Bài 7: Định lí Pitago

TA

Cho \(\Delta\)ABC vuông tại A có AB = 3 cm, BC = 5 cm . Lấy điểm M trên cạnh BC sao cho BD = BA. Kẻ đường thẳng vuông góc với BC tại D cắt AC tại E. a, Tính độ dài đoạn thẳng AC b, Chứng minh BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)

c, So sánh AE và EC d, Chứng minh BE là đường trung trực của AD

NT
21 tháng 1 2020 lúc 21:26

a) Áp dụng định lí pytago vào ΔABC vuông tại A, ta được

\(BC^2=AB^2+AC^2\)

hay \(5^2=3^2+AC^2\)

\(AC^2=5^2-3^2=16\)

\(AC=\sqrt{16}=4cm\)

Vậy: AC=4cm

b) Phải là lấy điểm D trên BC chứ bạn

Xét ΔEAB vuông tại A và ΔDBE vuông tại D có

BE chung

BA=BD(gt)

Do đó: ΔEAB=ΔDBE(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{EBA}=\widehat{DBE}\)(hai góc tương ứng)

mà tia BE nằm giữa hai tia BD,BA

nên BE là tia phân giác của \(\widehat{DBA}\)

hay BE là tia phân giác của \(\widehat{ABC}\)(do C∈DB)

c)AE và EC thì không có cách so sánh nhé bạn

nếu là AE và ED thì có cách so sánh

Ta có: ΔEAB=ΔDBE(cmt)

⇒AE=ED(hai cạnh tương ứng)

d) Ta có: AE=ED(cmt)

⇒E nằm trên đường trung trực của AD(t/c đường trung trực của đoạn thẳng)(1)

Ta lại có: BD=BA(gt)

nên B nẳm trên đường trung trực của AD(t/c đường trung trực của đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra BE là đường trung trực của AD(đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
VT
21 tháng 1 2020 lúc 21:40

a) Xét \(\Delta ABC\) vuông tại \(A\left(gt\right)\) có:

\(AB^2+AC^2=BC^2\) (định lí Py - ta - go).

=> \(3^2+AC^2=5^2\)

=> \(AC^2=5^2-3^2\)

=> \(AC^2=25-9\)

=> \(AC^2=16\)

=> \(AC=4\left(cm\right)\) (vì \(AC>0\)).

b) Xét 2 \(\Delta\) vuông \(ABE\)\(DBE\) có:

\(\widehat{BAE}=\widehat{BDE}=90^0\left(gt\right)\)

\(AB=DB\left(gt\right)\)

Cạnh BE chung

=> \(\Delta ABE=\Delta DBE\) (cạnh góc vuông - góc nhọn kề).

=> \(\widehat{ABE}=\widehat{DBE}\) (2 góc tương ứng).

=> \(BE\) là tia phân giác của \(\widehat{ABD}.\)

Hay \(BE\) là tia phân giác của \(\widehat{ABC}.\)

c) Theo câu b) ta có \(\Delta ABE=\Delta DBE.\)

=> \(AE=DE\) (2 cạnh tương ứng).

+ Xét \(\Delta DEC\) vuông tại \(D\left(gt\right)\) có:

Cạnh huyền \(EC\) là cạnh lớn nhất (tính chất tam giác vuông).

=> \(EC>DE.\)

\(DE=AE\left(cmt\right)\)

=> \(EC>AE\)

Hay \(AE< EC.\)

d) Vì \(AB=DB\left(gt\right)\)

=> B thuộc đường trung trực của \(AD\) (1).

+ Vì \(AE=DE\left(cmt\right)\)

=> E thuộc đường trung trực của \(AD\) (2).

Từ (1) và (2) => \(BE\) là đường trung trực của \(AD\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
TL
Xem chi tiết
CT
Xem chi tiết
VD
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
TH
Xem chi tiết
NX
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết