Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácỞ lớp dưới ta đã biết:
Trong các ví dụ trên, ta thấy:
Bên cạnh đó, công thức phía trên đều cùng một đặc điểm: Đại lượng này bằng đại lượng kia nhân với một hằng số khác \(0\). Ta nói chúng là các đại lượng tỉ lệ thuận với nhau.
Định nghĩa: Nếu đại lượng \(y\) liên hệ với đại lượng \(x\) theo công thức \(y=kx\) (với \(y\) là hằng số khác \(0\)) thì ta nói \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k\).
Chẳng hạn, trong các ví dụ trên ta có:
Ví dụ 1: Cho \(x\) tỉ lệ thuận với \(y\). Biết khi \(x=2\) thì \(y=-6\). Tìm hệ số tỉ lệ giữa \(x\) và \(y\)?
Lời giải:
Gọi \(x\) tỉ lệ thuận với \(y\) theo hệ số tỉ lệ \(k\). Ta có \(x=ky\)
\(\Rightarrow2=k.\left(-6\right)\Rightarrow k=\dfrac{2}{-6}=\dfrac{-1}{3}\).
Vậy \(x\) tỉ lệ thuận với \(y\) theo hệ số tỉ lệ \(k=\dfrac{-1}{3}.\)
Ví dụ 2: Cho \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số \(k\left(k\ne0\right)\). Hỏi \(x\) có tỉ lệ thuận với \(y\) không? Nếu có thì theo hệ số tỉ lệ là bao nhiêu?
Lời giải:
Ta có \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số \(k\left(k\ne0\right)\) \(\Rightarrow y=kx\Rightarrow x=\dfrac{1}{k}y\).
Như vậy, \(x\) cũng tỉ lệ thuận với \(y\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}\).
Chú ý: Nếu đại lượng \(y\) tỉ lệ thuận với đại lượng \(x\) thì \(x\) cũng tỉ lệ thuận với \(y\) và ta nói hai đại lượng này tỉ lệ thuận với nhau. Nếu \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số tỉ lệ \(k\) (khác \(0\)) thì \(x\) tỉ lệ thuận với \(y\) theo tỉ lệ \(\dfrac{1}{k}.\)
Ví dụ 3: Cho \(a\) tỉ lệ thuận với \(b\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{4}\). Viết biểu thức liên hệ của \(b\) theo \(a\)?
Lời giải:
Ta có \(a\) tỉ lệ thuận với \(b\) theo hệ số tỉ lệ \(\dfrac{1}{4}\)
\(\Rightarrow b\) tỉ lệ thuận với \(a\) theo hệ số tỉ lệ \(4\Rightarrow b=4a.\)
Xét hai đại lượng \(y\) tỉ lệ thuận với \(x\) theo hệ số \(k\Rightarrow y=kx\).
Khi đó, với mỗi giá trị \(x_1,x_2,x_3...\) khác \(0\) của \(x\) ta có một giá trị tương ứng \(y_1=kx_1;y_2=kx_2;y_3=kx_3...\) của \(y\).
Do đó, ta dễ thấy \(\dfrac{y_1}{x_1}=\dfrac{y_2}{x_2}=\dfrac{y_3}{x_3}=...=k\)
\(\Rightarrow\dfrac{x_1}{x_2}=\dfrac{y_1}{y_2};\dfrac{x_1}{x_3}=\dfrac{y_1}{y_3};...\)
Từ đó, ta có tính chất sau:
Tính chất: Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì
- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi.
- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng này bằng tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Ví dụ: Cho \(x,y\) là hai đại lượng tỉ lệ thuận. Biết \(x_1=2,y_1=3,y_2=-5\). Tìm \(x_2\)?
Lời giải:
Do \(x,y\) tỉ lệ thuận với nhau \(\Rightarrow\dfrac{x_1}{x_2}=\dfrac{y_1}{y_2}\)
\(\Rightarrow x_2=\dfrac{x_1.y_2}{y_1}=\dfrac{2.\left(-5\right)}{3}=\dfrac{-10}{3}.\)