Lượm

H24
Xem chi tiết
TK
23 tháng 4 2018 lúc 20:48

Từ láy: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh

So sánh : Như con chim chích

Bình luận (1)
NQ
Xem chi tiết
DT
26 tháng 7 2017 lúc 17:30

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Tác dụng: Tăng tính gợi hình gợi cảm cũng như tính biểu cảm cho bài thơ, làm cho bài thơ thêm sinh động

Thêm nhá
Ý nghĩa:Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.


Bình luận (0)
MC
26 tháng 7 2017 lúc 17:50

Gợi ý :

1. Về giá trị biểu cảm:

- Tỉ lệ từ láy khá cao trong hai khổ thơ.

- Những từ láy làm rõ được tính cách của Lượm.

- Những từ láy thể hiện thái độ của nhà thơ mến yêu, trân trọng đối tượng miêu tả.

- Nhờ sử dụng từ láy đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức, Lượm trở nên chú bé sinh động, đáng yêu.

2. Về cách so sánh:

- Chú bé Lượm được so sánh với chim chích.

- Con đường cách mạng được so sánh ngầm: đường vàng.

- Nhờ so sánh chính xác và độc đáo, Lượm càng trở nên rất đáng mến yêu.

Bình luận (0)
MC
26 tháng 7 2017 lúc 17:50

“Thơ chỉ tràn ra khi trong tim ta cuộc sống đã thật đầy” (Tố Hữu). Không biết hình ảnh non tơ mà chói ngời sắc đỏ của những Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Vừ A Dính, Lí Tự Trọng... đã thấm đượm trong Tố Hữu-con người có tâm hồn, có tấm lòng “trang trải với trăm nơi” ấy - tự bao giờ để rồi vụt sống lên, cựa quậy, kết tinh lại trong Lượm - hình tượng chú bé liên lạc trong kháng chiến chống Pháp:

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Chao ôi! Chú bé Việt Nam! Một chú bé gọn thon lỏn, hơi gầy gò nhưng có gì như lanh lợi, tinh nghịch. Lượm đấy! Như con thoi trên thảm lúa xanh mơn mởn, cái vóc dáng “loát choắt” ấy vụt chạy đến rồi lại chạy đi, mang theo những cánh thư trong chiếc xắc “xinh xinh”. Bên cạnh em, dường như mọi vật đều trở nên tí hon, ngộ nghĩnh vô cùng. Chiếc xắc đựng bao tài liệu quan trọng, bao “điện khẩn” vẫn gọn nhẹ biết mấy! Nó đập đập bên hông theo từng bước chân “thoăn thoắt”. Đôi chân mảnh khảnh ấy lướt nhanh trên mặt đất, không, nó bay đi thì đúng hơn. Chân đi không bén đất nữa! Nhưng đẹp hơn tất cả vẫn là tư thế “nghênh nghênh” đầy tự hào, vui sướng, hân hoan của em. Chú bé nhỏ tí hon dường như bị sóng lúa ào ạt che lấp, chỉ còn “cái đầu” mang “ca lô đội lệch” là vẫn “nghênh nghênh”. Mai-a-côp-xki từng so sánh việc chọn chữ của nhà thơ với khai thác chất hiếm ra-đi-um:

Lấy một gam

phải mất hàng năm lao lực

Lấy một chữ

phải mất hàng tấn quặng ngôn từ

Giờ đây ta mới thấm thìa! Bốn câu thơ, bốn từ láy. Thật hiếm khi đội quân từ láy tinh nhuệ của tiếng Việt được huy động hùng mạnh đến thế. In sâu trong ta, hiện lên trước mắt ta một bé Lượm, một Ga-vơ-rôt nhỏ nhắn, hồn nhiên, dũng cảm vùn vụt lao di bất chấp những cơn mưa bom bão đạn rạch nát bầu trời. Mà dường như không cần một sự cốgắng toát mồ hôi nào, hết sức nhẹ nhàng, thanh thản, lại còn “huýt sáo vang” nữa chứ. Thật là thú vị hình ảnh so sánh của Tố Hữu:

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng

Chim chích, con chim thân thuộc của làng quê Việt Nam, con chim bé nhỏ, lanh lợi mà người ta hầu như chỉ nhận biết sự có mặt của nó qua chùm âm thanh chiu chít vang lên sau luỹ tre làng, giờ sẽ trở thành bất tử trong hình ảnh Lượm. Và con đường đồng kia trong phút chốc trở thành “đường vàng”. Vàng bởi rơm rạ phơi ra? Bởi ánh nắng trời? Hay bởi chính vầng hào quang tỏa ra từ những bước chân thoăn thoắt của vị “chiến thần” tí hon? Nếu cắt riêng khổ thơ ra thì đây chỉ là những '“vần thơ tươi xanh” chứ không còn “lửa cháy” nữa. Ai bảo đây không phải là chú bé trên đường đi học? Ai không cảm nhận được âm hưởng thanh bình của cuộc sống? Nhưng không, chiến tranh là chiến tranh. Cánh chim mảnh mai bé nhỏ kia đang đối đầu với cái chết rình rập quanh đây, vậy mà nó vẫn hồn nhiên, vui nhộn lạ thường. Sức mạnh Việt Nam là thế đó:

Việt Nam, người là ai có sức mạnh thần kì

Với cái chết không bao giờ chịu chết.

Lượm đâu đã “thôi rồi” sau cái phút “bỗng loè chớp đỏ” kia!

Không phải là vô tình mà hai khổ thơ trên lại được lặp lại để kết thúc bài thơ. Với hàng loạt từ láy giàu sức biểu cảm, với nghệ thuật so sánh độc đáo, Tố Hữu đã thành công khi khắc hoạ hình tượng chú bé liên lạc dũng cảm. Lượm sống với chúng ta, sống giữa chúng ta, sống trong chúng ta là vì vậy!

~ Chúc bn học tốt!~

Bình luận (0)
NN
Xem chi tiết
GH
1 tháng 5 2018 lúc 17:05

ngày huế đổ máu

khocroi

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NT
17 tháng 4 2018 lúc 20:21

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.

Chúc bạn học tốt!haha

Bình luận (0)
NN
17 tháng 4 2018 lúc 20:25

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng”

(“Lượm” - Tố Hữu)

Trong đoạn thơ trên, nhà thơ Tố Hữu đã sử dụng rất tinh tế biện pháp so sánh.

Chú bé Lượm, một chú bé “loắt choắt” với “cái xắc xinh xinh”, “cái chân thoăn thoắt”, “cái đầu nghênh nghênh”, “ca lô đội lệch”, “mồm huýt sáo vang”, khiến tác giả liên tưởng đến hình ảnh “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Chim Chích là loài chim gần gũi với hình ảnh những làng quê Việt Nam. Chim Chích nhỏ nhưng nhanh nhẹn, rất đáng yêu. So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú. Không chỉ vậy, đó còn là “con Chim Chích nhảy trên đường vàng”. Hình ảnh “đường vàng” gợi đến hình ảnh con đường đầy nắng vàng mà chú bé Lượm đang tiến bước. “Con đường vàng” ấy cũng chính là con đường vinh quang của cách mạng mà Lượm đang dũng cảm bước đi.

Hình ảnh chú bé Lượm trong những câu thơ trên đã được lặp lại ở cuối bài thơ, đó giống như những dòng hồi ức, những dòng tưởng niệm về người đồng chí nhỏ của tác giả. Hình ảnh chú bé hồn nhiên, đáng yêu ngân vang mãi trong những dòng thơ cuối bài như một lời nhắn nhủ: Lượm sẽ còn sống mãi trong trái tim mỗi chúng ta.



Bình luận (0)
PL
Xem chi tiết
BG
1 tháng 4 2018 lúc 14:06

lượm

Bình luận (0)
NK
1 tháng 4 2018 lúc 14:32

- Hạt gạo làng ta.

- Lượm.

Bình luận (0)
NM
1 tháng 4 2018 lúc 14:42

Lượm(Tố Hữu)

Hạt gạo làng ta(Trần Đăng Khoa)

Chị em(Lưu Trọng Lư)

Chuỗi cười(Hàn Mặc Tử)

Bình luận (0)
H24
Xem chi tiết
HH
13 tháng 5 2018 lúc 8:44

Các bạn nào bây giờ online sửa bài thơ của mình cho hoàn chỉnh được ko ạ

Nguyên tác đây ạ!

Giờ ra chơi

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng

Tiếng trống báo hiệu

Đến giờ ra chơi

Vang dội sân trường.

Nào sách nào vở

Cùng nhau cất vào

Đứng dậy chào cô

Rồi ra khỏi lớp.

Học sinh ùa ra

Như ong vỡ tổ

Tiếng cười rộn rã

Các bạn học sinh.

Trò chơi dân gian

Nhảy dây, đuổi bắt

Ai ai cũng thích
Nào cùng vui chơi.

Dưới gốc bàng già

Ba, bốn bạn nữ

Tụ tập đông đủ

Cùng nhau chuyện trò.

Cách đó không xa

Tốp nam tập đá

Chúng mình hăng hái

Đá cầu bay xa.

Ồn ào nhất là

Trò chơi kéo co

Hai bên đều khỏe

Tranh nhau thi tài

Bỗng ba hồi trống

Bắt đầu vang lên

Ai nấy luyến tiếc

Nhưng phải về lớp.

Không khí yên tĩnh

Trở lại trên sân

Một luồng ánh nắng

Tỏa khắp sân trường.

Bình luận (0)
TT
Xem chi tiết
NK
22 tháng 3 2018 lúc 14:35

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, đã dũng cảm hy sinh trong nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã nói lên chân thật tình cảm mến thương, cảm phục của tác giả với cậu bé Lượm nói riêng và các em bé yêu nước khác nói chung.

Bình luận (0)
TN
9 tháng 4 2018 lúc 20:16

Bài thơ đã khắc họa hình ảnh một chú bé hồn nhiên, đã dũng cảm hy sinh trong nhiệm vụ kháng chiến. Đó là một hình tượng cao đẹp trong thơ Tố Hữu. Đồng thời bài thơ đã nói lên chân thật tình cảm mến thương, cảm phục của tác giả với cậu bé Lượm nói riêng và các em bé yêu nước khác nói chung.

Bình luận (0)
NP
Xem chi tiết
LL
18 tháng 3 2018 lúc 9:01

Mk nghĩ chỉ có hoán dụ lấy dấu hiệu sự vật gọi tên sự vật.

Bình luận (0)
HT
Xem chi tiết
PP
15 tháng 3 2018 lúc 21:13

Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.

Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.

Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .

Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.

Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.

Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.

Bình luận (1)
HT
15 tháng 3 2018 lúc 21:12

Sorry mình lộn Tố Hữu với Tô Hoài. Sorry các bạn nhiều! và xin lỗi 2 nhà thơ!

Bình luận (0)
TN
9 tháng 4 2018 lúc 20:21

Ngày chiến tranh chống giặc Pháp bắt đầu, Lượm vào Huế và tình cờ gặp được người chú của mình. Tuy chỉ mới mười. mười một tuổi nhưng cậu đã xin được theo các chú bộ đội đi làm nhiệm vụ liên lạc và đã được các chú đồng ý. Lượm có vóc người nhỏ nhắn gầy gò nhưng lại dẻo dai, linh hoạt. Nhiệm vụ đi liên lạc là 1 nhiệm vụ nguy hiểm nhưng Lượm lúc nào cũng giữ được vẻ hồn nhiên yêu đời. Lượm mặc bộ đồ đội viên đã sờn cũ, bám bẩn bao nhiêu là khói bom, bụi đường.
Chiếc túi xắc Lượm đeo trên vai lúc nào cũng phồng lên vì đựng nhiều giấy tờ thư từ quan trọng. Chiếc mũ ca-lô được Lượm đội lệch sang một bên trông rất đáng yêu nhưng đồng thời cũng tôn thêm vẻ chững chạc cho cậu. Làn da của Lượm ngăm đen bởi những ngày chạy giữa trời nắng, vượt qua bao nhiêu mặt trận khói đạn mịt mù để giao những bức thư quan trọng cho đồng chí ta. Bởi thế, mái tóc đen của Lượm giờ đây cũng cháy vàng đi. Lượm có đôi mắt to, đen láy với ánh nhìn hồn nhiên, trong sáng nhưng cũng không kém phần thẳng thắn, chững chạc. Mỗi khi cười, đôi mắt ấy híp lại làm vẻ lạc quan, yêu đời của Lượm càng hiện thêm rõ. Lượm có đôi má gầy gò, lại đỏ lên như trái bồ quân mỗi khi cậu cười. Nụ cười của Lượm rất tươi khoe ra hàm răng đã bị súng, bị sâu vài chỗ. Và hình như lúc nào nụ cười đó cũng hiện diện trên môi Lượm.
Khi khoe với chú mình về cuộc sống, công việc của mình ở Đồn Mang Cá, niềm vui thể hiện rõ qua giọng nói khỏe khoắn, hăng hái và đầy sức sống của Lượm.Cậu bé liên lạc nhỏ tuổi hạnh phúc khi được góp phần vào cuộc kháng chiến giành lại Tổ quốc. Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rỗi, Lượm thường nhảy chân sáo trên cánh đồng vàng quen thuộc gần Đồn và huýt vang bài hát mà mẹ cậu đã hát ru cậu ngày nào. Lượm muốn được sống ở Đồn Mang Cá hơn là sống ở nhà dù cuộc sống có khắc nghiệt đến đâu. Hằng ngày, Lượm làm nhiệm vụ đi liên lạc. Cậu nhanh tay xắp xếp thư từ, giấy tờ vào chiếc túi xắc của mình sao cho thật ngăn nắp, gọn gàng rồi lại tất bật lên đường đi giao liên. Không sợ bom, khói, Lượm chạy qua mặt trận dưới làn mưa đạn. Trông Lượm thật anh dũng. .
Khuôn mặt không một chút sợ sệt.Đôi chân hoạt động nhanh nhẹn không ngừng nghỉ, luồn lách qua những chỗ nguy hiểm. Lượm cẩn thận không để cho thư từ quan trọng không rơi ra khỏi cái túi xắc. Thỉnh thoảng, khi đến vùng an toàn, Lượm dừng lại nghỉ chân một lúc. Cậu cẩn thận kiểm tra lại giấy tờ rồi tiếp tục lên đường. Khi băng qua cánh đồng lúa,dù Lượm đang tập trung vào nhiệm vụ nguy hiểm nhưng trông cậu như trở lại vẻ hồn nhiên ngày nào. Cảnh thiên nhiên miền quê thanh bình càng làm người ta nhớ lại cậu bé Lượm lạc quan vui vẻ dạo chơi trên cánh đồng lúa chín ngày nào.
Thế rồi một tiếng súng nổ vang vọng cả trời đất. Lượm ngã xuống trên cánh đồng lúa. Dù đã ra đi nhưng hình ảnh cậu nằm trên thảm lúa,tay nắm chặt bông trông thanh thản như đang ngủ. Gió thổi nhè nhẹ làm đồng lúa gợn sóng, vang lên những âm thanh xào xạc như bài ca ru Lượm vào giấc ngủ. Thiên nhiên nhẹ nhàng mở rộng vòng tay ôm Lượm vào lòng. Lượm đã mãi mãi ra đi.
Dù dã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh cậu bé Lượm hồn nhiên ngày nào sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Lượm đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người.Lượm quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo.

Bình luận (0)
HN
Xem chi tiết
HT
10 tháng 3 2018 lúc 19:37

2.

Cách mạng tháng Tám thành công ít lâu thì tôi được lệnh ra Hà Nội nhận công tác. Bỗng nghe tin giặc Pháp gây hấn, nổ sung vào đồng bào ở Huế, tôi vội vàng trở về Huế để tìm hiểu tình hình.

Sau khi công việc xong xuôi, một buổi chiều, tôi đang đi trên đường Hàng Bè, chợt nghe có tiếng gọi của một em bé. Tôi nghoảnh lại nhìn thì ra là Lượm, một chú bé có họ với tôi, ở cũng gần nhà tôi, vẫn thường gọi tôi là chú một cách thân thiết. Tôi hơi ngạc nhiên khi nhìn trang phục của Lượm: áo bỏ trong quần nhưng chân đi đất, trên đầu vắt vẻo một chiếc mũ ca-lô trông rất ngộ nghĩnh. Lạ hơn nữa, khoác chéo vai Lượm là một túi xắc xinh xắn. Ngoài ra, cháu vẫn như xưa, một cậu bé gầy, nhỏ, da ngăm ngăm, trông nhanh nhẹn và khỏe mạnh.

Tôi vui vẻ hỏi:

- Lượm đó à? Cháu đi đâu đó? Dạo này cháu làm gì?

- Đố chú biết bây giờ cháu làm gì? Cháu đi bộ đội đánh giặc rồi đó.

Nhưng các anh ấy chưa cho cháu cầm sung đâu bởi cháu còn bé quá. Cháu được làm liên lạc, chàu đang ở đồn Mang Cá. Cháu thích lắm đấy chú à. Ở trong một đơn vị, các chú, các anh rất thương cháu, vui hơn ở nhà cháu.

Sau một lúc trò chuyện, Lượm như chợt nhớ ra, cháu nói:

- Thôi cháy còn phải về cho kịp, kẻo chú chỉ huy lại tửng cháu đang mải chơi ở đâu.

Rồi, bằng một cử chỉ nghiêm trang, cố làm ra vẻ người lớn, Lượm giậm hai chân đứng nghiêm, tay đưa lên vành mũ ca-lô chào theo đúng tác phong quân sự:

- Xin chào đồng chí, tạm biệt đồng chí!

Nói xong, cháu vội vã cất bước, đầu ngẩng cao, vừa đi vừa huýt sáo. Tôi đứng nhìn theo bóng Lượm xa dần, cho đến lúc Lượm như con chim chích bé bỏng nhảy trên con đừng vàng nắng chiều.

Sau hôm đó, tôi trở ra Hà Nội. Ai ngờ đó là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa tôi với bén Lượm. Hôm tháng sáu vừa rồi, tôi nhận được thư từ Huế gửi ra cho biết quê hương ngày càng căng thẳng, giặc Pháp ngày càng cố tình gây chiến. Nhân dân đã đồng loạt đứng lên kháng chiến. Làm một chú bé liên lạc, cháu Lượm đã cùng với đơn vị tham gia chiến đấu, nhiệm vụ của Lượm là chuyển giao thư từ, mệnh lệnh. Hôm đó trận đánh của ta và địch đang diễn ra, Lượm có nhiệm vụ phải chuyện giao một lệnh khẩn cấp. Bên kia cánh đồng, phía quân ta, Lượm phải bang qua cánh đồng phía trước lưới lửa của giặc. Tình hình rất khẩn cấp, Lượm không thể chần chừ, chậm trễ.

Với thân hình nhỏ bé, Lượm nhanh nhẹn, lúc bò, trườn, lúc thì vội chạy qua những đám lúa. Ban đầu bọn Pháp chưa phát hiện ra chú. Nhưng bỗng một tên giặc nhận ra có một cái chấm nhỏ lô nhô chuyển động bên trên những bông lúa. Hắn liền nhả ngay một loạt đạn. Rồi nhiều tên khác cũng nã súng. Từ phía quân ta, nhiều người theo dõi bước chân Lượm từ đầu, chợt thấy Lượm ngã chúi xuống. Cháu gượng đứng lên rồi lại ngã.

Đến hôm sau, tôi vẫn còn nhớ mồn một hình ảnh Lượm lúc hi sinh mà bức thư kể lại. Sauk hi trận đánh kết thúc, đơn vị tìm thấy cháu nằm trên cánh đồng lúa chín. Cháu nằm như ngủ say, một bàn tay cháu nắm chặt lấy bông lúa, có lẽ lúc ấy cháu gượng đứng lên mà không được. Cánh đồng thơm mùi lứa vừa ngậm sữa, như hồn thơm của cháu còn phảng phât.

Đối với tôi, Lượm không bao giờ chết. Tôi vẫn luôn luôn nhìn thấy cháu nơi những em bé liên lạc mà tôi gặp, một chú bé thiếu niên nhỏ bé, nhanh nhẹn, tinh nghịch, hồn nhiên, dũng cảm, một Trần Quốc Toản của thời đại chúng ta.

Bình luận (0)
HT
10 tháng 3 2018 lúc 19:39

1. Từ láy: loắt choắt,xinh xinh

b)Biện pháp tu từ: So sánh

==>So sánh hình ảnh chú bé Lượm với hình ảnh con chim chích, nhà thơ đã gợi lên dáng vẻ nhỏ nhắn, hoạt bát, tinh nghịch của chú.

Bình luận (0)
LL
11 tháng 3 2018 lúc 13:50

B1:

a. Từ láy: loắt choắt, xinh xinh.

b. BPTT: so sánh, ẩn dụ.

- So sánh: Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng.

+ Chim chích là chú chim nhỏ, hai chân yếu ớt, hay đi trên đường và rất có ích.

+ Lượm cx là chú bé liên lạc có ích, nhỏ nhắn.

