từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc thứ tài sản quý giá của mỗi con người , em hãy viết 1 doạn văn (5 -7 dòng) nêu một vài việc làm thiết thực của bản thân để bảo vệ sự trong sáng , giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ (tiếng việt).
từ bài học về tình yêu với tiếng nói dân tộc thứ tài sản quý giá của mỗi con người , em hãy viết 1 doạn văn (5 -7 dòng) nêu một vài việc làm thiết thực của bản thân để bảo vệ sự trong sáng , giàu đẹp của tiếng mẹ đẻ (tiếng việt).
Em thấy thích những đoạn văn miêu tả nào trong những truyện, kí đã học? Nhân vật nào trong các truyện đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về nhân vật đó.
em thích đoạn văn miêu tả Dế Mèn. Nhân vật để lại cho em ấn tượng sâu sắc là Dế Mèn. Bài văn phát biểu cảm nghĩ về Dế Mèn
Trải qua những cuộc phiêu lưu đầy khó khăn và sóng gió của Dế mèn đã giúp Dế mèn rút ra những bài học bổ ích. Nhờ những bài học đó, chàng đã trở thành một chàng dế tốt bụng, hay giúp đỡ mọi người. Bài học lớn của Dế Mèn đã rút ra trong cuộc sống là bài học đường đời đầu tiên của nhà văn Tô Hoài đã thể hiện ở chương đầu của tác phẩm.
Trong chương đầu của tác phẩm, dế mèn hiện lên thật ngộ nghĩnh và đáng yêu. Chú có một thân hình chắc khỏe và cường tráng của Dế Mèn. Chú ăn uống điều độ và năng luyện tập nên chóng lớn, dáng vẻ oai vệ, kiểu cách con nhà võ. Chú lại càng lí thú hơn bởi cuộc sống tự do, tha hồ thỏa mãn tính hiếu động của mình. Tính cách hiếu động nhưng quá đà ấy đã biến Dế Mèn trở nên hung hăng, hống hách. Nếu chú là người biết mình biết người thì chú đã không gây ảnh hưởng đến người khác và không phải hối hận suốt đời. Nhưng cũng nhờ bài học đắt giá đó, con người chú, suy nghĩ của chú đã thay đổi. Trước đây chú đã cho mình là tài giỏi, đứng đầu thiên hạ, lắm người nể nang nên đã chuốt lấy bài học đầu đời thật cay đắng.
Trong cuộc sống hàn ngày với họ nhà dế, Mèn luôn tự hào về thân hình khỏe, đẹp của mình, luôn ra oai, ra dáng. Tệ hại hơn nữa, chú ta lại gây sự với mấy chị Cào Cào, chọc ghẹo anh Gọng vó rồi trêu chọc chị Cốc để dẫn đến cái chết đáng thương của Dế Choắt. Các tính ngỗ ngược, tinh nghịch của Dế mèn đã làm cho cuộc sống của chú cũng phải buồn tẻ, đơn điệu, chú cũng phải ân hận cho hành động ngông cuồng của mình. Dế Choắt bẩm sinh yếu đuối, bệnh tật nên Dế Mèn đã coi thường. Mèn không giúp đỡ bạn lại có lúc chê bai: – Sao chú mày sinh sông cẩu thả quá như thế! Mèn biết tổ ở của Dế Choắt nông cạn, không an toàn nhưng không ra tay giúp bạn. Mặc dù Dế Choắt nhờ cậy nhưng Dế Mèn không chút bận tâm. Mèn rủ Choắt trêu chọc chị Cốc, Choắt ngăn cản: Anh đừng trêu vào… Mèn lại quắc mắc: – Sợ gì! Mày bảo tao sợ cái gì? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa! Vì chẳng sợ ai nên Mèn chui vào hang sâu của mình rồi trêu chọc chị Cốc. Dế Choắt ở gần đấy bị hiểu nhầm nên đã bị chị Cốc mổ cho một trận đến chết. Trước khi chết, Dế Choắt đã thức tỉnh Mèn: – Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy. Đây là bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn không thể nào quên. Nó ám ảnh Dế Mèn bởi tính kiêu ngạo nghịch ranh, thiếu suy nghĩ của mình
Những giọt nước mắt của Dế Choắt đã làm chú thức tỉnh lương tâm. Dù ân hận đã muộn màng nhưng Dế Mèn cũng sớm thấy được sai trái, không nản chí trước những sai lầm mà mình đã phạm phải. Mèn đã thay đổi tính cách, quyết tâm lên đường phiêu lưu để mở rộng tầm nhìn, tìm ý nghĩa cho cuộc sống của mình. Hình ảnh Dế Mèn với Bài học đường đời đầu tiên thể hiện bài học triết lí nhân sinh sâu sắc. Đó là bài học về đạo lý làm người. Phải quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống, phải có lòng nhân ái trong cuộc đời. Bài học đường đời đã giúp Mèn hoàn thiện nhân cách và có được một cuộc sống giàu ý nghĩa. Đây cũng chính là bài học làm người dành cho thế hệ trẻ hôm nay.
