Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người

Nội dung lý thuyết

Các phiên bản khác
0
7 coin

I. Đọc và tìm hiểu chú thích

1. Đọc:

- B1: Giọng hỏi - đáp, hồ hởi và t/c phấn khởi pha chút tự hào.

B4: Nhịp chậm 4/4/4

II. Đọc- hiểu văn bản:

1. Bài thứ nhất.

 

Ở đâu năm cửa nàng ơi

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục, bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

...

Thành Hà Nội năm cửa chàng ơi

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi Đức Thánh Tản thắt cổ bồng lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh

Ở trên tỉnh Lạng có thành tiên xây.

- Bố cục: 2 phần

+ Phần đầu: Lời người hỏi (chàng trai)

+ Phần sau: Lời người đáp (cô gái)

- Thể loại hỏi đáp, thường gặp trong ca dao trữ tình dao duyên cổ truyền VN

- Nội dung hỏi đáp: Những địa danh của quê hương, đất nước: Năm cửa ô Hà Nội

- Sông Lục Đầu, Sông thương, núi Tản Viên, đền Thanh Hoá, Lạng Sơn

+ Điểm riêng: Gắn với những địa phương

+ Điểm chung: Đều là những nơi nổi tiếng về lịch sử, văn hoá của miền Bắc nước ta.

- Chàng trai, cô gái hỏi đáp về địa danh:

-> Thử thách trí thông minh

-> Vui chơi, giao lưu tình cảm

-> Thể hiện sự yêu quí, tự hào về qhương, đ/nước.

Tóm lại: Nội dung đối đáp toát lên những ý nghĩa.

+ Bày tỏ sự hiểu biết và niềm tự hào về lịch sử, văn hoá dân tộc.

+ Tyêu q/hương, đ/nước thường trực trong mỗi c/người

2: Bài thứ 2:

Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ,

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn,

Đài Nghiên, Tháo Bút chưa mòn,

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

- Ở đây tác giả dùng cụm từ "rủ nhau", người ta dùng cụm từ này khi người rủ và người được rủ có quan hệ gần gũi, thân thiết. Họ (người rủ và người được rủ) có chung mối quan tâm và cùng muốn làm một việc gì đó.

- Bài ca gợi nhiều hơn tả. Chỉ tả bằng cách nhắc đến Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Đài Nghiên, Tháp Bút. Đó cũng là những địa danh, cảnh trí tiêu biểu nhất của hồ Hoàn Kiếm.

- Địa danh và cảnh trí gợi một Hồ Gươm, một Thăng Long đẹp, giàu truyền thống lịch sử và văn hóa. Cảnh đa dạng, có hồ, cầu, có đền, đài và tháp. Tất cả hợp thành một không gian thiên tạo và nhân tạo thơ mộng, thiêng liêng. Địa danh gợi lên âm vang lịch sử và văn hóa. 

- Câu hỏi cuối rất tự nhiên, giàu âm điệu nhắn nhủ, tâm tình. Đây cũng là dòng thơ xúc động, sâu lắng nhất trong bài ca, trực tiếp tác động vào tình cảm người đọc, người nghe. Câu hỏi khẳng định và nhắc nhở về công lao xây dựng non nước của ông cha nhiều thế hệ. Cảnh Kiếm Hồ và những cảnh trí khác của Hồ Gươm trong bài được nâng lên tầm non nước. Câu hỏi cũng nhắc nhở các thế hệ con cháu phải biết tiếp tục giữ gìn và dựng xây non nước cho xứng với truyền thống văn hóa, lịch sử dân tộc.

3: Bài thứ 3

 

Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

Ai vô xứ Huế thì vô...

- Bài ca phác họa cảnh đường vào xứ Huế. Cảnh rất đẹp. Có non và có nước. Non thì xanh, nước thì biếc. Màu sắc toàn là màu gợi vẻ đẹp nên thơ, tươi mát, sống động. Non xanh nước biếc lại càng đẹp khi được ví với "tranh họa đồ". Cảnh sơn thủy trên đường vào xứ Huế là như thế! Cảnh đẹp vừa khoáng đạt bao la, vừa quây quần. Non xanh kia, nước biêc nọ cứ bao quanh xứ Huế. Cảnh đẹp ấy do tạo hóa và bàn tay con người tạo ra.

- Bài ca có nhiều chi tiết tả nhưng gợi vẫn nhều hơn tả. Các định ngữ và cách so sánh truyền thống đã gợi lên những cảnh đẹp sông núi có đường nét, màu sắc sinh động của con đường thiên lí vào xứ Huế.

- Đại từ phiếm chỉ "Ai" trong lời mời, lời nhắn gửi "Ai vô xứ Huế thì vô" - cũng như trong nhiều bài ca khác - thường có rất nhiều nghĩa. Mó có thể là số ít hoặc số nhiều, có thể chỉ người mà tác giả bài ca trực tiếp muốn nhắn gửi hoặc hướng tới người chưa quen biết. 

- Lời mời, lời nhắn gửi đó, một mặt thể hiện tình yêu, lòng tự hào đối với cảnh đẹp xứ Huế, mặt khác như muốn chia sẻ với mọi người về cảnh đẹp và tình yêu, lòng tự hào đó. Lời mời đến thăm xứ Huế, phải chăng, còn là thể hiện ý kết bạn tinh tế và sâu sắc.

4: Bài thứ 4

 

Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông,

Thân em như chèn lúa đòng đòng,

Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

 

* Hai câu đầu:

- Cấu trúc đặc biệt: Câu 1, 2 kéo dài 12 tiếng

- Nhịp 4/4/4: cân đối, đều đặn

-> Gợi sự dài rộng, bao la của cánh đồng

- Các điệp ngữ, đảo ngữ, phép đối xứng.

+ Đứng bên ni đồng - đứng bên tê đông

+ Mênh mông bát ngát - bát ngát mênh mông.

-> Nhấn mạnh sự hoán đổi điểm nhìn của người miêu tả, dù ở phía nào. cũng thấy rõ cái mênh mông, rộng lớn của cánh đồng và sự trù phú, đầy sức sống của cánh đồng.

* Câu 3,4: Tả người trong cảnh

- Biện pháp so sánh:

+ Cô gái s/sánh với “Chẽn lúa đòng đòng”, “Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”.

-> Sự tương đồng ở nét trẻ trung phơi phới và sức sống đang xuân:

- Mô típ quen thuộc: “thân em”

+ Trong tiếng hát than thân: Tâm trạng buồn bã, than thở, lo lắng cho số kiếp của mình.

+ Trong bài này: Tâm trạng hồn nhiên, trẻ trung, phơi phới, trong sạch, tràn trề và rất mực duyên dáng.

-> Ở hai câu đầu ta chỉ thấy cánh đồng bao la, chưa thấy cái hồn của cảnh.

- Đến 2 dòng cuối hồn trong cảnh được hiện lên - con người- cô thôn nữ mảnh mai, trẻ trung, nhiều duyên thầm và đầy sức sống.

-> Bài 4 là lời của chàng trai:

+ Ngợi ca cánh đồng

+ Ngợi ca vẻ đẹp người con gái

-> Cách bày tỏ tình cảm kín đáo với cô gái của chàng trai.

Khách