⇒ So sánh Lượm vs chim chích rất chính xác.

- Ẩn dụ: Đường vàng.

+ Nghĩa tả thực: đường vàng là màu của nắng, lúa vàng đang kì trổ bông, cuả dường đất cũng màu vàng.

+ Nghĩa biểu tượng: con đường CM là con đường vẻ vang, vinh quang nhất.

B2:

Cứ vào những mùa thu lá rụng , ở nước Pháp xa xôi tôi lại nhớ về Việt Nam ngày còn kháng chiến, nhớ về đứa cháu thân yêu đã hi sinh mà tôi thường gọi bằng cái tên trìu mến : ‘ Lượm’ !

Hai chú cháu tôi quen nhau tình cờ như một sự sắp đặt thú vị ở phố Hàng Bè, Thành phố Huế. Thoạt nhìn cái dáng loắt choắt, gầy gầy, đôi chân thoăn thoắt như nhún nhẩy, cái đầu nghênh nghênh, tự cao, kiêu hãnh, tôi đoán ngay, đây là một cậu bé nhanh nhẹn, hoạt bát liền bắt chuyện làm quen như công việc thường nhật của một nhà Cách mạng. Chú bé cởi mở dẫn tôi đi trên cánh đồng thơm mùa lúa chin vừa huýt sáo vừa nhảy nhót như chú chim chích hồn nhiên và vô tư. Khẽ khàng đến mức độ cẩn trọng, từ tốn, cậu bé nắm tay tôi đi nhè nhẹ: ‘Chú Tố Hữu biết không, con đường hai chú cháu mình đang đi chính là con đường tắt tới đồn Mang Cá – nơi cháu đang làm việc. Cháu thường xuyên đi lien lac qua con đường này nên cứ chiều chiều lại được nghe tiếng chim đa đa hót vui ơi là vui ! Còn thích hơn cả ở nhà ấy chứ !’

Nhìn cái cách Lượm kể lể mới đáng yêu làm sao, chẳng khác gì một đứa trẻ lần đầu tập đọc, hai má đỏ ửng như trái bồ quân , híp mí cười ngộ nghĩnh :’ Thôi ! Chào đồng chí ‘

Cậu bé mãi lúc một xa theo cái bong nhỏ tung tăng chiếc xắc và mũ ca lô đội lệch bên đầu. Cách cái ngày tôi gặp Lượm không xa thì khoảng đầu tháng sáu, dưới chiến khu có gửi lên cho tôi một bức thư mà mới thoáng qua dòng đầu tôi đã không kìm được nước mắt : ‘Lượm ! Cháu tôi !’. Trong một lần đưa thư khẩn cấp, mọi người đều ra chiến dịch, Lượm đành phải nhận trách nhiệm của một chiến sĩ đưa thư nhỏ tuổi. Cậu bé bỏ thư vào bao và mỉm cười hạnh phúc như niềm tự hào được đi đánh trận. Mặc bom, mặc đạn, cứ thế đường ta đi, sợ chi cái chết. Cậu bé chạy như bay trên con đường quê một màu lúa chin tay giữ chặt chiếc xắc bên mình. Thế rồi….’Lượm !’ Tôi nghẹn ngào không nói nên lời : Lượm đã hi sinh !

Ngay cả khi lìa khỏi trần đời, tay em vẫn nắm chặt bức thư như hình ảnh một chiến sĩ quyết tâm bảo vệ đến cùng nền độc lập của dân tộc. Trên cánh đồng dường như vẫn phảng phất trong hương sữa lời cậu bé nói với tôi như lần đầu gặp mặt : hồn nhiên, vô tư, nhí nhảnh. Giờ đâu còn hình ảnh Lượm của ngày xưa, đâu còn chú chim chích như ngày nào vừa huýt sáo, vừa nhảy nhót trên đồng.

Cái chết của Lượm như một ngòi sung thúc dục nhân dân ta chiến đấu và bảo vệ Tổ quốc. Lượm mãi mãi khắc sâu trong tâm trí tôi về một chiến sĩ nhỏ tuổi gan dạ, dũng cảm, quên đi cái ‘tôi’ của mình để bảo vệ cái ‘tôi’ lớn hơn. Đó là cái ‘tôi’ của Việt Nam trước bạn bè thế giới.

Bình luận (0)