Đây là phiên bản do Nguyễn Trần Thành Đạt
đóng góp và sửa đổi vào 27 tháng 7 2021 lúc 12:35. Xem phiên bản hiện hành
Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácBài 30: LƯU HUỲNH
A. Chuẩn kiến thức kĩ năng
Kiến thức
Biết được:
- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
- Tinh chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng.
Hiểu được: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá( tác dụng với kim loại, với hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh).
Kĩ năng
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
B.Nội dụng bài học
I. Vị trí, cấu hình e nguyên tử.
Z = 16, nhóm VIA, chu kì 3.
C/hình e:1s22s2 2p63s23p4
Lớp ngoài cùng có 6e.
II. Tính chất vật lí:
Lưu huỳnh có 2 dạng thù hình : lưu huỳnh đơn tà (S) và lưu huỳnh tà phương (S) .
Chúng khác nhau về cấu tạo tinh thể và 1 số tính chất vật lí nhưng tính chất hóa học giống nhau.
III. Tính chất hoá học:
S + 2e --> S-2 thể hiện tính oxi hóa.
Ngoài ra có tính khử khi tham gia phản ứng với những phi kim mạnh hơn.
Các số oxi hóa : -2, 0, +2, +4, +6
1. Tác dụng Kl và H2:
+
+
Lưu ý:
+
S thể hiện tính oxi hóa
2. Tác dụng với phi kim:
+
+ 3
S thể hiện tính khử.
3. Tác dụng với 1 số hợp chất có tính oxi hóa mạnh
S + HNO3 → H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
S + H2SO4đ →SO2 + H2O
Kết luận:
S có tính oxh tác dụng kl, H2
S có tính khử tác dụng pk mạnh hơn.
III. Ứng dụng
- 90% lượng S khai thác để sản xuất axit sunfuric.
- 10% lưu hóa cao su, Sx chất chất tẩy trắng bột giấy, diêm, phẩm nhuộm, dược phẩm,....
V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất:
(SGK)
Bài tập tự luyện
Câu 1: S tác dụng được với chất nào trong các chất sau? Viết phương trình phản ứng và xác định vai trò của các chất: Fe, Cu, Au, HCl, H2SO4, O2, F2, Ar.
Câu 2: Dạng thù hình nào của lưu huỳnh bền ở nhiệt độ dưới 95,50C ?
A. Lưu huỳnh dẻo. B. Lưu huỳnh hoa.
C. Lưu huỳnh đơn tà. D. Lưu huỳnh tà phương.
Câu 3: Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là :
A. ns2np3 B. ns2np5 C. ns2np4 D. ns2np6
Câu 4: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất hóa học của lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa. B. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
C. Lưu huỳnh vừa có tính khử, vừa có tính oxi hóa. D. Tất cả đều sai.
Câu 5: Cho cấu hình electron của các nguyên tử sau:
a) 1s2 2s2 2p4 . b) 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4. c) 1s2 2s2 2p5.
Cấu hình electron trên lần lượt của các nguyên tử:
A. O, S, F. B. O, F, S. C. S, F, O. D. F, S, O.
Câu 6: Cho phương trình hóa học sau: S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ giữa số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa là:
A. 1 : 2 B. 1 : 3 C. 3 : 1 D. 2 : 1
Câu 7: Cho 10,4g hỗn hợp gồm Fe và Mg tác dụng vừa đủ với 9,6g S. % khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp là:
A. 52,76% và 47,24% B. 53,85% và 46,15%
C. 63,8% và 36,2% D. 72% và 28%