Bài 34. Tổng kết lịch sử Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến năm 2000

NM

1. Chủ trương của Đảng được đề ra tại Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) như thế nào?

2. Trình bày diễn biến của cao trào kháng Nhật cứu nước?

3. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) được thể hiện như thế nào?

4. Nêu ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thành công của Cách mạng tháng Tám 1945?

5. Tại sao nói nhà nước VNDCCH là nhà nước của dân, do dân, vì dân?

6. Thắng lợi của Tổng tuyển cử bầu QH và HĐND các cấp có ý nghĩa chính trị gì?

MN
14 tháng 2 2020 lúc 8:27

Câu 1 :

Chủ trương của Đảng được đề ra tại Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5/1941) :

1. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11/1939.

- Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì, xác định:

+ Nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng các dân tộc ở Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

+ Khẩu hiệu:

● Tạm gác lại khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, tịch thu ruộng đất của thực dân đế quốc và địa chủ, phản bội quyền lợi dân tộc, chông tô cao, lãi nặng.

● Thay khẩu hiệu thành lập chính quyền Xô Viết công nông binh bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.

+ Phương pháp đấu tranh: chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai; từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.

+ Mặt trận: thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương thay cho Mặt trận dân chủ Đông Dương.

2. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng (5/1941)

- Ngày 28/01/1941, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, triệu tập Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pác Bó (Cao Bằng) từ ngày 10 đến 19/5/1941. Hội nghị xác định:

+ Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt: khẳng định là giải phóng dân tộc.

+ Khẩu hiệu: tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, giảm thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng.

+ Sau khi đánh đuổi Pháp – Nhật sẽ thành lập Chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

+ Mặt trận: Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh thay cho Mặt trận Thống nhất phản đế Đông Dương. Thay tên các Hội phản đế thành hội Cứu quốc, giúp đỡ việc lập Mặt trận ở Lào, Campuchia.

+ Hình thái khởi nghĩa: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

+ Chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang: là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng toàn dân.

Chú ý:

Liệt kê chủ trương của Đảng tại hai Hội nghị này thông qua các tiêu chí cụ thể như:

- Nhiệm vụ chiến lược, nhiệm vụ trước mắt.

- Khẩu hiệu.

- Mặt trận.

- Hình thức, phương pháp đấu tranh,…


Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MN
14 tháng 2 2020 lúc 8:29

Câu 2 :

Dưới ánh sáng Nghị quyết Thường vụ Trung ương Đảng (9/3/1945) và chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” (12/3/1945), cả nước dấy lên một Cao trào kháng Nhật cứu nước sôi nổi, mạnh mẽ.

Ngày 11/3/1945 tại Ba Tơ (Quảng Ngãi), một số tù chính trị thoát khỏi nhà lao, lãnh đạo quần chúng khởi nghĩa, chiếm được đồn Ba Tơ, xây dựng căn cứ cách mạng Ba Tơ. Đây là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên giành được thắng lợi.

Tại vùng căn cứ địa, các lực lượng vũ trang của ta (Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Đội cứu quốc quân) đã chặn đánh quân địch, chiếm đồn địch, tuyên truyền phát triển lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang. Nhiều nơi quần chúng đã thành lập được chính quyền cách mạng dưới hình thức UBND và Ủy ban cách mạng. Tiêu biểu nhất là sự ra đời khu giải phóng Việt Bắc (6/1945) gồm 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang.

Tại các đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Vinh, Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn - Chợ Lớn, liên tục nổ ra nhiều cuộc mít tinh, biểu tình chống Nhật, lôi cuốn hàng vạn người tham gia. Nhiều khẩu hiệu đấu tranh xuất hiện: “Bất hợp tác với giặc Nhật”, “Không đi phu, đi lính cho Nhật”, “Không đóng thuế cho Nhật”...

Tại các vùng nông thôn, “Phong trào phá kho thóc của giặc Nhật chia cho dân nghèo” đã được đông đảo quần chúng hưởng ứng, nhất là ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ (Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Nghệ An, Hà Tĩnh - nơi đang xảy ra nạn đói nghiêm trọng).

Từ những ngày đầu tháng Tám 1945, Cao trào kháng Nhật diễn ra ngày càng sôi sục. Tại các thành phố lớn, truyền đơn, biểu ngữ, khẩu hiệu chống Nhật, cờ đỏ búa liềm, cờ đỏ sao vàng bí mật xuất hiện khắp nơi, nhiều tên Việt gian bị trừ khử.

Nhìn chung quần chúng đã sẵn sàng, chỉ còn chờ đón cơ hội là sẽ đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa. Cao trào kháng Nhật cứu nước là bước phát triển vượt bậc của cách mạng nước ta. Qua cao trào, quần chúng được chuẩn bị về tư tưởng và tổ chức để khởi nghĩa giành chính quyền, tạo tiền đề thúc đẩy thời cơ khởi nghĩa nhanh chóng chín muồi.
Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MN
14 tháng 2 2020 lúc 8:31

Câu 3 :

1. Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam (1911-1920)
2. Truyền bá lý luận cách mạng, chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của một Đảng Cộng sản ở Việt Nam (1921-1929)
3. Nguyễn Ái Quốc đã sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930)
4 Vai trò của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh Vai trò đối với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945
a. Xác định đường lối và phương pháp cách mạng
b. Sáng lập mặt trận Việt Minh.
c. Xây dựng lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng
d. Đánh giá, chớp đúng thời cơ, lãnh đạo thắng lợi Tổng khởi nghĩa tháng 8 -1945

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
MN
14 tháng 2 2020 lúc 8:32

Câu 4 :

1. Ý nghĩa lịch sử:

* Đối với Việt Nam:

- Mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.

- Phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp - Nhật, lật nhào ngai vàng phong kiến, lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam.

- Mở ra kỷ nguyên mới độc lập, tự do; nhân dân lao động nắm chính quyền, làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh dân tộc; kỷ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.

- Đảng Cộng sản Đông Dương trở thàng Đảng cầm quyền chuẩn bị điều kiện cho những thắng lợi tiếp theo.

*Đối với thế giới:

- Góp phần vào chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

- Cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh tự giải phóng, có ảnh hưởng to lớn đến Lào và Campuchia.

2. Nguyên nhân thắng lợi:

*Nguyên nhân khách quan:

Chiến thắng của Đồng minh trong chiến tranh chống phát xít, nhất là chiến thắng Đức và Nhật của Liên Xô đã cổ vũ tinh thần, niềm tin cho nhân dân ta trong đấu tranh giải phóng dân tộc, tạo thời cơ để nhân dân ta đứng lên Tổng khởi nghĩa.

*Nguyên nhân chủ quan:

- Dân tộc ta có truyền thống yêu nước nồng nàn, khi Đảng Cộng sản Đông Dương, Việt Minh phất cao cờ cứu nước thì toàn dân nhất tề đứng lên cứu nước, cứu nhà.

- Đảng đã đề ra đường lối chiến lược, chỉ đạo chiến lược và sách lược đúng đắn trên cơ sở lý luận Mac Lê-nin được vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh Việt Nam.

- Đảng có quá trình chuẩn bị suốt 15 năm, qua các phong trào cách mạng 1930 - 1931, 1936 - 1939 và thoái trào cách mạng 1932 - 1935, đã rút những bài học kinh nghiệm thành công và thất bại, nhất là quá trình xây dựng lực lượng chính trị, vũ trang, căn cứ địa trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945.

- Có khối liên minh công nông vững chắc, tập hợp được mọi lực lượng yêu nước trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi.



Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TH
15 tháng 2 2020 lúc 22:15

Vai trò của Nguyễn Ái Quốc tại Hội nghị 8:

- Người là lãnh tụ tinh thần cho toàn Đảng, (trước đó 1 loạt các nhà cách mạng tiêu biểu ưu tý đã hy sinh).

- Người dự đoán đúng sự phát triển của tình hình thế giới.

- Nhận định chính xác về phong trào cách mạng Đông Dương: xu thế phát triển mạnh mẽ.

- Đưa ra chủ trương đúng đắn:

+ Đưa giải phóng dân tộc lên hàng đầu, tạm gác đấu tranh vì dân chủ.

+ Phải xây dựng lực lượng thống nhất của toàn bộ các dân tộc tại Đông Dương.

+ Thành lập mặt trận Việt Nam độc lập Đồng Minh.

+ Thành lập ở 3 nước Đông Dương 3 mặt trận Đồng Minh để phù hợp với hoàn cảnh của mỗi nước.

- Vạch ra đường lối cho cuộc Tổng khởi nghĩa.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa
TH
15 tháng 2 2020 lúc 22:30

Câu 6. Ý nghĩa của thắng lợi tổng tuyển cử bầu Quốc hội và HĐND các cấp năm 1946:

Thứ nhất, nước ta có Quốc hội, Chính phủ, Hiến Pháp và hệ thống chính quyền có đủ danh nghĩa về mặt pháp lý đại diện cho nhân dân ta trong mọi vấn đề của đất nước. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân bầu ra và vì nhân dân mà chiến đấu.

Thứ hai, thể hiện sự trưởng thành của cách mạng, của nhà nước Việt Nam non trẻ.

Thứ ba, thể hiện niềm tin của nhân dân với Chính phủ mới, với Cách mạng, với Đảng.

Thứ tư, thể hiện năng lực lãnh đạo của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Thứ năm, thể hiện khát vọng độc lập của dân tộc, khát vọng làm chủ đất nước, niềm mong muốn về một nhà nước độc lập của dân tộc sau gần 1 trăm năm nô lệ.

Thứ sáu, thể hiện sự đoàn kết của toàn thể dân tộc ta.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
NN
Xem chi tiết
DT
Xem chi tiết
PN
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
NY
Xem chi tiết
AN
Xem chi tiết
SK
Xem chi tiết
NH
Xem chi tiết
KA
Xem chi tiết