Đề bài : Phân tích bài

MB

1, em hãy giải thick câu tục ngữ '' gần mực thì đen gần đèn thì sáng''. lấy một văn bản làm ví dụ

giúp mình vs nhé

H24
5 tháng 3 2017 lúc 14:01
1-Mở bài:Dựa vào kho tục ngữ,ca dao VN,(tủ đó )
2-Thân bài:
a- Giải thích từng từ ngữ:"mực","đen","đèn","sáng".
giải thích theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng.
b- Phân tích nghệ thuật lặp từ ngữ,lướt qua nhưng không thể thiếu,giúp mọi nguời dễ nhớ,dế hiểu
c- Phân tích.bình luận trên các khía cạnh
-Tác dụng của việc học hỏi,cầu thân với những người tốt(vế 2),(đáng lẽ làm vế 1 truớc nhưng mình thấy thế này nó thuận hơn)
-Tác hại khi chơi với bạn bè xấu, nhiễm các thói hư tật xấu
- Nhớ đưa dẫn chứng vào nha

dẫn chứng theo 2 mặt:những ngưòi nổi tiếng và1 vài tấm gương quen biết,cậu giới thiệu sơ qua về họ,đặc biệt là các người quen biết ý,sẽ làm nguời chấm tin tưởng
d-Cậu nêu quan hệ tầng sâu giữa 2 câu nói trên,có thể đưa ra một vài câu nói khác hay biến thể như:Gần mực thì thâm gần đèn thì rạng,Có công mài sắt có ngày nên kim,.. để khẳng định lại ý kiến bạn đầu ở phận c:tác dụng.
3-Kết bài
Khẳng định lại ý ở đầu bài,tục ngữ nước ta đúng là túi khôn ... Theo mình hết rồi đó,mình văn bình thường chỉ khuyên bạn thế thôi,có gì đùng chê mình dốt nha.
Bình luận (1)
LL
5 tháng 3 2017 lúc 19:28

1. Mở bài

- Giới thiệu tính chất, sức mạnh của tục ngữ.

- Giới thiệu câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng”, - nêu ý nghĩa khái quát của câu tục ngữ: khẳng định vai trò lớn của môi trường sống đến con người.

2. Thân bài

- Giải thích câu tục ngữ:

Từ hình ảnh cụ thể, có thực: “Gần mực thì đen, gần đền thì rạng” -> ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: sống gần cái xấu xa, đen tối thì cũng dễ bị xấu xà, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ lương thiện, tốt dẹp.

- Nêu quan điểm và chứng minh:

+ Câu tục ngữ đã nêu lên một thực tế trong cuộc sống: con người sống ở những môi trường nhất định dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường đó.

+ Vì sao?

• Vì con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội -> chịu tác động từ các mối quan hệ đó.

• Vì con người dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí: bắt chước.

+ Chứng minh: Trẻ con được sinh ra trong một gia đình cha mẹ yêuthương, hạnh phúc, có giáo dục dễ phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong gia đình cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, kết bạn với bạn tốt thường học hỏi được những điều hay; kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu... Sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạo lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí.

- Bàn bạc, mở rộng: không nên hiểu câu tục ngữ theo kiểu phiến diện, cực đoan. Có những trường hợp con người sống trong môi trường xấu,hoặc khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, vẫn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác (Lấy dẫn chứng chứng minh).

—>Cái quyết định là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất.

3. Kết bài:

- Tóm lại ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Nêu bài học rút ra cho bản thân.

BÀI LÀM

Tục ngữ được coi là “túi khôn” của nhân loại, là kho kinh nghiệm phong phú và quý giá về thiên nhiên, lao động sản xuất, về con người và xã hội của nhân dân lao động qua các thế hệ. Trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có thể bắt gặp khá nhiều những câu tục ngữ nói về mối quan hệ giữa con người với hoàn cảnh, môi trường sống. Tiêu biểu là câu tục ngữ: “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”.

Câu tục ngữ đã khẳng định vai trò to lớn, có tính chất quyết định của môi trường sống đến con người.

Câu tục ngữ gồm hai vế câu có ý nghĩa đối sánh nhau. Mỗi vế thể hiện một mối quan hệ nhân - quả, xuất phát từ thực tế đời sống: nếu ta lỡ bị “mực” dây vào tay chân, quần áo thì sẽ bị bẩn, bị đen quần áo, chân tay; còn nếu ta ngồi gần ngọn đèn thì sẽ được hưởng ánh sáng của nó.

Từ hình ảnh cụ thể, thực tế ấy, câu tục ngữ thể hiện ý nghĩa ẩn dụ sâu xa: nếu ta sống gần cái xấu xa đen tối thì cũng dễ bị xấu xa, đen tối theo; sống gần cái sáng sủa, lương thiện thì cũng sẽ trở nên lương thiện, tốt đẹp. Suy rộng ra, câu tục ngữ khẳng định rằng môi trường sống, hoàn cảnh sống dễ ảnh hưởng hoặc có khi có vai trò quyết định đến tính cách, phẩm chất của con người.

