TT

Tôn sư trọng đạo là gì? Em hãy nêu những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo.

loading...

NT

Tôn sư trọng đạo là tôn trọng kính yêu đối với thầy cô giáo ,ở mọi lúc mọi nơi.Coi trọng điều thầy cô dạy và làm theo điều mà thầy cô đã dạy cho mình.Việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo là : chào hỏi lễ phép thầy cô, vâng lời thầy cô ,...

Bình luận (4)

-"Tôn sư trọng đạo" nghĩa là kính trọng thầy cô và trân quý những đạo lý, kiến thức họ truyền dạy. Câu này nhấn mạnh việc học trò cần biết ơn, tôn trọng và giữ gìn phẩm giá của thầy cô, đồng thời hiểu rằng học tập không chỉ là tiếp thu kiến thức mà còn là việc học hỏi về đạo đức, lối sống từ người thầy

Việc làm: 

-Lễ phép, chào hỏi khi gặp thầy cô

- Duy trì thái độ đúng mực, không làm thầy cô buồn lòng

- Thực hiện tốt lời dạy của thầy cô, cố gắng học tập

-Tích cực tham gia các sự kiện tôn vinh thầy cô do trường tổ chức

- Luôn nhớ những bài học, đạo lý thầy cô dạy dù là đã ra trường

..........

Bình luận (0)
CA
19 tháng 11 lúc 11:41

“Tôn sư” có nghĩa là kính trọng, coi trọng thầy cô, những người giảng dạy, hướng dẫn chúng ta; còn "trọng đạo" là coi trọng những giá trị đạo đức, những bài học và tri thức mà thầy cô chia sẻ, giúp chúng ta. 

- Kính trọng thầy cô 

- Chăm chỉ học tập thật tốt 

- Không nên nói xấu / thiếu tôn trọng thầy cô giáo  

....

Bình luận (0)
T3
19 tháng 11 lúc 11:49

Tôn sư trọng đạo là: tôn trọng và kính trọng đối với các thầy, cô giáo, những người giảng dạy và hướng dẫn chúng ta.
Những việc làm là: 
`-` Kính trọng thầy cô.
`-` Tích cực tham gia các sự kiện tôn vinh thầy cô do trường tổ chức.
`-` Không nên thiếu tôn trọng thầy cô giáo.
`-` Nên lễ phép với các thầy cô.
`-` Luôn luôn nhớ đến những bài học mà thầy cô đã dạy.
`-` .....

Bình luận (0)
H24
19 tháng 11 lúc 12:34

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với thầy cô giáo - những người đã tận tâm truyền đạt tri thức và rèn luyện nhân cách cho học trò. Để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo, mỗi học sinh cần luôn lễ phép, kính trọng và lắng nghe lời dạy của thầy cô. Bên cạnh đó, học sinh nên chăm chỉ học tập, rèn luyện bản thân để không phụ công lao dìu dắt của thầy cô. Vào các dịp lễ như Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), việc thăm hỏi, gửi lời chúc hay bày tỏ lòng biết ơn là những hành động thiết thực.

Những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo:

Lễ phép và kính trọng với thầy cô:

Chào hỏi, lắng nghe và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu, hướng dẫn của thầy cô.Không nói chuyện hoặc làm việc riêng trong giờ học.

Biết ơn công lao dạy dỗ:

Nhớ ơn thầy cô đã giúp mình trưởng thành và thành công.Gửi lời chúc hoặc thăm hỏi thầy cô nhân các dịp lễ như Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11).

Học tập chăm chỉ:

Cố gắng học hành, rèn luyện bản thân để không phụ lòng dạy dỗ của thầy cô.Biết tự giác tìm tòi và trau dồi thêm kiến thức.

Giữ gìn đạo đức và phẩm chất tốt:

Sống trung thực, biết giúp đỡ người khác, để trở thành người có ích cho xã hội như lời dạy của thầy cô.

Giữ liên lạc và tri ân thầy cô:

Khi trưởng thành, dù ở bất cứ đâu, vẫn nhớ đến thầy cô đã từng dạy mình.

Không ngừng lan tỏa tinh thần tôn sư trọng đạo:

Nhắc nhở và khuyến khích bạn bè, thế hệ sau cùng thực hiện truyền thống tốt đẹp này.

 

 

 

Bình luận (1)
H24
19 tháng 11 lúc 13:15

Nghĩa:

"Tôn sư trọng đạo" có nghĩa là kính trọng thầy cô giáo và tôn vinh những giá trị và kiến thức mà họ truyền đạt, là một truyền thống tốt đẹp nhằm ghi nhận và thể hiện lòng biết ơn đối với những người đã dạy dỗ và hướng dẫn mình.

Việc làm:

- Lễ phép, chào hỏi thầy cô.

- Học tập chăm chỉ

- Ghi nhớ và thực hiện tốt lời dạy.

- Tham gia các hoạt động tôn vinh thầy cô.

- Giúp đỡ thầy cô.

- ...

Bình luận (0)
NL
19 tháng 11 lúc 15:18

- Tôn sư trọng đạo là: một đạo lý, một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo và những người có công trong việc truyền đạt kiến thức, giáo dục, dìu dắt mình trưởng thành. Đây là một phẩm chất quan trọng trong việc xây dựng nhân cách và xã hội.

- Việc làm:

+ Kính trọng thầy cô

+ Lễ phép với thầy , cô giáo .

+ Ra vào lớp xin phép .

+ Làm bài tập và học bài đầy đủ . 

+ Thực hiện tốt nội quy của trường , lớp đề ra .

 

Bình luận (0)
LT
19 tháng 11 lúc 17:44

        "Tôn sư trọng đạo" là một trong những đạo lý cao quý của dân tộc Việt Nam, thể hiện sự tôn kính, biết ơn đối với những người thầy, người cô, những người đã dành thời gian, công sức truyền đạt kiến thức và giáo dục chúng ta. Để thể hiện tôn sư trọng đạo, chúng ta cần làm nhiều việc cụ thể như chăm chỉ học tập, lắng nghe lời dạy của thầy cô, và luôn tôn trọng họ. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, việc giữ gìn phẩm hạnh, cư xử đúng mực cũng là cách thể hiện sự kính trọng đối với thầy cô. Chúng ta cũng cần thể hiện lòng biết ơn bằng cách học tập tốt, tham gia tích cực trong các hoạt động học đường và luôn giữ thái độ lễ phép, kính trọng khi giao tiếp với thầy cô. Những hành động nhỏ nhưng ý nghĩa này không chỉ giúp chúng ta trở thành người học trò tốt mà còn góp phần duy trì và phát huy truyền thống quý báu của dân tộc.

Bình luận (0)
H24
19 tháng 11 lúc 18:19

Những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo:

1. Kính trọng thầy cô: Sử dụng các hình thức xưng hô lịch sự, như "thầy", "cô" và lắng nghe, tôn trọng ý kiến của họ trong mọi tình huống.

2. Chăm chỉ học tập: Nỗ lực học tập, hoàn thành bài vở và không ngừng nâng cao kiến thức để không phụ lòng thầy cô.

3. Giúp đỡ bạn bè: Khi học hỏi kiến thức từ thầy cô, cũng thể hiện sự tôn trọng bằng cách chia sẻ và truyền đạt lại kiến thức cho bạn bè.

4. Tham gia các hoạt động và sự kiện của trường: Tham gia các buổi lễ, hoạt động ngoại khóa, hay sự kiện tri ân thầy cô để thể hiện lòng biết ơn.

5. Giữ gìn danh dự nhà giáo: Không tham gia vào các hành vi hoặc phát ngôn thiếu phẩm cách về thầy cô, đồng thời khuyến khích bạn bè cũng làm điều tương tự.

6. Cảm ơn và tri ân: Thể hiện lòng biết ơn thông qua những hành động cụ thể như viết thư cảm ơn, tặng quà hoặc đơn giản là nói lời cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, chỉ dẫn từ thầy cô.

7. Lắng nghe và tiếp thu đóng góp: Sẵn sàng lắng nghe những lời khuyên, góp ý từ thầy cô để cải thiện bản thân.

 
Bình luận (0)
CX
19 tháng 11 lúc 19:04

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá, đạo đức lâu đời ở Việt Nam. Cụm từ này có ý nghĩa là tôn kính, tôn trọng thầy cô giáo và đề cao giá trị tri thức, đạo đức mà họ truyền dạy. Tôn sư có nghĩa là tôn kính, tôn trọng thầy cô giáo – những người đã dạy dỗ, hướng dẫn và truyền đạt kiến thức cũng như đạo đức cho học trò. Trọng đạo có nghĩa là coi trọng, gìn giữ và phát huy đạo lý, giá trị truyền thống mà thầy cô đã truyền dạy. Tôn sư trọng đạo không chỉ nhấn mạnh đến sự kính trọng đối với người thầy mà còn đề cao việc tuân thủ, giữ gìn giá trị đạo đức, văn hoá đã được truyền lại. 

 

 

Bình luận (0)
BB
19 tháng 11 lúc 19:15

Đó là biết ơn, tri ân thầy cô đã dạy dỗ truyền đạt tri thức, rèn luyện đạo đức cho mình. Những hành động như viết thư tri ân, tặng quà vào dịp đặc biệt hay tham gia các hoạt động tôn vinh thầy cô là cách học sinh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Bình luận (0)
H24
19 tháng 11 lúc 19:38

Tôn sư trọng đạo là một giá trị truyền thống quý báu trong văn hóa Việt Nam, thể hiện sự kính trọng, biết ơn đối với thầy cô giáo - những người đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức và rèn luyện đạo đức cho học sinh. "Tôn sư" là kính trọng thầy cô, "trọng đạo" là tôn trọng đạo lý, những lời dạy bảo của thầy cô.

Những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo:

Kính trọng và lắng nghe thầy cô:

Luôn chú ý lắng nghe và ghi nhớ những lời dạy bảo của thầy cô.

Hành xử lễ phép, kính trọng với thầy cô trong và ngoài giờ học.

Học tập chăm chỉ và nghiêm túc:

Nỗ lực học tập, làm bài đầy đủ và đúng hạn.

Tham gia tích cực vào các hoạt động học tập và rèn luyện mà thầy cô tổ chức.

Giúp đỡ và hỗ trợ thầy cô:

Hỗ trợ thầy cô trong các công việc liên quan đến giảng dạy, tổ chức lớp học.

Chủ động giúp đỡ thầy cô khi họ gặp khó khăn trong công việc hàng ngày.

Tham gia tích cực vào các hoạt động tri ân thầy cô:

Tham gia các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hay các hoạt động tri ân khác.

Tổ chức và tham gia vào các buổi lễ, buổi gặp gỡ thầy cô để bày tỏ lòng biết ơn.

Giữ gìn và phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo:

Truyền đạt và nhắc nhở các thế hệ sau về giá trị tôn sư trọng đạo.

Làm gương cho các em học sinh khác trong việc kính trọng thầy cô.

Bình luận (0)
DH
19 tháng 11 lúc 19:42

Đó là biết ơn, tri ân thầy cô đã dạy dỗ truyền đạt tri thức, rèn luyện đạo đức cho mình. Những hành động như viết thư tri ân, tặng quà vào dịp đặc biệt hay tham gia các hoạt động tôn vinh thầy cô là cách học sinh thể hiện lòng biết ơn sâu sắc.

Bình luận (0)
PT
19 tháng 11 lúc 20:39

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.Nómang ý nghĩa kính trọng,biết ơn và quý trọng thầy cô,những người có công dạy dỗ,chỉ dẫn, dẫn dắt mình trong việc học tập,rèn luyện nhân cách.

Những việc làm thể hiện sự tôn sư trọng đạo là:

-Kính trọng,lễ phép với thầy cô

-Chăm chỉ học tập

-Giúp đỡ banbj bè trong học tập

-Tuân thủ nội quy,quy định của nhà trường

-Không gian lận trong học tập

-Tôn vinh thầy cô giáo trong các ngày lễ

-....

Bình luận (0)