Mượn hình ảnh nhân vật dế Mèn để đưa ra lời khuyên cho con người. Trong cuộc sống chúng ta cũng vậy, không ai trong đời không mắc phải sai lầm, vấn đề là chúng ta biết nhận ra lỗi sai và sửa chúng. Bài học đầu tiên trong đời của chú dế cũng là bài học của nhiều bạn trẻ hiện nay, chúng ta phải biết yêu thương giúp đỡ người khác, mỗi hành động của chúng ta phải suy nghĩ thật kĩ, phải tính đến hậu quả của nó rồi hãy làm. Bài học đường đời đầu tiên của chú dế có ý nghĩa thật sâu sắc, nó giúp con người nhận ra lẽ sống đúng đắn ở đời.
Đọc bài ''Bài học đường đời đầu tiên'' và cho biết:
a. Truyện được kể bằng lời của nhân vật nào?
b.Bài văn có thể chia làm mấy đoạn, nội dung chính của mỗi đoạn là gì?
a ) Truyện được kể theo lời của nhân vật chính: Dế Mèn.
b) Bài văn có thể chia làm hai đoạn:
+ Đoạn 1 : từ đầu đến “sắp đứng đầu thiên hạ rồi”:
-Nội dung :miêu tả vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn.
+ Đoạn 2: còn lại
-Nội dung: câu chuyện bài học đường đời đầu tiên đối với Dế Mèn.
a,Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn
b,Được chia làm 2 đoạn :
Đoạn 1 : Từ đầu....đứng đầu thiên hạ rồi.
*Nội dung : Tả ngoại hình cường tráng và tính cách kiêu căng của Dế Mèn
Đoạn 2 : Đoạn còn lại
*Nội dung : Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
a.Truyện được kể bằng lời của nhân vật Dế Mèn.
b.Bài văn có thể chia làm hai đoạn. Đoạn một từ đầu đến sắp đứng đầu thiên hạ rồi. Đoạn trên giới thiệu vẻ đẹp và tính cách của Dế Mèn.Đoạn hai tiếp theo đến hết. Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn
Giúp mk sắp thi khảo sát rồi .
Đề 1:Tả 1 thầy hoặc cô giáo đang giảng bài.
Đề 2:Tả cảnh Mặt trời mọc.
Đề 3:Tả lại ngôi trường của em.
Ko chép trên mạng nha !
ĐỀ 2:
1. Mở bài
Giới thiệu chung
- Em được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc ở đâu? (Trên biển Đông.)
- Vào dịp nào? (Tập thể dục buổi sáng trên bờ biển.)
2. Thân bài:
Tả cảnh mặt trời mọc :
+ Trước khi mọc:
- Đêm tàn, trời sáng dần, không gian yên ắng...
+ Lúc đang mọc:
- Phía Đông, bầu trời màu xám trắng chuyển dần sang màu hồng nhạt. Mặt trời như một chiếc lòng đỏ trứng gà khổng lồ nhô lên từ lòng biển.
+ Sau khi mọc:
- Mặt trời như một quả cầu lửa sáng chói toả ánh vàng lấp lánh trên mặt biển.
- Bầu trời quang đãng, gió sớm mát lành.
- Mặt nước mênh mông, xanh thẳm...
- Bà con ngư dân tấp nập chuyển cá từ thuyền xuống bến.
3. Kết bài:
Cảm tưởng của em :
- Vô cùng say mê, thích thú.
- Cảnh mặt trời mọc trên biển như một bức tranh thiên nhiên lộng lẫy, để lại ấn tượng khó quên.
Đề 1:
Nếu cha mẹ là những người cho em nhìn thấy ánh mặt trời, cho em được khôn lớn thành người thì cô giáo chính là ngọn đuốc sáng đưa em đến bến bờ tri thức. Cô đã dạy em từng nét chữ, từng phép toán, biết yêu thương và chia sẻ với mọi người. Hình ảnh về cô giáo Ngọc Anh đã dạy em từ lớp 1 đến nay luôn khắc sâu trong tâm trí em.
Hàng ngày, sau khi tiếng trống trường ròn rã vang lên, cô giáo bước vào lớp mang theo nụ cười hiền dịu như cơn gió mát lành đưa chúng em vào những giờ học đầy say mê và hứng thú. Cô giáo của em cao cao, dáng người mảnh dẻ và nước da trắng. Cô thường mặc váy đến lớp hàng ngày, những chiếc váy với màu sắc dịu nhẹ càng tôn thêm vẻ đẹp duyên dáng của cô.
Cô Ngọc Anh rất tận tụy dạy chúng em, cô giảng bài rất hay. Ở lớp, những bạn học sinh kém, không hiểu bài, cô đều ân cần giảng dạy, chỉ bảo từng li, từng tí. Em thích nhất là những giờ học Tiếng việt của cô dạy. Ngày hôm nay chúng em được cô giảng bài Tập đọc: Sắc màu em yêu. Cô yêu cầu chúng em nhắm mắt và tưởng ra một màu sắc mà mình yêu thích nhất, màu sắc ấy gắn với những đồ vật, những cảnh vật nào mà chúng em nhìn thấy. Tất cả các bạn trong lớp đều hào hứng tham gia trò chơi của cô. Sau đó, từng nét chữ mềm mại, tròn trịa được cô giáo nhẹ nhàng viết lên bảng. Bàn tay cô lướt nhanh như một người họa sĩ làm ảo thuật trên bức tranh của mình. Vào bài giảng, giọng nói truyền cảm, ấm áp của cô đã dẫn dắt chúng em vào bài học. Khuôn mặt cô luôn tươi cười khi giảng bài. Cô dẫn dắt chúng em tìm hiểu bài qua các câu hỏi, các vấn đề thảo luận. Thỉnh thoảng cô đưa bàn tay với những ngón tay thon nhỏ lên vuốt vuốt mái tóc dài, điềm tĩnh chờ chúng em trình bày câu trả lời. Có những câu hỏi khó chúng em chưa biết trả lời, cô nhẹ nhàng gợi ý để chúng em khám phá kiến thức. Đôi mắt cô nhìn chúng em hiền dịu, luôn thể hiện sự cổ vũ, tin tưởng với học sinh. Chính vì vậy, chúng em dần dần hiểu hơn ý nghĩa của bài học. Vừa say sưa giảng bài, cô vừa viết lên bảng những kiến thức quan trọng cần nhớ, khuôn mặt cô lấm tấm giọt mồ hôi mà cô không để ý. Có những bụi phấn thoáng bay trên bục giảng và vương trên mái tóc của cô. Chúng em cảm nhận được sự vất vả của cô nên đều cố gắng lắng nghe cô giảng và hiểu bài. Ngoài khung cửa sổ lớp học, có những chú chim nhỏ cũng như lặng tiếng hót, nán lại thêm một lát để lắng nghe tiếng cô giảng bài.
Có những lúc các bạn phạm lỗi hay không làm bài tập cô giao về nhà. Cô không bao giờ đánh hay mắng chúng em mà ôn tồn giảng giải và phân tích để chúng em hiểu những lỗi sai của mình. Cô luôn có những cách giảng bài hay hoặc cô tổ chức những trò chơi, hoạt động sôi nổi trong bài học để chúng em tham gia tích cực. Vì vậy, cả lớp ngày càng đoàn kết và thêm gắn bó. Chúng em ngày càng yêu quý cô và cô chính là người mẹ thứ hai đã giúp chúng em khám phá bầu trời tri thức rộng mở của nhân loại.
Dù sau này sẽ không được cô dìu dắt nữa nhưng chúng em sẽ luôn ghi nhớ những kỉ niệm khi được cô giảng bài. Có những lúc chúng em nghịch ngợm hay không nghe lời cô khiến cô phải buồn, thực lòng chúng em muốn nói lời xin lỗi và mong cô tha thứ. Mong rằng cô sẽ luôn khỏe mạnh để có những bài giảng thật hay cho chúng em và những thế hệ học sinh được cô dạy dỗ. Với em, ước mơ sau này lớn lên sẽ được làm cô giáo và ước mơ ấy được ấp ủ, nuôi dưỡng từ những bài giảng của cô hôm nay.
Đề 2:
Hè vừa qua, em được mẹ cho về thăm quê ngoại ở Thạch Thất, Sơn Tây. Lần đầu tiên em được chứng kiến cảnh mặt trời mọc thật huy hoàng, rực rỡ.
Trời mới tang tảng sáng, bà đã đánh thức em dậy. Tiếng gà gáy rộn rã trong thôn báo hiệu một ngày mới bắt đầu. Em theo bà và mẹ bước ra sân. Đêm chưa tan hẳn. Làng xóm còn chìm trong màn sương mỏng mờ mờ như khói. Gió sớm mát rượi làm cho em tỉnh hẳn người. Không khí trong lành ở thôn quê thật khác xa với chốn thị thành ồn ào, bụi bặm.
Nhà bà ngoại em ở lưng chừng ngọn đồi Câu Lậu, trên đỉnh đồi là ngôi chùa Tây Phương nổi tiếng. Từ sân nhà nhìn về hướng Đông, em thấy bầu trời đang chuyển dần từ màu trắng sữa sang màu hồng nhạt. Mặt trời vẫn giấu mình sau đám mây dày nhưng những tia sáng hình rẻ quạt báo hiệu mặt trời đã thức giấc. Chỉ một lát sau, mặt trời như một quả bóng khổng lồ màu đỏ đang từ từ nhô lên, nhuộm chân trời một màu hồng rực. Gió sớm lồng lộng thổi, quét sạch tàn dư của bóng đêm. Bầu trời như được đẩy lên, thoáng đãng và cao vời vợi.
Mặt trời lên rất nhanh. Thoáng chốc, ánh sáng đã chan hòa mặt đất. Vạn vật như bừng tỉnh, hân hoan chào đón nắng mai. Sương đêm đọng trên lá cây ngọn cỏ, lấp lánh dưới ánh mặt trời.
Khung cảnh quê em đã hiện rõ ra trước mắt. Cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng trải rộng. Xa xa, ngọn Sài Sơn sừng sững in hình trên nền trời biếc. Dòng sông Đáy như một dải lụa mềm vấn vít uốn quanh. Mặt sông lung linh ánh nắng sớm mai tinh khiết. Những con thuyền nhỏ bồng bềnh xuôi dòng. Tất cả tạo nên một vẻ đẹp lạ lùng, kì ảo như trong cổ tích.
Trên đường làng đã rậm rịch bước chân. Tiếng cười, tiếng nói của các bà, các chị ra đồng thăm lúa hòa trong bao âm thanh khác của làng quê thân thuộc.
Cảnh mặt trời mọc trên quê hương em đẹp như một bức tranh thiên nhiên được vẽ bằng ngọn bút của một họa sĩ tài hoa, để lại trong em một ấn tượng sâu đậm, không thể phai nhòa.
