a) Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAHC vuông tại H có
AB=AC(do ΔABC cân tại A)
AH là cạnh chung
Do đó: ΔAHB=ΔAHC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)
⇒HB=HC(hai cạnh tương ứng)
b) Xét ΔHDB vuông tại D và ΔHEC vuông tại E có
HB=HC(cmt)
\(\widehat{B}=\widehat{C}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)
Do đó: ΔHDB=ΔHEC(cạnh huyền-góc nhọn)
⇒HD=HE(hai cạnh tương ứng)
Xét ΔHDE có HD=HE(cmt)
nên ΔHDE cân tại H(định nghĩa tam giác cân)
c) Ta có: ΔHDB=ΔHEC(cmt)
⇒BD=EC(hai cạnh tương ứng)
Ta có: BD+AD=AB(do A,D,B thẳng hàng)
EC+AE=AC(do A,E,C thẳng hàng)
mà AB=AC(ΔABC cân tại A)
và BD=EC(cmt)
nên AD=AE
Xét ΔADE có AD=AE(cmt)
nên ΔADE cân tại A(định nghĩa tam giác cân)
⇒\(\widehat{ADE}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔADE cân tại A)(1)
Ta có: ΔABC cân tại A(gt)
⇒\(\widehat{ABC}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABC cân tại A)(2)
Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{ADE}=\widehat{ABC}\)
mà \(\widehat{ADE}\) và \(\widehat{ABC}\) là hai góc ở vị trí đồng vị
nên DE//BC(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)