Bài 8: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

A2

Bài 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Các đường thẳng vuông góc với AB, AC lần lượt tại B, C cắt nhau ở M. Chứng minh rằng : a) AM là tia phân giác của góc A

b) AM vuông góc với BC

Help Me 😭😱😣💀

NT
24 tháng 3 2020 lúc 22:27

a) Gọi D là giao điểm của BM và AC

Gọi E là giao điểm của CM và AB

Do đó: CE⊥AB và BD⊥AC

Ta có: ΔEMB vuông tại E(CE⊥AB)

nên \(\widehat{EMB}+\widehat{EBM}=90^0\)(hai góc phụ nhau)(1)

Ta có: ΔDMC vuông tại D(BD⊥AC)

nên \(\widehat{DMC}+\widehat{DCM}=90^0\)(hai góc phụ nhau)(2)

\(\widehat{EMB}=\widehat{DMC}\)(hai góc đối đỉnh)(3)

nên \(\widehat{EBM}=\widehat{DCM}\)

hay \(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)

Ta có: \(\widehat{ABD}+\widehat{CBD}=\widehat{ABC}\)(tia BD nằm giữa hai tia BA,BC)

\(\widehat{ACE}+\widehat{BCE}=\widehat{ACB}\)(tia CE nằm giữa hai tia CA,CB)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACD}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABD}=\widehat{ACE}\)(cmt)

nên \(\widehat{DBC}=\widehat{ECB}\)

hay \(\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\)

Xét ΔMBC có \(\widehat{MBC}=\widehat{MCB}\)(cmt)

nên ΔMBC cân tại M(định lí đảo của tam giác cân)

⇒MB=MC

Xét ΔEMB vuông tại E và ΔDMC vuông tại D có

MB=MC(cmt)

\(\widehat{EMB}=\widehat{DMC}\)(hai góc đối đỉnh)

Do đó: ΔEMB=ΔDMC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒EM=MD(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAEM vuông tại E và ΔADM vuông tại D có

AM là cạnh chung

EM=MD(cmt)

Do đó: ΔAEM=ΔADM(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

\(\widehat{EAM}=\widehat{DAM}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{BAM}=\widehat{CAM}\)

mà tia AM nằm giữa hai tia AB, AC

nên AM là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\)(đpcm)

b) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

nên A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: MB=MC(cmt)

nên M nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AM là đường trung trực của BC

hay AM⊥BC(đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
NL
24 tháng 3 2020 lúc 22:30

B C A M H K 1 2

a, - Gọi châm đường vuông góc kẻ từ B, C tới AC, AB lần lượt là H, K .

- Ta có : Tam giác ABC cân tại A .

=> AB = AC ( tính chất tam giác cân )

- Xét \(\Delta ABH\)\(\Delta ACK\) có :

\(\left\{{}\begin{matrix}\widehat{BAC}\left(chung\right)\\AB=AC\left(cmt\right)\\\widehat{AHB}=\widehat{AKC}\left(=90^o\right)\end{matrix}\right.\)

=> \(\Delta ABH\) = \(\Delta ACK\) ( Ch - gn )

- Xét \(\Delta ABM\)\(\Delta ACM\) có :

\(\left\{{}\begin{matrix}AB=AC\left(cmt\right)\\\widehat{ABM}=\widehat{ACM}\left(cmt\right)\\AM=AM\end{matrix}\right.\)

=> \(\Delta ABM\) = \(\Delta ACM\) ( c - g - c )

=> \(\widehat{A_1}=\widehat{A_2}\) ( góc tương ứng )

=> AM là tia phân giác của góc A . ( đpcm )

b, - Xét tam giác ABC cân tại A có :

+, AM là tia phân giác của góc A ( câu a )

=> AM là đường trung trực .

=> AM là đường cao .

=> AM vuông góc với BC ( đpcm )

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
SK
Xem chi tiết
HM
Xem chi tiết
PM
Xem chi tiết
TT
Xem chi tiết
DA
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết