Nội dung lý thuyết
Các phiên bản khácĐỀ CƯƠN ÔN TẬP NGỮ VĂN 6 HỌC KỲ II
I. PHẦN VĂN BẢN:
1. Bài học đường đời đầu tiên – Tô Hoài
- Kể theo ngôi thứ nhất (Dế Mèn kể)
- Bài học đầu tiên của Dế Mèn là không nên kiêu căng, xốc nổi
- Nhân vật chính: Dượng Hương Thư
- Phương thức biểu đạt: miêu tả
- Miêu tả: cảnh thiên nhiên và con người
- Nhân vật trung tâm: Bác Hồ
- Bác Hồ được miêu tả qua cái nhìn của anh chiến sĩ.
- Thể thơ: thơ năm chữ
- Tấm lòng yêu thương sâu sắc, rộng lớn của Bác với bộ đội và nhân dân.
- Ra đời giai đoạn kháng chiến chống Pháp
- Thể thơ: thơ bốn chữ
- Phương thức biểu đạt: tự sự + miêu tả + biểu cảm
- Sử dụng nhiều từ láy: gợi hình, giàu âm điệu: Đoạn miêu tả hình dáng Lượm “Chú bé loắt choắt... Nhảy trên đường vàng” (Học thuộc lòng)
- Cách ngắt dòng các câu thơ (khi tác giả hay tin Lượm hy sinh): thể hiện sự đau xót, nghẹn ngào
- Kết cấu đầu cuối tương ứng khắc sâu hình ảnh nhân vật, làm nổi bật chủ đề tác phẩm: Lượm sống mãi trong lòng chúng ta.
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình (Thể kí)
- Xây dựng hình ảnh: phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, điệp ngữ
6. Sông nước Cà Mau – Đoàn Giỏi
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt : miêu tả + thuyết minh
- Miêu tả từ bao quát đến cụ thể
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ
- Từ ngữ : gợi hình, chính xác
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản miêu tả thiên nhiên vùng sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã; cuộc sống con người ở chợ Năm Căn tấp nập, trù phú, độc đáo. Văn bản là một đoạn trích độc đáo và hấp dẫn thể hiện sự am hiểu, tấm lòng gắn bó của nhà văn với thiên nhiên và con người vùng đất Cà Mau.
- Nhân vật chính : người anh + Kiều Phương
- Nhân vật trung tâm : người anh
- Kể theo ngôi thứ nhất ( người anh kể )
- Cô em gái trong truyện có tài năng hội họa
- Trong truyện người anh đã đố kị với tài năng của cô em gái nhưng nhờ tình cảm, tấm lòng nhân hậu của người em nên người anh đã nhận ra tính xấu đó.
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt : kể chuyện + miêu tả
- Kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, chân thật
- Miêu tả chân thật, tinh tế diễn biến tâm lí của nhân vật
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản kể về người anh và cô em gái có tài hội họa. Văn bản cho thấy : tình cảm trong sáng, hồn nhiên và lòng nhân hậu của cô em gái đã giúp cho người anh nhận ra phần hạn chế ở mình. Vì vậy, tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn lòng ghen ghét, đố kị.
a) Nghệ thuật :
- Thể thơ : thơ tự do, câu ngắn, nhịp nhanh
- Sử dụng phép nhân hóa - tạo dựng được hình ảnh sống động về cơn mưa
- Khắc họa hình ảnh người cha đi cày về mang ý nghĩa biểu trưng cho tư thế lớn lao, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trước thiên nhiên
- Miêu tả thiên nhiên : hồn nhiên, tinh tế, độc đáo
b) Ý nghĩa văn bản :
Bài thơ cho thấy sự phong phú của thiên nhiên và tư thế vững chãi của con người. Từ đó thể hiện tình cảm vui tươi, thân thiện của tác giả với thiên nhiên và làng quê của mình.
9. Cô Tô – Nguyễn Tuân
a) Nghệ thuật :
- Khắc họa hình ảnh : tinh tế, chính xác, độc đáo
- Sử dụng các phép so sánh mới lạ
- Từ ngữ : giàu tính sáng tạo
b) Ý nghĩa văn bản :
Bài văn cho thấy vẻ đẹp độc đáo của thiên nhiên trên biển đảo Cô Tô, vẻ đẹp của người lao động trên vùng đảo này. Qua đó, ta thấy tình cảm yêu quý của tác giả đối với mảnh đất quê hương.
10. Hướng dẫn đọc thêm : LÒNG YÊU NƯỚC – I. Ê-ren-bua
a) Nghệ thuật :
- Kết hợp giữa chính luận và trữ tình
- Phương thức biểu đạt : miêu tả + biểu cảm
- Miêu tả : tinh tế, lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu
- Biểu hiện cảm xúc tha thiết, sôi nổi và suy nghĩ sâu sắc
- Lập luận : lô-gíc và chặt chẽ
b) Ý nghĩa văn bản :
Lòng yêu nước bắt nguồn từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc nhất nơi nhà, xóm, phố, quê hương. Lòng yêu nước trở nên mãnh liệt trong thử thách của cuộc chiến tranh vệ quốc. Đó là bài học thấm thía mà nhà văn I-li-a Ê-ren-bua truyền tới.
11. Lao xao – Duy Khán
a) Nghệ thuật :
- Miêu tả : tự nhiên, sinh động, hấp dẫn
- Sử dụng nhiều yếu tố dân gian : đồng dao, thành ngữ
- Sử dụng hiệu quả các phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …
- Lời văn : giàu hình ảnh
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản đã cung cấp những thông tin bổ ích và lí thú về đặc điểm một số loài chim ở làng quê nước ta, đồng thời cho thấy mối quan tâm của con người với loài vật trong thiên nhiên. Bài văn đã tác động đến người đọc tình cảm yêu quý các loài vật quanh ta, bồi đắp thêm tình yêu làng quê đất nước,
12. Cầu Long Biên – Chứng nhân lịch sử ( Thúy Lan )
a) Nghệ thuật :
- Phương thức biểu đạt : thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm
- Nêu số liệu cụ thể
- Sử dụng phép tu từ : so sánh, nhân hóa, …
b) Ý nghĩa văn bản :
Văn bản đã cho thấy ý nghĩa lịch sử trọng đại của cầu Long Biên : chứng nhân đau thương và anh dũng của dân tộc ta trong chiến tranh và sức mạnh vươn lên của đất nước ta trong sự nghiệp đổi mới. Bài văn là chứng nhân cho tình yêu sâu nặng của tác giả đối với cầu Long Biên cũng như đối với thủ đô Hà Nội.
13. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ – Xi-át-tơn
a) Nghệ thuật :
- Phép so sánh, nhân hóa, điệp ngữ và thủ pháp đối lập đã được sử dụng phong phú, đa dạng tạo nên sức hấp dẫn, thuyết phục của bức thư.
- Ngôn ngữ : biểu lộ tình cảm chân thành, tha thiết với mãnh đất quê hương – nguồn sống của con người.
- Khắc họa cuộc sống thiên nhiên đồng hành với cuộc sống của người da đỏ
b) Ý nghĩa văn bản :
Nhận thức về vấn đề quan trọng, có ý nghĩa thiết thực và lâu dài : Để chăm lo và bảo vệ mạng sống của mình, con người phải biết bảo vệ thiên nhiên và môi trường sống xung quanh.
14. Động Phong Nha – Trần Hoàng
a) Nghệ thuật :
- Sử dụng ngôn ngữ miêu tả gợi hình, biểu cảm
- Sử dụng các số liệu cụ thể, khoa học
- Miêu tả sinh động, từ xa đến gần theo trình tự không gian, thời gian hành trình du lịch Phong Nha
b) Ý nghĩa văn bản :
Cần phải bảo vệ danh lam thắng cảnh cũng như thiên nhiên, môi trường để phát triển kinh tế du lịch và bảo vệ cuộc sống của con người.
1. Phó từ :
a. Khái niệm phó từ :
- Phó từ là những từ chuyên đi kèm với động từ, tính từ, để bổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ
b. Các loại phó từ: Có 2 loại lớn :
- Phó từ đứng trước động từ, tính từ : Thường bổ sung ý nghĩa về quan hệ thời gian, mức độ, sự tiếp diễn tương tự, sự phủ định, sự cầu khiến
- Phó từ đứng sau động từ, tính từ : Bổ sung ý nghĩa về mức độ, khả năng, kết quả và hướng
2. So sánh :
a. Khái niệm so sánh :
So sánh là đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
VD: Môi đỏ như son.
2. Cấu tạo của phép so sánh : Mô hình phép so sánh : gồm 4 phần
Vế A (Sự vật được so sánh) |
Phương diện so sánh |
Từ so sánh |
Vế B (Sự vật dùng để so sánh.) |
Môi |
đỏ |
như |
son |
(1) (2) (3) (4)
c. Các kiểu so sánh : Căn cứ vào các từ so sánh ta có hai kiểu so sánh :
- So sánh ngang bằng
( Từ so sánh : như, giống, tựa, y hệt, y như, như là, …)
- So sánh không ngang bằng
( Từ so sánh : hơn, thua, chẳng bằng, khác hẳn, chưa bằng, …)
d. Tác dụng:
- Giúp sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động.
- Giúp thể hiện sâu sắc tư tưởng tình cảm của tác giả.
3. Nhân hóa :
a. Khái niệm nhân hóa :
Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật… bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người; làm cho con vật, cây cối… trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
b. Các kiểu nhân hóa: Có 3 kiểu :
a/ Dùng những từ vốn gọi người à để gọi vật
VD: Bác Tai, cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay cùng đến nhà Lão Miệng.
b/ Dùng những từ chỉ hoạt động, tính chất của người à để chỉ hoạt động, tính chất của vật
VD: Con mèo nhớ thương con chuột.
c/ Trò chuyện, xưng hô với vật như với người
VD: Trâu ơi. Ta bảo trâu này.
4. Ẩn dụ :
a. Khái niệm ẩn dụ :
- Ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu ẩn dụ: Có 4 kiểu ẩn dụ thường gặp.
- Ẩn dụ hình thức
VD: Về thăm làng Bác làng sen.
Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng.
( Lửa hồng- màu đỏ cỏ hoa dâm bụt).
- Ẩn dụ cách thức
VD: Về thăm làng Bác làng sen.
Có hàng dâm bụt thắp lên lửa hồng.
( Thắp- hoa nở)
- Ẩn dụ phẩm chất:
VD: Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.
(Người Cha- Bác Hồ. Vì Bác Hồ có những phẩm chất giống nhau như tuổi tác, tình thương yêu, sự chăm sóc chu đáo đối với con)
- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.
VD: Ánh nắng chảy đầy vai.
5. Hoán dụ :
a. Khái niệm hoán dụ :
- Hoán dụ là gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
b. Các kiểu hoán dụ. Có 4 kiểu :
- Lấy bộ phận để gọi toàn thể.
VD: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
- Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng
VD: Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
- Lấy dấu hiệu sự vật để gọi sự vật
VD: Áo chàm đưa buổi phân li
Cầm ta nhau biết nói gì hôm nay.
- Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
VD: Vì sao? Trái Đất nặng ân tình
Nhắc mãi tên Người: Hồ Chí Minh.
c. So sánh ẩn dụ và hoán dụ :
* Giống nhau :
- Đều gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác
- Nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
* Khác nhau :
Ẩn dụ |
Hoán dụ |
- Dựa vào nét tương đồng về : + Hình thức + Cách thức + Phẩm chất + Chuyển đổi cảm giác |
- Dựa vào quan hệ gần gũi : + Bộ phận với toàn thể + Cụ thể với trừu tượng + Dấu hiệu của sự vật với sự vật + Vật chứa đựng với vật bị chứa đựng |
6. Các thành phần chính của câu :
a. Phân biệt TPC với TPP của câu.
- Thành phần chính : là thành phần bắt buộc phải có mặt trong câu để câu có cấu tạo hoàn chỉnh và diễn đạt được một ý trọn vẹn. ( CN + VN )
- Thành phần phụ : là thành phần không bắt buộc phải có mặt trong câu ( trạng ngữ, … )
b. Vị ngữ: - Là thành phần chính của câu
- Có khả năng kết hợp với các phó từ chỉ quan hệ thời gian ở phía trước.
- Trả lời cho các câu hỏi : Làm gì? Là gì? Làm sao? Như thế nào?
- Cấu tạo : động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ, danh từ hoặc cụm danh từ.
- Trong câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.
c. Chủ ngữ: - Là thành phần chính của câu
- Nêu tên của sự vật, hiện tượng, … được nói đến ở vị ngữ.
- Trả lời cho các câu hỏi : Ai? Cái gì? Con gì?
- Cấu tạo : danh từ hoặc cụm danh từ, động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ.
- Trong câu có thể có một hoặc nhiều chủ ngữ.
7. Câu trần thuật đơn :
* Câu trần thuật đơn :
- Cấu tạo : Là loại câu do một cụm C – V tạo thành ( Câu đơn )
VD: Trường em rất đẹp.
( Lưu ý: câu có 1 CN và nhiều VN hoặc câu có nhiều CN và 1 VN đều được xem là câu đơn )
VD:
- Lan, Hùng, Dũng đều là học sinh lớp 6.1.
- Cô ấy đẹp, chăm chỉ và thông minh.
- Chức năng : Dùng để giới thiệu, tả hoặc kể về một sự việc, sự vật hay để nêu một ý kiến.
8. Câu trần thuật đơn có từ là :
a. Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ “là” :
- Vị ngữ thường do từ “là” kết hợp với danh từ (CDT) tạo thành. Ngoài ra, có thể kết hợp với động từ ( cụm động từ ), tính từ ( cụm tính từ ).
- Khi biểu thị ý phủ định nó kết hợp với các cụm từ “không phải, chưa phải”.
b. Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là : Một số kiểu đáng chú ý :
- Câu định nghĩa.
VD: Hoán dụ là gọi tệ sự vật, hiện tượng, khái niệm....
- Câu miêu tả.
VD: Ngôi trường em có 2 hàng phượng vĩ lớn hai bên.
- Câu đánh giá
VD: Bạn Lan là người không tốt.
- Câu giới thiệu
VD: Trường em trường PTDTBT Trà Don.
9. Câu trần thuật đơn không có từ là :
a. Đặc điểm của câu trần thuật đơn không có từ “là” :
- Vị ngữ thường do động từ hoặc cụm động từ, tính từ hoặc cụm tính từ tạo thành.
- Khi biểu thị ý phủ định, vị ngữ kết hợp với các từ không, chưa.
b. Các kiểu câu trần thuật đơn không có từ “là”:
- Câu miêu tả : CN - VN
VD: Con chim / đang bay.
- Câu tồn tại : VN - CN
VD: Trong nhà, có / khách.
10. Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ :
a. Câu thiếu chủ ngữ:
Nguyên nhân sai: Lầm trạng ngữ với chủ ngữ.
Sửa:
- Thêm chủ ngữ
- Biến trạng ngữ à chủ ngữ
b. Câu thiếu vị ngữ:
- Nguyên nhân: Lầm định ngữ là vị ngữ.
- Sửa:
+ Thêm vị ngữ:
+ Biến định ngữ à chủ ngữ
- Nguyên nhân: Lầm phần phụ chú là vị ngữ.
- Sửa:
+ Thêm vị ngữ
+ Thay dấu phẩy bằng từ là
c. Câu thiếu cả chủ ngữ.
+ Nguyên nhân: chưa phân biệt được trạng ngữ và chủ ngữ, vị ngữ.
² Cách chữa lỗi.
Bổ sung nòng cốt chủ vị.
d. Câu sai về quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần câu
- Nguyên nhân: sắp xếp các thành phần câu không hợp lý.
- Cách chữa lỗi.
Viết lại cho đúng với trật tự ngữ pháp, ngữ nghĩa.
II. PHẦN LÀM VĂN: Văn miêu tả
Một số đề và dàn ý tham khảo
Đề 1: Tả quang cảnh sân trường trong giờ ra chơi.
1. Mở bài: Tả bao quát quang cảnh sân trường giờ ra chơi.
2. Thân bài: Tả chi tiết về cảnh gắn với các hình ảnh cụ thể, tiêu biểu:
- Thứ tự không gian (từ xa đến gần hay từ gần đến xa)
- Thứ tự thời gian (trước, trong giờ ra chơi và sau khi vào lớp).
- Từ quang cảnh chung đến bản thân mình trong giờ ra chơi (từ khái quát đến cụ thể và ngược lại).
3. Kết bài: Cảm nghĩ của em về giờ ra chơi.
Đề 2: Tả con đường vào buổi sáng khi em đi học.
1. Mở bài: Giới thiệu con đường vào buổi sáng em đi học
2. Thân bài:
* Tả hình ảnh con đường quen thuộc:
- Con đường nhìn chung (Rộng hay hẹp; đường đất hay có rải đá, lát gạch hay tráng xi măng;...)
- Những nét riêng quen thuộc:
+ Bên đường những rặng cây, những lùm tre, những hàng rào râm bụt, những ngôi nhà…
+ Nét đặc biệt: những vườn thanh long bạt ngàn,…
* Con đường vào buổi sáng khi em đi học:
- Nét riêng biệt của con đường vào lúc sáng sớm.
- Cảnh học sinh đi học: từng nhóm nhỏ, cách ăn mặc, cử chỉ, thái độ…
Cảnh người đi làm: người ra đồng, người đi làm Thanh Long, người đi chợ: cách ăn mặc, dáng điệu, lời nói.
3. Kết bài: Tình cảm của em với con đường.
Đề 3: Tả người thân yêu nhất.
1. Mở bài: Giới thiệu người mà em thương yêu nhất.
2. Thân bài:
- Tập trung miêu tả kết hợp với kể, thuyết minh.
- Tả ngoại hình: dáng người, mặt mũi, đầu tóc, da dẻ,..
- Tả cử chỉ, hành động qua công việc
- Tả sở thích, thói quen, sinh hoạt,...
3. Kết bài: Cảm nghĩ về người mình thương yêu.
Đề 4: Tả cô giáo say sưa giảng bài trên lớp
1. Mở bài:
- Giới thiệu về cô giáo
- Trong hoàn cảnh: Đang giảng bài
2. Thân bài: Tả chi tiết:
* Ngoại hình:
- Vóc dáng, mái tóc, gương mặt, nước da,...
- Trang phục: Cô mặc áo dài, quần trắng,...
* Tính nết:
- Giản dị, chân thành...
- Dịu dàng, tận tuỵ, yêu thương học sinh
- Gắn bó với nghề
* Tài năng:
- Cô dạy rất hay
- Tiếng nói trong trẻo dịu dàng, say sưa như sống với nhân vật
- Đôi mắt lấp lánh niềm vui.
- Chân bước chậm rải trên bục giảng xuống dưới lớp
- Cô như đang trò chuyện cùng chúng em.
- Giờ dạy của cô rất vui vẻ, sinh động, học sinh hiểu bài
3. Kết bài: Kính yêu cô, mong cô sẽ tiếp tục dạy dỗ.
Đề 5: Tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của em.
1. Mở bài: Giới thiệu nhân vật miêu tả (Ông Tiên)
Đặt tình huống cụ thể: Cuộc gặp gỡ trong mơ với ông tiên để qua đối thoại, qua quan sát miêu tả nhân vật.
2. Thân bài: Dựa vào truyện cổ tích để tả:
- Ngoại hình:
+ Xuất hiện toàn thân toả ánh hào quang, huyền ảo.
+ Dáng vẻ ung dung, mặc bộ quần áo chùng cổ xưa, ống tay rộng.
+ Tay chống gậy trúc, hoặc cầm cây phất trần, hồ lô…
+ Khuôn mặt hiền từ phúc hậu, đôi mắt tinh anh, vầng trán rộng,…
+ Râu tóc trắng phau, da dẻ hồng hào,…
- Việc làm và tính cách: hiền hậu, hay giúp đỡ những người bất hạnh...
+ Luôn quan tâm theo dõi mọi chuyện trong dân gian.
+ Xuất hiện kịp thời để giúp đỡ người lương thiện và trừng trị kẻ ác.
+ Giọng nói ấm áp, ân cần, gần gũi với những người bất hạnh.
+ Ban phép lạ, gỡ bí cho người lương thiện.
+ Thường biến mất sau mỗi lần hoàn thành xứ mệnh.
3. Kết bài: Nêu tình cảm, suy nghĩ của em với ông Tiên: yêu quý, kính trọng,... muốn làm nhiều việc thiện, việc tốt giống ông Tiên trong những câu chuyện dân gian.