời, gắn bó với người dân Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử.

Tre xuất hiện cùng bản làng trên khắp đất Việt, đồng bằng hay miền núi…

b. Các loại tre

Tre có nhiều loại: tre Đồng Nai, nứa, mai, vầu Việt Bắc, trúc Lam Sơn, tre ngút ngàn rừng cả Điện Biên, và cả lũy tre thân thuộc đầu làng…

c. Đặc điểm

Tre không kén chọn đất đai, thời tiết, mọc thành từng lũy, khóm bụi.

Ban đầu, tre là một mầm măng nhỏ, yếu ớt; rồi trưởng thành theo thời gian và trở thành cây tre đích thực, cứng cáp, dẻo dai.

Thân tre gầy guộc, hình ống rỗng bên trong, màu xanh lục, đậm dần xuống gốc. Trên thân tre còn có nhiều gai nhọn.

Lá tre mỏng manh một màu xanh non mơn mởn với những gân lá song song hình lưỡi mác.

Rễ tre thuộc loại rễ chùm, cằn cỗi nhưng bám rất chắc vào đất → giúp tre không bị đổ trước những cơn gió dữ.

Cả đời cây tre chỉ ra hoa một lần và vòng đời của nó sẽ khép lại khi tre “bật ra hoa”…

d. Vai trò và ý nghĩa của cây tre đối với con người Việt Nam

∗ Trong lao động

Tre giúp người trăm công nghìn việc, là cánh tay của người nông dân.

Làm công cụ sản xuất: cối xay tre nặng nề quay.

∗ Trong sinh hoạt

Bóng tre dang rộng, ôm trọn và tỏa bóng mát cho bản làng, xóm thôn. Trong vòng tay tre, những ngôi nhà trở nên mát mẻ, những chú trâu mới có bóng râm để nhởn nhơ gặm cỏ, người nông dân say nồng giấc ngủ trưa dưới khóm tre xanh…

Dưới bóng tre, con người giữ gìn nền văn hóa lâu đời, làm ăn, sinh cơ lập nghiệp.

Khi chưa có gạch ngói, bê tông, tre được dùng để làm những ngôi nhà tre vững chãi che nắng che mưa, nuôi sống con người.

Tre làm ra những đồ dùng thân thuộc: từ đôi đũa, rổ rá, nong nia cho đến giường, chõng, tủ…

Đối với trẻ con ở miền thôn quê thì tre còn có thể làm nên những trò chơi thú vị, bổ ích: đánh chuyền với những que chắt bằng tre, chạy nhảy reo hò theo tiếng sao vi vút trên chiếc diều cũng được làm bằng tre…

3. Kết bài

Cây tre trở thành biểu tượng của dân tộc Việt Nam. Trong đời sống hiện đại ngày nay, chúng ta vẫn không thể rời xa tre.

#TK 
Bình luận (0)
H24
10 tháng 4 2021 lúc 21:57

[Ngữ Văn 8]

I. Đọc hiểu văn bản (4đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

“Cũng như tôi, mấy cậu học trò mới bỡ ngỡ đứng nép bên người thân, chỉ dám nhìn một nửa hay bước đi từng bước nhẹ. Họ như con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ. Họ thèm vụng và ước ao thầm được như những người học trò cũ, biết lớp, biết thầy để khỏi phải rụt rè trong cảnh lạ.”

Câu 1 (0,5đ): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

-Đoạn văn trên trích trong văn bản: Tôi đi học

-Tác giả: Thanh Tịnh.

Câu 2 (0,5đ): Bối cảnh trong đoạn trích là gì?

Bối cảnh trong đoạn trích là ngày khai trường đầu tiên của tác giả

Câu 3 (1đ): Đoạn trích sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? Nêu tác dụng.

Biện pháp nghệ thuật: so sánh (những người học trò mới - con chim non đứng bên bờ tổ, nhìn quãng trời rộng muốn bay, nhưng còn ngập ngừng e sợ).

Tác dụng của phép so sánh đó là giúp người đọc dễ dành hình dung ra sự rụt rè của các em học sinh mới đồng thời làm cho câu văn thêm giàu hình ảnh và sinh động hơn.

Câu 4 (2đ): Ghi lại những cảm xúc của em về ngày đầu tiên đi học bằng đoạn văn ngắn.

 

Bình luận (0)
DQ
Xem chi tiết
H24
11 tháng 4 2021 lúc 13:42

Không có mô tả.

Không có mô tả.

Cách làm : https://www.wikihow.vn/L%C3%A0m-Thuy%E1%BB%81n-Gi%E1%BA%A5y

Bình luận (5)
AL
10 tháng 4 2021 lúc 12:20

Tay nghề em hơi kém tí, mà nhà em chỉ có giấy này thôi chứ ko có giấy bạc:khocroi

undefined

Bình luận (3)
AL
11 tháng 4 2021 lúc 15:40

Để bù lại cho cái ảnh copy lần trước thì em đã tự tay làm bằng giấy bạc (giấy kẹo), em chỉ có thể gấp loại cơ bản thôi, với lại giấy kẹo của em khá nhỏ nên chiếc thuyền cũng không to cho lắm, mong cô chấp nhận.

undefined

Bình luận (1)
H24
Xem chi tiết
AH
29 tháng 3 2021 lúc 23:13

1. 

