Bài 4: Đường trung bình của tam giác, hình thang

MC

Cho hình thang ABCD(AB // CD), tia phân giác góc C đi qua trung điểm M của AD. CMR:

a. góc BMC = 90 độ

b. BC = AB + CD

NT
18 tháng 10 2020 lúc 7:53

a) Gọi N là trung điểm của BC

Xét hình thang ABCD(AB//CD) có

M là trung điểm của AD(gt)

N là trung điểm của BC(theo cách gọi)

Do đó: MN là đường trung bình của hình thang ABCD(Định nghĩa đường trung bình của hình thang)

⇒MN//AB//DC và \(MN=\frac{AB+CD}{2}\)(Định lí 4 về đường trung bình của hình thang)

Ta có: MN//DC(cmt)

\(\Rightarrow\widehat{CMN}=\widehat{MCD}\)(hai góc so le trong)

\(\widehat{MCD}=\widehat{MCN}\)(CM là tia phân giác của \(\widehat{BCD}\))

nên \(\widehat{NMC}=\widehat{NCM}\)

Xét ΔMNC có \(\widehat{NMC}=\widehat{NCM}\)(cmt)

nên ΔMNC cân tại N(Định lí đảo của tam giác cân)

⇒MN=NC

\(NC=\frac{BC}{2}\)(N là trung điểm của BC)

nên \(MN=\frac{BC}{2}\)

Xét ΔBMC có

MN là đường trung tuyến ứng với cạnh BC(N là trung điểm của BC)

\(MN=\frac{BC}{2}\)(cmt)

Do đó: ΔBMC vuông tại M(Định lí 2 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

\(\widehat{BMC}=90^0\)(đpcm1)

b) Ta có: \(MN=\frac{BC}{2}\)(cmt)

\(\Leftrightarrow BC=2\cdot MN\)

\(\Leftrightarrow BC=2\cdot\frac{AB+CD}{2}\)

hay \(BC=AB+CD\)(đpcm2)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NH
Xem chi tiết
DN
Xem chi tiết
TS
Xem chi tiết
BD
Xem chi tiết
BL
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
AH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết