Cho hàm số \(y=ax+b\left(a\ne0\right)\)
a) Khi nào thì hàm số đồng biến ?
b) Khi nào thì hàm số nghịch biến ?
Cho hàm số \(y=ax+b\left(a\ne0\right)\)
a) Khi nào thì hàm số đồng biến ?
b) Khi nào thì hàm số nghịch biến ?
Khi nào thì hai đường thẳng \(y=ax+b\left(a\ne0\right)\) và \(y=a'x+b'\left(a'\ne0\right)\) cắt nhau ? Song song với nhau ? Trùng nhau ?
Cho hai đường thẳng :
(d): y = ax + b (a ≠ 0)
(d’): y = a’x + b’ (a’ ≠ 0)
Thế thì:
(d) cắt (d’) ⇔ a ≠ a’
(d) // (d’) ⇔ a = a’, b ≠ b’
(d) trùng (d’) ⇔ a = a’, b = b’
Trả lời bởi Nguyễn Đinh Huyền Maia) Với những giá trị nào của m thì hàm số bậc nhất \(y=\left(m-1\right)x+3\) đồng biến ?
b) Với những giá trj nào của k thì hàm số bậc nhất \(y=\left(5-k\right)x+1\) nghịch biến ?
Lời giải:
a) Hàm số y = (m – 1)x + 3 là hàm số bậc nhất đối với x khi m – 1 ≠ 0 hay m ≠ 1, do đó hàm số đồng biến khi hệ số của x dương. Vậy m – 1 > 0 hay m > 1 thì hàm số đồng biến.
b) Hàm số y = (5 – k)x + 1 là hàm số bậc nhất đối với x khi 5 – k ≠ 0 hay k ≠ 5, do đó hàm số nghịch biến khi hệ số của x âm.
Vậy 5 – k < 0 hay 5 < k thì hàm số nghịch biến.
Trả lời bởi Thien Tu BorumVới những giá trị nào của m thì đồ thị các hàm số \(y=2x+\left(3+m\right)\) và \(y=3x+\left(5-m\right)\) cắt nhau tại một điểm trên trục tung ?
Các hàm số y = 2x + (3 + m) và y = 3x + (5 – m) đều là hàm số bậc nhất đối với x vì hệ số của x đều khác 0. Đồ thị của chúng là các đường thẳng cắt trục tung tại điểm có tung độ là b. Do đó hai đường thẳng cắt nhau tại một điểm trên trục tung, chỉ khi tung độ góc của chúng bằng nhau: 3 + m = 5 – m => m = 1.
Vậy khi m = 1 thì hai đường thẳng đã cho cắt nhau tại một điểm trên trục tung.
Trả lời bởi Thien Tu BorumTìm giá trị của a để hai đường thẳng \(y=\left(a-1\right)x+2\left(a\ne1\right)\) và \(y=\left(3-a\right)x+1\left(a\ne3\right)\) song song với nhau ?
Hai đường thẳng y = (a – 1)x + 2 và y = (3 – a)x + 1 có tung độ góc khác nhau (2 ≠ 1), do đó chúng song song với nhau khi các hệ số của x bằng nhau: a – 1 = 3 – a => a = 2.
Vậy, khi a = 2 thì hai đường thẳng song song với nhau.
Trả lời bởi Thien Tu BorumCho hai hàm số bậc nhất \(y=\left(k+1\right)x+3\) và \(y=\left(3-2k\right)x+1\)
a) Với giá trị nào của k thì hai hàm số là hai đường thẳng song song với nhau ?
b) Với giá trị nào của k thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau ?
c) Hai đường thẳng nói trên có thể trùng nhau được không ? Vì sao ?
y = (k+1)x +3 (d)
và y = (3-2k)x + 1 (d’)
Các hàm số đã cho là hàm số bậc nhất khi:
a) Vì đã có 3 ≠ 1 nên (d) // (d’) khi và chỉ khi
k+1 = 3 – 2k
k = 2/3 (TMĐK (*))
Vậy với k = 2/3 thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng (d) và (d’) song song với nhau.
b) Hai đường thẳng (d) cắt (d’) khi và chỉ khi k+1 ≠ 3 – 2k
k ≠ 2/3
Vậy với k ≠ -1, k ≠3/2 và k ≠ 2/3 thì đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng (d) và (d’) cắt nhau.
c) Hai đường thẳng (d) và (d’) không thể trùng nhau vì có tung độ gốc khác nhau (do 3 ≠ 1).
Trả lời bởi Nguyễn Đinh Huyền MaiXác định k và m để hai đường thẳng sau đây trùng nhau :
\(y=kx+\left(m-2\right)\left(k\ne0\right)\) \(y=\left(5-k\right)x+\left(4-m\right)\left(k\ne5\right)\)
Hướng dẫn làm bài:
Hai đường thẳng y = kx + (m – 2) và y = (5 – k)x + (4 – m) trùng nhau khi và chỉ khi: k = 5 – k (1) và m – 2 = 4 – m (2)
Từ (1) ta có: k = 2,5
Từ (2) ta có: m = 3
Vậy, điều kiện để hai đường thẳng trùng nhau là k = 2,5 và m = 3.
Trả lời bởi Thien Tu Borum
a) Vẽ đồ thị hai hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ :
(1) \(y=0,5x+2\)
(2) \(y=5-2x\)
b) Gọi giao điểm của các đường thẳng \(y=0,5x+2\) và \(y=5-2x\) với trục hoành theo thứ tự là A, B và gọi giao điểm của hai đường thẳng đó là C. Tìm tọa độ điểm A, B, C ?
c) Tính độ dài các đoạn thẳng AB, AC, BC (đơn vị đo trên các trục tọa độ là cm)
d) Tính các góc tạo bởi các đường thẳng có phương trình (1) và (2) với trục Ox (làm tròn đến phút)
a) * Vẽ đồ thị hàm số y = 0,5x + 2 (1)
Cho x = 0, tính được y = 2 => D(0; 2) thuộc đồ thị.
Cho y = 0, 0 = 0,5.x + 2 => x = -4 => A(-4; 0) thuộc đồ thị. Đường thẳng vẽ qua A, D là đồ thị của (1).
*Vẽ đồ thị hàm số y = 5 – 2x (2)
-Cho x = 0 tính được y = 5 E(0; 5) thuộc đồ thị
-Cho y = 0, 0 = 5 – 2x => x = 2,5 => B(2,5; 0) thuộc đồ thị. Đường thẳng vẽ qua B, E là đồ thị của (2).
b) Ở câu a) ta tính được tọa độ của hai điểm A và B: A(-4; 0), B(2,5; 0)
Trả lời bởi Lưu Hạ Vya) Vẽ đồ thị các hàm số sau trên cùng một mặt phẳng tọa độ :
(1) \(y=2x\)
(2) \(y=0,5x\)
(3) \(y=-x+6\)
b) Gọi các giao điểm của đường thẳng có phương trình (3) với hai đường thẳng có phương trình (1) và (2) theo thứ tự là A và B. Tìm tọa độ của hai điểm A và B
c) Tính các góc của tam giác OAB
a) – Vẽ đường thẳng (1) qua gốc tọa độ O và điểm (1; 2)
-Vẽ đường thẳng (2) qua gốc tọa độ O và điểm (1; 0,5)
-Vẽ đường thẳng (3) qua hai điểm (0; 6) và (6; 0).
b) Gọi A, B theo thứ tự là giao điểm của đường thẳng (3) với các đường thẳng (1) và (2), ta có:
- x + 6 = 2x => x = 2 => y = 4 => A(2; 4)
- x + 6 = 0,5x => x = 4 => y = 2 => B(4; 2)
Trả lời bởi Lưu Hạ Vya) Với những giá trị nào của m thì hàm số \(y=\left(m+6\right)x-7\) đồng biến ?
b) Với những giá trị nào của k thì hàm số \(y=\left(-k+9\right)x+100\) nghịch biến ?
a) Hàm số đồng biến khi a > 0
b) Hàm số nghịch biến khi a < 0
Trả lời bởi Nguyễn Đinh Huyền Mai