Bài 1: Cho đoạn thơ sau:
' Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ giấc tròn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời." a) Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là gì? b) Chỉ ra các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng.a) Phương thức biểu đạt của đoạn thơ trên là biểu cảm
b) Biện pháp tu từ:so sánh
tác dụng nói lên tình cảm lớn lao của mẹ dành cho con còn hơn những ngôi sao lấp lánh bầu trời ở ngoài kia
a)Biểu cảm
b)Trong khổ thơ trên tác giả đã rất thành công khi sử dụng biện pháp tư từ so sánh để diễn tả tình yêu của người mẹ dành cho con .Tác giả đã lấy hình ảnh ''Những ngôi sao thức'' đếo sánh với '' mẹ thức'' để nói lên rằng những ngôi sao thức suốt đêm cũng không bằng mẹ thức cả một đời lo lắng , mẹ thầm lặng hi sinh cho con. Không chỉ vậy, tác giả còn so sánh '' Mẹ'' với '' ngọn gió'' để giúp người đọc hình dung được mẹ chính là nơi mát lành, bình yên suốt cuộc đời của con. Phép tu từ so sánh trong đoạn thơ đã thể hiện được tấm lòng yêu thương, hi sinh thầm lặng của mẹ đối với con và lòng biết ơn sâu sắc của người con đối với mẹ.Chính phép tu từ này đã góp phần làm nên thành công cho bài thơ .
Bài 1: yếu tố thần kì trong những câu chuyện cổ tích có ý nghĩa gì?
Baif2: qua các truyện kí hiện đại ( đã học của lớp 6) em có cảm nhận gì về con người Việt Nam?
1)*các yếu tố thần kì tham gia vào cốt truyện để giúp những nhân vật bất hạnh thay đổi số phận
- Từ số phận ngèo khổ, bất hạnh. Chịu sự hành hạ của người khác , các nhân vật bất hạnh như cô em út, người mồ côi, con chồng.......đều được nhân dân sáng tạo ra các yếu tố kì ảo nhằm giúp họ thay đổi số phận. Đó là sự xuất hiện ông bụt- hiền lành, nhân hậu, tốt bụng . Luôn đi giúp đỡ những con người bất hạnh
- Trong truyện cổ tích mô- típ những người ngèo khổ được sự ủng hộ của nhân dân là một điều vô cùng tất yếu. Bởi tuè trước tới nay, xã hội phong kiến đã chà đạp, vùi dập người nôpng dân xuống tận vũng bùn nhơ nhớp
+ Ý kiến trên nhằm đề cao vai trò của của các yếu tố kì ảo và chi tiết hư cấu trong truyện cổ tích
+ Nhờ các chi tiết , yếu tố đó làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời, cũng giúp cho nhân vận trong truyện thay đổi được số phận của mình, hướng tới những cái tốt đẹp , để đạt tới hạnh phúc của mình
+ Nhưng cũng không thể khẳng định được câu nói trên hoàn toàn đúng, chi tiết hư cấu, yếu tố kì ảo chỉ là yếu tố, không phải là cái quyết định hành trình thay đổi số phận của của nhân vật trong truyện mà cái căn bản là con người, chính sự nỗ lực của họ mà ra
Bài 2:
Bài làm
Các truyện , kí đã học giúp em cảm nhận được nhiều bức tranh thiên nhiên của đất nước và cuộc sống con người ở các vùng miền khác nhau : cảnh sông nước bao la , rừng đước chằng chịt của vùng Cà Mau ; sông thu bồn êm ả với nhiều thác ; vẻ đẹp tươi sáng , phong phú của cảnh thiên nhiên vùng đảo Cô Tô ,.......Cùng với hình ảnh sinh hoạt của con người và cuộc sống của họ ở từng vùng miền khác nhau.
Cho đoạn văn sau
Bàn tay chiến sĩ
Trong một trận càn giặt Pháp, anh Bẩm bị giặt bắt. Giặt dụ dỗ khai ra đồng chí của mình nhưng anh không nói nửa lời. Giặt quấn bông băng kín cả hai bàn tay anh, rồi tẩm xăng, châm lửa đốt. Hai bàn tay anh bị đốt đen thui, chỉ còn xuong và gân. Rồi một đêm, chúng giải anh và mấy chiến sĩ xuống một cái thuyền, chèo ra giữa dòng, lần lượt quăng từng người xuống nước.