Câu tục ngữ nêu lên một hiện thực khách quan có phần đúng đắn.

Trước hết, vì bản chất con người “là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” (Các - Mác) nên mỗi cá nhân thường xuyên chịu tác động từ các mối quan hệ đó. Trong quán trình tương tác giữa các cá nhân với nhau, tất yếu mỗi cá nhân sẽ chịu ảnh hưởng hoặc sự tác động từ cá nhân khác và từ môi trường hình thành nên mối quan hệ đó.

Hơn nữa, con người lại dễ chịu ảnh hưởng của một quy luật tâm lí là bắt chước. Do đó, ông cha ta cũng có câu nói về những kẻ đua theo bạn bè, bắt chước để giống nhau: “ngưu tầm ngưu, mã tâm mã”.

Thực tế đã chứng minh tính thực tế của câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Những đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình mà chamẹ yêu thương nhau, sống hạnh phúc và được giáo dục tốt thường phát triển về tinh thần, tâm lí theo chiều hướng tích cực hơn so với trẻ sinh ra trong một gia đình mà cha mẹ li hôn hoặc không hạnh phúc. Khi đi học, nếu kết bạn với bạn tốt, chúng ta sẽ thường học hỏi được những điều hay; trái lại, nếu kết bạn với kẻ xấu thì dễ bị xúi giục, làm những việc xấu... Nhìn rộng ra, sống ở một đất nước có nhiều chiến tranh, bạó lực thì con người cũng dễ bị những tổn thương về tâm lí, tinh thần.

Khẳng định câu tục ngữ trên đã nêu lên một thực tế khá phổ biến, tuy nhiên chúng ta cũng không nên hiểucâu tục ngữ một cách phiến diện, cực đoan. Không phải lúc nào cũng “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”. Trong cuộc sống, có không ít những trường hợp thanh thiếu niên được sinh ra và lớn lên từ một môi trường gia đình có điều kiện kinh tế tốt, được giáo dục từ khi còn nhỏ, nhưng lớn lên, chúng lại trở nên hư hỏng, thậm chí sa vào cờ bạc, may tuý. Lại có những con người dù sống trong môi trường xấu, hoặc trong hoàn cảnh khốn khó nhưng vẫn giữ được phẩm chất tốt đẹp, thậm chí còn vươn lên, thành đạt và giúp đỡ người khác. Như loài hoa sen “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”, có những con người dù sống giữa “bùn nhơ” vẫn tỏa sáng vẻ đẹp của phẩm cách, ý chí cao đẹp. Có những con người không bị “cái khó bó cái khôn” mà lại biết tạo ra sự xoay chuyển tình thế trong cảnh gian khó và làm nên thành công. Trong văn học Việt Nam, ta có thể bắt gặp hình ảnh nàng Thúy Kiều trong tác phẩm “Truyện Kiều” của đại thi hào dân tộc Nguyễn Du - một người con gái tài sắc vẹn toàn, mặc dù bị xã hội đen tốiđẩy vào cảnh “thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần ” mà vẫn giữ trọn vẹn lòng hiếu nghĩa, thủy chung.

Như vậy, ở đây, cái quyết định không phải là hoàn cảnh sống mà chính là bản lĩnh cá nhân, là sự rèn luyện của mỗi con người để có cách ứng xử và lối sống tốt nhất. Không phải ta cứ gặp cái xấu, gặp người từng có quá khứ không lương thiện là ta kì thị và phải tránh xa. Một cách ứng xử đúng mực và phù hợp chính là biết dung hòa và bao dung, biết giúp đỡ lẫn nhau vươn lên trong cuộc sống.

Giống với câu tục ngữ “ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, câu tục ngữ “Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” đã nêu lên một thực tếkhách quan có tính phổ biến trong xã hội. Câu tục ngữ một mặt giúp chúng ta có cái nhìn thận trọng, tỉnh táo khi “chọn bạn mà chơi” hoặc lựa chọn môi trường sống trong lành để phát triển; mặt khác cũng gợi ra trong mỗi chúng ta những suy nghĩ về bản lĩnh cá nhân trong những hoàn cảnh sống khác nhau, về việc nâng cao ý thức trách nhiệm với bản thân mình ở mỗi con người. Chính vì thế, những câu tục ngữ như thế có giá trị nhận thức và giáo dục sâu sắc, đáng được gìn giữ và lưu truyền qua các thế hệ.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
TM
Xem chi tiết
HG
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
GG
Xem chi tiết
TC
Xem chi tiết
MT
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
H24
Xem chi tiết
VM
Xem chi tiết