Đây là phiên bản do Đỗ Thanh Hải
đóng góp và sửa đổi vào 12 tháng 8 2021 lúc 19:09. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khác- Ca dao, dân ca là những khái niệm tương đương, chỉ các thể loại trữ tình dân gian, kết hợp lời và nhạc, dùng để diễn tả đời sống nội tâm của con người.
- Để phân biệt ca dao và dân ca, hiện nay, người ta đưa ra hai khái niệm như sau:
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời và nhạc, tức là những câu hát dân gian trong diễn xướng
+ Ca dao là lời thơ của dân ca. Ca dao còn bao gồm cả những bài thơ dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ của dân ca. Khái niệm ca dao còn được dùng để chỉ một thể thơ dân gian – thể ca dao
1. Giá trị nội dung
“Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.
2. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể
- Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng,...
- Các địa danh gần gũi, nổi tiếng,...
I. Mở bài
- Giới thiệu về ca dao, dân ca (định nghĩa, đặc điểm nội dung và đặc điểm nghệ thuật,...)
- Giới thiệu về “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” (khái quát đặc điểm, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật...)
II. Thân bài
1. Bài 1
- Bài ca là lời đối đáp của chàng trai và cô gái nói về những cảnh đẹp trên đất nước ta. Phần đầu là câu hỏi của chàng trai, phần sau là câu trả lười của cô gái
- Những địa danh và đặc điểm của các địa danh được nhắc đến trong lời đối đáp của chàng trai và cô gái:
+ Thành Hà Nội: năm cửa
+ Sông Lục Đầu: sáu khúc nước chảy xuôi một dòng
+ Sông Thương: nước bên đục bên trong
+ Núi Đức Thánh Tản: thắt cổ bồng lại có thánh sinh
+ Đền Sòng: thiêng nhất xứ Thanh
+ Tỉnh Lạng: có thành tiên xây
⇒ Thể hiện sự hiểu biết sâu sắc về những cảnh đẹp của quê hương, đất nước và sự sắc sảo trong cách ứng xử của trai gái làng quê Việt
⇒ Bài ca dao thể hiện vốn hiểu biết phong phú về những cảnh đẹp của quê hương, đất nước, đồng thời, thể hiện tình yêu và lòng tự hào đối với quê hương
2. Bài 2
- Rủ nhau: gọi nhau cùng đi, đông vui, hồ hởi, hào hứng, muốn được cùng nhau du ngoạn, chia sẻ
- Điệp từ “xem”: nhấn mạnh sự háo hức, lòng tự hào của con người
- Những cảnh đẹp được nhắc đến: Kiếm Hồ, cầu Thê Húc, chùa Ngọc Sơn
⇒ Những cảnh đẹp đặc trưng, tiêu biểu của Hà Nội được miêu tả cụ thể, từ khái quát đến chi tiết gợi nên tình yêu quê hương, đất nước
- Câu hỏi tu từ cuối bài vừa tự nhiên vừa mang âm điệu tâm tình, thủ thỉ gợi nhắc công ơn xây dựng đất nước của cha ông, khơi dậy trong lòng người đọc lòng biết ơn, niềm tự hào dân tộc
⇒ Bài ca dao thể hiện tình yêu, niềm tự hào của nhân dân ta tước những cảnh đẹp ở vùng Thăng Long
3. Bài 3
- Từ láy “quanh quanh” gợi sự quanh co, uốn khúc, gập ghềnh, khúc khuỷu, xa xôi
- Sử dụng thành ngữ “non xanh nước biếc”
- Hình ảnh sơ sánh “như tranh họa đồ”
⇒ Cảnh sắc thiên nhiên sông núi hùng vĩ, tráng lệ, thơ mộng, trữ tình, gợi nên trong lòng người đọc lòng tự hào, tình yêu quê hương
- Câu thơ cuối bài với việc sử dụng đại từ phiếm chỉ “ai” như một lời mời chào chân tình, lời vẫy gọi mọi người hãy về với sứ Huế hữu tình, nên thơ
⇒ Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp con đường vào xứ Huế, đồng thời, thể hiện tình yêu, lòng tự hào và ý tình kết bạn tinh tế, sâu sắc
4. Bài 4
- Cấu trúc câu đặc biệt:
+ Câu 1 và câu 2 dãn dài ra, dai 12 tiếng
+ Ngắt nhịp 4/4/4 cân đối, hài hòa
- Ngôn ngữ mang đậm dấu ấn vùng miền: bên ni, bên tê,…
- Nghệ thuật: điệp ngữ, đảo ngữ
⇒ Khắc họa không gian rộng lớn, bát ngát, mênh mông của cảnh vật qua cái nhìn mải mê, sung sướng của người ngắm cảnh
- Hình ảnh cô gái so sánh với “chẽn lúa đòng đòng”, “phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai”
⇒ Người con gái tràn đầy sức sống, xuân sắc nhưng mảnh mai, yếu đuối
⇒ Bài ca dao ca ngợi vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên rộng lớn, trù phú cùng vẻ đpẹ và sức sống của con người lao động
III. Kết bài
- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật
+ Nội dung: gợi nên những cảnh sắc của quê hương đất nước, khơi dậy tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người
+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát/lục bát biến thể, giọng điệu nhẹ nhàng, tâm tình
- Cảm nhận về chùm ca dao: giáo dục, bồi đắp cho mỗi người tình yêu, lòng tự hào đối với quê hương, đất nước…
Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 7 hay khác:
ok