Bài 2. PHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG TRÒN

NA

Câu 1 trong mat phẳng với hệ toạ độ Oxy, cho đường tròn (C) và đuờng thẳng d lần lượt có phuơng trình: (C) X^2+y^2-2x-2y+1=0, d: x-y+3=0. Tìm toạ độ điểm M nằm trên d sao cho đường tròn tâm M, có bán kính đường tròn (C), tiếp xúc ngoài với đường tròn (C)

Câu 2 trong mặt phẳng với hệ toạ độ Oxy, cho đường tròn (C): x^2+y^2=1. Đường tròn(C') tâm I(2;2) cắt (C) Tại các điểm A,B = căn 2 viết pt đường thẳng AB

Câu 3 trong mp Oxy, Víêt ptđt qua điểm O và cắt đường tròn (C): x^2+y^2-2x+6y-15=0. Tại hai điểm A,B sao cho O là trung điiểm của AB

Các anh các chị giải chi tiết tí nha e ms hok cái này

NL
1 tháng 4 2019 lúc 23:16

Câu 1:

(C): \(\left(x-1\right)^2+\left(y-1\right)^2=1\Rightarrow\) (C) có tâm \(I\left(1;1\right)\) bán kính \(R=1\)

\(\Rightarrow\) đường tròn tâm M có bán kính \(r=1\Rightarrow IM=r+R=2\)

Do \(M\in d\Rightarrow M\left(a;a+3\right)\)

\(\overrightarrow{IM}=\left(a-1;a+2\right)\Rightarrow IM=\sqrt{\left(a-1\right)^2+\left(a+2\right)^2}=2\)

\(\Leftrightarrow2a^2+2a+1=0\) \(\Rightarrow\) pt vô nghiệm

Vậy không tồn tại M thỏa mãn

Bình luận (0)
NL
1 tháng 4 2019 lúc 23:23

Câu 2:

Đường tròn (C) có tâm \(O\left(0;0\right)\) bán kính R=1 \(\Rightarrow\overrightarrow{OI}=\left(2;2\right)\)

Gọi giao điểm của OI và AB là H \(\Rightarrow H\) là trung điểm AB và \(IO\perp AB\)

Trong tam giác vuông \(OAH\) có:

\(OH=\sqrt{OA^2-AH^2}=\sqrt{R^2-\frac{AB^2}{4}}=\frac{\sqrt{2}}{2}\)

Do \(IO\perp AB\Rightarrow\) đường thẳng AB nhận \(\overrightarrow{n_{AB}}=\left(1;1\right)\) là 1 vtpt

\(\Rightarrow\) phương trình AB có dạng: \(x+y+c=0\)

\(d\left(O;AB\right)=OH\Rightarrow\frac{\left|0.1+0.1+c\right|}{\sqrt{1^2+1^2}}=\frac{\sqrt{2}}{2}\) \(\Rightarrow\left|c\right|=1\Rightarrow c=\pm1\)

Vậy có 2 pt đường thẳng AB thỏa mãn yêu cầu: \(\left[{}\begin{matrix}x+y+1=0\\x+y-1=0\end{matrix}\right.\)

Bình luận (0)
NL
1 tháng 4 2019 lúc 23:28

Câu 3:

Phương trình (C): \(\left(x-1\right)^2+\left(y+3\right)^2=25\Rightarrow\left(C\right)\) có tâm \(I\left(1;-3\right)\) bán kính \(R=5\)

Do O là trung điểm dây AB \(\Rightarrow\) theo tính chất đường tròn ta có \(OI\perp AB\)

\(\Rightarrow\) Đường thẳng AB nhận \(\overrightarrow{OI}=\left(1;-3\right)\) là một vtpt

Phương trình AB:

\(1\left(x-0\right)-3\left(y-0\right)=0\Leftrightarrow x-3y=0\)

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NC
Xem chi tiết
KR
Xem chi tiết
LH
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
NN
Xem chi tiết
MN
Xem chi tiết
ML
Xem chi tiết
TL
Xem chi tiết