May mắn hai tay không bị xích, Bẩm ráng hết sức nhoi lên. Một đợt sóng mạnh như núi đè anh xuống. Nước xoáy tít, hút anh xuống một vực sâu thẳm. Anh lại cố đem sức tàn nhoi lên. Cuối cùng, anh mệt lử, nhưng đã thoát khỏi vực sâu.
Sáng ấy, Bẩm giạt vào một bãi cát. Sợ địc phát hiện ra, anh đành nấp sau một đống rạ lớn, đợi trời tối mới lần về làng.
Tựa vào đống rạ, anh thiu thiu ngủ. Đang chập chờn, bỗng thấy đau nhói hai bàn tay, anh giật mình tỉnh giấc. Một đàn quạ chen nhau rỉa hai bàn tay anh, vừa rỉa vừa kêu inh ỏi… Bẩm xua chúng đi, chúng càng rúc khỏe. Anh quạt tay ra đằng sau thì chúng lách đống rạ, bới tìm. Anh đúng dậy, vung tay đuổi chúng thì chúng đậ lên đầu, lên vai anh, cào móng nhọn vào mặt anh. Mùi hôi thối từ hai bàn tay xông lên. Đàn quạ lại lăn vào rỉa. Bẩm đành nghiến răng, thọc sâu hai tay xuống cát. Đàn quạ không làm được gì được đành vỗ cánh bay đi.
Hai bàn tay Bẩm chôn xuống cát nóng, ngập đến khủy. Bỗng anh thấy rát bỏng. Thì ra kiến lửa đang xúm vào dốt cả tay, cả chân, cả người anh. Nước mắt chảy ròng ròng, nhưng sợ lộ, anh không dám ra khỏi đống rạ. Anh tụ nhủ : Nhất định phải sống để tiếp tục chiến đấu.
Hãy ra đề đoc hiểu kết hợp kiến thức , kĩ năng tiếng việt cho học sinh lớp 5( bài kiểm tra cuối học kì 2)
Hãy viết đoạn văn để cảm nhận về đoạn thơ sau:
...Bên ruộng lúa xanh non
Những chị lúa phất phơ bím tóc
Những cậu tre bám vai nhau thì thầm đứng học
Đàn cò áo trắng
Khiêng nắng
Qua sông
Cô gió chăn mây trên đồng
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi nhìn chúng em cười
( Trần Đăng Khoa - Em kể chuyện này - 1968 )
Giúp mình với.... Chiều nay hc r.
Đoạn thơ trên của nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả vẻ đẹp đồng quê VN yên bình.dưới con mắt tinh tế của tác giả.Trần Đăng Khoa đã miêu tả một cách thật sinh động và tràn đầy sức sống.Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hoá và từ ngữ giàu hình ảnh và điêu luyện."Chị lúa phất phơ bím tóc,cậu tre thì học bài,đàn cò khiên nắng và cô gió chăn mây..."tất cả đều gần gũi và gắn bó với con người lao động VN.Tác giả đã biến các sự vật vô tri vô giác như một con người. Cách miêu tả độc đáo tác giả đã đem đến cho người đọc một cảm giác thích thú,và một bức tranh phong cảnh thiên nhiên thật rực rỡ.
Từ đó tình yêu thiên nhiên,yêu Đất nước của tác giả được bộc lộ
Nội dung chính của đoạn thơ là: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê qua cái nhìn của trẻ thơ: rất sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu. Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên, tràn đầy sức sống. Tất cả đều rất hồn nhiên, đấng yêu và rất ấn tượng
Mn ơi là
Bác mặt trời đạp xe qua đỉnh núi
Có vẻ vui tươi
Nhìn chúng e nhăn nhó cười
Nhé, mk viết nhầm..
Gợi ý:
1. Nội dung chính của đoạn thơ là: Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên làng quê qua cái nhìn của trẻ thơ: rất sống động, ngộ nghĩnh, đáng yêu.
2. – Biện pháp tu từ nhân hoá. - Tác dụng: Làm cho hình ảnh thiên nhiên, sự vật trở nên sống động, có hồn, gần gũi, thân thiết, đáng yêu một cách kì lạ.
3. Bức tranh làng quê trong cảm nhận của nhà thơ hiện lên thật trong sáng, bình yên, tràn đầy sức sống. Tất cả đều rất hồn nhiên, đấng yêu và rất ấn tượng…
Nguồn : chị Thảo Phương
Hãy làm thơ 4 chữ !
a) Đề tài về cha mẹ
b ) Đề tài về mái trường
c ) Đề tài về cô giáo
Các bn chọn 1 trong 3 bài rồi viết cho mình nha !
P/S : Tuyệt đối ko copy trên mạng ( tự chế nha !)
Ngôi trường của em
Bao năm vẫn vậy
Vẫn một hàng cây
Hang ghế hàng bàn
Và vẫn nồng nàn
Tình cua cô giáo
Nhớ thời mẫu giáo
Cô đút có mớm
Giờ em đã lớn
Vẫn không quên cô
Cô là chiếc ô
Che lũ học trò
Mạnh khỏe cô nhé
Em vẫn còn bé
Trong lòng của cô
người luôn chăm sóc
dành nhiều tình yêu
mong con mau lớn
mong con khỏe mạnh.
đó lsf ai vậy?
chính là mẹ yêu
mẹ là thiên sứ
che chở cho con.
ngày đầu đến lớp
mẹ cùng con đi
bước chân bé nhỏ
nép sau lưng mẹ.
mẹ ơi có biết
con yêu mẹ nhiều
yêu từ mái tóc
yêu từ nụ cười.
mai này con lớn
đủ cánh vươn xa
sẽ không quên mẹ
có công sinh thành.
Thơ mk viết k đc hay nên mong bn thông cảm nha!!!
Hãy chỉ ra nghệ thuật của các tác phẩm sau
Con hổ có nghĩa; Mẹ hiền dạy con; Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng; Bài học đường đời đầu tiên; Sông nước Cà Mau; Bức tranh của em gái tôi; Vượt thác; Buổi học cuối cùng; Lao xao; Cây tre Việt Nam; Lòng yêu nước; Cô Tô
bài con hổ có nghĩa:
Biện pháp nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.
Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy
bài Mẹ hiền dạy con:
- Nghệ thuật:
Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.bài Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
-Nghệ thuật:
Tạo nên tình huống truyện gay cấn Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)Con hổ có nghĩa:
-Nghệ thuật: chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.
Ý nghĩa: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy
Mẹ hiền dạy con:
- Nghệ thuật:
Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.-Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
-Nghệ thuật:
Tạo nên tình huống truyện gay cấn Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)
Con hổ có nghĩa:
-Nghệ thuật: chủ yếu được sử dụng trong Con hổ có nghĩa là biện pháp nhân hoá. Kể chuyện loài hổ có nghĩa là để tạo ra sự so sánh tương phản, nâng cao hiệu quả giáo dục. Con hổ vốn là loài cầm thú rất hung dữ, vậy mà trong cách cư xử còn có nghĩa tình. Con người hơn hẳn loài cầm thú, trong cuộc sống càng phải cư xử có nghĩa hơn.
Ý nghĩa: Truyện Con hổ có nghĩa đề cao cách sống nghĩa tình trong cuộc sống của con người. Làm người phải biết giúp đỡ nhau khi hoạn nạn, ngược lại, khi được người khác giúp đỡ phải biết ghi nhớ ơn nghĩa, tìm cách báo đáp ơn nghĩa ấy
Mẹ hiền dạy con:
- Nghệ thuật:
Xây dựng cốt truyện theo mạch thời gian với năm sự việc chính về mẹ con thầy Mạnh Tử Có nhiều chi tiết giàu ý nghĩa, gây xúc động đối với người đọc.-Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng:
-Nghệ thuật:
Tạo nên tình huống truyện gay cấn Sáng tạo nên các sự kiện có ý nghĩa so sánh, đối chiếu Xây dựng đối thoại sắc sảo có tác dụng làm sáng lên chủ đề truyện (nêu cao gương sáng về một bậc lương y chân chính)