Bài 3: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác canh - cạnh - cạnh (c.c.c)

PC

Cho \(\Delta ABC\) có AB = AC, E là trung điểm của đoạn thẳng BC. Chứng minh.

a) \(\Delta ABE=\Delta ACE\)

b) \(AE\perp BC\)

c) Lấy \(M\in AB,N\in AC\) sao cho AM = AN. Chứng minh MN song song với BC

ABCNMOE

NH
12 tháng 9 2017 lúc 21:40

Giả thiết không cho vuông sao bạn vẽ vuông vậy :v

_____oOo_____

a. Xét tg ABE và tg ACE có

AB=AC ( gt )

AE : cạnh chung

BE = EC ( E là tđ BC )

do đó tg ABC = tg ACE ( c.c.c )

b. Có góc AEB = góc AEC ( 2 góc t/ứ của tg ABC = tg ACE )

mà 2 góc ở vị trí kề bù

=> góc AEB = AEC = 180* / 2=90*

=> AE vuông góc vs BC

c. Có AM=AN ( gt )

=> tg AMN cân tại A ( dhnb )

=> góc AMN = góc ANM = 180* - góc MAN / 2 ( 1 )

lại có AB = AC ( gt )

=> tg ABC cân tại A ( dhnb )

=> góc ABC = góc ACB = 180* - góc BAC / 2 ( 2 )

Từ (1)(2) => góc AMN = góc ABC

mà 2 góc này ở vị trí trg cùng phía

=> MN // BC ( dhnb)

Bình luận (1)
TK
12 tháng 9 2017 lúc 21:40

a. Xét tam giác ABE và tam giác ACE có:

AB=AC (gt)

AE là cạnh chung.

BE=CE (E là trung điểm BC)

=> Tg ABE = tg ACE (c.c.c)

b. Vì AB=AC nên tam giác ABC cân tại A.

Mà AE là trung tuyến (do E là trung điểm BC)

=> AE cũng là đường cao, phân giác, trung trực tam giác ABC.

=> \(AE\perp BC\)

Hoặc bạn có thể chứng minh bằng cách này:

Vì tg ABE=tg ACE nên góc AEB = góc AEC

Mà góc AEB + góc AEC = 180 độ (2 góc kề bù)

=> Góc AEB = góc AEC =90 độ.

=> \(AE\perp BC\).

c. Ta có: tam giác ABC cân tại A (cmt)

\(\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{C}=\dfrac{180^0-\widehat{BAC}}{2}\) (1)

Ta có: AM=AN (gt) => tam giác AMN cân tại A.

\(\Rightarrow\widehat{AMN}=\widehat{ANM}=\dfrac{180^0-\widehat{MAN}}{2}\) (2)

(1), (2) => \(\Rightarrow\widehat{B}=\widehat{AMN}\)

Mà 2 góc này đồng vị.

=> MN//BC.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
DT
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
DD
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
TD
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
MA
Xem chi tiết