Em hãy trình bày những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Em hãy trình bày những nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên.
Thắng lợi của ba lần kháng chiến chống quân Mông - Nguyên đã đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên, bảo vệ được độc lập toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia của dân tộc, đánh bại một kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất thế giới bây giờ, trong bối cảnh nhiều nước đã bị đánh bại và nô dịch, so sánh lực
của dân tộc Việt Nam, có ý nghĩa nâng cao lòng tự hào, tự cường chính đáng cho dân tộc ta, củng cố niềm tin cho nhân dân.
Thắng lợi đó đã góp phần xây đắp nên truyền thông quân sự Việt Nam, truyền thống chiến đấu của một nước nhỏ nhưng luôn phải chống lại những kẻ thù mạnh hơn nhiều lần đến xâm lược.
Thắng lợi đó đã để lại bài học vô cùng quý giá, đó là củng cố khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, dựa vào dân để đánh giặc.
Thắng lợi trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên không những bảo vệ được độc lập của Tổ quốc mà còn góp phần ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với Nhật Bản và các nước phương Nam, làm thất bại mưu đồ thôn tính miền đất còn lại ở châu Á của Hốt Tất Liệt.
Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Quân Mông Cổ xâm lược Đại Việt nhằm chiếm đóng, thiết lập ách đô hộ của Mông Cổ với Đại Việt, dùng Đại Việt làm bàn đạp tấn công về phía Nam, thôn tính toàn bộ Trung Quốc.
Trả lời bởi Yuuka (Yuu - Chan)Vì sao quân Mông Cổ mạnh mà vẫn bị quân ta đánh bại?
Quân Mông Cổ mạnh nhưng vẫn bị quân ta đánh bại vì:
- Nhân dân đoàn kết, có tinh thần yêu nước mạnh mẽ
- Có chỉ huy giỏi, thực hiện chiến thuật thông mình nhằm tiêu hao sinh lực địch
- Mông Cổ coi nước ta là nước nhỏ, yếu, dễ xâm lược nên xem thường, chủ quan
Trả lời bởi 👁💧👄💧👁Em hãy trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Mông Cổ.
- Tháng 1 - 1258, ba vạn quân Mông Cổ do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy, tiến vào xâm lược Đại Việt. Quân giặc theo đường sông Thao, tiến xuống Bạch Hạc (Phú Thọ) rồi tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc) thì bị chặn lại ở phòng tuyến do vua Trần Thái Tông chỉ huy.
- Để bảo toàn lực lượng, nhà Trần chủ trương thực hiện "vườn không nhà trống". Giặc vào kinh thành vắng lặng không một bóng người và không lương thực. Chúng đã điên cuồng tàn phá kinh thành. Thiếu lương thực lại bị quân dân ta chống trả, chưa đầy 1 tháng, lực lượng chúng hao mòn dần.
- Nhà Trần mở cuộc phản công lớn ở Đông Bộ Đầu. Ngày 29 - 2 - 1258, quân Mông Cổ thua trận phải rút chạy về nước. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Cổ lần thứ nhất kết thúc thắng lợi.
*TK
Em hãy nêu những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất.
Tham Khảo !
Những sự kiện cụ thể biểu hiện tinh thần quyết tâm chống giặc của quân dân ta trong cuộc kháng chiến lần thứ nhất:
- Ngay khi được tin quân Mông Cổ chuẩn bị xâm lược, nhà Trần đã ban lệnh cho cả nước sắm sửa vũ khí, các đội dân binh được thành lập, ngày đêm luyện tập võ nghệ, sẵn sàng đánh giặc.
- Nhân dân Thăng Long theo lệnh vua thực hiện chủ trương “vườn không nhà trống”, tạm rút hết khỏi kinh thành Thăng Long.
- Trước thế giặc mạnh, tàn bạo, vua Trần lo lắng hỏi ý kiến của Thái sư Trần Thủ Độ. Ông đã trả lời: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
- Khi chiếm đóng kinh thành, quân giặc thiếu thốn lương thực trầm trọng, phải cho quân lính đi cướp thóc gạo, hoa màu của dân, nhưng nhân dân các làng, xã đã chống trả quyết liệt làm tiêu hao sinh lực địch.
Hốt Tất Liệt chủ trương xâm lược Cham-pa và Đại Việt nhằm mục đích gì? Tại sao quân Nguyên đánh Cham-pa trước khi đánh Đại Việt?
Tham Khảo !
- Hốt Tất Liệt thực hiện âm mưu xâm lược Đại Việt và Cham-pa để làm cầu nối xâm lược và thôn tính các nước ở phía Nam Trung Quốc.
- Quân Nguyên cho quân đánhh Cham-pa trước để làm bàn đạp tấn công vào phía Nam Đại Việt, phối hợp với cánh quân của Thoát Hoan từ Trung Quốc đánh vào phía Bắc. Tạo thế “gọng kìm” để thôn tính Đại Việt.