Câu 1:

a) $CD\perp AC, BH\perp AC$ nên $CD\parallel BH$

Tương tự: $BD\parallel CH$

Tứ giác $BHCD$ có hai cặp cạnh đối song song nhau (BH-CD và BD-CH) nên là hình bình hành

b) 

Áp dụng bổ đề sau: Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì bằng 1 nửa cạnh huyền.

Ta có:

$BO$ là trung tuyến của tgv $ABD$ nên $BO=\frac{AD}{2}$

$CO$ là trung tuyến của tgv $ACD$ nên $CO=\frac{AD}{2}$

$\Rightarrow BO=CO(1)$ 

$OK\parallel AH, AH\perp BC$ nên $OK\perp BC(2)$

Từ $(1);(2)$ ta dễ thấy $\triangle OBK=\triangle OCK$ (ch-cgv)

$\Rightarrow BK=CK$ hay $K$ là trung điểm $BC$

Mặt khác:

$HBDC$ là hình bình hành nên $HD$ cắt $BC$ tại trung điểm mỗi đường. Mà $K$ là trung điểm $BC$ nên $K$ là trung điểm $HD$

Xét tam giác $AHD$ có $O$ là t. điểm $AD$, $K$ là t. điểm $HD$ nên $OK$ là đường trung bình của tam giác $AHD$ ứng với cạnh $AH$.

$\Rightarrow OK=\frac{AH}{2}=3$ (cm)

 

Bình luận (2)
AH
29 tháng 3 2021 lúc 23:13

Hình câu 1:

undefined

Bình luận (2)
AH
29 tháng 3 2021 lúc 23:23

Hai bài toán khác nhau thì bạn đặt bài toán 1 là câu 1, bài toán 2 là câu 2 cho dễ phân biệt.

Câu 2:

Gọi $AB=c; BC=a; CA=b$. Áp dụng tính chất đường phân giác thì:

$\frac{AD}{CD}=\frac{AB}{BC}=\frac{c}{a}$

$\Rightarrow \frac{b}{CD}=\frac{AC}{CD}=\frac{AD+CD}{CD}=\frac{c+a}{a}$

$\Rightarrow CD=\frac{ab}{a+c}$

Hoàn toàn tương tự:

$BE=\frac{ca}{a+b}$

Xét tam giác $CDB$ có phân giác $CI$. Áp dụng tính chất đường phân giác:

$\frac{ID}{BI}=\frac{CD}{BC}=\frac{ab}{a(a+c)}=\frac{b}{a+c}$

$\Rightarrow \frac{BD}{BI}=\frac{a+b+c}{a+c}$

Tương tự với tam giác $BEC$ phân giác $BI$ thì: $\frac{CE}{CI}=\frac{a+b+c}{a+b}$

Thay vô điều kiện $BD.CE=2BI.CI$ thì:

$\frac{BD}{BI}.\frac{CE}{CI}=2$

$\Leftrightarrow \frac{(a+b+c)^2}{(a+c)(a+b)}=2$

$\Leftrightarrow a^2=b^2+c^2$ nên theo Pitago đảo thì $ABC$ là tam giác vuông tại $A$ 

$\Rightarrow \widehat{BAC}=90^0$

 

Bình luận (3)
NT
Xem chi tiết
H24
26 tháng 3 2021 lúc 10:21

Bài 4 :

24 phút = \(\dfrac{24}{60} = \dfrac{2}{5}\) giờ

Gọi thời gian dự định đi từ A đến B là x(giờ) ; x > 0 

Suy ra quãng đường AB là 36x(km)

Khi vận tốc sau khi giảm là 36 -6 = 30(km/h)

Vì giảm vận tốc nên thời gian đi hết AB là x + \(\dfrac{2}{5}\)(giờ)

Ta có phương trình: 

\(36x = 30(x + \dfrac{2}{5})\\ \Leftrightarrow x = 2\)

Vậy quãng đường AB dài 36.2 = 72(km)

 

Bình luận (0)
VP
26 tháng 3 2021 lúc 10:37

undefined

Bình luận (4)
H24
26 tháng 3 2021 lúc 10:46

Bài 3 : 

\(A = -x^2 + 2x + 9 = -(x^2 -2x - 9) \\= -(x^2 - 2x + 1 + 10) = -(x^2 -2x + 1)+ 10\\=-(x-1)^2 + 10\)

Vì : \((x-1)^2 \geq 0\) ∀x \(\Leftrightarrow -(x-1)^2 \)≤ 0 ∀x \(\Leftrightarrow -(x-1)^2 + 10\) ≤ 10

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi x - 1 = 0 ⇔ x = 1

Vậy giá trị nhỏ nhất của A là 10 khi x = 1

 

Bình luận (1)