Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ.
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ.
Vì sao quốc gia Đại Việt lại đạt được những thành tựu nói trên?
Dựa vào nội dung SGK để trình bày, nêu lên được nhờ có những nỗ lực to lớn của nhân dân vượt qua những khó khăn sau chiến tranh, tích cực, cần cù lao động, nhà nước Lê sơ quan tâm đến đất nước, nhân dân thể hiện ở nhiều chù trương, chính sách, biện pháp tích cực, tiến bộ trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, quốc phòng, văn hoá, giáo dục, xã hội.
Quan sát lược đồ nước Đại Việt thời Lê sơ và danh sách 13 đạo thừa tuyên, em thấy có gì khác với nước Đại Việt thời Trần?
Tham khảo:
- Thứ nhất, so với thời Trần, lãnh thổ Đại Việt dưới thời Lê Sơ đã được mở rộng hơn. Đây chính là thành quả của công cuộc khai hoang, cải tạo đất, đoàn kết trong lao động xây dựng đất nước của cả dân tộc Việt Nam.
- Thứ hai, bộ máy nhà nước thời Lê Sơ được hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn trước.
+ Ở trung ương: Các đơn vị hành chính được phân ra rõ ràng. Ở triều đình có 6 bộ, ngoài ra còn một số cơ quan chuyên môn.
+ Ở địa phương: Đến thời vua Lê Thánh Tông, cả nước được chia thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách ba mặt hoạt động khác nhau chứ không tập trung quyền lực vào một viên An phủ sứ như thời Trần.
=> Tổ chức nhà nước thời Lê Sơ có quy củ, chặt chẽ, tiến bộ hơn thời Trần.
Trả lời bởi minh nguyetViệc tổ chức quân đội thời Lê sơ như thế nào? Em có nhận xét gì về chủ trương của nhà nước Lê sơ đối với lãnh thổ của đất nước qua đoạn trích trong SGK Lịch sử 7 - Trang 96?
Tham khảo:
Tổ chức quân đội thời Lê sơ:
- Quân đội thời Lê sơ tổ chức theo chế độ "ngụ binh ư nông"
- Quân đội có hai bộ phận chính: quân ở triều đình và quân ở các địa phương.
- Các binh chủng: bộ binh, thủy binh, tượng binh, kị binh.
- Vũ khí: đao, kiếm, giáo, mác, cung tên, hỏa đồng, hỏa pháo.
- Hàng năm, quân lính được luyện tập võ nghệ, chiến trận. Vùng biên giới đều có bố trí quân đội mạnh canh phòng và bảo vệ, không để xâm lấn.
* Nhận xét:
- Đoạn trích trên thể hiện thái độ kiên quyết bảo vệ chủ quyền biên giới lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi tấc đất của Tổ quốc mất đi phải đòi lại cho bằng được, không để cho kẻ thù xâm phạm lãnh thổ.
- Đây cũng là lời răn đe, bài học cho các thế hệ trong việc giữ gìn biên cương lãnh thổ của đất nước.
Trả lời bởi minh nguyet
Em hãy nhận xét về những biện pháp của nhà nước Lê sơ đối với nông nghiệp.
- Nhà nước quan tâm đến vấn đề phục hồi và phát triển nông nghiệp.
- Các chính sách tích cực, phù hợp với hoàn cảnh đất nước, góp phần khôi phục và phát triển trở lại sản xuất nông nghiệp sau chiến tranh.
=> Nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi và có bước phát triển.
Trả lời bởi Trần Mạnh
Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ?
Ở nước ta lúc bấy giờ, các ngành nghề thủ công truyền thống ở các làng, xã phát triển: Kéo tơ, dệt lụa, đúc đồng…Nhiều làng thủ công chuyên nghiệp ra đời: Bát Tràng làm gốm; Làng Vân Chàng rèn sắt…Các xưởng thủ công do nhà nước quản lý (Cục bách tác). Nghề khai mỏ được đẩy mạnh: Mỏ đồng, vàng…
=>Nghề thủ công nghiệp phát triển, quy mô sản xuất của ngành thủ công nghiệp mở rộng.
Trả lời bởi Trần MạnhEm có nhận xét gì về chủ trương hạn chế việc nuôi và mua bán nô tì của nhà nước Lê sơ?
- Pháp luật nhà Lê sơ hạn chế nghiêm ngặt việc bán mình làm nô hoặc bứt dân tự do làm nô tì. Nhờ vậy, số lượng nô tì giảm dần.
=> Đây là chủ trương tiến bộ của nhà Lê sơ. Nhà nước quan tâm đến đời sống nhân dân, nhất là những người dân nghèo. Điều này làm hạn chế phần nào những bất công trong xã hội.
Trả lời bởi Trần Mạnh
Em có nhận xét gì về tình hình giáo dục, thi cử thời Lê sơ?
Tình hình:
- Dưới thời Lê sơ nền giáo dục của Đại Việt rất phát triển. Trong vòng một thế kỉ, nhà Lê sơ đã tổ chức được 26 khoa thi tiến sĩ, lấy đỗ 989 tiến sĩ, 20 trạng nguyên. “Khoa cử các đời thịnh nhất là đời vua Lê Thánh Tông. Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng, trong nước không để sót nhân tài, triều đình không dùng lầm người kém”.
- Nhà nước sớm quan tâm đến giáo dục, đào tạo nhân tài. Ngay sau khi lên ngôi, vua Lê Thái Tổ đã cho dựng lại Quốc tử giám ở Thăng Long, mở trường học ở các lộ. Ở các đạo, phủ đều có trường công.
- Nội dung thi cử là các sách của đạo Nho.
Ý nghĩa: Giáo dục và thi cử phát triển có ý nghĩa rất lớn:
- Là cơ sở đào tạo nhân tài cho đất nước.
- Trình độ dân trí được nâng cao. Số trường học ngày càng tăng lên. Giáo dục mở rộng cho nhiều đối tượng do đó tỉ lệ mù chữ ngày càng giảm.
Trả lời bởi Trần Mạnh
Em có nhận xét gì về tình hình văn học thời Lê sơ?
- Văn học thời Lê sơ phát triển phong phú:
+ Văn học chữ Hán phát triển và tiếp tục chiếm ưu thế, với hàng loạt tập thơ, văn nổi tiếng như: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo,…
+ Văn học chữ Nôm giữ một vị trí quan trọng. Có những tác phẩm nổi tiếng như: Quốc âm thi tập, Hồng Đức quốc âm thi tập,…
- Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
Trả lời bởi ✿✿❑ĐạT̐®ŋɢย❐✿✿Em hãy nêu lên những đóng góp của Nguyễn Trãi qua nhận xét sau đây của vua Lê Thánh Tông:
"Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang. Trong thì bàn kế hoạch ở nơi bàn trướng, ngoài thì thảo văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho nước, lại được vua tin, quý trọng".
Tham khảo:
Vua Lê Thánh Tông đã nhận xét Nguyễn Trãi là:
“Ức Trai đương lúc Thái Tổ mới sáng nghiệp theo về Lỗi Giang trong thì bàn kế hoạch ở nơi màn trướng, ngoài thì thảo các văn thư dụ hàng các thành. Văn chương tiên sinh làm vẻ vang cho đất nước, lại được vua tin, quý trọng”.
Qua lời nhận xét trên của vua Lê Thánh Tông, ta thấy được những đóng góp của Nguyễn Trãi:
Là một nhà chính trị quân sự tài ba, là danh nhân văn hóa thế giới.Có nhiều tác phẩm có giá trị: Quân Trung Từ mệnh tập, Bình Ngô Đại Cáo…Ông luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, yêu nước và thương dân. Trả lời bởi minh nguyet
* Giáo dục và khoa cử
Trả lời bởi Võ Đông Anh Tuấn- Vua Lê Thái Tổ cho dựng lại Quốc tử giám ờ kinh đô Thăng Long. Ở các đạo, phủ đều có trường công, hằng năm mở khoa thi để tuyển chọn quan lại. Đa số dân đều có thể đi học, trừ kẻ phạm tội và làm nghề ca hát. Nội dung học tập, thi cử là các sách của đạo Nho. Nho giáo chiếm địa vị độc tôn. Phật giáo, Đạo giáo bị hạn chế.
- Thời Lê sơ (1428 - 1527) tổ chức được 26 khoa thi, lấy đỗ 989 tiến sĩ và 20 trạng nguyên.
* Văn học, khoa học, nghệ thuật
- Văn học chữ Hán tiếp tục chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng. Văn thơ thời Lê sơ có nội dung yêu nước sâu sắc, thể hiện niềm tự hào dân tộc, khí phách anh hùng và tinh thần bất khuất của dân tộc.
- Sử học có tác phẩm Đại Việt sử kí toàn thư, Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục...
- Địa lí có tác phẩm Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
- Y học có Bản thảo thực vật toát yếu.
- Toán học có Đại thành toán pháp, Lập thành toán pháp.
- Nghệ thuật sân khấu ca múa nhạc, chèo, tuồng... đều phát triển.
- Điêu khắc có phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Một số danh nhân văn hoá xuất sắc của dân tộc như Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông