a/ Đây là dạng đột biến gen nào?
a/ Đây là dạng đột biến gen nào?
Trước khi đột biến.
\(H=2A+3.410=1510\) \(\Rightarrow A=140\left(nu\right)\)
Sau đột biến.
- Nhận thấy số liên kết hidro sau khi đột biến bị giảm 1 liên kết \(\rightarrow\) Đây là đột biến thay thế $1$ $(G-X)$ bằng $1$ $(A-T).$
- Sau đột biến số lượng các loại nu là: \(\left\{{}\begin{matrix}A=T=140+1=141\left(nu\right)\\G=X=410-1=409\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
Gen B có chiều dài 4080A°, có hiệu số của nuclêôtit loại A với loại nuclêôtit khác là 30% số nuclêôtit của gen. Mạch 1 của gen có 360 nuclêôtit A và 140 nuclêôtit G.khi gen B sao mã đã lấy của môi trường nội bào 1200 U. a, tính số chu kỳ xoắn và khối lượng của gen. b, Quá trình tự sao từ gen B đã diễn ra liên tiếp 3đợt . Xác định số lượng nuclêôtit từng loại trong tổng số gen mới đc hình thành? c, Môi trường nội bào đã cung cấp bao nhieu ribonucleotit mỗi loại cho quá trình sao mã của gen B. Mọi người giúp em giải với ạ
\(N=\dfrac{2L}{3,4}=2400\left(nu\right)\)
\(\rightarrow30\%N=720\left(nu\right)\)
\(\Rightarrow\left\{{}\begin{matrix}A-G=720\\A+G=1200\end{matrix}\right.\rightarrow\left\{{}\begin{matrix}A=960\left(nu\right)\\G=240\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
\(a,\) \(C=\dfrac{N}{20}=120\left(ck\right)\)
\(M=300.N=72.10^4\left(dvC\right)\)
\(b,\) Số gen được hình thành là: $2^3=8(tb)$
\(\Rightarrow\) Số lượng nuclêôtit từng loại trong gen con là:
\(\left\{{}\begin{matrix}A.2^3=7680\left(nu\right)\\G.2^3=1920\left(nu\right)\end{matrix}\right.\)
ARN có số nu là 1200 biết U bằng 350. Hãy xác định các đơn phân còn lại và % của từng đoạn đơn phân. Tìm tổng số Nu của đoạn gen đã tổng hợp nên ARN
Em bổ sung cho đủ đề nha
Một gen B có tổng số 2128 liên kết hiđrô. Trên mạch 1 của gen có số nuclêôtit loại A bằng số
nuclêôtít loại T; số nuclêôtit G gấp 2 lần số nuclêôtit loại A, số nuclêôtit loại X gấp 3 lần số
nuclêôtit loại T.
a. Xác định số nuclêôtit từng loại của gen B?
b. Gen B bị đột biến liên quan tới 1 cặp nuclêôtit thành gen b, gen b nhiều hơn 3 liên kết hiđrô so
với gen B. Tìm số nuclêôtit từng loại của gen b?
c. Giả sử có 4 thể đột biến có kiểu gen BBB, BBb, Bbb, bbb. Hãy xác định số nuclêôtit từng loại
trong mỗi tế bào ở từng thể đột biến trên?
\(a,\) Ta có: \(H=2A+3G=2128(lk)(1)\)
- Lại có: \(A_1=T_1=A_2=T_2\) \(\Rightarrow A=T=A_1+A_2=2A_1\)\(\left(2\right)\)
\(G_1=2A_1,\)\(X_1=3T_1=3A_1\) \(\Rightarrow G=X=G_1+X_1=\) \(\left(2+3\right).A_1=5A_1\)\(\left(3\right)\)
Thay \((2),(3)\) vào \((1)\) ta được: \(2.2A_1+3.5A_1=2128\) \(\Rightarrow A_1=112\left(nu\right)\)
\(b,\) Khi đột biến mà chỉ sảy ra ở 1 cặp nu và số liên kết hidro bị giảm đi 3 liên kết thì ta suy ra đây là đột biến thêm \(1(G-X).\)
Một tế bào sinh dưỡng có kiểu gen Aa Bd/bD thực hiện nguyên phân nếu ở kỳ sau xảy ra sự không phân li ở cặp nhiễm sắc thể mang hai cặp gen (Bb,Dd) còn cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa phân li bình thường thì kết thúc nguyên phân phân sẽ tạo ra những tế bào con có kiểu gen như thế nào
Cho mình xin cách lm câu này: Đbg có thể di truyền cho đời sau trong những trường học nào ?
Một gen D có tổng số 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ G = 4A.
1) Tìm tỉ lệ % và số lượng nuclêôtit mỗi loại của gen D.
2) Giả sử gen D bị đột biến thành gen d, dố liên kết hiđro của gen d giảm 2 liên kết so với gen D. Hãy tìm số lượng nuclêôtit của mỗi loại gen d.
3) Cho biết trên mạch 1 của gen D có %G = %A = 12%. Hãy tìm tỉ lệ % số nuclêôtit mỗi loại trên mạch 1 của gen D.
1) Gen D có số nu là : N = 900 .2 = 1800 (nu)
nên suy ra được : 2A + 2G = 1800 (1)
có G = 4A, thay vào phương trình (1) ta được : 2A + 8A = 1800
=> A = 180 (nu)
Theo NTBS : A = T = \(\dfrac{180}{1800}.100\%\) = 10%
G = X = 50% - 10% = 40% (G = X = \(\dfrac{1800}{2}-180=720\left(nu\right)\))
2) Số liên kết H giảm 2 liên kết -> - Đột biến mất 1 cặp A-T
- Đột biến thay 2 cặp G-X = 2 cặp A-T
Nếu mất 1 cặp A-T => Gen d có : A = T = 180 - 1 = 179 (nu)
G = X = 720 (nu)
Nếu thay 2 cặp G-X = 2 cặp A-T
=> Gen d có : A = T = 180 - 2 = 178 (nu)
G = X = 720 + 2 = 722 (nu)
3) Có %G1 = %A1 = 12 %
-> % T1 = \(\%A_{gen}.2-\%A_1=10\%.2-12\%=8\%\)
-> X1 = \(\%G_{gen}.2-\%G_1=40\%.2-12\%=68\%\)
Ở một loài sinh vật có bộ NST lưỡng bội 2n = 14. Khi quan sát NST trong tế bào sôma của một số cá thể trong quần thể trên người ta thu được kết quả sau:
Cá thể | Số nhiễm sắc thể trong tế bào sôma |
Cá thể A | Không có cặp số 1, các cặp nhiễm sắc thể còn lại bình thường |
Cá thể B | Cặp nhiễm sắc thể số 5 có 4 chiếc, các cặp khác đều bình thường |
Cá thể C | Cặp nhiễm sắc thể số 3 và cặp số 5 có 3 chiếc, các cặp khác đều bình thường |
Cá thể D | Cặp nhiễm sắc thể số 3 có 1 chiếc, các cặp khác đều bình thường |
Hãy xác định tên gọi của các cá thể đột biến nói trên và giải thích sự hình thành bộ NST của cá thể D
Ta có: Cá thể A không có cặp số 1, các cặp nhiễm sắc thể còn lại bình thường
\(\Rightarrow\)Cá thể A bị đột biến thể dị bội - thể không nhiễm (2n-2)
Ta có: Cá thể B có cặp nhiễm sắc thể số 5 có 4 chiếc, các cặp khác đều bình thường
\(\Rightarrow\)Cá thể B bị đột biến thể dị bội - thể bốn nhiễm (2n+2)
Ta có: Cá thể C có cặp nhiễm sắc thể số 3 và cặp số 5 có 3 chiếc, các cặp khác đều bình thường
\(\Rightarrow\)Cá thể C bị đột biến thể dị bội - thể tam nhiễm (2n+1)
Ta có: Cá thể D có: cặp nhiễm sắc thể số 3 có 1 chiếc, các cặp khác đều bình thường
\(\Rightarrow\)Cá thể D bị đột biến thể dị bội - Thể một nhiễm (2n-1)
Sự hình thành bộ NST của cá thể D: do rối loạn quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh ở cá thể bố hoặc mẹ
- Ở cá thể bố hoặc mẹ có 1 cặp NST tương đồng không phân li tạo ra 2 loại giao tử, 1 loại mang 2 chiếc NST (n+1), 1 loại không mang NST của cặp đó(n-1)
- Khi thụ tinh: Giao tử không mang NST của cặp đó(n-1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo thành hợp tử mang 1 chiếc NST (2n-1)
Cá thể A: Thể không nhiễm (2n-2)
Cá thể B: Thể bốn nhiễm (2n+2)
Cá thể C: Thể ba nhiễm kép (2n+1+1)
Cá thể D: Thể một nhiễm (2n-1). Do trong quá trình giảm phân phát sinh giao tử xảy ra rối loạn làm xuất hiện giao tử n+1 và n-1. Giao tử n-1 kết hợp với giao từ bình thường trong quá trình thụ tinh làm xuất hiện cá thể D.
giải thích tại sao đột biến gen thường gây biến đổi ở kiểu hình?
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình, thường có hại cho bản thân sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra những rối loạn trong quá trình tổng hợp prôtêin.
- Chúng có ý nghĩa với chăn nuôi, trồng trọt vì đột biến gen làm xuất hiện các biến dị di truyền, làm nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống.
- Đa số các đột biến là gen lặn và có hại nhưng chúng chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp và trong điều kiện môi trường thích hợp. Qua quá trình giao phối, nếu gặp tổ hợp gen thích hợp thì một gen có hại cũng có thể có lợi. Trong thực tế người ta thường gặp những đột biến có lợi cho bản thân sinh vật và cho con người.
Ví dụ: Đột biến làm tăng khả năng chịu hạn và chịu rét ở lúa…