Bài 15. Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần

TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

TK

* Vài nét về tình hình văn học thời Trần:

- Nền văn học chữ Hán chứa đựng sâu sắc lòng yêu nước, tự hào dân tộc được phát triển mạnh mẽ.

- Nền văn học chữ Nôm bước đầu phát triển, xuất hiện một số nhà thơ Nôm nổi tiếng như Nguyễn Thiêm, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly,…

- Có nhiều tác gia nổi tiếng với các tác phẩm đặc sắc tiêu biểu như: Trần Quốc Tuấn với Hịch tướng sĩ, Trần Quang Khải với Tụng giá hoàn kinh sư, Trương Hán Siêu với Phú sông Bạch Đằng,…

* Văn học thời Trần phát triển mạnh và mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, vì:

- Những tác phẩm hầu hết đều ra đời trong các chiến tranh như "Hịch tướng sĩ" để động viên tinh thần binh lính, đề cao niềm tự hào dân tộc, ca ngợi chiến công hiển hách như "Phú sông Bạch Đằng", "Tụng giá hoàn kinh sư" thể hiện niềm vui chiến thắng, khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc.

- Các tác phẩm văn học mang đậm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc đã phản ánh tinh thần đoàn kết một lòng từ vua tôi, quần thần đến quần chúng nhân dân đều quyết tâm đánh giặc.

Trả lời bởi Sunn
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tham khảo:

* Tình hình giáo dục thời Trần:

- Quốc tử giám mở rộng việc đào tạo con em quý tộc, quan lại.

- Các lộ, phủ quanh kinh thành đều có trường công. Trong nhân dân, các làng xã có trường tư.

- Các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, có quy củ và nề nếp.

* Nhận xét:

- So với thời Lý, tình hình giáo dục thời Trần phát triển hơn. Thời Trần mở được nhiều trường học, các kì thi được tổ chức đều đặn, có quy chế rõ ràng: Định lệ thi thái học sinh (tiến sĩ) 7 năm một lần, quy định chọn tam khôi (trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa) trong kì thi Đình.

- Giáo dục nhằm mục đích đào tạo nhân tài, vì vậy sự phát triển của giáo dục tạo điều kiện cho xã hội thời Trần phát triển hơn thời Lý: “điều lệ mỗi ngày một nghiêm ngặt, ân điểm mỗi ngày một long trọng, công danh do đó mà ra, nhân tài đầy rẫy…”

Trả lời bởi Yuuka (Yuu - Chan)
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

TK

Các tầng lớp trong xã hội thời Trần

Vương hầu, quý tộc.

Địa chủ

Nông dân.

Thợ thủ công, thương nhân.

Nông nô, nô tì.

Trả lời bởi Sunn
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

- Nhân dân ta ở thời Trần rất ưa thích các hình thức sinh hoạt văn hóa như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối, đấu vật, cướp cầu, đua thuyền,… Các hoạt động này rất phổ biến và phát triển.

- Các tập quán sống giản dị như đi chân đất, áo quần đơn giản rất phổ biến.

- Nhiều phong tục tập quán thể hiện tinh thần thượng võ, yêu quê hương, đất nước tha thiết và trọng nhân nghĩa.

=> Hình chung, nền văn hóa thời Trần đa dạng và đặc sắc, mang tính dân tộc sâu sắc.

  Trả lời bởi Sunn
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

* Thủ công nghiệp:

- Thủ công nghiệp nhà nước: rất phát triển và được mở rộng nhiều ngành nghề như: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển,...

- Thủ công nghiệp nhân dân: rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng,...

- Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy,… tụ họp lại, thành lập làng nghề, phường nghề.

- Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao như thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,… là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.

* Thương nghiệp:

- Nội thương:

+ Buôn bán tấp nập, chợ búa mọc lên ở nhiều nơi.

+ Xuất hiện một số thương nhân, thường tập trung ở các đô thị, thương cảng.

+ Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, có nhiều phường thủ công, nhiều chợ lớn thu hút người buôn bán các nơi.

- Ngoại thương: việc buôn bán với thương nhân nước ngoài được đẩy mạnh qua cảng Vân Đồn.


 

Trả lời bởi Trần Nam Khánh
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

TK

- Thủ công nghiệp nhà nước: rất phát triển và được mở rộng nhiều ngành nghề như: làm đồ gốm tráng men, dệt vải, chế tạo vũ khí, đóng thuyền đi biển,...

- Thủ công nghiệp nhân dân:

+ Rất phổ biến và phát triển, nổi bật là nghề làm đồ gốm, rèn sắt, đúc đồng, làm giấy và khắc bản in, nghề mộc và xây dựng, khai khoáng,...

+ Một số thợ thủ công cùng nghề như làm đồ gốm, dệt vải lụa, nhuộm, làm giấy,… tụ họp lại, thành lập làng nghề, phường nghề.

- Các mặt hàng thủ công càng ngày càng tốt, càng đẹp hơn do trình độ kĩ thuật được nâng cao như thạp gốm hoa nâu, gạch đất nung chạm khắc nổi,… là những sản phẩm thủ công tiêu biểu thời Trần.

Trả lời bởi Sunn
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Nguyên nhân Văn học, khoa học, giáo dục thời Trần phát triển

nhà nước chăm lo đến giáo dục, có những chính sách đào tạo (mở rộng trường học Quốc tử giám, lập trường học ờ các lộ, phủ quanh kinh thành, các kì thi được tổ chức ngày càng nhiều, đào tạo được nhiều nho sĩ, trí thức nhân tài (tiến sĩ, trạng nguyên). Nhờ đó, đội ngũ các nhà văn, thơ ngày càng nhiều, sau các lần kháng chiến thắng lợi kinh tế phát triển, xã hội thái bình, đội ngũ trí thức nho học càng thêm tự hào, yêu quê hương, đất nước

Trả lời bởi Linh Diệu
SK
Hướng dẫn giải Thảo luận (3)

Tình hình văn hóa, giáo dục, khoa học, kĩ thuật thời Trần phát triển mạnh mẽ hơn so với thời Lý. Thời Trần đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học-kĩ thuật, nghệ thuật có giá trị lớn mà thời Lý chưa có được, chứng tỏ Đại Việt thời Trần là một quốc gia cường thịnh.

Trả lời bởi Bam Bam
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (2)

+ Kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh nhanh chóng được phục hồi nhờ các biện pháp khuyến nông như khai khẩn mở rộng diện tích trồng trọt, đắp đê chống lũ lụt....

+ Công cuộc khai hoang được đẩy mạnh, trong lúc đó, ruộng đất cũng ngày càng tập trung vào tay các quý tộc, vương hầu, địa chủ.

 

Trả lời bởi Trần Nam Khánh
TD
Hướng dẫn giải Thảo luận (1)

Tham khảo!

Vài nét về tình hình xã hội thời Trần, ta có bảng sau:

=> Như vậy, xã hội thời Trần sau chiến tranh ngày càng phân hoá sâu sắc với nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau.

Trả lời bởi Minh Nhân