Bài 4. ÔN TẬP CHƯƠNG II

TP

cho tam giác ABC có đỉnh A(3;-7), trực tâm là H(3:-1), tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác I(-2;0). Xác định tọa độ C, biết C có hoành độ dương

NL
25 tháng 4 2020 lúc 23:59

Nối AI kéo dài cắt đường tròn tại D

Gọi M là trung điểm BC \(\Rightarrow IM\perp BC\)

\(AB\perp BD\) (góc \(\widehat{ABD}\) nt chắn nửa đường tròn)

\(CH\perp AB\) (H là trực tâm) \(\Rightarrow CH//BD\)

Tương tự: \(CD\perp AC\) ; \(BH\perp AC\Rightarrow BH//CD\)

\(\Rightarrow BHCD\) là hbh

\(\Rightarrow HD\) đi qua M và M là trung điểm HD

I là trung điểm AD, M là trung điểm HD \(\Rightarrow IM\) là đường trung bình tam giác ADH

\(\Rightarrow IM=\frac{1}{2}AH=3\)

\(\overrightarrow{IM}=\frac{1}{2}\overrightarrow{AH}=\left(0;3\right)\Rightarrow M\left(-2;3\right)\)

\(BC\perp AH\) nên nhận \(\left(0;1\right)\) là 1 vtpt

Phương trình BC qua M: \(y-3=0\)

\(\Rightarrow\) Tọa độ C có dạng \(C\left(c;3\right)\)

\(R=\sqrt{IA^2}=\sqrt{5^2+7^2}=\sqrt{74}\)

\(IC^2=R^2=\left(c+2\right)^2+9=74\Rightarrow\left(c+2\right)^2=65\)

\(\Rightarrow c=-2+\sqrt{65}\Rightarrow C\left(-2+\sqrt{65};3\right)\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
PG
Xem chi tiết
TP
Xem chi tiết
KL
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
LN
Xem chi tiết
MH
Xem chi tiết
KG
Xem chi tiết