- Kết quả: hơn một vạn quân Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy xâm lược Cham-pa (1238) bị quân dân Cham-pa đánh cho tơi bời => kế hoạch của quân Nguyên định dùng Cham-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt bước đầu tan vỡ.
Trả lời bởi Minh NhânTheo em, Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào đến việc chuẩn bị cho cuộc kháng chiến?
+ Mục đích: bàn cách đánh giặc.
=> Việc chưng cầu ý kiến của các bậc phụ lão cho thấy: nhà Trần rất tôn trọng các bậc phụ lão, họ là những người đi trước và có kinh nghiệm.
- Tác dụng:
+ Động viên toàn dân tham gia đánh giặc, trai tráng lên đường ra trận, nhân dân tích cực sản xuất để cung cấp nhu yếu phẩm cho cuộc kháng chiến.
+ Thể hiện tinh thần kiên quyết chống giặc, trên dưới một lòng. Trong Hội nghị Diên Hồng, khi vua Trần hỏi kế đánh giặc, “các phụ lão đều nói là nên đánh, muôn người cùng lời như một”.
Trả lời bởi Pika Pika
Sự kiện nào thể hiện ý chí quyết chiến của quân dân thời Trần trong cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285)?
Tham Khảo !
Những sự kiện thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân thời Trần:
- Khi vua triệu tập Hội nghị Bình Than, Trần Quốc Toản vì tuổi nhỏ không được tham dự Hội nghị. Trần Quốc Toản tức giận quân Nguyên đến nỗi tay cầm quả cam bóp nát lúc nào không biết. Khi về nhà ông đã huy động hơn 1000 người sắm sửa vũ khí, đóng chiến thuyền và may cờ đề 6 chữ “phá cường địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn vua).
- Đầu năm 1285, vua Trần mở Hội nghị Diên Hồng, tại đây toàn bộ các bô lão đã đồng thanh hô “Đánh” khi vua Trần hỏi nên đánh hay nên hòa.
- Quân sĩ đều thích vào cánh tay hai chữ “Sát Thát” (giết giặc Mông Cổ).
Trả lời bởi Minh Nhân
Em trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên trong những tháng đầu năm 1285.
Tham Khảo !
- Cuối tháng 1-1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tràn vào xâm lược Đại Việt.
- Trước thế giặc mạnh và sau một số trận chặn giặc, Trần Quốc Tuấn cho rút lui quân về Vạn Kiếp (Chí Linh, Hải Dương), rồi lại lui về Thăng Long, sau đó rút về Thiên Trường (Nan Định) để bảo toàn lực lượng.
- Nhân dân Thăng Long một lần nữa thực hiện “vườn không nhà trống”. Thoát Hoan kéo vào chiếm Thăng Long trống vắng. Không dám đóng quân trong thành, chúng phải dựng doanh trại ở phía Bắc sông Nhị (sông Hồng).
- Toa Đô được lệnh từ Cham-pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, thấy thế giặc mạnh một số quý tộc nhà Trần đầu hàng giặc. Cuộc kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn.
- Cùng lúc đó, Thoát Hoan cho quân tiến xuống phía Nam nhằm tạo thế “gọng kìm” tiêu diệt quân chủ lực của ta nhưng thất bại. Thoát Hoan rút về Thăng Long chờ viện binh. Ở đây, quân Nguyên lâm vào thế bị động và thiếu lương thực trầm trọng.
- Tháng 5-1285, lợi dụng thời cơ, quân Trần tổ chức phản công, đánh bại quân giặc ở nhiều nơi như Tây Kết, cửa Hàm Tử, bến Chương Dương rồi tiến vào giải phóng Thăng Long.
- Quân giặc hốt hoảng tháo chạy, sau gần hai tháng phản công (tháng 5 và tháng 6), quân dân nhà Trần đã đánh bại quân Nguyên, đất nước sạch bóng quân thù.
Trả lời bởi Minh Nhân
Nguyên nhân thắng lợi
Trả lời bởi Nhật Linh- Tất cả các tầng lớp nhân dân, các thành phần dân tộc đều tham gia đánh giặc, bảo vô quê hương, đất nước, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân, trong đó các quý tộc, vương hầu là hạt nhân.
- Sự chuẩn bị-chu đáo về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến. Đặc biệt nhà Trần rất chăm lo sức dân, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân bằng nhiều biện pháp để tạo nên sự gắn bó giữa triều đình và nhân dân.
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân, mà nòng cốt là quân đội.
- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của Vương triều Trần, đặc biệt của vua Trần Nhân Tông, các danh tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Khánh Dư, đã buộc giặc từ thế mạnh chuyển dần sang thế yếu, từ chủ động chuyển sang bị động để tiêu diệt chúng, giành thắng lợi.