Bài 20. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 - 1527)

TN

1, Nêu tình hình giáo dục và khoa cử ở thời Lê sơ (1428 - 1527)

2, Nêu nền văn học, khoa học, nghệ thuật của nước ta thời đó.

KH
20 tháng 5 2017 lúc 9:54

1, Tình hình giáo dục và khoa cử ở thời Lê sơ (1428 - 1527)

a, GIáo dục

- Lê Thái Tổ cho xây lại Quốc Tử Giám, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi, người nào có học đều được dự thi.

- Ở các đạo, phủ có trường công, nhà nước tuyển chọn nhân tài, có đạo đức để làm thầy giáo.

- Nội dung học tập thi cử là các loại sách của đạo Nho; Phật giáo và Đạo giáo bị hạn chế.

b, Thi cử

- Từ năm 1428 đến năm 1527: tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ được 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Tiêu biểu là ở thời Lê Thánh Tông (1460 - 1497), tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy dỗ gần 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

2, Văn học, khoa học, nghệ thuật.

- Văn học: Chữ Hán chiếm ưu thế. Chữ Nôm giữ được vị trí quan trọng.

=> Nội dung: yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào của dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí, Đại Việt sử kí toàn thư.

- Y học có bản thảo thực vật quát yếu.

- Địa lý có Hồng Đức bản đồ, dư địa chí.

- Toán học có Đại thành Toán pháp.

- Nghệ thuật sân khấu: ca múa, nhạc, chèo, tuồng, . . .đều phát triển. Ngoài ra còn có các công trình kiến trúc và điêu khắc đạt đến trình độ cao, thể hiện được phong cách và kĩ thuật rất điêu luyện.

Bình luận (0)
H24
20 tháng 5 2017 lúc 9:44

1, Tình hình giáo dục và khoa cử thời Lê Sơ (1428 - 1527):

- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc Tử Giám ở kinh thành Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại.

- Đa số dân đều có thể tự đi học trừ kẻ phạm tội và người làm nghề ca hát.

- Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

- Thi cử tổ chức chặt chẽ, qua 3 kì thi (Hương, Hội, Đình).

- Thời Lê Sơ (1428 - 1527), tổ chức 26 khoa thi và lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên.

2,

a) Văn học:

- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế và văn chữ Nôm chiếm vị trí quan trọng.

- Văn thơ thời Lê Sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào của dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.

b) Khoa học:

- Sử học: Việt sử kí (10 quyển), Đại Việt sử kí toàn thư (15 quyển), Lam Sơn thực lục,...

- Địa lý: Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí,...

- Y học: bản thảo thực vật toát yếu,...

- Toán học: Đại thành toán pháp,...

c) Nghệ thuật:

- Nghệ thuật, kiến trúc và điêu khác đồ sộ, kĩ thuật độc đáo, tinh tế.

Bình luận (0)
LT
20 tháng 5 2017 lúc 10:01

Câu 1,

Ngay sau khi lên ngôi vua, Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ở kinh thành Thăng Long, mở trường học ở các lộ, mở khoa thi và cho phép người nào có học đều được dự thi. Đa số dân đều có thể đi học, đi thi trừ những kẻ phạm tội và làm nghề ca hát.
Ở các đạo, phủ có trường công. Nhà nước tuyển chọn người giỏi, có đạo đức để làm thầy giáo. Nội dung học tập thi cử là các sách của đạo Nho. Thời Lê sơ, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn ; Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.

Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. Riêng thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1497) tổ chức được 12 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 501 tiến sĩ, 9 trạng nguyên.

Câu 2,

* Văn học

Sự phát triển giáo dục góp phần phát triển văn học.

Ban đầu, văn học mang nặng tư tưởng Phật giáo. Từ thời Trần, văn học dân tộc ngày càng phát triển. Hàng loạt bài thơ, bài hịch, bài phú nổi tiếng như Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ. Bạch Đằng giang phú. v.v... cùng hàng loạt tập thơ chữ Hán đã ra đời, vừa thể hiện tài năng văn học vừa toát lên niềm tự hào dân tộc và lòng yêu nước sâu sắc. Văn thơ phát triển đến mức, cuối thế kỉ XIV, Trần Nguyên Đán đã thốt lên :

Tướng võ, quan hầu đều biết chữ,

Thợ thuyền, thư lại cũng hay tlrơ.

{Thơ văn Lý - Trần)

Ở thế kỉ XV, văn học chữ Hán và chữ Nôm (được sáng tạo từ thế kỉ XI - XII) đều phát triển với sự xuất hiện của hàng loạt tập thơ của Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lý Tử Tấn v.v... có nội dung ca ngợi đất nước phát triển.

*Nghệ thuật

Nghệ thuật cũng có những bước phát triển mới. Trong các thế kỉ X- XIV, những công trình nghệ thuật Phật giáo được xây dựng ở khắp mọi nơi như chùa Một Cột (Diên Hựu), chùa Dâu, chùa Phật Tích, chùa Dạm, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh. Chuông, tượng cũng được đúc, tạc rất nhiều. Cuối thế kỉ XIV, thành nhà Hổ (Vĩnh Lộc - Thanh Hoá) được xây dựng và trở thành một điển hình của nghệ thuật xây thành ở nước ta. Ở phía nam, nhiều đền tháp Chăm được xây dựng thêm mang phong cách nghệ thuật đặc sắc.

Xuất hiện nhiều tác phẩm điêu khắc mang những hoạ tiết hoa văn độc đáo như rồng mình trơn cuộn trong lá đề, bỏng cúc nhiều cánh, bệ chân cột hình hoa sen nở... cùng nhiều bức phù điêu có hình các cô tiên, các vũ nữ vừa múa vừa đánh đàn.

Nghệ thuật sân khấu như chèo, tuồng, ra đời từ sớm và ngày càng phát triển. Múa rối nước là một nghệ thuật đặc sắc, phát triển từ thời Lý.

Văn bia Sùng Thiện diên linh (ở Hà Nam, khắc năm 1121) viết: “Hàng nghìn chiếc thuyền bơi giữa dòng nhanh như chớp... Làn nước rung rinh, rùa vàng nổi lên đội ba quả núi... lộ vân trên vỏ và xoè bốn chân, nhe răng trợn mắt... Các thần tiên xuất hiện, nét mặt nhuần nhị thanh tâm há phải đâu vẻ đẹp của người trần thế, tay nhỏ nhắn mềm mại múa điệu hồi phong...”

Âm nhạc phát triển với nhiều nhạc cụ như trống cơm, sáo, tiêu, đàn cầm, đàn tranh, chiêng cổng v.v... Các na;hệ nhấn sáng tác nhiều bản nhạc đế tấu hát trong các buổi lễ hội.

Ca múa được tổ chức trong các lễ hội, ngày mùa ờ khắp các làng bản miền xuôi cũng như miền ngược. Cùng với các điệu ca, điệu múa, còn có các cuộc đua tài như đấu vật, đua thuyền, đá cầu...

*Khoa học - kĩ thuật

Cùng với sự phát triển của giáo dục và ý thức dân tộc, nhiều ngành khoa học — kĩ thuật cũng đạt được những thành tựu có giá trị. Thời Trần, bộ Đại Việt sử kí (của Lê Văn Hưu) — bộ sử chính thống của nhà nước - được biên soạn, ở các thế kỉ sau, nhiều bộ sử khác như Lam Sơn thực lục, Đại Việt sử kí toàn thư... được soạn thảo, về địa lí có Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ ; về quân sự có Binh thư yếu lược ; về các thiết chế chính trị có bộ Thiên Nam dư hạ ; về toán học có Đại thành toán pháp của Lương Thế Vinh, Lập thành toán pháp của Vũ Hữu.

Nhu cầu quốc phòng đã tạo điều kiện cho các quan xưởng, dưới sự chỉ đạo của Hồ Nguyên Trừng, chế tạo súng thần cơ và đóng các thuyền chiến có lầu. Thành nhà Hồ (ở Thanh Hoá) cũng là một thành tựu kĩ thuật quan trọng.





Bình luận (0)
BT
20 tháng 5 2017 lúc 13:05

1.

Nhà Lê rất quan tâm đến giáo dục , đào tạo nhân tài thể hiện ở :

- Dựng lại Quốc Tử Giám ở Thăng Long ; mở trường các lộ ; mọi người đều có thể học và đi thi .

- Tuyển chọn người có tài , có đạo đức để làm thày giáo

- Học đạo nho, Nho giáo chiếm địa vị độc tôn.

- Mở khoa thi để chọn người tài ra làm quan .

- Đỗ tiến sĩ được vua ban mũ , áo , phẩm tước , vinh quy bái tổ , khắc tên vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu – Quốc Tử Giám .)

- Cách lấy rộng rãi, cách chọn người công bằng .

Bình luận (0)
BT
20 tháng 5 2017 lúc 13:05

2.

a. Văn học : có nội dung yêu nước, thể hiên niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng

*Văn thơ chữ Hán:

+Nguyễn Trãi có Quân Trung Từ Mệnh Tập ; Bình Ngô Đại Cáo

+Lê Thánh Tông với Quỳnh Uyển cửu ca.

*Văn thơ chữ Nôm :

+ Quốc Âm thi tập của Nguyễn Trãi .

+ Hồng Đức Quốc Am thi tập của Lê Thánh Tông .

b. Khoa học :

-Sử học : Đại Việt sử kí ( 10 quyển ) của Lê văn Hưu ;Đại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên, Lam Sơn thực lục của Ngô Sĩ Liên , Hòang Triều Quan Chế .

-Địa lý : Hồng Đức bản đồ của Lê Thánh Tông; Dư Địa Chí của Nguyễn Trãi , An Nam hình thăng đồ …..

-Y học : Bản thảo thực vật toát yếu của Phan Phu Tiên .

-Tóan học : Đại Thành tóan pháp của Lương Thế Vinh; Lập thành tóan pháp của Vũ Hữu

c. Nghệ thuật :

-Sân khấu có ca , múa , nhạc, chèo.

-Lương Thế Vinh soạn bộ Hỉ phường phả lục. Nêu nguyên tắc hát múa .

d.Kiến trúc : cung điện Lam Kinh … phong cách đồ sộ , kỹ thuật điêu luyện .

Bình luận (0)
DT
31 tháng 5 2017 lúc 5:57

1) Tình hình giáo dục và khoa cử

a) Giáo dục:

-Dựng lại quốc tử giám, mở nhiều trường học ở các lộ ,mỗi người đều đc thi miễn là có học

-Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.Nội dung thi cũng là sach của đạo nho.Phật giáo ,đạo giáo bị hạn chế

b)Thi cử

-Tuyển chon nhân tài làm thầy giáo

-Giáo dục thi cử chặt chẽ qua 3 kỳ (Hương - Hội - Đình)

-Đỗ đạt nhiều. Từ năm 1428-1527 tổ chức 26 khoa thi đỗ 989 tiến sĩ 20 trạng nguyên.Thời Lê Thánh Tông tổ chức đc tới 12 khoa đỗ 501 tiến sĩ và 9 trạng nguyên

2)Văn học, khoa học, nghệ thuật

a. Văn học :

- Văn học chữ Hán được duy trì.

- Văn học chữ nôm rất phát triển.

- Văn học có nội dung yêu nước sâu sắc,thể hiện niềm tự hào dân tộc,khí phách anh hùng.

b. Khoa học:

+ Sử học:Đại việt sử kí toàn thư.

+ Địa lý học:dư địa chí

+ Y học:Bản thảo thực vật toát yếu.

+ Toán học:lập thành toán pháp.

c. Nghệ thuật:

-Nghệ thuật sân khấu : ca, múa, nhạc được phục hồi. Phát triển nhất là chèo tuồng.

-Nghệ thuật điêu khắc có phong cách đồ sộ kỹ thuật điêu luyện.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
NV
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
NT
Xem chi tiết
HA
Xem chi tiết
DP
Xem chi tiết
KN
Xem chi tiết
KT
Xem chi tiết
CL
Xem chi tiết
ND
Xem chi tiết